BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI (TEDI)

25 1.4K 3
BÁO CÁO THỰC TẬP  TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI (TEDI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày 27/12/1962 Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ra quyết định số 1478/QĐ về việc hợp nhất Viện Thiết kế Thuỷ Bộ và Viện Thiết kế Đường sắt thành một Viện lấy tên là Viện Thiết kế với ba chức năng: sản xuất, tham mưu và nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật.

TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT MỞ ĐẦU Thực tập cán bộ kỹ thuật là một yêu cầu bắt buộc với mỗi sinh viên trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Nó giúp sinh viên nắm vững, củng cố và mở rộng thêm những kiến thức đã được học tập, rèn luyện ở trường; tiếp cận dần với công việc thực tế hàng ngày của một kỹ sư. Hơn nữa thực tập còn giúp mỗi sinh viên sắc bén lên trong nhãn quan xem xét các vấn đề của thực tế thiết kế, thi công và đặc biệt là tác phong làm việc, ứng xử. Sau cùng có thể nói: những kiến thức, tài liệu và mọi điều thu thập được từ nơi thực tập sẽ giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho đồ án tốt nghiệp của mình và sẽ là một nguồn vốn quý báu cho công việc sau này. Thời gian thực tập cán bộ kỹ thuật tại Công ty Cổ phần vấn Xây dựng Cảng - Đường thuỷ (TEDI PORT) trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) em đã được tiếp cận với một loạt các đồ án thiết kế với các loại hình: Tiền khả Thiết kế kỹ thuật, TKKT Thi công và TK Bản vẽ Thi công. Qua đó đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức trong thực tế. Báo cáo gồm các nội dung chính sau: 1. Mô hình sản xuất của Tổng Công ty TVTK GTVT. 2. Nội dung và thành phần các dự án thiết kế ,TK kỹ thuật, TKKT thi công, TK Bản vẽ thi công 3. Tìm hiểu xây dựng Đê chắn cát luồng tàu vào cảng Cửa Lò Để hoàn thành đợt thực tập này, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, tập thể cán bộ phòng Đường thủy trong quá trình thực tập. Qua báo cáo, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Hoàn cùng tập thể cán bộ phòng Đường thủy, cảm ơn tập thể cán bộ Tổng Công Ty đã tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình thực tậpcông ty. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Nguyễn Quốc Giáp PHẦN I SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 1 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI (TEDI) (Transport Engineering Design Incorporation) I.1.Đặc điểm chung ở Tổng Công ty vấn Thiết kế Giao thông Vận tải I.1.1. Lịch sử phát triển của Tổng Công ty TVTK GTVT Ngày 27/12/1962 Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ra quyết định số 1478/QĐ về việc hợp nhất Viện Thiết kế Thuỷ Bộ và Viện Thiết kế Đường sắt thành một Viện lấy tên là Viện Thiết kế với ba chức năng: sản xuất, tham mưu và nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật. Trụ sở Viện đặt tại 278 Hàng Bột. Đó là tiền thân của Tổng Công ty vấn Thiết kế Giao thông Vận tải hiện nay. Ban đầu, Viện bao gồm: 3 đội Khảo sát Đường sắt, 6 đội Khảo sát Đường bộ, 5 đội - phân dội Khảo sát đường thuỷ, 2 đội Thuỷ văn, 3 đội khoan, 8 phòng Thiết kế, 2 ban Hồ sơ văn kiện, Y tế, 3 phòng Quản lý với tổng số gần 1800 người. Năm 1974, Viện chuyển từ hoạt động sản xuất theo chế độ hành chính sang chế độ hạch toán kinh tế. Năm 1975, Viện đổi tên thành Viện Thiết kế Giao thông (TKGT). Năm 1977, Phân viện Thiết kế Giao thông phía Nam được thành lập. Tháng 10/1978, lực lượng Khảo sát Thiết kế (KSTK) đường thuỷ được tách ra thành lập Viện KSTK Đường thuỷ trực thuộc Bộ GTVT theo quyết định số: 262/CP ngày 17/10/1978 của Hội đồng Chính phủ. Tháng 4/1979, Phân viện KSTK Cầu lớn - Hầm ra đời. Theo quyết định số 166/HĐBT (ngày 24/9/1982 - HĐBT) và 1987/QĐ.TC (ngày 7/12/1982 - Bộ GTVT) Viện TKGT và Viện KSTK Đường thuỷ hợp nhất thành Viện Thiết kế GTVT, đồng thời hai Phân viện phía Nam được hợp nhất thành Phân viện TK GTVT. Tổng số CBCNV gần 1230 người (30% kỹ sư). Ngày 16/4/1985, Bộ GTVT ra quyết định số 611/QĐ-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện. Viện có cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập và hoạt động như một Liên hiệp các Xí nghiệp. Các xí nghiệp trực thuộc hạch toán kinh tế độc lập, có cách pháp nhân riêng. Tháng 5/1985, Viện ra quyết định về quyền hạn, trách nhiệm, cơ cấu tổ chức cho các thành viên, các Xí nghiệp KSTK: Đường sắt, Đường bộ, Đường thuỷ, Cầu lớn - Hầm, Địa chất, Phân viện TKGT Phía Nam, XN Cơ khí KSGT & Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Tiến bộ kỹ thuật. Theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước, Viện buộc phải đăng ký hoạt động SXKD theo công ty, ngày 16/6/1993 bằng Quyết định số 1182/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ GTVT Viện chuyển SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 2 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT thành Công ty Khảo sát thiết kế GTVT, Phân viện Phía Nam phải chuyển từ SXKD độc lập sang hạch toán Kinh tế theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty. Tháng 5/1994, Công ty được cấp Giấy phép hành nghề vấn xây dựng Sau một thời gian hoạt động trên cơ chế mới, có nhiều bất thuận lợi nên Công ty đã lập hồ sơ xin chuyển thành Tổng Công ty. Ngày 27/11/1995 Bộ GTVT ra Quyết định số 4898/TCCB-LĐ thành lập “Tổng Công ty vấn Thiết kế Giao thông vận tải”. Tháng 4/1995, Bộ GTVT ra quyết định thành lập các Công ty thành viên. Tháng 9/1996, Tổng Công ty tiếp nhận thêm một đơn vị thành viên hạch toán độc lập: Công ty vấn Xây dựng Đường thuỷ thuộc Cục Đường sông Việt Nam. I.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của TEDI - Khảo sát, Nghiên cứu thiết kế, Thẩm định và vấn các Công trình GTVT. - Giám sát Xây dựng và Kiểm định các Công trình GTVT. - vấn đấu thầu và quản lý Dự án theo Hợp đồng Kinh tế. - Xây dựng thực nghiệm các Công trình GTVT. I.2. Đặc điểm chung ở Công ty Cổ phần vấn Xây dựng Cảng - Đường thủy (TEDI PORT) I.2.1. Quá trình phát triển Công ty cổ phần vấn Xây dựng Cảng - Đường thuỷ (Tên giao dịch là TEDI PORT) được thành lập từ năm 1960. Tiền thân của Công ty là Viện khảo sát Thiết kế Đường thuỷ sau này đổi tên là Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế Xây dựng Cảng - Đường thuỷ. Ngày 25/4/1996, theo quyết định thành lập số: 858 QĐ/TCCB-LĐ ngày 24/5/1996 của Bộ Giao thông Vận tải, Công ty vấn thiết kế Cảng - Đường thuỷ chính thức được thành lập. Ngày 15/8/1996, Công ty vấn Xây dựng Cảng - Đường thuỷ được Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hà nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 110766 với ngành nghề kinh doanh: Khảo sát, Thiết kế, vấn Xây dựng Công trình Cảng - Đường thuỷ, Thẩm định dự án, Kiểm định, Giám sát Thi công Công trình Cảng - Đường thuỷ, Xây dựng các Công trình thực nghiệm. Công ty cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu mã quy định. Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 278 phố Tôn Đức Thắng - Hà Nội. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 150 người. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, chủ động sản xuất kinh doanh, từ 1996 trở lại đây Công ty đã xây dựng được nguồn vốn, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm: SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 3 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT - Khảo sát địa hình, thuỷ văn, địa chất cung cấp số liệu cơ bản cho thiết kế các Công trình về Cảng - Đường thuỷ. Ví dụ: Công trình khảo sát địa hình, thuỷ văn địa chất và đường giao thông trên đảo cảng Phú Quý, Cái Lân, Vũng Áng, Cửa Lò . - Lập dự án thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế bản vẽ thi công các công trình về Cảng - Đường thuỷ. Ví dụ: Công trình lập dự án Khả thi cảng Chân Mây, cảng Tiên Sa, cảng Hải Phòng, luồng vào cảng Hải Phòng . Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chia ra làm hai khối rõ rệt đó là: khối Khảo sát và khối Thiết kế. Số liệu của khối Khảo sát nhằm phục vụ cho khối Thiết kế. Sản phẩm của khối Thiết kế là sản phẩm trí tuệ bao gồm các tập Hồ sơ lập Dự án, Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật các Công trình . do đó máy móc thiết bị của khối Thiết kế chủ yếu là máy vi tính, máy vẽ phục vụ Công tác thiết kế. Máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu nằm ở khối Khảo sát. ở đội Khảo sát địa chất có các máy khoan địa chất và một số máy kinh vĩ để đo đạc địa hình phục vụ công tác khoan địa chất. ở các đơn vị Khảo sát có các máy đo đạc địa hình, thuỷ văn. Trong những năm qua công ty được tiếp nhận một số các máy móc đo địa hình thuỷ văn của Dự án VIE - 88 - 014 do UNDP tài trợ do đó máy móc của Công ty hiện nay là tiên tiến so với các doanh nghiệp có cùng chức năng hoạt động. Hàng năm Công ty cũng đầu tư, mua sắm các máy móc thiết bị tiên tiến để phục vụ công tác sản xuất ngày càng tốt hơn. Do được đầu Tài sản cố định tốt như vậy nên công ty nhận được nhiều dự án lớn trong nước cũng như vốn đâù nước ngoài vào Việt Nam. Với chiều hướng phát triển như vậy vốn của Công ty không ngừng được bảo toàn mà ngày càng được đầu thêm một cách mạnh mẽ. Uy tín của Công ty ngày càng lớn đối với khách hàng trong và ngoài nước, giá trị doanh thu ngày càng tăng. Lợi nhuận bình quân đạt từ 5% đến 8% hàng năm. Các nghĩa vụ trích nộp ngân sách được Công ty thực hiện nghiêm túc đầy đủ, đúng hạn. Sản phẩm làm ra là các Đồ án khảo sát, thiết kế đều được các cấp thẩm quyền phê, duyệt và đưa vào Thi công Xây dựng. Hoà nhập vào sự phát triển của toàn xã hội, Công ty đã không ngừng cải tiến nâng cao các thiết bị, máy móc hiện đại để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất Lao động mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho toàn Công ty. I.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất, công nghệ sản xuất Công ty Cổ phần vấn Xây dựng Cảng - Đường thuỷ là một đơn vị khảo sát, thiết kế cho nên hoạt động sản xuất của công ty chính là hoạt động khảo sát, thiết kế. Sản phẩm của Công ty làm ra là những đồ án, những bản thiết kế, đưa ra các kết quả khảo sát. Những sản phẩm của công ty chỉ khi nào đưa vào thực thi đến lúc hoàn thành mới có thể thấy được. Đặc biệt những sản phẩm này không được bán rộng rãi trên thị trường, mỗi một sản phẩm có những đặc điểm riêng khác nhau nên quá trình SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 4 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT sản xuất cũng khác nhau. Khi nhận được dự án từ Nhà nước hay từ phía khách hàng, các phòng Thiết kế và Quản lý kinh doanh sẽ đảm nhiệm công việc ra đề cương cho công trình trong dự án và đi đến ký kết hợp đồng. Sau đó bộ phận Thiết kế, bộ phận Khảo sát có trách nhiệm đo đạc khảo sát địa hình, khí tượng, thuỷ văn . và đưa ra kết quả Thiết kế cho công trình đó. Đây là quá trình sản xuất chủ yếu của Công tytại khâu này sẽ cho ra những sản phẩm đích thực. Kết thúc giai đoạn này sản phẩm sẽ được Công ty và khách hàng ký kết hợp đồng nghiệm thu. Đây là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và sản phẩm được hoàn thành. SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 5 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT PHẦN II NỘI DUNG VÀ THÀNH PHẦN CÁC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẤN XÂY DỰNG CẢNG - ĐƯỜNG THUỶ (TEDI PORT) Nội dung và thành phần các các báo cáo nghiên cứu , TK kỹ thuật, TKKT Thi công, TK Bản vẽ Thi công . (dựa theo các tài liệu nghiên cứu và thiết kế): II.1. Thành phần Dự án II.1.1. Phần Mở đầu Vai trò của các Cảng và công trình thủy trong thời kỳ mở cửa, Mục tiêu của dự án, nội dung cơ bản của dự án tiền khả thi, quá trình nghiên cứu dự án, các văn bản pháp lý cơ sở, Các thông tin về cơ quan tham gia lập dự án. II.1.2. Tổng quan về khu vực dự án • Vị trí địa lý. • Một số nét đặc trưng Hiện trạng mộtt số ngành kinh tế • Điều kiện khí tượng. (Nhiệt độ không khí, Độ ẩm tương đối, Độ ẩm tuyệt đối, Gió, Bão, Mưa, Sương mù, Tầm nhìn xa). Giao thông vận tải II.1.3. Sự cần thiết phải đầu • Vị trí địa lý và tiềm năng của khu vực xây dựng Cảng-Đường thủy. • Hiện trạng nền kinh tế của khu vực xây dựng Cảng (Tình hình tăng trưởng kinh tế, Cơ cấu kinh tế, Kinh tế thương mại, Đầu xây dựng cơ bản, Thu chi ngân sách, Lao động, việc làm và mức sống dân cư, Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng cơ sở, Về Giáo dục và Y tế). • Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực xây dựng Cảng -Đường thủy (Lợi thế và khó khăn, Mục tiêu và phương án phát triển, Phương hướng phát triển các ngành kinh tế, Sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng). • Dự báo hàng hoá qua cảng và đợi tàu (Quy hoạch hệ thống Cảng ở Việt Nam trong thời gian tới, Mạng lưới cảng trong khu vực, Dự báo hàng hoá, dự báo đội tàu qua cảng). II.1.3. Điều kiện tự nhiên của khu vực Xây dựng Cảng-Đường thủy • Điều kiện địa hình. • Điều kiện địa chất.(Công tác khảo sát địa chất công trình, Địa tầng khu vực khảo sát, Các chỉ tiêu cơ lý địa chất công trình). • Điều kiện khí tượng. (Nhiệt độ không khí, Độ ẩm tương đối, Độ ẩm tuyệt đối, SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 6 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT Gió, Bão, Mưa, Sương mù, Tầm nhìn xa). • Điều kiện hải văn.(Hệ cao độ, Chế độ thuỷ triều tại khu vực xây dựng Cảng, Dòng chảy, Sóng, Vận chuyển bùn cát và sa bồi). II.1.4. Quy mô xây dựng • Quá trình công nghệ.(Phân loại hàng hoá theo công nghệ bốc xếp, Công nghệ bốc xếp hàng hoá, Lựa chọn loại thiết bị chủ yếu, Số lượng thiết bị và nhân lực, Thuỷ đội cảng). • Quy mô các hạng mục công trình chính của cảng (Bến cập tầu, Diện tích kho bãi, Đường vào cảng, Công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật, Đê chắn sóng, chắn cát , Luồng tầu). • Quy hoạch mặt bằng (Nguyên tắc chung, Đánh giá về điều kiện và khả năng xây dựng cảng, Quy hoạch khả năng phát triển cảng, Quy hoạch phát triển Cảng). II.1.5. Giải pháp xây dựng các hạng mục công trình chính - Công trình bến. - Bãi và kè. (Bãi, bờ) - Đê chắn sóng và chắn cát (qui mô và kết cấu đê chắn sóng, Kết cấu đê chắn cát). - Luồng vào cảng. - Công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật(văn phòng, nhà điều hành, kho xưởng, nhà bảo vệ, cấp điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy,…). - Đường vào cảng. II.1.6. Khối lượng công trình và vốn đầu - Khối lượng công trình (trên cơ sơ thiết kế sơ bộ). - Khái toán kinh phí xây dựng và vốn đầu tư. - Phân kỳ đầu tư. II.1.7. Đánh giá tác động môi trường - Giới thiệu chung.(Mục đích của báo cáo ĐTM, Tình hình tài liệu, số liệu làm căn cứ để đánh giá). - Hiện trạng môi trường (Khái quát về hiện trạng môi trường khu vực, Hiện trạng môi trường trong khu vực xây dựng). - Dự báo tác động môi trường tiềm tàng (Những tác động môi trường tiềm tàng có nguồn gốc tai biến tự nhiên,Tác động tiềm tàng của dự án tới môi trường tự nhiên, Tác động đến kinh tế và xã hội khu vực). - Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. II.1.8. Phân tích hiệu quả đầu - Hiệu quả kinh tế của dự án. SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 7 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT - Hiệu quả tài chính của dự án.(Các nguồn thu chi của cảng, Phân tích hiệu quả tài chính của dự án). II.1.9. Kết luận và kiến nghị - Kết luận. - Kiến nghị. II.2. Thành phần và nội dung các đồ án thiết kế II.2.1.Đồ án Thiết kế Kỹ thuật A. Thành phần đồ án TK Kỹ thuật 1. Tổng thể khu vực XD Cảng - Thuyết minh chung. 2. Quy mô và giải pháp công trình đã được duyệt trong bước nghiên cứu khả thi 3. Hồ sơ thiết kế Kỹ thuật bao gồm các hạng mục Công trình: 2.1. Hạng mục Công trình Bến. 2.2. Hạng mục Đường bãi trong Cảng. 2.3. Hạng mục + đê chắn sóng (nếu có). 2.4. Hạng mục bảo vệ bãi. 2.5. Hạng mục Nạo vét, phao tiêu, tín hiệu. 2.6. Hạng mục Công trình Kiến trúc & Mạng kỹ thuật. 2.7. Hạng mục Đường bãi ngoài Cảng Mỗi đồ án Công trình bao gồm: Tập 1: Thuyết minh Kỹ thuật. Tập 2: Bản vẽ chi tiết. Tập 3: Dự toán (lập tổng dự toán). Tập 4: Phụ lục các bản tính. B. Thuyết minh chung: 1. Thuyết minh 1.1. Mở đầu. 1.2. Cơ sở và căn cứ thiết kế. 1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 1.4. Loại tàu tính toán và công nghệ bốc xếp. 1.5. Mặt bằng tổng thể. 1.6. Giải pháp kết cấu xây dựng. 1.7. Tổng tiến độ thi công. 1.8. Kinh phí. 2. Phụ lục: (Các văn bản Pháp lý phê duyệt, thoả thuận, các hợp đồng khảo sát và thiết kế .) 3. Các bản vẽ. SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 8 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT C.Thuyết minh kỹ thuật hạng mục Công trình : 1. Thuyết minh: 1.1. Phần mở đầu. 1.2. Các căn cứ và tài liệu thiết kế. 1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng. 1.4. Các kích thước cơ bản của Bến. 1.5. Loại tàu tính toán, tải trọng và tác động. 1.6. Mô tả kết cấu Công trình Bến. 1.7. Trình tự, biện pháp thi công. 1.8. Những yêu cầu về Kỹ thuật thi công.Khối lượng công trình. 1.9. Kết luận và kiến nghị. 2. Bản vẽ. 3. Dự toán (lập dự toán chi tiết hạng mục công trình). 4. Bản tính. PHẦN III TÌM HIỂU XÂY DỰNG ĐÊ CHẮN CÁT LUỒNG TÀU VÀO CẢNG CỬA LÒ – GIAI ĐOẠN II 1- Phần Mở đầu Nghệ An có một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh đối với Bắc Trung Bộ và cả nước. Cảng Cửa Lò là cảng biển loại I thuộc nhóm cảng số 2, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hoá đi sang Lào và phía Bắc Thái Lan. Từ năm 1985 đến nay công suất khai thác thực tế của cảng chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 9 TRƯỜNG ĐHXD-BỘ MÔN CẢNG- ĐƯỜNG THỦY BÁO CÁO THỰC TẬP CBKT Nguyên nhân của tình trạng này là do tác động môi trường, hướng sóng gió cũng như quỹ đất để phát triển cảng bị hạn chế; trong khi hàng năm lượng sa bồi rất nhanh và lớn. Khắc phục những hạn chế trên và để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, khai thác hàng hoá sẽ tăng mạnh trong tương lai, tỉnh Nghệ An đang thực hiện việc quy hoạch chi tiết phát triển cảng Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Theo đó, hiện phương án đang được Công ty cổ phần đầu vấn phát triển cảng Việt Nam và Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam Nghệ An kiến nghị thực hiện là nâng cấp cảng Cửa Lò ra phía Bắc bờ biển từ Mũi Rồng đến Mũi Gà. Phương án nâng cấp cảng Cửa Lò như trên có ưu điểm vùng biển thoáng, thuận lợi để bố trí các công trình cảng; đáy biển tương đối dốc, khối lượng nạo vét thuỷ điện và luồng tàu ban đầu lớn nhưng khối lượng duy tu hàng năm sẽ giảm hơn so với phương án khác; gần với khu phi thuế quan (thuộc Khu kinh tế Đông Nam) nên thuận lợi cho khai thác; địa chất đảm bảo để xây dựng các công trình cảng và có điều kiện nạo vét đón tàu trên 5 vạn tấn vào làm hàng. Được biết, cảng Cửa Lò là một trong 10 cảng biển trọng điểm trong cả nước được tập trung đầu tư. Tại quyết định số 1534/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã xác định : “cảng biển Cửa Lò được quy hoạch thành khu cảng tự do và khu cảng thuế quan, công suất có thể đạt 5 đến 6 triệu tấn/năm vào năm 2020”. 2- Mục tiêu và nhiệm vụ Xây dựng 375 m đê Bắc (nối từ mũi Rồng đến hòn Lố trong) chắn cát vào luồng tàu cảng Cửa Lò CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1- Các yếu tố khí tượng thủy- hải văn 1.1- Các yếu tố khí tượng a. Gió Cửa lò nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên chế độ gió ơ đây có hai mùa rõ rệt.Chế độ gió khu vưc Cửa lò có thể tham khảo chế độ gió tại Hòn Ngư và tại Vinh Gió mùa hè thống trị trong thời kì từ tháng V đến tháng VIII hàng năm.Gió thinh hành trong mùa hè là gió theo các hướng SE,SW.Tốc độ gió trung bình quan trắc được vào khoảng 3,5 đến 4,0 m/s .Mùa hè ở khu vực này cũng là mùa bão. SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC GIÁP 12531 - 48CG2 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1:Trọng lượng khối phủ - BÁO CÁO THỰC TẬP  TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI (TEDI)

Bảng 2.1.

Trọng lượng khối phủ Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng VI.1: Hệ số ổn định của các loại khối - BÁO CÁO THỰC TẬP  TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI (TEDI)

ng.

VI.1: Hệ số ổn định của các loại khối Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan