Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

65 1K 5
Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thế kỷ 21, loài người được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của thời đại thông tin, công nghệ cao làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó nổi bật là quá trình toàn cầu hoá, mở cửa và hội nhập, đặc biệt là vấn đề con người, nguồn lực con người.

Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21, loài người được chứng kiến sự phát triển như vũ bão của thời đại thông tin, công nghệ cao làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó nổi bật là quá trình toàn cầu hoá, mở cửa hội nhập, đặc biệt là vấn đề con người, nguồn lực con người. Ngày nay, tất cả các nước đều đặt vấn đề con người là vấn đề trung tâm trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việt nam không nằm ngoài xu hướng đó, sau hơn 20 năm đổi mới, đang bước trên con đường phát triển CNH – HĐH đất nước, cùng với xu thế hội nhập quốc tế khi gia nhập WTO, Đảng ta tại Đại hội IX cũng đã khẳng định: con người nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH – HĐH,là động lực lớn nhất góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ phát triển, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Cùng với cả nước, ĐBSH là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Đây là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, được đánh giá là có trình độ cao nhất nước, song chất lượng còn tồn tại một số hạn chế cần giải quyết: Thể lực yếu không đáp ứng được yêu cầu công việc với cường độ lao động cao, sức dẻo dai cũng hạn chế, trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay còn thấp mà cơ cấu đào tạo lại không phù hợp,lao động vẫn quen với lối canh tác nông nghiệp lạc hậu,tác phong kỹ năng lao động công nghiệp còn hạn chế. Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu thực trạng từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra chính sách kinh tế xã hội của toàn vùng. Chính vì vậy, tôi tập trung nghiên cứu đề tài: “Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020.” Đề tài đặt ra nhằm trả lời cho câu hỏi: Tại sao chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐBSH chưa tương xứng với tiềm năng,chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển? Làm rõ được câu hỏi này, đề tài hy vọng sẽ đề xuất được những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐBSH đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH – HĐH, mở cửa hội nhập với khu vực quốc tế. SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 1 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp Với mục đích đó, chuyên đề sẽ có kết cấu gồm bảng phụ lục, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo … các phần sau: - Mở bài - Chương 1: Nguồn nhân lực vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến phát triển kinh tế - Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐBSH từ 2000 đến nay - Chương 3: Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐBSH đến 2020 - Kết luận Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: ThS. Vũ Cương, Khoa Kế Hoạch Phát Triển, Trường đại học Kinh tế quốc dân; TS. Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban Nguồn nhân lực các vấn đề xã hội, Viện chiến lược, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này. Do trình độ có hạn số liệu không đầy đủ nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự thông cảm góp ý của quý thầy cô các bạn để bài chuyên đề này được hoàn thiện. SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 2 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I: NGUỒN NHÂN LỰC VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. Lý luận chung về nguồn nhân lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1. Nguồn nhân lực 1.1. Khái niệm Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh). Nguồn nhân lực với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong tuổi lao động có khả năng lao động. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng thể các cá nhân những người tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội. Nhìn chung, các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng lao động của xã hội. Nguồn nhân lực thường được xem xét trên hai giác độ là số lượng chất lượng. Số lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với quy mô tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn ngược lại. Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: Tình trạng sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất … Cũng giống như các nguồn lực khác, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ta của cải vật chất văn hoá cho xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ xem xét nguồn nhân lực trên giác độ chất lượng. 1.2. Phân loại 1.2.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có làm việc hay không làm việc.Theo Liên hợp quốc, khái niệm này gọi là dân cư hoạt động SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 3 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp (Population active), có nghĩa là tất cả những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi lao động quy định. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân cư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong dân số, thường từ 50% hoặc hơn nữa, tuỳ theo đặc điểm dân số nhân lực từng nước. Theo quy định Việt Nam, những người trong độ tuổi từ 15 – 60 (đối với nam) 15 – 55 (đối với nữ) đều thuộc vào nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động. nước ta, theo tài liệu điều tra dân số năm 2006 có khoảng 53,7 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm 63,7% dân số cả nước. 1.2.2. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế Nguồn lao động tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt động trong các ngành kinh tế văn hoá của xã hội. Như vậy, nguồn nhân lực có sẵn trong dân số nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do có một bộ phận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang học tập, …). 1.2.3. Nguồn nhân lực dự trữ Các nguồn nhân lực dự trữ trong nền kinh tế bao gồm những người trong độ tuổi lao động, nhưng vì các lý do khác nhau, họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. Số người này đóng vai trò của một nguồn dự trữ về nhân lực, gồm có: - Những người làm công việc nội trợ trong gia đình - Những người tốt nghiệp các trường phổ thông các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng chất lượng. Đây là nguồn nhân lực độ tuổi thanh niên, có học vấn, có trình độ chuyên môn (nếu được đào tạo tại các trường dạy nghề các trường trung cấp, đại học). Tuy nhiên, khi nghiên cứu nguồn nhân lực này còn được phân chia tỷ mỷ hơn: + Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiếp tục đi học nữa, muốn tìm công việc làm. + Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, không tiếp tục đi học nữa, muốn tìm việc làm. SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 4 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp + Nguồn nhân lực độ tuổi lao động, đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn khác nhau tìm việc làm. - Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề hoặc không có nghề) muốn tìm việc làm, cũng là nguồn nhân lực dự trữ, sẵn sang tham gia vào hoạt động kinh tế. 1.3. Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lựcnguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò của yếu tố con người. 1.3.1. Con người là động lực của sự phát triển Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất: công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, …), tài lực (nguồn lực về tài chính tiền tệ), …, song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời xa xưa con người bằng công cụ lao động thủ công nguồn lực do chính bản thân mình tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu của bản thân. Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác ngày càng chặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dần hoạt động của con người cho máy móc, thiết bị thực hiện. Điều này làm thay đổi tính chất của lao động từ thủ công sang lao động cơ khí lao động trí tuệ. Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ: - Chính con người tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Điều đó thể hiện hiểu biết chế ngự thiên nhiên của con người. - Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người thì chúng cũng chỉ là vật chất. Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng đưa chúng vào hoạt động. Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là một tổng thể những năng lực của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực con người. Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển. SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 5 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp Đặc biệt đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất. Nếu biết khai thác nó sẽ tạo nên một động lực to lớn cho sự phát triển. 1.3.2. Con người là mục tiêu của sự phát triển Phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh. Nói cách khác, con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất tinh thần của xã hội như vậy nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng, song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó ngược lại. Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dạng thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu về số lượng chủng loại hàng hoá càng ngày càng phong phú đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 2. Chất lượng nguồn nhân lực các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 2.1. Chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Hay chính là năng lực, trình độ về thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, tác phong đạo đức của các thành viên hợp thành nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội 2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ của nguồn nhân lực Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khoẻ là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong bên ngoài, giữa thể chất tinh thần. Sức khoẻ có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại tương lai. Người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai khả năng tập trung cao trong khi làm việc. SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 6 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp Về cơ bản sức khoẻ được đánh giá qua các chỉ tiêu về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa ngoại khoa. Điều này lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ luyện tập thể dục thể thao Bên cạnh việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của người lao động người ta còn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ của quốc gia thông qua: Tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tăng tự nhiên, tỷ lệ GDP/đầu người, cơ cấu giới tính, tuổi tác … 2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá của người lao động Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên xã hội. Trình độ văn hoá được biểu hiện thông qua các chỉ số về: - Số người biết chữ không biết chữ - Số người có trình độ tiểu học - Số người có trình độ phổ thông cơ sở - Số người có trình độ phổ thông trung học - Số người có trình độ đại học trên đại học … Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. 2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Do đó trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng: - Tỷ lệ cán bộ trung cấp - Tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học - Tỷ lệ cán bộ trên đại học Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng để chỉ trình độ của người được đào tạo các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định. Trình độ kỹ thuật thường được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: - Số lao động được đào tạo lao động phổ thông - Số người có bằng kỹ thuật không có bằng - Trình độ tay nghề theo bậc thợ SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 7 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp Trình độ chuyên môn kỹ thuật thường kệt hợp chặt chẽ với nhau, thông qua chỉ tiêu số lượng lao động được đào tạo không được đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực. 2.2.4. Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hoá được như trên chất lượng nguồn nhân lực còn được xem xét chỉ tiêu về năng lực phẩm chất. Nội dung của chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt: - Truyền thống về văn hoá văn minh dân tộc - Phong tục tập quán, lối sống - Tác phong công nghiệp tính kỉ luật: Trong các hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việc giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức giữa các tổ chức với nhau có xu hướng ngày càng gia tăng đạt ra yêu cầu cao về tính nhịp nhàng, tính hiệu quả. Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác tính kỉ luật chặt chẽ. 2.3. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tăng trưởng 2.3.1. Theo thuyết vốn nhân lực hiện đại Lý thuyết vốn nhân lực hiện đại cho rằng nếu các cá nhân đầu tư vào giáo dục đào tạo nhằm tích luỹ những kỹ năng kiến thức (một phần của vốn nhân lực) thì có thể mang lại lợi ích lâu dài sau đó. Sự đầu tư này cũng mang lại lợi ích kinh tế quốc dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng làm thế nào (đầu tư vào) vốn nhân lực có thể tạo ra sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia? Thứ nhất, giáo dục mang lại cho mỗi cá nhân một trình độ nhất định việc làm thu nhập. Người có học vấn cao có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn ít có nguy cơ thất nghiệp. Nếu trình độ học vấn cao hơn thì thu nhập trung bình tăng 5 -15% một năm (OECD,2001). Ví dụ New Zealand Đan Mạch, những người có bằng cấp đại học thu nhập cao hơn những người chỉ tốt nghiệp phổ thông khoảng 15% trong suốt quãng đời làm việc của họ (OECD,2007). Thứ hai, vốn nhân lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu trước kia, sản xuất phụ thuộc vào cơ bắp, người ta không chú trọng đến việc anh học giỏi đến mức nào, chỉ cần anh có sức khoẻ là được thì giai đoạn công nghiệp hóa với dây chuyền sản xuất hiện đại thì nhân công cần phải có kiến thức để hiểu việc mình làm, vận hành dây chuyền sản xuất. Thậm chí trong tương lai, khi tất cả đều được thay thế bằng rôbốt thì người ta vẫn cần những cái đầu vĩ đại để tạo ra những con rôbốt tốt hơn nhằm gia tăng sản xuất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ trong một tổ chức nếu các cá nhân càng có SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 8 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp năng lực thì khả năng tạo ra sự cải tiến, sự sáng tạo trong sản xuất càng cao. Vậy rõ ràng, chất lượng lao động có yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, vốn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội. Như trên đã phân tích, khi có việc làm ổn định thu nhập hợp lý người ta sẽ cảm thấy thoả mãn với chính bản thân mình. Người có tri thức thường cởi mở hơn, quan tâm đến sức khoẻ vì vậy sống khoẻ hơn hạnh phúc hơn. Những người có tri thức thích tham gia vào các hoạt động xã hội ít phạm pháp hơn… Có thể nhận thấy, lý thuyết về vốn nhân lực hiện đại nhấn mạnh vào các yếu tố cá nhân kinh tế nên nó mang nặng tính tư bản. Vì thế, nó thích hợp với nền giáo dục của các nước tư bản. 2.3.2. Mô hình tăng trưởng nội sinh Mô hình tăng trưởng nội sinh là mô hình tăng trưởng mới cố gắng nội hoá sự tăng trưởng, nghĩa là giải thích tăng trưởng bên trong một mô hình của nền kinh tế. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, tăng năng suất có được từ tích luỹ vốn con người hay các hoạt động phát minh sáng chế là yếu tố tạo nên tăng trưởng dài hạn của thu nhập bình quân đầu người. Do đó, tăng năng suất - “làm việc thông minh hơn” chứ không phải là “làm việc chăm chỉ hơn” - là yếu tố thiết yếu của tăng trưởng kinh tế nói chung. Những nghiên cứu thực nghiệm về nguồn tăng trưởng kinh tế từ đầu thế kỉ XIX các nền kinh tế phương Tây Nhật Bản cho thấy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp chủ yếu dựa trên tích luỹ vốn. Tuy nhiên, sau đó cả Mỹ Nhật Bản đều đã dịch chuyển được từ tăng trưởng dựa trên tích luỹ vốn sang tăng trưởng dựa trên tăng năng suất. Trong khi đó, tăng trưởng của Liên Xô(cũ) là sự tương phản hoàn toàn với Mỹ Nhật. Có thể nói kế hoạch hoá kinh tế của Liên Xô là trường hợp điển hình của việc thúc đẩy kinh tế thông qua tối đa hoá tích luỹ vốn theo định hướng của chính phủ. Tốc độ tăng tỷ lệ vốn – lao động Liên Xô cao hơn nhiều so với các nền kinh tế thị trường, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động lại nhỏ hơn nhiều tốc độ tăng tỷ lệ vốn – lao động. kết quả là nền kinh tế Liên Xô bị “mắc kẹt” bởi quy luật sản phẩm cận biên của vốn giảm dần. Lại xem xét tăng trưởng các nước Đông Á, chỉ trong giai đoạn 1980 – 1995 thu nhập bình quân đầu người của Indonesia, Malaysia, Singapore Thái Lan đã SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 9 Bản thảo chuyên đề tốt nghiệp tăng gấp đôi, so với sự gia tăng 20% Mỹ. Một câu hỏi được đặt ra trong nhiều nghiên cứu là: Từ đâu có sự thần kỳ như vậy? trong một nghiên cứu nổi tiếng năm 1995, dựa trên phương pháp hạch toán tăng trưởng, Young đã lập luận rằng tốc độ tăng trưởng cao Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc Đài Loan có được là nhờ gia tăng đầu tư, tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng năng suất lao động (được phản ánh sự gia tăng tỷ lệ lao động có trình độ), chứ không nhờ tiến bộ công nghệ. Vì vậy, Young khẳng định không có gì thần kỳ trong tăng trưởng Đông Á. Các mô hình tăng trưởng nội sinh, đặc biệt là các mô hình xét đến vốn con người đã góp phần đáng kể giải thích sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ lượng vốn vật chất (có thể bù đắp nhờ đầu tư viện trợ nước ngoài) mà quan trọng hơn là vốn con người. 2.3.3. Mô hình tăng trưởng bền vững (Paul Romce) Trong mô hình tăng trưởng bền vững của Paul Romre, tích luỹ tri thức được xem như là một biến số kinh tế đảm bảo cho sự tăng trưởng dài hạn. Mô hình này đặc biệt nhấn mạnh tri thức như một nguồn lực vô hạn có khả năng gia tăng liên tục ngay cả khi tất cả các đầu vào cố định. Các nước có sự khác nhau về tỷ lệ tích luỹ vốn nhân lực tri thức sẽ có sự khác biệt về thu nhập tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng khẳng định vị trí trung tâm của phát triển giáo dục. Giáo dục làm tăng vô hạn nguồn vốn tri thức trong quá trình phát triển do đó nâng cao được chất lượng nguồn lao động, góp phần quan trọng vào việc tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Như vậy, cả ba mô hình trên đều khẳng định ý nghĩa to lớn của nguồn nhân lực chất lượng nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế dài hạn. nhân tố giáo dục đã được đặt ra là chìa khoá cho việc nâng cao nguồn vốn con người. 2.4. Các nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Sau khi nghiên cứu ba mô hình kinh tế trên, ta phần nào có thể khẳng định được vai trò “chìa khoá” của giáo dục – đào tạo đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, trong tiến trình phát triển kinh tế cho thấy các nhân tố về y tế, chính sách của Đảng, Nhà nước, yếu tố thị trường lao động cũng tác động không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực cả hiện tại tương lai. 2.4.1. Giáo dục - đào tạo Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của con người theo hướng tích SVTH: Nguyễn Thị Vịnh Lớp: Kinh tế phát triển 48B 10

Ngày đăng: 16/07/2013, 09:29

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Dân số và mật độ dân số các tỉnh, thành vùng ĐBSH năm 2008 Tên vùng, tỉnhDân số (nghìn  - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 1.

Dân số và mật độ dân số các tỉnh, thành vùng ĐBSH năm 2008 Tên vùng, tỉnhDân số (nghìn Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 4: Số lao động ở vùng ĐBSH chia theo tỉnh thành năm 2008 Các tỉnh, thànhSố lao động - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 4.

Số lao động ở vùng ĐBSH chia theo tỉnh thành năm 2008 Các tỉnh, thànhSố lao động Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

2.2..

Cơ cấu theo ngành kinh tế Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 6: Lao động đang làm việc trong nền kinh tế theo ngành vùng ĐBSH qua các năm - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 6.

Lao động đang làm việc trong nền kinh tế theo ngành vùng ĐBSH qua các năm Xem tại trang 25 của tài liệu.
Qua hai bảng trên có thể thấy thể chất nguồn nhân lực trong vùng chỉ đạt mức trung bình, điều này là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng  nói riêng và cả nước nói chung. - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

ua.

hai bảng trên có thể thấy thể chất nguồn nhân lực trong vùng chỉ đạt mức trung bình, điều này là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 9: Phân bố phần trăm LLLĐ theo trình độ văn hoá năm 2007 Các vùngTổng  - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 9.

Phân bố phần trăm LLLĐ theo trình độ văn hoá năm 2007 Các vùngTổng Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 11: Tỷ lệ lao động chưa biết chữ của vùng ĐBSH theo từng địa phương qua các năm (%) - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 11.

Tỷ lệ lao động chưa biết chữ của vùng ĐBSH theo từng địa phương qua các năm (%) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 12:Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của ĐBSH (%) - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 12.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của ĐBSH (%) Xem tại trang 31 của tài liệu.
3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

3.3..

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 13: Tỷ lệ trình độ văn hóa của NK>15 tuổi hoạt động kinh tế thường xuyên ở nông thôn vùng ĐBSH (%) - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 13.

Tỷ lệ trình độ văn hóa của NK>15 tuổi hoạt động kinh tế thường xuyên ở nông thôn vùng ĐBSH (%) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 14: Trình độ CMKT của LLLĐ vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2006 - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 14.

Trình độ CMKT của LLLĐ vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2006 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 15: Cơ cấu LLLĐ phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở thành thị, nông - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 15.

Cơ cấu LLLĐ phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở thành thị, nông Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 17: Số vụ tai nạn lao động vùng ĐBSH năm 2006,2007 - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 17.

Số vụ tai nạn lao động vùng ĐBSH năm 2006,2007 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 20: Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế ở ĐBSH năm 2008 - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 20.

Số cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở Y tế ở ĐBSH năm 2008 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 21: Số cán bộ ngàn hy phân theo vùng kinh tế năm 2008 (người) - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 21.

Số cán bộ ngàn hy phân theo vùng kinh tế năm 2008 (người) Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 22: Tình trạng dinh dưỡng của vùng ĐBSH so với các vùng khác trong cả nước - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 22.

Tình trạng dinh dưỡng của vùng ĐBSH so với các vùng khác trong cả nước Xem tại trang 46 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp của vùng ĐBSH còn khá cao (2,29%) đứng thứ 3 cả nước trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị của vùng là cao nhất  nước.Đăc biệt là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 8,23% cao hơn mức trung  bình cả  - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

ua.

bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ thất nghiệp của vùng ĐBSH còn khá cao (2,29%) đứng thứ 3 cả nước trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị của vùng là cao nhất nước.Đăc biệt là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 8,23% cao hơn mức trung bình cả Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 24: Tốc độ tăng trưởng của vùng qua các năm - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 24.

Tốc độ tăng trưởng của vùng qua các năm Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 25: Xếp hạng PCI cấp tỉnh của các tỉnh vùng ĐBSH qua các năm 2005,2006, 2007 - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 25.

Xếp hạng PCI cấp tỉnh của các tỉnh vùng ĐBSH qua các năm 2005,2006, 2007 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 26: Năng suất lao động của ĐBSH theo các tỉnh, thành - Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2020

Bảng 26.

Năng suất lao động của ĐBSH theo các tỉnh, thành Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan