Thuyết minh về tâm trạng của người chinh phụ...

2 19.3K 114
Thuyết minh về tâm trạng của người chinh phụ...

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ: Thuyết minh tâm trạng người chinh phụ thông qua các biểu hiện của nàng ở mười sáu câu thơ đầu trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” Bài làm: *Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long , triều đình ra sức cất quân đánh dẹp: “Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây Chín tầng gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch, định ngày xuất chinh” Nhiều trai tráng phải giã từ người thân ra trận. Đặng Trần Côn (sống khoảng đầu thế kỉ XVIII) cảm động trước nỗi đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh-đã viết Chinh phụ ngâm (bằng chữ Hán). Mười sáu câu thơ: “Dạo hiên vắng… phím loan ngại chùng” (trích từ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”-Chinh phụ ngâm-bản diễn Nôm) với nghệ thuật độc đáo đã thể hiện một cách thấm thía tâm trạng của người chinh phụ. *Thấm đẫm trong từng câu chữ của đoạn trích là nỗi đau khổ của người chinh phụ.Nàng khổ vì cô đơn, vì mong muốn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi nhưng chồng nàng phải ra trận, cứ xa vắng biền biệt. Làm sao mà không cô đơn khi chỉ mình nàng đêm đêm “dạo hiên vắng”chằng có ai bầu bạn.Nàng Kiều (trong truyện Kiều của Nguyễn Du) cũng cô đơn khi ở trước lầu Ngưng Bích nhưng chí ít cũng có “mây sớm, đèn khuya” bạn bầy thì người chinh phụ chỉ có mỗi người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác mà thôi: “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. Trong không gian vắng vẻ chứa đầy nỗi cô đơn ấy, tiếng gà eo óc gáy, bóng hòe phất phơ càng gợi sự vắng vẻ, tịch liêu.Cánh rèm đã được rủ xuống kéo lên nhiều lần, mong sao nhận được một tin báo tốt lành về người chồng mà sao ngày càng vô vọng: “Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen Ngoài rèm thước chẳng mách tin” Nàng ngồi đấy, “buồn rầu nói chẳng nên lời”, nỗi lòng ấy chỉ có riêng nàng biết.Gượng đốt hương để tìm sự thanh thản, nhưng “hồn đà mê mải”,lòng dạ để tận đâu đâu; gượng soi gương để trang điếm, song nhìn thấy khuôn mặt mình thì “lệ lại châu chan” khiến cho hình trong gương bị nhòe mờ; gượng gảy đàn sắt đàn cầm dù biết rằng không phù hợp với cảnh cô đơn lẻ loi thì lại sợ dây đàn chùng hay đứt, mong gì đâu một điềm báo không lành: “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”.Tất cả các biểu hiện ấy đã diễn tả nỗi buồn khổ tới cực điểm của người chinh phụ. Để diễn tả được nỗi buồn khổ cực điểm ấy, phải nói đến nghệ thuật miêu tả nội tâm rất đặc sắc của tác giả.Người đọc có thể cảm nhận được nội tâm của người chinh phụ qua các cách tả tâm trạng nhân vật. Đó là cách tả nội tâm qua ngoại hình (Dáng mặt buồn rầu, không nói nên lời; soi gương nhìn khuôn mặt mình mà mắt đẫm ướt), là cách tả qua hành động lặp đi lặp lại (rủ rèm lại cuốn rèm, đi lại trong hiên vắng-diễn tả sự tù túng, bế tắc của người chinh phụ), là tả ngoại cảnh (hiên vắng, ngọn đèn vô tri, tiếng gà eo óc, bóng hòe phất phơ-không gian mênh mông, hoang vắng càng tăng nỗi cô đơn, thời gian đêm trôi chậm chạp, nặng nề), đặc biệt là tả các hành động diễn ra trong phòng:đốt hương, soi gương, gảy đàn. Tác giả không kể mà tả, và trong tả có biểu cảm (gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn).Nỗi buồn khổ của người chinh phụ bắt đầu từ sự cô đơn khi xa cách người chinh phu.Cảnh cô đơn thể hiện tập trung ở các hành động được thực hiện một cách miễn cưỡng xen lẫn nỗi chán chường và lo sợ .Và sự miễn cưỡng, chán chường, lo sợ đều thể hiện tập trung ở từ “gượng” đặc sắc ấy.Người chinh phụ đã rơi vào hoàn cảnh bi kịch tuyệt đối! Trong nguyên bản chữ Hán, mười sáu câu trích dẫn là một đoạn khúc ngâm với những câu thơ dài ngắn không đều nhau.Bản dịch Nôm đã dùng thể thơ song thất lục bát với cấu trúc đặc biệt của thể thơ (cùng với giọng điệu than thơ, sầu muộn) đã giúp diễn tả dễ hơn nội tâm đau khổ, sầu muộn của người chinh phụ.Người đọc dễ đồng cảm với nỗi đau của nhân vật một phần cũng nhờ cách dùng thể thơ phù hợp đó. * Với mười sáu câu thơ trích, Đặng Trần Côn đã giúp cho người đọc thấu hiểu tình cảnh lẻ loi, sự đau khổ của người chinh phụ.Hãy thêm một lần đọc lại đoạn trích để chia sẻ nỗi đau khổ ấy với người chinh phụ ngày xưa, và thông cảm với những người bị làm chinh phụ trên thế giới ngày nay. . ĐỀ: Thuyết minh tâm trạng người chinh phụ thông qua các biểu hiện của nàng ở mười sáu câu thơ đầu trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ . cảnh lẻ loi của người chinh phụ -Chinh phụ ngâm-bản diễn Nôm) với nghệ thuật độc đáo đã thể hiện một cách thấm thía tâm trạng của người chinh phụ. *Thấm

Ngày đăng: 17/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan