Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Đầu tư Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix

52 456 0
Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Đầu tư Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những vấn đề lí thuyết về chính sách Marketing-Mix với quan điểm cho rằng đây chính là một công cụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

LỜI MỞ ĐẦU Giữ vững nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, tìm được biện pháp hiệu quả để tiêu thụ được các sản phẩm dịch vụ của mình một cách nhanh nhất nhằm tìm kiếm lợi nhuận nâng cao sức cạnh tranh, vị thế của mình trên thương trường. Có rất nhiều cách để đạt những mục đích đó. Tuy nhiên, một trong những cách được đánh giá là hiệu quả hơn cả là việc áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động như tài chính, nhân sự, kỹ thuật… của một doanh nghiệp. Trong hoạt động Marketing thì việc xây dựng hoàn thiện một chính sách Marketing-Mix với những chiến lược biện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén hiệu quả của doanh nghiệp để đi đến thành công. Chính vì vậy em chọn đề tài “Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix” để viết báo cáo thực tập. Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những vấn đề lí thuyết về chính sách Marketing-Mix với quan điểm cho rằng đây chính là một công cụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lí thuyết ấy sẽ được minh chứng cụ thể thông quadụ cụ thể ở Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An. Mục tiêu của bài viết chủ yếu nhằm tả phân tích rõ hoạt động phân phối sản phẩm của một doanh nghiệp nói chung của Công ty TNHH Thương mại du lịch Đầu Tân An nói riêng. 1 Kết cấu của bài viết này gồm các phần Chương 1 : Một số vấn đề căn bản về Marketing- mix Chương 2 : Quá trình thực hiện chiến lược Marketing - mix việc phân phối sản phẩm ở Công ty TNHH Thương mại du lịch Đầu Tân An. Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện chiến lược Marketing-mix nhằm mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại du lịch Đầu Tân An. Do thời gian kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô để rút ra những bài học, kinh nghiệm để em nâng cao hoàn thiện kiến thức của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Lệ Hằng đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này cũng như các anh chị trong phòng Kế hoạch tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2010. Sinh viên thực hiện: Vũ Thuý Nga 2 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ MARKETING - MIX I- Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Marketing rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng muốn hiểu được vai trò của nó trước hết ta phải hiểu marketing là như thế nào. 1- Khái niệm về marketing: Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không thay đổi, tựu chung lại ta có 4 khái niệm cần quan tâm sau: 1.1- Khái niệm của Viện nghiên cứu Marketing Anh “Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận dự kiến”. 1.2- Khái niệm của hiệp hội Marketing Mỹ “Marketing là quá trình lập kế hoạch thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi phân phối sản phẩm, dịch vụ ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân tổ chức”. (Quản trị Marketing - Philip Kotler) 1.3- Khái niệm marketing của Philip Kotler “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân tập thể có được những gì họ cần mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác ”. ( Marketing căn bản - Philip Kotler) 1.4- Khái niệm về marketing hiện đại “ Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu mong muốn của con người hoặc marketing là một 3 dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu mong muốn thông qua trao đổi. (Marketing - NXB Thống kê 2006 - Trang 17) 2- Vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, lập danh mục hàng hoá đến việc thực hiện sản xuất, phân phối khi hàng hoá được bán hoạt động marketing vẫn tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói chung, chức năng của hoạt động marketing trong doanh nghiệp luôn luôn chỉ cho doanh nghiệp biết rõ những nội dung cơ bản sau đây: - Khách hàng là ai? Họ mua hàng ở đâu? Họ mua bao nhiêu? Họ mua như thế nào? Vì sao họ mua? - Họ cần loại hàng hoá nào? Loại hàng hoá đó có những đặc tính gì? Vì sao họ cần đặc tính đó mà không phải đặc tính khác? - Hàng hoá này có những hạn chế gì? Có cần phải thay đổi không? Cần thay đổi đặc tính nào? Nếu không thì sao? Nếu thay đổi thì gặp điều gì? - Giá cả hàng hoá nên quy định như thế nào? Tại sao lại định mức giá như vậy mà không phải mức giá khác? Mức giá trước đây còn thích hợp không? Nên tăng hay giảm? Tăng, giảm bao nhiêu, khi nào thì thích hợp? - Làm thế nào để khách hàng biết, mua yêu thích hàng hoá của doanh nghiệp? Tại sao lại phải dùng cách thức này chứ không phải cách thức khác? - Có cần dịch vụ sau bán hàng hay không? Dịch vụ nào có khả năng cung cấp cao nhất? Vì sao lại chọn loại dịch vụ này? Đó là các vấn đề mà ngoài chức năng marketing không có chức năng nào có thể trả lời được. Nói tóm lại, chức năng marketing đóng vai trò rất quan trọng là một trong bốn chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp (chức năng sản xuất, chức năng tài chính, quản trị nhân sự chức năng marketing). Điều này đòi 4 hỏi các doanh nghiệp phải chú ý phát triển chức năng marketing nếu muốn tồn tại phát triển trên thị trường. 3- Marketing với hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp: Vai trò của marketing trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, giờ ta đi vào vai trò của marketing trong việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 3.1- Các chiến lược mở rộng thị trường: Mỗi một doanh nghiệp có một đặc điểm khác nhau, loại hình kinh doanh khác nhau, do đó tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà ta có các chiến lược mở rộng thị trường dưới đây: CÁC CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG Tt Các kiểu chiến lược Các thuộc tính 1 Kết hợp về phía trước Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các nhà phân phối bán lẻ. 2 Kết hợp về phía sau Tìm kiếm quyền kiểm soát sở hữu các nhà cung cấp của doanh nghiệp. 3 Kết hợp theo chiều ngang Tìm kiếm quyền kiểm soát sở hữu đối với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. 4 Thâm nhập thị trường Tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại dịch vụ trên thị trường hiện có của doanh nghiệp thông qua nỗ lực marketing nhiều hơn. 5 Phát triển thị trường Đưa các sản phẩm hiện có vào thị trường mới. 6 Phát triển sản phẩm Tăng doanh số bằng việc cải tiến, sửa đổi các sản phẩm dịch vụ hiện có. 7 Đa dạng hoạt động đồng tâm Thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhưng có sự liên hệ với nhau. 8 Đa dạng hoạt động kết khối Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ mới không có sự liên hệ với nhau. 9 Đa dạng hoạt động theo chiều ngang Thêm vào các sản phẩm, dịch vụ theo cách cộng hoà hàng. 10 Liên doanh Hai hay nhiều các công ty đỡ đầu hình thành lên một công ty độc lập vì những mục đích hợp tác. Theo nguồn tổng hợp Marketing- NXB Thống kê- 2006 3.2- Vai trò marketing trong hoạt động mở rộng thị trường của các doanh nghiệp: 5 Marketing ảnh hưởng đến sự thành bại trong thực hiện chiến lược. Tuy nhiên hai biến số quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược là: Phân khúc thị trường định vị sản phẩm. - Phân khúc thị trường: Phân khúc thị trường là việc chia nhỏ thị trường thành các nhóm khách hàng nhỏ riêng biệt theo nhu cầu thói quen mua hàng. - Định vị sản phẩm: Dựa vào chiến lược thị trường mà mình đã lựa chọn, doanh nghiệp phải tìm ra được những gì tạo cho khách hàng sự khác biệt về sản phẩm đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chính điều này là chìa khoá cho việc đáp ứng như thế nào nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. II- Khái niệm về Marketing - mix: “Marketing - mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát quản lý được nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu”. (Theo Marketing-NXB Thống kê-2006, Trang 171-172) Marketing - mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thoả mãn thị trường mục tiêu đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong marketing-mix có rất nhiều công cụ khác nhau được phân loại theo 4 yếu tố gọi là 4Ps: MARKETING - MIX Sản phẩm (Product) Giá cả (Price) Phân phối (Place) Xúc tiến khuyếch trương (Promotion) 1. Các bước xây dựng chương trình Marketing - mix: Để xây dựng được một chiến lược Marketing- mix, công ty cần thực hiện các bước công việc sau: Bước 1: Thiết lập các mục tiêu marketing Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu 6 Đây là công việc nhận dạng nhu cầu của khách hàng lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Bước 3: Xây dựng các định hướng chiến lược Những định hướng này cung cấp đường lối cụ thể cho chiến lược Marketing- mix. Bước 4: Hoạch định chiến lược Marketing- mix Chiến lược Marketing - mix bao gồm 4 chính sách cơ bản. Công ty cần phải dựa vào những phân tích ban đầu về môi trường marketing, thị trường, khách hàng các mục tiêu chiến lược của mình để thiết lập một bộ phận 4 biến số Ps phù hợp nhất để thoả mãn thị trường mục tiêu. Bước 5: Xây dựng các chương trình marketing Đó là sự cụ thể hoá chiến lược marketing bằng các biến số marketing được kế hoạch hoá chi tiết ở thị trường mục tiêu. 2. Chính sách Marketing - mix nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp: Việc xây dựng các chính sách bộ phận của Marketing-mix phải căn cứ vào các căn cứ như đã nêu trên để biết đặt trọng tâm vào biến số nào, thực hiện các biến số còn lại như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả chính sách Marketing-mix. Trong Marketing-mix có hàng chục công cụ khác nhau, Mc Carthy đã đưa ra cách phân loại theo 4 yếu tố là 4Ps cụ thể như sau: Sản phẩm Phân phối (Product) (Place) Giá cả Giao tiếp (Price) Khuyếch trương (Promotion) Nội dung 4Ps của Marketingmix 7 Chất lượng Mẫu mã Tính năng Tem nhãn… Giá quy định Chiết khấu Bớt giá Kỳ hạn thanh toán Kênh Phạm vi Danh mục hàng hoá Địa điểm… Kích thích tiêu thụ Quảng cáo Marketing trực tiếp Marketing mix Nội dung của chiến lược Marketing- mix bao gồm 4 chính sách cơ bản mà công ty phải thông qua. 2.1 Chính sách sản phẩm: Đây là biến số quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược Marketing- mix. Thực hiện tốt chính sách này góp phần tạo uy tín khả năng cạnh tranh giành khách hàng cho công ty. Chính sách sản phẩm được thực hiện thông qua các quyết định sau: * Quyết định về chủng loại danh mục hàng hoá: + Quyết định về chủng loại hàng hoá “Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hoá có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho một nhóm khách hàng, hay thông qua các kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá”. (Marketing-NXB Thống kê-2006-Trang 191) + Quyết định về danh mục hàng hoá “Danh mục hàng hoá la tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hoá các đơn vị hàng hoá do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. (Marketing-NXB Thống kê-2006-Trang 192-193) Các thông số đặc trưng trên cho danh mục sản phẩm mở ra cho công ty các chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm: + Mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách bổ sung sản phẩm mới. + Kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục. + Bổ sung các phương án cho tưng loại sản phẩm. + Tăng hay giảm mật độ của sản phẩm tuỳ thuộc công ty có ý muốn tăng uy tín vững chắc trên một lĩnh vực hay trên nhiều lĩnh vực. * Quyết định về nhãn hiệu bao gói sản phẩm: Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu thường là: (1) Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không? (2) Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm? Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? (3) Tương ứng với nhãn hiệu thì chất lượng sản phẩm có đặc tính gì? (4) Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không? 8 (5) Nên sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng? * Quyết định về chất lượng sản phẩm: “Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thoả mãn những nhu cầu được nói ra hay được hiểu ngầm”. Chất lượng sản phẩm của công ty được thể hiện thông qua: (1) Độ bền của sản phẩm: Nó bao gồm các yếu tố như tuổi thọ của sản phẩm, khả năng chịu đựng các điều kiện tự nhiên… (2) Hệ số an toàn: khả năng đảm bảo an toàn trong sử dụng… (3) Đảm bảo thiết kế kỹ thuật: các sản phẩm được sản xuất phải đảm bảo được đúng các thiết kế kỹ thuật, các thông số kỹ thuật… (4) Khả năng thích ứng: sản phẩm dễ sử dụng, dễ sửa chữa, dễ thay thế, bảo dưỡng… * Dịch vụ sau bán hàng: Dịch vụ bán hàng được thực hiện tốt sẽ làm tăng lợi ích nhận được của khách hàng làm tăng sự hài lòng. Nó là công cụ đắc lực trong việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Đối với những sản phẩm có tính chất tổng hợp về kỹ thuật, về kinh tế nó mang tính chất cá biệt, do vậy công ty cần phải có các dịch vụ khách hàng, bao gồm: - Thời gian giao hàng, dịch vụ vận chuyển… - Mua bảo hiểm cho khách hàng - Kiểm tra định kỳ, sửa chữa bảo hành sản phẩm - Chuyển giao kỹ thuật sử dụng 2.2- Chính sách giá cả: Chiến lược định giá phụ thuộc vào mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Khi xác định giá cho sản phẩm, cần xem xét các bước của quá trình định giá như sau: Thứ nhất, Công ty lựa chọn được mục tiêu marketing của mình thông qua định giá, đó là: chi phí, lợi nhuận, tăng tối đa thu nhập trước mắt, tăng mức tiêu thụ, tăng cơ hội dành vị trí dẫn đầu về mặt chất lượng sản phẩm. 9 Thứ hai, Công ty xác định, ước lượng quy cầu độ co dãn của cầu để có căn cứ định giá cho thích hợp. Thứ ba, Công ty ước tính giá thành đây là mức giá sàn của sản phẩm. Thứ tư, Tìm hiểu giá của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định giá của mình. Thứ năm, Lựa chọn phương pháp định giá, nó bao gồm các phương pháp: định giá theo phụ giá, theo lợi nhuận mục tiêu, theo giá trị, theo sự cảm nhận của khách hàng, định giá theo giá cả hiện hành, định giá đấu thầu. Thứ sáu, Công ty lựa chọn giá cuối cùng của mình, phối hợp với các yếu tố khác của Marketing - mix. Do vấn đề cạnh tranh sự thay đổi của thị trường làm cho công ty phải điều chỉnh giá cho thích hợp, có thể có các chiến lược điều chỉnh như: chiết giá bớt giá, định giá khuyến mãi, định giá phân biệt định giá cho danh mục sản phẩm. Khi thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh giá công ty cần phải xem xét thận trọng những phản ứng của thị trường, khách hàng đối thủ cạnh tranh. 2.3- Chính sách phân phối: Thực hiện một chính sách phân phối thực ra là việc xây dựng hệ thống kênh phân phối điều này quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy kênh phân phối là gì? “Kênh phân phối là một tập hợp các công ty khác hay các cá nhân tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với những hàng hoá hay dịch vụ cụ thể của công ty đến người tiêu dùng”. Kênh phân phối tồn tại ở bên ngoài doanh nghiệp nhưng không phải là một phần cấu trúc nội bộ của doanh nghiệp. Các thành viên trong một kênh phân phối có quan hệ với nhau theo chiều dọc để đưa hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng, các quan hệ thể hiện chức năng đàm phán của các thành viên. Việc thiết lập quản lý hệ thống kênh phân phối nhằm vào mục đích cuối cùng là đạt được mục tiêu phân phối. Trước khi thiết lập hệ thống kênh phân phối thì mục tiêu phân phối đã phải được xác định để từ đó việc thiết kế, quản lý kênh hướng theo mục tiêu đó. Mục tiêu phân phối có thể thay đổi làm cho các hoạt động quản lý khác cũng thay đổi theo. * Bản chất hệ thống kênh phân phối 10 [...]... PHỐI SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐẦU TÂN AN I - Đặc điểm chung về Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An: 1- Lịch sử ra đời phát triển của công ty: Công ty TNHH Thương mại du lịch Đầu Tân An được thành lập từ ngày 28/9/2007 do Ông Đỗ Tuấn Hùng là Giám đốc, với mã số thuế 0102373579 do tổng cục thuế cấp, tên tiếng anh là Tan An Investment Co., Ltd Trụ sở chính là... ống, tấm trần, tấm ng… Có tấm qtc tấm úp nóc Nguồn tổng hợp - 12.2008 - Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An 21 Ta thấy rằng danh mục sản phẩm của công ty có chiều rộng chiều sâu có liên quan với nhau, nó phục vụ cho các sản phẩm có liên quan với nhau, các sản phẩm xây dựng Danh mục sản phẩm của công ty ngày càng được phát triển, nếu như trước đây công ty chỉ kinh doanh sản phẩm kính... trường của công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An: 1- Chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm được công ty rất coi trọng, bởi vì đây là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược Marketing - mix của công ty trong các năm qua, là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến các hoạt động của các bộ phận khác bảo đảm cho việc kinh doanh đi đúng hướng Hiện nay công ty đang sản... diện của người sản xuất, người bán lẻ người tiêu dùng cuối cùng… - Các tổ chức bổ trợ: + Công ty vận tải, kho vận + Công ty tài chính + Các công ty quảng cáo + Các công ty bảo hiểm + Các công ty Marketing: 2. 4- Chính sách xúc tiến hỗn hợp Đây cũng là một trong bốn công cụ chủ yếu của Marketing - mix nó trở nên ngày càng có hiệu quả quan trọng để công ty có thể sử dụng để tác động vào thị trường. .. phận của chi phí bán hàng theo từng thời kỳ Chứng tỏ về cơ bản công ty chưa đầu thích đáng cho hoạt động marketing - Nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là việc thực hiện các chính sách bộ phận marketing chưa hiệu quả 29 CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐẦU TÂN AN I - Mục tiêu kinh doanh:... triển của thị trường này ngày càng lớn dần ngang bằng với thị trường miền Nam 31 Khu vực thị trường miền Trung cũng có tiềm năng phát triển cao Nhưng nhìn vào năng lực của công ty hiện nay thì thị trường 2 miền Bắc Nam vẫn là chủ yếu trong chiến lược phát triển thị trường của công ty 2- Các định hướng chiến lược: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh sức cạnh tranh trên thị trường, công ty. .. marketing như là môi trường tổ chức nội bộ, điều kiện riêng của công ty, công tác cán bộ kế hoạch, các hoạt động hỗ trợ marketing, làm cho việc áp dụng marketing của công ty chưa đạt hiệu quả - Mặc công ty đã bao phủ được thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh ng đối ổn định đạt được mục tiêu kinh doanh, nhưng công ty chỉ chiếm 20% quy của thị trường Mặt khác, doanh thu kinh doanh của. .. 168.555.000 - 5.836 - - 44.766 - 42.740 7.733 - - 993.000.000 664.911.317 3.285.000.000 Bảng -1 : Bảng doanh thu mặt hàng kính năm200 7-2 00 8- Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đầu Tân An 18 Qua bảng phụ lục Doanh thu mặt hàng khoá ta thấy, doanh thu sản phẩm tăng lên trong các năm Song xu hướng này lại chững lại trong năm 2009, điều này có thể do nhiều nguyên nhân: sự cạnh tranh trên thị trường ngày... III- Những tồn tại nguyên nhân hạn chế của việc ứng dụng marketing trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ty: Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nước nước ngoài cạnh tranh nhau quyết liệt, đòi hỏi công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của marketing đối với việc phát triển kinh doanh của mình Việc áp dụng marketing vào kinh doanh đã đem lại cho công. .. doanh là mở rộng thị trường Tư ng ứng với nó thì chính sách Marketing- mix được hoạch định phải phù hợp với chiến lược chung của công ty Các định hướng Marketing- mix cho công ty là: - Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc cải tiến thuộc tính của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, dễ sử dụng, bảo dưỡng, từ đó định hình được hình ảnh sản phẩm trong tâm trí của khách hàng - Mở rộng . LƯỢC MARKETING - MIX VÀ VIỆC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ TÂN AN. I - Đặc điểm chung về Công ty TNHH Thương mại Du lịch và. biện pháp chủ yếu hoàn thiện chiến lược Marketing- mix nhằm mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại du lịch và Đầu tư Tân An. Do thời gian và kiến

Ngày đăng: 18/07/2013, 11:04

Hình ảnh liên quan

Bảng bỏo cỏo danh thu của cỏc sản phẩm - Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Đầu tư Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix

Bảng b.

ỏo cỏo danh thu của cỏc sản phẩm Xem tại trang 18 của tài liệu.
BẢNG DANH MỤC SẢN PHẨM - Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Đầu tư Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix
BẢNG DANH MỤC SẢN PHẨM Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng giỏ kế hoạch năm 2011 - Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Đầu tư Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix

Bảng gi.

ỏ kế hoạch năm 2011 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng giỏ kế hoạch năm 2011 - Những giải pháp để mở rộng thị trường của Công ty TNHH Thương mại Du lịch và Đầu tư Tân An thông qua công cụ Marketing - Mix

Bảng gi.

ỏ kế hoạch năm 2011 Xem tại trang 41 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan