Nghiệp vụ thị trường mở và thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam

34 764 1
Nghiệp vụ thị trường mở và thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiệp vụ thị trường mở và thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam

Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU .2 CHƯƠNG I 3 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ 3 THỊ TRƯỜNG MỞ 3 CHƯƠNG II .13 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM 14 KẾT LUẬN 33 LỜI NÓI ĐẦU Đã gần 20 năm kể từ khi Việt Nam chuyển mình từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời gian đó, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều tiết ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động phát triển không ngừng là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn. Trước những thách thức từ thực tế, Ngân hàng nhà nước 2 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà đã phải lựa chọn sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ một cách linh hoạt nhất. Trong đó, việc điều hành chính sách tiền tệ chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp như việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở ngày càng trở nên cần thiết. Do đó, vào năm 2000, công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Qua gần 10 năm phát triển, thị trường mởViệt Nam vẫn đang trên đà phát triển chưa hoàn toàn tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam. Đứng trước vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài “Nghiệp vụ thị trường mở thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam ” . Nội dung đề án nghiên cứu về mặt lý luận thực tiễn cụ thể tại Việt Nam công cụ chính sách tiền tệ này. Cụ thể kết cấu như sau: Chương I – Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ Thị trường mở. Chương II – Thực trạng hoạt động nghiệp vụ Thị trường mở tại Việt Nam. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Nghiệp vụ thị trường mở (TTM) được áp dụng lần đầu tiên tại ngân hàng Anh vào trước năm 1914 trong nỗ lực tìm kiếm công cụ có hiệu quả hơn để điều chỉnh lãi suất thị trường theo hướng mong muốn. Cho đến nay, 3 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà nghiệp vụ thị trường mở đã không ngừng phát triển trở thành công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả nhất ở hầu hết Ngân hàng trung ương các nước. 1. Khái niệm Nghiệp vụ Thị trường mở (Open Market Operation) là việc Ngân hàng trung ương (NHTW) mua bán các chứng khoán có giá ( chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước) nhằm thay đổi lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đối tượng thực hiện nghiệp vụ Thị trường mở đã được thu hẹp lại, cụ thể điều 2 Quy chế nghiệp vụ Thị trường mở (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN ngày 05/01/2007 của thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) ) đã quy định: " Nghiệp vụ Thị trường mở là việc NHNN thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng ". 2. Phân loại Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở: • Nghiệp vụ thị trường tự do năng động (chủ động): mục đích là thay đổi mức dự trữ cơ số tiền tệ. • Nghiệp vụ thị trường tự do thụ động: nhằm bù lại những tác động của các nhân tố khác đã ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ 3. Cơ chế tác động: Nghiệp vụ thị trường mở vốn được coi là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất của NHTW . Cơ chế hoạt động của nghiệp vụ này là thông qua việc thay đổi trong cơ số tiền tệ mà gây nên những biến động trực tiếp đến lượng tiền cung ứng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường. Do đó để 4 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà hiểu rõ hơn về cơ chế tác động của nghiệp vụ này, chúng ta cần làm rõ lại các khái niệm về cơ sở tiền tệ lượng tiền cung ứng 3.1. Khái niệm về cơ số tiền tệ lượng tiền cung ứng 3.1.1. NHTW cơ số tiền tệ Trong bảng cân đối tài sản đơn giản hóa của NHTW, bên NỢ gồm có tổng khoản nợ về tiền tệ của NHTW (đồng tiền lưu hành tiền dự trữ) các khoản nợ tiền tệ của kho bạc ( tiền mặt kho bạc lưu hành). Việc tăng một trong hai khoản nợ này sẽ dẫn đến việc tăng lượng tiền cung ứng ra bên ngoài thị trường cho nên chúng được gọi là cơ số tiền tệ. Tuy nhiên, khi đề cập đến cơ số tiền tệ, thông thường người ta chỉ tập trung vào khoản nợ về tiền tệ của NHTW v ́ khoản nợ của kho bạc chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Như vậy, cơ số tiền tệ (MB) bao gồm lượng tiền trong lưu thông (C) cộng với lượng tiền dự trữ trong hệ thống Ngân hàng thương mại (R); lượng tiền dự trữ này lại bao gồm cả tiền dự trữ bắt buộc mà các Ngân hàng thương mại (NHTM) gửi tại NHTW (RR)và tiền dự trữ vượt mức mà các NHTM giữ trong két theo ý muốn (ER) MB = C+ R = C+ (RR+ER) 3.1.2.Lượng tiền cung ứng Lượng tiền cung ứng (MS) là tổng các phương tiện tiền tệ trong lưu thông, bao gồm tiền mặt tiền gửi không kỳ hạn tại các NHTM. Các khối tiền trong lưu thông được phân biệt thành: M1: Bao gồm tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng M2: Bao gồm M1 cộng với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn tại ngân hàng 5 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà M3: Bao gồm M2 cộng với các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác. Khối tiền tệ L: Bao gồm M3 các loại giấy tờ có giá trong thanh toán. Lượng tiền cung ứng ở đây được tiến hành phân tích một cách đơn giản nhất với định nghĩa M1. Trên thực tế, do khả năng tạo tiền của các NHTM, lượng tiền cung ứng lớn hơn rất nhiều so với cơ sở tiền tệ. Tương quan giữa lượng tiền cung ứng cơ sở tiền tệ được biểu diễn bằng hình: MS = m x MB Trong đó, biến số m là số nhân tiền. Số nhân này cho ta biết cơ số tiền tệ được chuyển thành lượng tiền cung ứng với bội số nào. 3.2. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở 3.2.1. Tác đông trực tiếp đến cơ số tiền tệ Khi NHTW mua/bán các giấy tờ có giá (GTCG) , nó sẽ tác động ngay lập tức đến dự trữ của các NHTM (R), như vậy nó đã gây ra tác động trực tiếp đến cơ sở tiền tệ (MB) từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng (MS) qua hình đã phân tích ở trên. Cụ thể: - Khi bán giấy tờ có giá, NHTW đã thu hẹp cơ số tiền tệ tại NHTM.Sự giảm xuống của dự trữ sẽ dẫn đến giảm khả năng cho vay của các ngân hàng, từ đó khối lượng tiền cung ứng ra thị trường sẽ giảm xuống theo bội số, đo lường bằng số nhân tiền tệ. - Khi mua các giấy tờ có giá, ngược lại, NHTW đã làm tăng cơ số tiền tệ, dự trữ của các NHTM tăng lên, khối lượng tín dụng tăng lên, qua đó làm tăng khối lượng tiền cung ứng. 3.2.2. Tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường 6 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà Thứ nhất, khi thực hiện nghiệp vụ TTM, NHTW làm thay đổi lượng dự trữ của hệ thống ngân hàng, điều này sẽ tác động đến cung cầu vốn của NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Sự biến động này lại dẫn đến sự thay đổi lãi suất thị trường liên ngân hàng.Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung dài hạn trên thị trường tài chính. Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại GTCG đó trên thị trường giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, vì thế mà tác động đến nhu cầu đầu tư nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Do đó, làm thay đổi sản lượng, giá cả công ăn việc làm. 4. Lợi thế hạn chế của nghiệp vụ Thị trường mở 4.1.Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ do các lợi thế của nó so với các công cụ khác. Thứ nhất, NHTW có thể chủ động kiểm soát được lượng nghiệp vụ thị trường mở qua việc quyết định khối lượng giấy tờ có giá giao dịch. Thứ hai, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ linh hoạt chính xác, có thể sử dụng ở bất cứ mức độ nào. Khi NHTW muốn thay đổi mức dự trữ ở một mức nhỏ thì sẽ quyết định mua hoặc bán một số lượng nhỏ GTCG hoặc là khi NHTW muốn thay đổi một lượng lớn trong cơ số tiền tệ thì sẽ tiến hành giao dịch một khối lượng lớn GTCG tương ứng Thứ ba, nghiệp vụ TTM dễ dàng được đảo ngược lại. Khi có một sai lầm xảy ra trong khi tiến hành nghiệp vụ, NHTW có thể ngay lập tức đảo 7 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà ngược lại việc sử dụng công cụ này. Ví dụ như khi NHTW nhận thấy cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do việc mua GTCG trên thị trường với khối lượng quá lớn, ngay lập tức, NHTW có thể sửa chữa bằng việc bán các GTCG ra trên thị trường. Thứ tư, việc thực hiện nghiệp vụ TTM nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí thời gian. Khi NHTW muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc thấy những dấu hiệu của thị trường cần đến sự can thiệp của mình, NHTW sẽ ngay lập tức ra lệnh cho người kinh doanh chứng khoán giao dịch được thực hiện nhanh chóng, không có những chậm trễ về mặt hành chính. 4.2.Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm, nghiệp vụ thị trường mở cũng như các công cụ khác, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định: Thứ nhất, do thị trường mở là một bộ phận của thị trường tài chính nên để nghiệp vụ thị trường mở phát triển thì điều kiện cần là một thị trường tài chính phát triển tương xứng; hàng hóa trên thị trường tài chính là các giấy tờ có giá phải đa dạng phong phú. NHTW phải có khả năng dự báo tốt vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng để có thể can thiệp kịp thời.Vốn khả dụng của các ngân hàng là nguồn vốn ngân hàng sẵn có để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng, nó là một phần dự trữ của ngân hàng, được chia thành dự trữ bắt buộc dự trữ vượt mức, nằm ở khoản mục "tiền gửi của các tổ chức tín dụng". Thứ hai, cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở lên cơ số tiền tệ có thể bị triệt tiêu bởi các tác động ngược chiều, dẫn đến dự trữ của ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng sau khi NHTW thực hiện hoạt động mua bán các giấy tờ có giá. Các tác động ngược chiều này có thể do dòng chảy ngược chiều của vốn, mất cân đối cán cân thanh toán hoặc do số dư tiền gửi ngân sách ở NHTW tăng lên. 8 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở có thể tác động đến dự trữ tiền tệ của các ngân hàng nhưng lượng cung ứng tín dụng của ngân hàng ra thị trường không phải lúc nào cũng tăng lên hay giảm đi tương ứng với sự thay đổi lượng dự trữ.Nguyên nhân là do các ngân hàng còn sử dụng khoản tiền dự trữ dư thừa của mình cho nhiều mục đích khác ngoài mở rộng tín dụng. Thứ tư, khi nghiệp vụ thị trường mở tác động gián tiếp làm giảm lãi suất thị trường, không phải lúc nào khối lượng tín dụng cả thị trường cũng tăng lên tương ứng. Sự tăng lên của khối lượng tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, mức độ rủi ro sự ổn định của môi trường đầu tư. Nhìn chung, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ rất chủ động linh hoạt, nó có nhiều ưu điểm so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ.Tuy nhiên, để nghiệp vụ thị trường mở phát huy được tối đa hiệu quả thì nó còn cần các điều kiên về môi trường kinh tế vĩ phụ thuộc vào hành vi của công chúng các quyết định của các ngân hàng thương mại. 5. Hoạt động của thị trường mở 5.1. Các thành viên tham gia thị trường mở 5.1.1. Ngân hàng trung ương Mục tiêu của NHTW tham gia thị trường mở không phải là mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, điều tiết thị trường nhằm thực thi các mục tiêu chính sách tiền tệ NHTW đang theo đuổi. NHTW dự báo các diễn biến về tình hình vốn khả dụng, diễn biến của thị trường tiền tệ để quyết định thời điểm giao dịch mua hoặc bán, khối lượng, thời hạn chủng loại giấy tờ có giá được giao dịch; quyết định phương thức giao dịch trên thị trường mở. Trên cơ sở đó, phối hợp nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác nhằm đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. 9 Đề án LT TC-TT Phạm Phương Trà Với vai trò là người dẫn dắt thị trường, NHTW nghiên cứu tạo dựng các điều kiện cần thiết cho sự ra đời phát triển của thị trường, hỗ trợ phát triển thị trường, hoàn thiện cơ sở vật chất,xây dựng hệ thống quy định tiêu chuẩn thực hiện các giao dịch với NHTW, giám sát hoạt động của thị trường, thu thập, công bố đầy đủ các thông tin về thị trường một cách công khai minh bạch, đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống thanh toán. Qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có vai trò điều tiết vốn khả dụng của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó, lãi suất của thị trường mở còn có vai trò định hướng cho lãi suất trên thị trường. 5.1.2. Đối tác của NHTW Trên nguyên tắc, thị trường mở không giới hạn các thành viên tham gia thị trường, mọi nhà đầu tư đều có thể tham gia thị trường trở thành đối tác của NHTW. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả của các giao dịch trên thị trường mở, NHTW từng nước đã đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể để giới hạn các thành viên tham gia thị trường. Thông thường, các đối tác của NHTW bao gồm: - Các ngân hàng thương mại - Các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh lớn - Các nhà giao dịch chuyên nghiệp - Các hộ gia đình 5.1.2.1. Các ngân hàng thương mại Các NHTM là đối tác quan trọng chủ yếu của NHTW trong nghiệp vụ thị trường mở. Nguyên nhân là do các NHTM là trung gian tài chính có hệ thống mạng lưới hoạt động rộng lớn nên một sự thay đổi trong 10

Ngày đăng: 18/07/2013, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan