MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

68 256 0
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo &PTNT chi nhánh Bắc –Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài: MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN 0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NỘI Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THỊ THU THẢO Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ THU HẰNG MSV : LT 106100 Lớp : NH - K10B Hµ Néi, 01/ 2011 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, với nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, chúng ta đang đứng trước yêu cầu của tình hình thực tế đòi hỏi phải tìm ra một công cụ đặc biệt để giải quyết các vấn đề về mặt tài chính tiền tệ. Bởi vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ với các bộ nghành của nhà nước để quản lý nền kinh tế quốc dân. Trong xu hướng nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu sắc, vai trò của hệ thống ngân hàng ngày càng được khẳng định. Đó là bộ phận dẫn vốn thực hiện chức năng trọng yếu truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tài chính quốc dân. Trong ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên từ trước thì các ngân hàng thường chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm tới quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà sản phẩm không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho vì không tiêu thụ được hàng hóa và bị ứ đọng vốn. Hệ thống ngân hàng thương mại với tư cách là một tổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất như tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán… đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường tài chính rất sôi động của nước ta. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt NamChi nhánh Bắc -Hà Nội được thành lập năm 2001 là một trong những chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trải qua 7 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng đã tạo được uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt NamChi nhánh Bắc -Hà Nội trong những năm gần đây đã thực hiện triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng quy và sự quan tâm chưa đúng mức nên hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Chính từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài: "mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc –Hà Nội” . Mặc dù đề tài không mới nhưng trong thời gian cuối năm này thì hoạt động này đang trở nên rất sôi động đối với các ngân hàng. Nội dung gồm 3 chương: Chương I : Những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Chương II : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHNo &PTNT chi nhánh Bắc Nội Chương III : Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo &PTNT chi nhánh Bắc –Hà Nội 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO VAYTIÊU DÙNG. 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại(NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Ở Việt Nam : “Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ". 1.1.2. Đặc điểm về ngân hàng thương mại - Đặc điểm đầu tiên ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với các hoạt động chênh lệch về lãi xuất, chênh lệch về tỷ giá, chuyển đổi kỳ hạn, chuyển đổi rủi ro, tích tụ và tập chung tư bản. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. - Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng Nhà nước không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ mà chỉ hoạt động vì mục tiêu xã hội. Trong khi hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. - Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán 4 tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng những khoản tiền thu tiền bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế. Trước hết thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông và an toàn. Khả năng lựa chọn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng và hiệu quả. Điều này góp phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ lưu chuyển vốn và nâng cao hiệu quả của quá trình tái tạo sản xuất trong xã hội. Chu chuyển tiền tệ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, vì vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của ngân hàng thương mại mới được nâng cao hơn nữa. - Chức năng giám đốc tài chính là nói đến khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Nhờ khả năng đó mà ngân hàng có thể tổ chức kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. 1.1.3. Sự hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng Cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng bắt đầu vào những năm 1970, khi các nhà môi giới lập ra “ thị trường tiền tệ bán lẻ” dẫn đến cuộc cạnh tranh giữa các công ty tài chính tiêu dùng, các công ty thương mại với các ngân hàng. Điều này làm thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút. Do đó, đến đầu những năm 1980, Quốc hội Mỹ đã cho phép các ngân hàng cung ứng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng. Bên cạnh các hoạt động trong cho vay thương mại thì ngày nay họ đã mở rộng thêm hoạt động cho vay tiêu dùng và ngày càng giữ được vị trí thống trị trong lĩnh vực này. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho ngân hàng có được vị trí này là ngân hàng đã không ngừng khai thác nguồn tiền gửi của dân cư và coi đây là nguồn vốn hoạt động quan trọng nhất. Rất nhiều hộ gia đình sẽ không muốn gửi tiền của mình vào ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từ chính ngân hàng đó khi có nhu cầu. Đến năm 1987, sau 7 năm ban hành luật này, các ngân hàng Mỹ đã cung cấp 80% khối lượng tín dụng tiêu dùng, trong đó 45% dựa trên cơ sở cho vay trả góp. Từ đó có thể thấy, cho vay tiêu dùng đã ra đời và chính thức được công nhận như một nghiệp vụ ngân hàng. Ngày nay cho vay tiêu dùng đã phát triển mạnh theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới. Thời kỳ trước đó thì nạn cho vay nặng lãi có nghĩa là cho vay với lãi suất cao khi người dân có nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng hoành hành. Nó giúp những người chủ nợ kiếm được những khoản tiền từ tiền gốc và lãi do người đi vay không trả được, 5 còn những người đi vay thì mất toàn bộ làm cho xã hội không những không phát triển được mà còn bị tụt lùi. Hiện nay, cho vay tiêu dùng thì ngược lại, cho vay tiêu dùng dựa vào thu nhập của khách hàng để cho vay, nó giúp xã hội kích thích được tiêu dùng. Quá trình lưu chuyển hàng hóa được diễn ra một cách liên tục, nhanh chóng hơn. Giúp những người có nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu lợi ích của mình mà chưa tích lũy đủ số tiền. 1.2. Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng 1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vaytiêu dùng. * Quan điểm 1: Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêu dùng. * Quan điểm 2: Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng,bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở,đồ dùng gia đình và xe cộ …,Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục,y tế và du lịch….cũng có thể được tài trợ bởi CVTD → Như vậy cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là 1 khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế, trong đó ngân hàng chuyển cho khách hàng quyền sử dụng 1 lượng giá trị(tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng 1 mức sống cao hơn. 1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng - Quy của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phải phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng lại càng cao. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì số lượng các khoản vay cũng tăng lên. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ thu nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm tới cho vay tiêu dùng, bởi họ có khả năng trả nợ được các khoản vay của mình, còn những người không có thu nhập cao dẫn đến họ không thể trả được khoản lãi và gốc phải trả trong tháng - Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. Đối tượng cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình do vậy mà việc xem xét đánh giá 6 nguồn trả nợ là thu nhập và các tài sản thuộc sở hữu của khách hàng cũng như nguồn gốc hình thành tài sản đó. Ngoài ra khách hàng còn có những nguồn thu nhập không thường xuyên. - Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay. Nếu như trong thời gian vay để tiêu dùng không may nguời vay bị ốm không thể đi làm để có thu nhập trả nợ vì vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro. - Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điều rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. - Cho vay tiêu dùng là 1 trong những khoản mục tín dụng có khả năng sinh lời cao nhất mà ngân hàng thực hiện. Người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất. Họ chỉ quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất. 1.2.3. Các hình thức cho vay tiêu dùng 1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích vay Chia thành 2 loại: - Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan): cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. - Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Loan ): là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch… 1.2.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Chia thành 3 loại: a) Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Loan): Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết 1 lần số nợ vay. Đối với loại CVTD này, các ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản ,có tính nguyên tắc sau: 1) Loại tài sản được tài trợ Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều này, nên thường chỉ muốn tài trợ cho nhu 7 cầu mua sắm những tài sản loại tài sản như vậy,người tiêu dùng sẽ hưởng được những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài. 2) Số tiền phải trả trước Thông thường, ngân hàng yêu cầu thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm (gọi là số tiền trả trước ). Phần còn lại, ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền trả trước cần phải đủ lớn để một mặt, làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mặt khác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Một khi không cảm nhận được rằng mình là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người vay có thể sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ. Ngoài ra, khi khách hàng không trả nợ,trong nhiều trường hợp, ngân hàng đành phải thụ đắc hoặc/và phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị; tức là giá trị thường nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản, cho nên số tiền trả trước có một vai trò rất quan trọng giúp ngân hàng hạn chế bớt rủi ro. Số tiền trả trước nhiều hay ít thường tùy thuộc vào các yếu tố sau: + Loại tài sản: Đối với các tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả ít đi + Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng: tài sản sau khi đã được sự dụng nếu vẫn có thể tiếp tục mua, bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp,ngược lại nếu tài sản đã qua sử dụng mà rất khó tìm được trên thị trường tiêu thụ thì số tiền trả trước có xu hướng cao hơn. + Môi trường kinh tế : khi môi trường kinh tế ổn định thì số tiền trả trươc thường thấp hơn và ngược lại nếu như môi trường kinh tế không ổn định thì số tiền trả trước cao hơn. + Năng lực tài chính của người đi vay : người đi vay có khả năng tài chính thì số tiền trả trước này thấp hơn, và ngược lại. 3) Chi phí tài trợ Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sử dụng vốn. Chi phí tài trợ bao gồm chủ yếu là lãi vay và các khoản chi phí khác có liên quan. Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro, đồng thời mang lại 1 phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng . 4) Điều kiện thanh toán Khi xác định điều kiện liên quan tới việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý tới 1 số vấn đề sau: + Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập, trong mối quan hệ hài hòa với nhu cầu tiêu dùng khác của khách hàng. 8 + Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi. + Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng,kỳ hạn trả nợ thường theo tháng. Bởi vì, thông thường nguồn trả nợ là lương được nhận hàng tháng. + Thời hạn trả nợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ. Thời hạn trả nợ quá dài sẽ làm cho giá trị của tài sản tài trợ bị giảm mạnh. Hơn nữa thời hạn tài trợ quá dài sẽ làm cho thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi vốn thường gặp nhiều rắc rối. Số tiền thanh toán định kỳ cho ngân hàng có thể được tính bằng 1 trong số các phương pháp sau đây: - Phương pháp gộp (Add-on Method ): đây là phương pháp thường được áp dụng trong CVTD trả góp,do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó. Công thức tính như sau: T = (V+L)/n Với L= V*r*n Trong đó: T: số tiền phải thanh toán mỗi kỳ hạn L: chi phí tài trợ, bao gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên quan V: vốn gốc r : lãi suất tính cho mỗi kỳ hạn n : số kỳ hạn Khi áp dụng phương pháp này luật các nước thường yêu cầu các ngân hàng quy đổi từ lãi suất tính cho phương pháp này sang lãi suất hiệu dụng niêm yết để người đi vay cân nhắc chi phí vay mượn mà mình phải trả cho ngân hàng để từ đó có quyết định lựa chon sao cho hợp lý nhất. Công thức để quy đổi ra lãi suất hiệu dụng như sau: i = 2mL/V(n+1) Trong đó: i : là lãi suất hiệu dụng m : là số kỳ hạn thanh toán trong một năm Tâm lý người đi vay trả góp rất thích tài trợ với kỳ hạn dài để giảm bớt gánh nặng về số tiền phải thanh toán mỗi kỳ. Tuy nhiên thì kỳ hạn càng lớn thì lãi suất hiệu dụng lại càng cao. Có nghĩa là người đi vay sẽ phải trả ngân hàng với lãi suất cao hơn khi họ muốn được tài trợ với kỳ hạn dài. - Phương pháp lãi đơn ( Simple Interest Method): là phương pháp người đi vay phải trả từng định kỳ được tính đều nhau bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán ,còn tiền lãi phải trả được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu 9 Công thức tính : Tv = V/n L = (V –n*Tv)*r Trong đó : Tv : số tiền gốc phải thanh toán L : số tiền lãi phải trả n : số kỳ hạn r : lãi suất - Phương pháp hiện giá (Present Value Method) : số tiền phải thanh toán bao gồm cả tiền lãi và tiền gốc được trả mỗi lần bằng nhau. Công thức tính : Tt= [ V*r(1+r) n ] / [(1+r) n -1] 5) Vấn đề phân bổ lãi cho vay theo thời gian Khi sử dụng phương pháp lãi gộp để tính lãi các ngân hàng thường tiến hành phân bổ lại phần lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn với kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính. Tuy nhiên, việc thực hiện theo năm tài chính thường được các ngân hàng áp dụng nhiều hơn. Các phương pháp phổ biến được dùng để phân bổ lãi cho vay + Phương pháp phân bổ theo đường thẳng ( Straight-line Method) hay còn gọi là phương pháp tỷ lệ cố định( Pro Rata Method) : là phương pháp phân bổ theo 1 tỷ lệ cố định, tiền lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kỳ tương ứng với một tỷ trọng số tháng tính lãi trong kỳ đó so với toàn bộ tháng tính lãi của thời hạn vay + Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng (Effecive Yield Method): đây là phương pháp ngân hàng sử dụng phổ biến nhất trong việc hạch toán. Phương pháp này được gọi là quy tắc 78, dù vậy nó vẫn có thể áp dụng cho các khoản trả góp co kỳ hạn khác 12 tháng. Theo phương pháp này cần xác định các vấn đề sau - Số kỳ trả góp trong năm phân bổ ( mt/kt) - Xác định tổng số kỳ trả góp (N= mt*n) - Xác định tỷ trọng tiền lãi phân bổ trong các năm (TRt) Trong đó: t : là năm phân bổ Kt : là kỳ trả góp tương ứng từ 1 đến n N : Tổng số kỳ trả góp n : Số năm 6) Vấn đề trả nợ trước hạn Thông thường người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn mà không bị phạt nếu tiền vay trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:32

Hình ảnh liên quan

Một hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngân hàng thì bản than nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã tạo ra  - MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

t.

hình thức cho vay muốn tồn tại và phát triển trong hoạt động của ngân hàng thì bản than nó phải đem lại những lợi ích thiết thực cho những người đã tạo ra Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc –Hà Nội từ năm 2007 – 2009. - MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Bảng 1.

Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Bắc –Hà Nội từ năm 2007 – 2009 Xem tại trang 34 của tài liệu.
bảng số liệu trên ta thấy rằng tỷ trọng nguồn huy động bằng đồng VN giảm dần xuống thay vào đó là tỷ trọng của đồng ngoại tệ tăng lên - MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

bảng s.

ố liệu trên ta thấy rằng tỷ trọng nguồn huy động bằng đồng VN giảm dần xuống thay vào đó là tỷ trọng của đồng ngoại tệ tăng lên Xem tại trang 36 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 cho vay để mua ôtô chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ CVTD chỉ khoảng 10,63% trong khi đó tỷ trọng cho vay mua nhà  mới, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ CVTD(13,78% đến 30,7%). - MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

ua.

bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 cho vay để mua ôtô chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ CVTD chỉ khoảng 10,63% trong khi đó tỷ trọng cho vay mua nhà mới, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ CVTD(13,78% đến 30,7%) Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 8: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2007-2009. - MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

Bảng 8.

Tình hình nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2007-2009 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Theo bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 doanh số cho vay là 4.357 tỷ đồng. Năm 2008 doanh số cho vay giảm 2.319 tỷ đồng, giảm 46,68% so với doanh số cho  vay năm 2007 - MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHN0 & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

heo.

bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 doanh số cho vay là 4.357 tỷ đồng. Năm 2008 doanh số cho vay giảm 2.319 tỷ đồng, giảm 46,68% so với doanh số cho vay năm 2007 Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan