Luận văn Kinh tế: Nâng Cao Hiệu Quả Thu Hút Và Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Thành Phố Hải Phòng

184 487 3
Luận văn Kinh tế: Nâng Cao Hiệu Quả Thu Hút Và Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Thành Phố Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời cam đoan i Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh ii Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt iii Mục lục iv Danh mục các bảng iix Danh mục các hình X Lời mở đầu 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu 11 1.1. Cơ sở nghiên cứu 11 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung luận án 12 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 12 1.2.2. Những nghiên cứu nước ngoài 19 1.3. “Khoảng trống cho các vấn đề tiếp tục nghiên cứu 21 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và những khác biệt của nội dung luận án so với các nghiên 23 cứu trước đây 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu 23 1.4.2. Những khác hiệt của luận án so với nghiên cứu trước đây 23 Kết luận chương 1 26 Chương 2: Lý luận về hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 27 và kinh nghiệm thực tiễn 2.1. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trục tiếp nước 27 V ngoài 2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 27 2.1.2. Hiệu quả thu hút FDI 38 2.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn FDI 41 2.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI 45 2.2.1. Tiêu chí đảnh giả hiệu quả thu hút vẩn FDI 45 2.2.2. Tiêu chỉ đảnh giả hiệu quả sử dụng vốn FDI 46 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI 51 2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đền hiệu quả thu hút vỏn FDI 51 2.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI 60 2.4. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn FDI 62 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế 62 2.4.2. Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam 68 2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho TP Hải Phòng trong việc nâng cao hiệu quả 76 thu hút và sử dụng vốn FDI trong giai đoạn tới Kết luận chương 2 81 Chương 3: Thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước 82 ngoài tại thành phố Hải Phòng 3.1. Hải Phòng vị trí, tiềm năng, lợi thế trong thu hút FDI 82 3.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên 82 3.1.2. Nguồn nhân lực 84 3.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 84 3.1.4. Hệ thống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài chính ngân 86 hàng 3.1.5. Chính sách thu hút FDI của Hải Phòng thời gian qua 87 3.1.6. Chỉ số PCI của thành phố Hải Phòng 90 3.2. Thực trạng hiệu quả thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng 92 3.2.1. Hiệu quả thu hút FDI thống qua so sánh số dự án và quy mô đầu tư qua 92 các giai đoạn 3.2.2. Theo đối tác đầu tư 96 3.2.3. Theo ngành nghề đầu tư 97 3.2.4. Theo hình thức đầu tư 98 3.2.5. Đóng góp của vốn FDI vào sự dịch chuyên cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ 100 ngành Hải Phòng 3.2.6. Một số tiêu chỉ định lượng đánh giá hiệu quả thu hút FDI 102 3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng 106 3.3.1. Hiệu quả kinh tế vốn FDI tại TP Hải Phòng 106 3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng 115 3.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng 118 3.4.1. Những thành công 118 3.4.2. Những tổn tại, hạn chế và nguyên nhân 138 Kết luận chương 3 155 Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp 156 VII nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030 4.1. Xu hướng FDI vào Việt Nam thời gian tới và quan điểm, mục tiêu, định hướng 156 thu hút sử dụng FDI tại Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 4.1. ỉ. Xu hướng FDI vào Việt Nam thời gian tới 156 4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng đền 2020, tầm nhìn 2030 164 4.1.3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút, sử dụng FDI của Hải Phòng 166 giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng đến năm 170 2020, tầm nhìn 2030 4.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI tại Hải Phòng 171 4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng FDI tại Hải Phòng 186 4.3. Kiến nghị với Chính phủ và Bộ ban ngành 195 Kết luận 198 Danh sách công trình của tác giả Danh mục tài liệu tham khảo Phu luc STT Tến bảng Trang Bảng 3.1 Số dự án FDI được cấp phép tại Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 94 Bảng 3.2 Cơ cấu vốn FDI tại Hải Phòng theo quy mô vốn đến năm 2015 95 Bảng 3.3 Các quốc gia có vốn FDI đăng kí cao nhất tại Hải Phòng (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31122015) 96 Bảng 3.4 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại TP Hải Phòng được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (tính đến 31122015) 98 Bảng 3.5 Cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư tính đến hết 2015 99 Bảng 3.6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 103 Bảng 3.7 So sánh tiêu chí vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký của TP Hà Nội và TP Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 104 Bảng 3.8 So sánh tiêu chí vốn FDI đăng ký bình quân đầu người của Hải Phòng và Hà Nội giai đoạn 20112015 105 Bảng 3.9 Đóng góp của KV FDI trong GDP Hải Phòng 2005 2015 108 Bảng 3.10 Hệ số ICOR thành phố Hải Phòng, cả nước và khu vực FDI của Hải Phòng các giai đoạn 2001 2015 109 Bảng 3.11 Hệ số ICOR khu vực FDI tại thành phố Hải Phòng 2005 2015 109 Bảng 3.12 Tỷ lệ trị giá xuất khẩu khu vực FDI so với tổng trị giá xuất khẩu của Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 111 Bảng 3.13 So sánh tỷ lệ trị giá xuất khẩu khu vực FDI so với vốn FDI thực hiện của TP Hải Phòng và TP Hà Nội giai đoạn 2005 2015 112 Bảng 3.14 Thu ngân sách KV FDI và TP Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 113 Bảng 3.15 So sánh chỉ tiêu thu ngân sách khu vực FDI so với vốn FDI thực hiện của TP Hà Nội và TP Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 114 Bảng 3.16 Tỷ lệ số lao động của KV FDI với tổng lao động của Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 115 Bảng 3.17 Các dự án đầu tư vào KCN Tràng Duệ tính đến hết 2015 124 Bảng 3.18 Đóng góp của khu vực FDI tại Hải Phòng trong giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2005 2015 126 Bảng 3.19 Kim ngạch XK một số sản phẩm của DN FDI Hải Phòng năm 2015 130 Bảng 3.20 Các doanh nghiệp đứng đầu về sản phẩm xuất khẩu tại Hải Phòng tính đến hết năm 2015 131 Bảng 3.21 Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp FDI Hải Phòng giai đoạn 20102015 134 Bảng 3.22 Xuất nhập khẩu của khu vực FDI trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 143 Bảng 4.1 FDI toàn cầu giai đoạn 2011 2013 157 Bảng 4.2 Dự kiến nguồn vốn cho đầu tư phát triển tại Hải Phòng 20162030 168 STT Tến hình Trang Hình 3.1 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI giai đoạn 2007 2015 của Hải Phòng 90 Hình 3.2 So sánh chỉ số PCI của Hải Phòng với một số tỉnh thành phố Đồng bằng sống Hồng năm 2014 và 2015 92 Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế theo ngành tại Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 100 Hình 3.4 Giá trị gia tăng của KV FDI tại Hải Phòng giai đoạn 20052015 106 Hình 3.5 Giá trị gia tăng theo loại hình kinh tế tại Hải Phòng 20102015 107 Hình 3.6 Năng suất lao động xã hội theo thành phần kinh tế tại Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 110 Hình 3.7 Lao động từ 15 tưổi trở lên trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng phân theo thành phần kinh tế 20052015 116 Hình 4.1 FDI vào các nhóm nước giai đoạn 19952013, dự báo 20142016 156 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Thực tế cho thấy, quốc gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI sẽ có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp. Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyền từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao, để đưa đất nước phát triển nhanh Đảng ta đã khẳng định “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài”. Hải Phòng là thành phố cảng nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế quan trọng phía Bắc là Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, đầu mối giao thống quan trọng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Ngay từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, Hải Phòng đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Sự tham gia của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã kích thích sự phát triển đồng bộ, hoàn thiện cấu trúc phát triển kinh tế và từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động tại địa phương và các địa phương khác di chuyển đến, góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của Hải Phòng. Tưy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, môi trường pháp lý còn đang hoàn thiện nên chưa đồng bộ, công tác quản lý Nhà nước cần được cải thiện, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, bất cập. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng” là vấn đề thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không trùng lặp với công trình nghiên cứu nào trước đây. Luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho thành phố Hải Phòng đánh giá đúng thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn để có giải pháp khắc phục yếu kém tồn tại, nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của luận án là tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Từ mục tiêu cơ bản trên, luận án tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI vào địa phương cụ thể: khái niệm, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI vào địa phương, đồng thời xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI vào địa phương Nghiên cứu thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng giai đoạn 2005 2015; Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, phân tích đưa ra nhận xét, đánh giá thành tựu, hạn chế trong hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng và chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại của vấn đề; Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn FDI của một số quốc gia và một số địa phương đã thành công và còn hạn chế trong vấn đề này, từ đó rút ra bài học và khả năng áp dụng tại Việt Nam và TP Hải Phòng; Nghiên cứu hệ thống, đồng bộ các giải pháp về nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đe thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận án xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước và địa phương tiếp nhận vốn FDI. Phạm vi nghiên cứu + về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề liên quan đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước và địa phương tiếp nhận vốn FDI, với các nội dung lý luận cơ bản về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI, hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI + về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 và định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. + về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu điển hình về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng 4. Quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên CÚOI 4.1. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu của NCS (mô tả theo sơ đồ ở dưới) và các kết quả nghiên cứu được trình bày theo logic truyền thống. Bước 1: Bắt đầu từ việc nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến FDI, thu hút vốn FDI và hiệu quả thu hút sử dụng vốn FDI, bằng phương pháp phân tích tổng hợp, kết quả đạt được là chỉ ra những nội dung có thể kế thừa và khoảng trống cần nghiên cứu. Bước 2: Trên cơ sở những lý luận cơ bản về FDI, nghiên cứu sinh xây dựng khung lý thuyết về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại địa phương trên góc độ quản lý vĩ mô của địa phương tiếp nhận vốn, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại địa phương tiếp nhận vốn. Bước 3: NCS tìm hiểu bài học kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng FDI tại các quốc gia trên thế giới và các tỉnh, thành phố tại Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng. Bước 4: NCS tìm hiểu phân tích, đánh giá thực trạng thu hút sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng bằng phương pháp chuyên gia, khảo sát bằng bảng hỏi, phân tích, tổng hợp và so sánh một số tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút FDI giữa TP Hải Phòng và TP Hà Nội để rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng Bước 5: NCS phân tích bối cảnh, định hướng thu hút, sử dụng FDI tại Hải Phòng đến năm 2020, tàm nhìn 2030; kết hợp với cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu ở các bước trên, NCS đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo việc nhận thức về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng có tính logic giữa nhận trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với quy luật vận động vốn có của nó. Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, NCS sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tư duy khoa học: Quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu nghiên cứu sinh đã thu thập được để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trên góc độ quản lý kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận đầu tư và thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng. Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng phòng quản lý đầu tư nước ngoài, Sở tài chính Hải Phòng, Sở Công thương Hải Phòng, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội TP Hải Phòng hàng năm của Cục thống kê TP Hải Phòng và xuống quan sát trực tiếp tại một số khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng (Khu công nghiệp Nomura, Khu công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, Khu công nghiệp Đình Vũ, Khu công nghiệp Tràng Duệ, Khu công nghiệp Đình Vũ Cát Hải) để thu thập thống tin và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận án. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại phòng Quản lý đầu tư nước ngoài Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, các cán bộ thuộc Ban quản lý khu công nghiệp tại Thành phố Hải Phòng và Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư và kinh doanh tại thành phố Hải Phòng, các chủ doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng, các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài để có thêm các thống tin cần thiết, hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. NCS đã tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tại thành phố Hải Phòng năm 2016 và đã phỏng vấn các cán bộ quản lý dự án FDI tại thành phố Hải Phòng, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố. Phương pháp kế thừa khoa học: Luận án sử dụng một số tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước đã công bố về những vấn đề có liên quan, nhất là trong quá trình tiếp cận, khái quát và hệ thống hóa những lý luận về thu hút và sử dụng FDI, là cơ sở lý luận quan trọng giúp NCS triển khai nghiên cứu thực trạng hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI. Trên cơ sở đó, NCS tổng hợp, chọn lọc thống tin định tính kết hợp với các kết quả thống kê, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI tại thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: NCS đã thực hiện phát phiếu khảo sát thực trạng hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI cho các doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng. Với số lượng 456 doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng, NCS đã thực hiện phát 250 phiếu khảo sát cho các doanh nghiệp FDI, kết quả khảo sát thu về có 200 phiếu điều tra với các thống tin cần thiết, tin cậy. + Mục đích của phương pháp khảo sát doanh nghiệp bằng bảng hỏi đề thu thập các thống tin, đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp và khả thi đề nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng tới năm 2020 tầm nhìn 2030. + Trong quá trình thực hiện điều tra, NCS đã cố gắng giảm thiểu những rủi ro sai số bằng cách xây dựng bảng câu hỏi điều tra kỹ lưỡng dựa trên cơ sở một số tiêu chí của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), gồm hệ thống những câu hỏi đóng, câu hỏi mở, tích cực liên hệ nhiều lần với các doanh nghiệp để có kết quả điều tra tin cậy và cần thiết. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa lý luận hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI: khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đối với địa phương. Các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những người quan tâm có thề tham khảo để hiểu sâu hơn nội dung lý luận về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đứng trên góc độ quản lý kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận vốn FDI. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 20052015, luận án đã chỉ ra được những kết quả tích cực trong thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Các nhận định, đánh giá của luận án sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đặc biệt là thành phố Hải Phòng có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng và kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn FDI tại một số quốc gia và tỉnh, thành phố của Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị theo lộ trình đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các giải pháp được xây dựng trên nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và tình hình thực tế tại thành phố Hải Phòng, đảm bảo phù hợp với chủ trương, chính sách về quy hoạch thu hút FDI và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng trong xu hướng của dòng vốn FDI trên thế giới vào Việt Nam. Kết quả của Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, Hiệp hội doanh nghiệp, Ban ngành trong việc tìm hiểu về hoạt động FDI tại Hải Phòng cũng như nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại các địa phương và cả nước. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành tài chính quốc tế nói riêng tại các trường đại học và cao đặng. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Lý luận về hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh nghiệm thực tiễn Chương 3: Thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn đến 2020 và tâm nhìn 2030. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu 1.1. Cơ SỞ NGHIÊN CỨU Trong hơn 30 năm đối mới, Việt Nam đã xây dựng môi trường đầu tư ngày càng thống thoáng và bình đẳng nhằm tăng cường thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Là thành phố cửa biển, đầu mối giao thống quan trọng, Hải Phòng đã có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân. Với Hải Phòng, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong mở rộng, tăng vốn đầu tư phát triển, tạo việc làm cho người lao động, đổi mới thiết bị công nghệ quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tưy nhiên, thực tế cho thấy hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, môi trường pháp lý còn đang hoàn thiện nên chưa đồng bộ, công tác quản lý Nhà nước cần được cải thiện, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, bất cập. Với đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hải Phòng”, nghiên cứu sinh muốn làm rõ thêm lý luận về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước tiếp nhận vốn đầu tư, đánh giá thực trạng, xác định thành công và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại trong thu hút và sử dụng FDI, tạo căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp tháo gỡ bất cập nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. Chính vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của luận án đòi hỏi phải đánh giá Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở thực tiễn vấn đề hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng để làm căn cứ trình bày, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ là một nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế mà còn là nhân tố có tác động lan tỏa đến rất nhiều khu vực khác. Chính vì vậy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu liên quan đến FDI luôn chiếm số lượng lớn. Lĩnh vực này được nhiều tác giả nghiên cứu trong giáo trình, sách chuyên khảo, luận án, đề tài cấp thành phố, cấp Bộ, các bài báo khoa học. Có thể kể đến các nghiên cứu gần đây gồm có: 1.2.1.1. Những nghiên cứu về lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quốc gia, địa phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động PGS.TS Phan Duy Minh và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (2012), Giáo trình Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Trong chương 5 Đầu tư quốc tế và Tài chính công ty đa quốc gia, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp quốc tế và đầu tư gián tiếp quốc tế: Khái niệm, bản chất, đặc điểm, động cơ và vai trò tích cực cũng như mặt trái của đầu tư trực tiếp quốc tế. PGS.TS Phan Duy Minh (2011), Giáo trình Quản trị đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Giáo trình đưa ra những vấn đề lý luận về quản trị đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế: đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp. Trong đó, nội dung quản trị đầu tư quốc tế trực tiếp trình bày các nội dung cơ bản của dự án FDI, quản trị soạn thảo dự án FDI, quản trị triển khai dự án FDI. TS Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích các luận cứ khoa học và làm rõ thực trạng các chính sách cũng như kết quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đưa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thống (2014), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam. Đào Văn Hiệp (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nỏ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng, LATS, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về đầu tư nước ngoài, về Cơ cấu kinh tế và chuyền dịch Cơ cấu ngành kinh tế, đưa ra bài học kinh nghiệm trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến chuyển dịch Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, đồng thời phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tác động đến quá trình chuyển dịch Cơ cấu ngành kinh tế Hải Phòng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy chuyển dịch Cơ cấu ngành kinh tế ở Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tưy nhiên trong luận án tác giả chưa có những nghiên cứu về hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại thành phố Hải Phòng mà chỉ phân tích ảnh hưởng của FDI đến chuyển dịch C0’ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyễn Xuân Trung (2012), Một so giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011 2020, LATS, Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã có những đóng góp mới như sau: Phân tích bối cảnh quốc tế mới tác động đến dòng FDI trên thế giới và nhận định dòng FDI vào Việt Nam, đưa ra khái niệm chất lượng FDI gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam và phân tích theo các nội dung: Hiệu quả đầu tư, FDI và các cân đối vĩ mô, FDI với các vấn đề bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài và khả năng tham gia mạng sản xuất khu vựcthế giới của Việt Nam. Qua đó chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực và hạn chế của FDI tại Việt Nam. Nhận định dòng vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh mới ở trong nước và trên thế giới gắn chặt với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011 2020, những yêu cầu đối với FDI tại Việt Nam trong chiến lược phát triển mới giai đoạn phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn 2011 2020. Tưy nhiên đế phân tích thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại một địa phương cụ thể cần phải có những đề tài nghiên cứu sâu hơn, áp dụng riêng cho TP Hải Phòng. Nguyễn Thị Tưệ Anh, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, LATS, Học viện Khoa học xã hội. Luận án đã đề cập đến các luồng đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, tác giả phân tích rất chi tiết dòng vốn FDI vào các nước phát triển và đang phát triển vào Việt Nam. Từ đó xác định được những thuận lợi và khó khăn, những rào cản trong quá trình hội nhập đối với từng nước và từ đó đánh giá được sự hấp dẫn của riêng từng tỉnh, từng vùng trong quá trình thu hút FDI, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tưy nhiên luận án chỉ nghiên cứu đến tác động tăng trưởng kinh tế của FDI đối với Việt Nam, nhưng chưa có những đánh giá về tác động của FDI đối với những nội dung khác như hiệu quả xã hội của FDI. 1.2.1.2. Những nghiên cứu Về thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quốc gia, vùng kinh tế, địa phương Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tưyết Mai, Đỗ Thị Hương (2014), Thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi trung du phía Bắc, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội, trình bày những vấn đề chung cùng thực trạng, Quan điểm, giải pháp thu hút FDI để phát triển kinh tế các tỉnh miền núi trung du phía Bắc. PGS.TS Đan Đức Hiệp (2015),25 năm thu hút vốn FDI tại Hải Phòng thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, cuốn sách đưa ra thực trạng thu hút FDI vào Hải Phòng và hiệu quả đạt được trong thu hút FDI thống qua tác động đến nguồn vốn cho phát triển, tạo năng lực sản xuất kinh doanh mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, mở rộng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, đổi mới công nghệ thiết bị và tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI của Hải Phòng và từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết và phù hợp để tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển Hải Phòng trong giai đoạn 2015 2020 và tầm nhìn 2030. TS Trương Thái Phương (2001), Chiến lược đôi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 200ì 2010, Đe tài cấp Bộ, Bộ tài chính, đưa ra các giải pháp chủ yếu thu hút nguồn vốn FDI gồm có: Đối mới cơ cấu FDI nhằm thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhằm cải thiện môi trường ĐTNN, mở rộng hợp tác ĐTNN theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến công tác tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp và cơ chế thu hút vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tưệ và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động FDI. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Kỷ yếu Hội thảo 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. Kỷ yếu tập hợp các báo cáo, các nghiên cứu của nhiều cơ quan chức năng, nhiều chuyên gia về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 25 năm qua. Các báo cáo, nghiên cứu đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong thu hút và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nguyễn Thị Kim Nhã (2015), Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, LATS, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã đưa ra khá chi tiết và đầy đủ hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2005, luận văn có những đánh giá kết quả đạt được cũng như tồn tại của hoạt động này cùng với những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế đó. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cần thực hiện để tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tới. Điểm mới của luận án này là khi tính lượng vốn FDI vào Việt Nam thì chỉ tính phần vốn đưa từ bên ngoài vào và cũng đã luận giải khái niệm “hiệu quả các dự án FDI đã triển khai” là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI của quốc gia. Tưy nhiên luận án chưa làm rõ lý luận về hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI vào địa phương cụ thể. Lê Công Toàn (2001), Các giải pháp tài chính nhăm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam, LATS, Học viện Tài chính. Luận án đã hệ thống các lý luận về vai trò của các giải pháp tài chính trong quản lý và thu hút FDI, luận án khẳng định vai trò quan trọng của FDI đối với phát triển KTXH. Luận án phân tích kinh nghiệm của một số nước Châu Á trong sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI ở Việt Nam giai đoạn 1998 2000 và đề ra các giải pháp về tiền tệ, chi ngân sách, thuế để thu hút và quản lý FDI giai đoạn 2001 2010. Tưy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu dưới góc độ sử dụng các giải pháp tài chính để tăng cường thu hút và quản lý FDI, chưa luận giải về tăng cường thu hút và quản lý FDI. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An, LATS, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu vấn đề thu hút FDI trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây kết hợp với khảo sát thực tiễn, luận án đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI, luận giải các chính sách đề thu hút vốn FDI vào địa phương là chính sách cơ cấu ngành địa phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao động, ưu đãi hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và chính sách xúc tiến đầu tư. Luận án sử dụng phần mềm Eview4 để tiến hành hồi quy mô hình đánh giá hiệu quả vốn FDI thực hiện tại tỉnh Nghệ An từ đó đưa ra kết luận hiệu quả sử dụng vốn FDI còn thấp so với kỳ vọng trên cơ sở đó đưa ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục những hạn chế của hoạt động thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An. Tưy nhiên, luận án lại không luận giải khái niệm thế nào là tăng cường thu hút vốn FDI, nội dung và đặc điểm của tăng cường thu hút FDI vào địa phương cụ thể. Nguyễn Ngọc Anh (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, LATS, Đại học Đà Nằng. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về FDI: đặc điểm, tác động tích cực và tiêu cực của FDI, xây dựng khái niệm về thu hút FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế và ứng dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích SEM để xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng thúc đẩy dòng chảy FDI vào vùng. Luận án cùng khái quát được thực trạng về yếu tố vùng có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI trong thời gian qua, dựa trên cơ sở là các kết quả phân tích định lượng về tàm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI, luận án gợi ý chính sách nhằm cải thiện một số nhân tố ảnh hưởng để tăng cường thu hút FDI vào vùng. Luận án là công trình nghiên cứu sâu sắc về thu hút FDI và nhân tố ảnh hưởng về thu hút FDI vào vùng kinh tế, tưy nhiên chưa xây dựng những vấn đề lý luận về hiệu quả thu hút FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI với một địa phương cụ thể. 1.2.1.3. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế xã hộỉ của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hà Thanh Việt (2007), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn duyên hải Miền Trung, LATS, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án cũng đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát được bối cảnh kinh tế xã hội của vùng Duyên hải Miền Trung và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả của thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng duyên hải Miền Trung và nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn duyên hải Miền Trung. Tưy nhiên trong nghiên cứu này không luận giải những vấn đề lý luận về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI đối với một địa phương cụ thể mà mới chỉ phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI đối với một vùng kinh tế. Nguyễn Trọng Hải (2008), Vận dụng một so phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, LATS, Đại học Kinh tế quốc dân. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện các khái niệm, các chỉ tiêu, quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI. Điểm mới của luận án là đã sử dụng thành công các phương pháp: phương pháp đồ thị không gian ba chiều trong phân tích nhân tố, phân tích dãy số thời gian đa chỉ tiêu phương pháp chỉ số mở rộng trong phân tích hiệu quả kinh tế. Tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI và tăng cường hiệu quả FDI tại Việt Nam. Tưy nhiên trong nghiên cứu này, hiệu quả sử dụng vốn FDI mới chỉ dùng lại ở góc độ hiệu quả kinh tế, chưa đề cập đến lý luận và thực trạng về hiệu quả xã hội của vốn FD1 đối với nước tiếp nhận đầu tư. Vũ Chí Lộc (1995), Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tự trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, LATS, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã trình bày những vấn đề lý luận về hiệu quả của FDI được biểu hiện ở 2 mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. về hiệu quả kinh tế tác giả quan niệm có bản chất như đánh giá hiệu quả tài chính, phân tích chi phí lợi ích của dự án đầu tư, còn hiệu quả xã hội là những tác động tích cực của dự án về mặt xã hội. Tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của FDI. Trên cơ sở các đánh giá về hiệu quả KTXH của FDI, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của FDI tại Việt Nam. Tưy nhiên, luận án được thực hiện vào năm 1995, sau 7 năm Luật đầu tư (1897) có hiệu lực, hầu hết các dự án FDI đang ở giai đoạn đầu triến khai thực hiện, nhiều dự án chưa thể hoạt động có hiệu quả, nên đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn hạn chế, chưa đủ số liệu thực tiễn, và không còn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Mặt khác quan điểm về hiệu quả kinh tế của FDI của tác giả chưa xác định rõ đứng trên góc độ nước tiếp nhận đầu tư hay chủ đầu tư, vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa về hiệu quả kinh tế xã hội của FDI đứng trên góc độ quản lý của nước tiếp nhận FDI. Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, LATS, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận án đã trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc phạm vi huy động vốn FDI, tổng hợp một số kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong lĩnh vực này, trên cơ sở đó rút ra những bài học có thể áp dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam. Luận án cũng phân tích thực trạng huy động và hiệu quả sử dụng vốn FDI qua các giai đoạn khác nhau, phân tích những thành tựu và hạn chế trong hoạt động FDI tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI. Luận án được thực hiện vào năm 2000, giai đoạn trước đây quan niệm về thu hút chỉ dững lại ở việc quan tâm đến số lượng vốn, số lượng dự án, đối tác đầu tư, nhưng chưa coi trọng đến chất lượng của các dự án FDI. Bước vào giai đoạn mới, vấn đề thu hút FDI cần được nghiên cứu trên quan điểm phù hợp với thực tiễn hơn. Ngoài ra, quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn FDI được tác giả phân tích trên cả hai góc độ: chủ đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu sâu sắc và chi tiết hơn về hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước tiếp nhận vốn. Như vậy, qua hệ thống hóa các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: Trước năm 2000, nghiên cứu thực nghiệm FDI vẫn còn ít bởi hạn chế dữ liệu sẵn có do cơ quan thống kê không thực hiện khảo sát thường xuyên đầu tư nước ngoài, các thống kê KTXH một cách hệ thống rất khó tìm thấy, mặt khác quan điểm thu hút FDI trong giai đoạn này hầu như chỉ quan tâm đến số lượng vốn, số lượng dự án, số đối tác nên không thể phân tích toàn diện về hiệu quả thu hút FDI. Từ năm 2000, Tổng cục thống kê đã khảo sát doanh nghiệp và sự sẵn có dự liệu đã cho phép thực hiện nghiên cứu thực nghiệm. Một số nghiên cứu gần đây đã sử dụng số liệu điều tra từ phía doanh nghiệp, sử dụng phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy để xác định nhân tố ảnh hưởng đến FDI. Nội dung chính của các công trình nghiên cứu trên cho thấy các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI và thu hút FDI, hiệu quả sử dụng vốn FDI tại một địa phương, vùng hoặc cả nước, xây dựng có hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thu hút, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ở cấp vi mô và vĩ mô và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI, thúc đẩy thu hút FDI. Một số công trình tập trung nghiên cứu những nhân tố tác động đến FDI đối với một vùng, hoặc địa phương cụ thể. Tưy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chính thức về hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Hải Phòng. 1.2.2. Những nghiên cứu nước ngoài Bên cạnh những nghiên cứu trong nước còn có những nghiên cứu của nước ngoài về thu hút FDI. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về thu hút FDI gồm có: Fabienne Fortanier (2007) “Foreign direct investment and host country economic growth: Does the investors country of origin play a role? ”, cho rằng bằng chứng về thực nghiệm quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vẫn chưa có kết luận rõ ràng, nghiên cứu này phân tích sự khác nhau trong hiệu quả FDI ở các nước, sử dụng số liệu từ năm 1989 2002. Kết quả phân tích cho thấy kết quả của FDI là khác nhau với mỗi nước phụ thuộc vào đặc điểm của từng nước nhận đầu tư và tăng trưởng FDI khác nhau với các nước đầu tư khác nhau. Chengang Wang, Yingqi Wei và Xiangming Liu (2007) “Does Chian rỉval ỉts neighbourỉng economics of inward FDI? ” có phân tích ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc đến đầu tư nước ngoài vào khu vực, Trung Quốc đã làm chuyển hướng các dòng đầu tư nước ngoài vào khu vực như thế nào và cạnh tranh thu hút đầu tư với các nước khác trong khu vực như thế nào. Imad A.Moosa (2002), Foreign Direct lnvestment Theory, Evỉdence and Practỉce, Palgrave Macmillan. Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng FDI là một vấn đề quan trọng, đã thu hút được sự chú ý của các nhà kinh tế học cũng như các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách. Tác giả trình bày cuộc khảo sát của cơ quan trung ương và các ý tưởng liên quan đến FDI và khẳng định, nó sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị. Ồng định nghĩa về FDI, phân tích ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nó. Tác giả phân tích tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế của nước sở tại và sự tăng trưởng của TNCs. Tác giả cũng trao đổi các phương pháp thẩm định dự án FDI, cung cấp thêm các trao đổi về một số chủ đề như rủi ro quốc gia, chuyển giá cũng như kiểm soát và đánh giá hiệu suất trong các TNCs. Linda Y.C.Lim and Pang Eng Fong (1991), ‘Foreign dỉrect investment and industrialiiation in Malaysia, Singapore, Taiwan and Thailand”, OECD. Cuốn sách đã phân tích và so sánh chính sách, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia Malaysia, Thái Lan, Singapore và Đài Loan, từ đó chỉ ra những ảnh hưởng thực tế của FDI đến các quốc gia này đó là FDI đem lại khối lượng vốn lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kĩ năng làm việc và những nguồn nguyên liệu đầu vào mà các quốc gia này thiếu hụt, đồng thời thúc đẩy phát triển nội lực của các quốc gia này, xây dựng nguồn thống tin nội địa và phát triển nền kinh tế nhanh hơn, bên cạnh đó FDI cũng có những mặt tiêu cục về sự phụ thuộc vào thị trường và chi nhánh ở nước ngoài, cải thiện thu nhập, vấn đề về môi trường, du nhập công nghệ lạc hậu. Ngoài ra, các tác giả còn đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các ngành công nghiệp tại 4 quốc gia này như điện tử, tự động hóa, ô tô, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị để giải quyết những vấn đề hạn chế của FDI trong các ngành công nghiệp của 4 quốc gia, từ đó thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại các quốc gia này. Pravakar Sahoo, Geethanjali Nataraj, Ranjan Kumar Dash (2014), Foreign Dỉrect Investment South Asia, Policy, ỉmpact, Determinants and Challenges. Cuốn sách nghiên cứu về các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (chính sách về thuế, chính sách về quyền sở hữu, luật lao động...) và những cải cách chính sách trong vòng hơn ba thập kỷ của 5 nước Nam Á: Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka and Nepal. Các tác giả cũng tập trung mô tả và phân tích quy mô, xu hướng và các thành phần của dòng vốn FDI chảy vào khu vực này. Đồng thời cuốn sách cũng thảo luận về chính sách FDI của Trung Quốc, so sánh với chính sách của Àn Độ và các nước Nam Á, phân tích môi trường và chính sách FDI của các nước Nam Á rất chi tiết, đưa ra ảnh hưởng của FDI với xuất khẩu của các quốc gia, với tăng trưởng của các quốc gia Nam Á. Kojima K. (1998) với Foreỉgn Dỉrect Investment: Nghiên cứu tập trung vào vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ hệ thống quan điểm, khái niệm, cách xác định, đặc điểm nhận biết về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.3. “KHOẢNG TRỐNG” CHO CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Qua việc hệ thống hóa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, nghiên cứu sinh nhận thấy các nghiên cứu về FDI rất phống phú, mỗi đề tài, bài báo, sách chuyên khảo đã luận giải các vấn đề về FDI ở những phạm vi khác nhau, với mục tiêu nghiên cứu khác nhau, nhưng thống nhất một số các vấn đề đó là: Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, các nhân tố tác động đến lưu chuyển dòng vốn FDI, những ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế xã hội nói chung.. .cho đến hoạt động thu hút FDI của một số quốc gia. Những lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn trên cả hai góc độ vi mô và vĩ mô. FDI là một bộ phận kinh tế quan trọng của địa phương và nằm trong kết cấu công nghiệp chung của cả nước, thu hút FDI thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CNH, HĐH. Thu hút FDI vào địa phương đã góp phần làm đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tạo ra sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động. Các công trình có những đánh giá cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn FDI vào Việt Nam thống qua các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá. Đã phân tích và xác định rằng thu hút FDI là yêu cầu cần thiết và quan trọng của địa phương, của quốc gia trong việc phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh của từng vùng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghiên cứu và phân tích một số kinh nghiệm thu hút FDI ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương của Việt Nam Tưy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích làm rõ hơn lý luận và Quan điểm về thu hút FDI là chính. Những giai đoạn trước đây, ví dụ như thời gian đầu mở cửa (19871995), Việt Nam thiếu vốn trầm trọng, quỹ đất nhiều, công nghệ lạc hậu và sản xuất yếu, Việt Nam tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giá và như vậy lúc đó mục tiêu thu hút chỉ nhấn mạnh đến sự gia tăng về số lượng, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư mà chưa chú trọng đến hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI. Trong giai đoạn hiện nay, đi cùng với việc chú trọng về hoạt động thu hút vốn FDI, quốc gia tiếp nhận vốn cũng cần phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tóm lại, với góc nhìn kinh tế, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước tiếp nhận vốn, nghiên cứu sinh nhận thấy, chưa có tác giả nào nghiên cứu về hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI một cách có hệ thống, hoàn chỉnh, chi tiết, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đây là khoảng trống mà luận án có thể tiếp tục nghiên cứu. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN cứu VÀ NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA NỘI DUNG LUẬN ÁN SO VỚI CÁC NGHIÊN cứu TRƯỚC ĐÂY 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu Từ “khoảng trống” của các công trình nghiên cứu liên quan, nghiên cứu sinh xác định các câu hỏi nghiên cứu của Luận án bao gồm: 1. Hiệu quả thu hút vốn FDI là gì, hiệu quả sử dụng vốn FDI là gì, bao gồm những nội dung và có những đặc điểm nào? 2. Những nhân tố nào tác động tới Hiệu quả thu hút vốn FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI? 3. Có những tiêu chí nào đề đánh giá Hiệu quả thu hút vốn FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI? 4. Thực trạng hiệu quả thu hút vốn FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng giai đoạn 2005 2015 nhu thế nào? 5. Những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cũng nhu định hướng thu hút vốn FDI của TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nhu thế nào? 6. Đề xuất những giải pháp và các kiến nghị nào đề nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030? 1.4.2. Những khác biệt của luận án so với các nghiên cứu trước đây Qua nghiên cứu, tìm hiểu, kế thừa những kết quả cũng nhu khắc phục những nhược điểm của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chưa được giải quyết. Đó là nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cũng nhu thực trạng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP Hải Phòng. 1.4.2.1. về phương diện lý luận Điểm mới của luận án đó là tập trung làm rõ lý luận về hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI vào địa phương đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của nước tiếp nhận vốn FDI. Bởi theo nghiên cứu sinh, trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả không phân tách rõ ràng hai vấn đề: thu hút và sử dụng FDI. Mặt khác, trong giai đoạn tới, định hướng thu hút FDI của Việt Nam không phải chỉ quan tâm đến sự gia tăng về số lượng vốn, đối tác đầu tư mà cần phải gắn thu hút FDI với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, định hướng thu hút FDI của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Ngoài ra, một dự án FDI được Thực hiện ở một địa phương, một quốc gia nào đó nhằm khai thác những lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư đề mang lại lợi nhuận cho các chủ đầu tư. Tưy nhiên, một hoạt động đầu tư không những chỉ đảm bảo lợi ích kinh tế cho các chủ đầu tư mà còn phải đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn ở đây là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy cần phải đánh giá hiệu quả thu hút vốn FDI và hiệu quả sử dụng vốn FDI, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia địa phương, phù hợp với định hướng và chiến lược thu hút FDI, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Vì vậy, về phương diện lý luận, luận án sẽ: • Xác định rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung của hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI • Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI • Xây dựng hệ thống các

Viết tắt TiếngTỪ Anh DANH MỤC VIẾT TẮT TIÉNG VIỆT Tiếng Việt ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trục tiếp nước GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Increment Capital - Output Ratio Hệ số sử dụng vốn IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế M&A Mergers and Acquisition Mua lại sáp nhập Malaysian Investment Development Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia MIDA NAFTA OECD Authority North America Free Trade Agreement Khu vực mậu dịch tự Bắc Mỹ Organisation for Economic Co-operation Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế and Development OPIC Overseas Private Investment Corporation Tập đoàn đầu tư tư nhân hải ngoại PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số lực cạnh tranh PPP Pulic Private Partnership Hình thức đối tác công tư R&D Research and Development Nghiên cứu phát triển SEZ special Economic Zone Đặc khu kinh tế SMEs Small and medium enterprises Doanh nghiệp nhỏ vừa TFP Total factor productivity Năng suất nhân tố tổng hợp TNCs Tran-national Corporations Công ty xuyên quốc gia Tran-Pacific Strategic Economic Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Partnership Agreement Dương United Nations Coníerence on Trade and ủy ban thương mại phát triển Liên Development TPP ƯNCTAD VA Value Added Hiệp Quốc Giá trị gia tăng WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại giới WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế giới DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Viết tắt Ý nghĩa BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNHT Công nghiệp hỗ trợ CSHT Cơ sở hạ tầng ĐKKD Đăng ký kinh doanh DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước KCN, KKT, KCX Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất KNNCNC Khu nông nghiệp công nghệ cao KTXH Kinh tế xã hội KV Khu vực LATS Luận án tiến sĩ NK Nhập NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách nhà nước NXB Nhà xuất QCVN Quy chuẩn Việt Nam TP Thành phố TT Thống tư ƯBND TP ủy ban nhân dân thành phố XK Xuất iv MỤC LỤC Lời cam đoan i Danh mục từ viết tắt Tiếng Anh ii Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt iii Mục lục iv Danh mục bảng iix Danh mục hình X Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1 Cơ sở nghiên cứu 1.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung 11 11 luận án 12 1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước 12 1.2.2 Những nghiên cứu nước 19 1.3 “Khoảng trống cho vấn đề tiếp tục nghiên cứu 1.4 Câu hỏi nghiên cứu khác biệt nội dungluận án so với nghiên 23 21 cứu trước 1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu 23 1.4.2 Những khác hiệt luận án so với nghiên cứu trước 23 Kết luận chương 26 Chương 2: Lý luận hiệu thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước 27 kinh nghiệm thực tiễn 2.1 Những vấn đề hiệu thu hút sử dụng vốn đầu tư trục tiếp nước 27 V 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước 27 2.1.2 Hiệu thu hút FDI 38 2.1.3 Hiệu sử dụng vốn FDI 41 2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu thu hút sử dụng vốn FDI 45 2.2.1 Tiêu chí đảnh giả hiệu thu hút vẩn FDI 45 2.2.2 Tiêu đảnh giả hiệu sử dụng vốn FDI 46 thu hút sử dụngvốn FDI 51 2.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đền hiệu thu hút vỏn FDI 51 2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu sử dụng vốn FDI 60 2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu 2.4 Kinh nghiệm thu hút sử dụng vốn FDI 62 2.4.1 Kinh nghiệm quốc tế 62 2.4.2 Kinh nghiệm tỉnh, thành phố Việt Nam 68 2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho TP Hải Phòng việc nâng cao hiệu 76 thu hút sử dụng vốn FDI giai đoạn tới Kết luận chương 81 Chương 3: Thực trạng hiệu thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước 82 thành phố Hải Phòng 3.1 Hải Phòng - vị trí, tiềm năng, lợi thu hút FDI 82 3.1.1 Vị trí địa lý tài nguyên 82 3.1.2 Nguồn nhân lực 84 vi 3.1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 84 3.1.4 Hệ thống dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý, dịch vụ tài ngân 86 hàng 3.1.5 Chính sách thu hút FDI Hải Phòng thời gian qua 87 3.1.6 Chỉ số PCI thành phố Hải Phòng 90 3.2 Thực trạng hiệu thu hút FDI vào thành phố Hải Phòng 92 3.2.1 Hiệu thu hút FDI thống qua so sánh số dự án quy mô đầu tư qua 92 giai đoạn 3.2.2 Theo đối tác đầu tư 96 3.2.3 Theo ngành nghề đầu tư 97 3.2.4 Theo hình thức đầu tư 98 3.2.5 Đóng góp vốn FDI vào dịch chuyên cấu kinh tế ngành nội 100 ngành Hải Phòng 3.2.6 Một số tiêu định lượng đánh giá hiệu thu hút FDI 3.3 Thực trạng hiệu sử dụng vốn FDI Hải Phòng 3.3.1 Hiệu kinh tế vốn FDI TP Hải Phòng 3.3.2 Hiệu sử dụng vốn FDI TP Hải Phòng 3.4 Đánh giá thực trạng hiệu thu hút sử dụng vốn FDI Hải Phòng 3.4.1 Những thành công 3.4.2 Những tổn tại, hạn chế nguyên nhân Kết luận chương Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp 156 102 106 106 115 118 118 138 155 VII nước thành phố Hải Phòng giai đoạn đến 2020 tầm nhìn 2030 4.1 Xu hướng FDI vào Việt Nam thời gian tới quan điểm, mục tiêu, định hướng 156 thu hút sử dụng FDI Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 4.1 ỉ Xu hướng FDI vào Việt Nam thời gian tới 156 4.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Hải Phòng đền 2020, tầm nhìn 4.1.3 Quan điểm, mục tiêu định hướng thu hút, sử dụng FDI 2030 Hải Phòng 164 166 giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu thu hút sử dụng vốn FDI Hải Phòng đến năm 170 2020, tầm nhìn 2030 4.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu thu hút FDI Hải Phòng 171 4.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng FDI Hải Phòng 186 4.3 Kiến nghị với Chính phủ Bộ ban ngành 195 Kết luận 198 Danh sách công trình tác giả Danh mục tài liệu tham khảo Phu luc DANH MỤC CÁC BẢNG viii Tến bảng STT Trang Bảng 3.1 Số dự án FDI cấp phép Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 94 Bảng 3.2 Cơ cấu vốn FDI Hải Phòng theo quy mô vốn đến năm 2015 95 Bảng 3.3 Các quốc gia có vốn FDI đăng kí cao Hải Phòng (lũy kế dự án 96 hiệu lực đến ngày 31/12/2015) Bảng 3.4 Đầu tư trực tiếp nước TP Hải Phòng cấp giấy phép 98 phân theo ngành kinh tế (tính đến 31/12/2015) Bảng 3.5 Cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư tính đến hết 2015 99 Bảng 3.6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 103 So sánh tiêu chí vốn FDI thực so với vốn FDI đăng ký TP Bảng 3.7 Bảng 3.8 Hà Nội TP Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 So sánh tiêu chí vốn FDI đăng ký bình quân đầu người Hải Phòng 104 105 Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Bảng 3.9 Đóng góp KV FDI GDP Hải Phòng 2005 - 2015 108 Hệ số ICOR thành phố Hải Phòng, nước khu vực FDI Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Hải Phòng giai đoạn 2001- 2015 109 Hệ số ICOR khu vực FDI thành phố Hải Phòng 2005 -2015 109 Tỷ lệ trị giá xuất khu vực FDI so với tổng trị giá xuất Hải 111 Phòng giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.13 So sánh tỷ lệ trị giá xuất khu vực FDI so với vốn FDI thực 112 TP Hải Phòng TP Hà Nội giai đoạn 2005 - 2015 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Thu ngân sách KV FDI TP Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 So sánh tiêu thu ngân sách khu vực FDI so với vốn FDI thực TP Hà Nội TP Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 113 114 ix Bảng 3.16 Bảng 3.17 Tỷ lệ số lao động KV FDI với tổng lao động Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 Các dự án đầu tư vào KCN Tràng Duệ tính đến hết 2015 115 124 Đóng góp khu vực FDI Hải Phòng giá trị sản xuất Bảng 3.18 công nghiệp giai đoạn 2005 - 2015 126 Kim ngạch XK số sản phẩm DN FDI Hải Phòng năm Bảng 3.19 Bảng 3.20 2015 Các doanh nghiệp đứng đầu sản phẩm xuất Hải Phòng tính đến 130 131 hết năm 2015 Thu nhập người lao động doanh nghiệp FDI Hải Phòng Bảng 3.21 giai đoạn 2010-2015 134 Xuất nhập khu vực FDI địa bàn TP Hải Phòng giai Bảng 3.22 đoạn 2005 - 2015 143 Bảng 4.1 FDI toàn cầu giai đoạn 2011 - 2013 157 Bảng 4.2 Dự kiến nguồn vốn cho đầu tư phát triển Hải Phòng 2016-2030 168 DANH MỤC CÁC HÌNH Tến hình STT Trang Hình 3.1 Hình 3.2 Tổng hợp kết số PCI giai đoạn 2007- 2015 Hải Phòng So sánh số PCI Hải Phòng với số tỉnh thành phố Đồng sống 90 92 Hồng năm 2014 2015 Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế theo ngành Hải Phòng giai đoạn 2005- 2015 100 Giá trị gia tăng KV FDI Hải Phòng giai đoạn 2005-2015 106 Giá trị gia tăng theo loại hình kinh tế Hải Phòng 2010-2015 107 Hình 3.4 Hình 3.5 Hình 3.6 Hình 3.7 Năng suất lao động xã hội theo thành phần kinh tế Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2015 110 Lao động từ 15 tưổi trở lên doanh nghiệp địa bàn TP Hải Phòng phân theo thành phần kinh tế 2005-2015 116 FDI vào nhóm nước giai đoạn 1995-2013, dự báo 2014-2016 156 Hình 4.1 184 Thứ tư, ban hành sách ưu đãi doanh nghiệp nhỏ vừa phát triển công nghiệp hỗ trợ Các doanh nghiệp nhỏ vừa nguồn quan trọng đề hình thành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời khu vực hấp thụ chuyển giao công nghệ cách tốt Do đó, phát triển hệ thống doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sách trọng tâm để phát triển công nghiệp hỗ trợ Tưy nhiên, hệ thống doanh nghiệp thành phố yếu số lượng lẫn lực sản xuất nên phát triển CNHT thống qua đối tượng trở nên khó khăn Những cản trở tạo nên yếu khó khăn vốn, công nghệ, trình độ quản lý, lực nắm bắt thị trường khả đàm phán kinh doanh Vì cần thiết lập sách hỗ trợ riêng doanh nghiệp vừa nhỏ hoạt động lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phải tính toán ưu đãi thật rõ nét với lĩnh vực này, ví dụ sách hỗ trợ vốn miễn giảm, giãn thuế, tiền thuê đất, thời gian thủ tục pháp lý, hỗ trợ thống tin thị trường, đào tào lực quản lý kinh doanh, hỗ trợ pháp lý khả đàm phán kinh doanh, hỗ trợ vay vốn vay kinh doanh từ ngân hàng lớn 4.2.2.5 Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng định đến tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế, tạo lợi cạnh tranh quốc gia địa phương thu hút sử dụng FDI, tưy nhiên lợi có thay đổi xu hướng toàn cầu hóa kinh doanh trình phát triển công nghệ, chuyến từ chi phí lao động rẻ sang trình độ lao động sẵn có lao động có kỹ năng, đội ngũ quản lý có chất lượng cao Yeu tố người vô quan trọng máy móc đại mà chất lượng lao động, trình độ lao động không tiếp quản hay vận hành hiệu công việc không cao, chất lượng lao động yếu tố quan trọng định suất lao động Việc sử dụng lao động có trình độ cao vấn đề doanh nghiệp FDI coi trọng, đặc biệt doanh nghiệp sử dụng công nghệ đại, thân thiện môi trường Vì để tiếp tục khai thác lợi lao động nhằm nâng cao hiệu thu hút sử dụng FDI phù hợp với định hướng phát triển thành phố, cần phải tạo sẵn có lao động kỹ thuật, quản lý có chất lượng cao, đặc biệt lao động ngành lợi thành phố như: đóng sửa chữa tàu thuyền, khí chế tạo, dệt may, da giầy, chế biến thủy sản ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển ngành điện tử, công nghệ thống tin, công nghiệp hóa, du lịch, dịch vụ Trong xu hướng đầu tư ngày nhiều cho lĩnh vực công nghệ cao, với trình độ lao động nay, Hải Phòng khó đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp Xác 185 định tầm quan trọng, chìa khóa tạo nên lợi cạnh tranh địa phương thu hút FDI, Hải Phòng cần phải thực giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khắt khe doanh nghiệp FDI, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi tay nghề, trình độ chuyên môn tốt thời gian tới Việc phát triển nguồn nhân lực thành phô Hải Phòng cân theo quan điêm sau: Thứ nhất, phải xem khâu quan trọng, tạo lợi có tính động lực thu hút đầu tư để phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ có lợi lĩnh vực có ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI thành phố Thứ hai, phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội TP để đặt yêu cầu phát triển trọng tâm gắn với ngành mũi nhọn lợi TP, đồng thời đảm bảo số lượng trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu thị trường Thứ ba, phải dựa quan hệ cung cầu thị trường lao động dự báo nhu cầu lao động TP Phát triển không nhấn mạnh đến việc tạo cung đảm bảo số lượng, chất lượng mà phải chủ động tạo cầu, đặc biệt cầu nguồn nhân lực chất lượng cao Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 85% năm 2020 (mục tiêu toàn quốc 70%) 90% vào năm 2030 Định hướng để phát triển nguồn nhân lực TP Hải Phòng: - Thực đồng bộ, hiệu Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020 Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới sở đào tạo địa bàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung sở đào tao, dạy nghề nước Xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo nguồn nhân lực thành phố phù hợp, đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc cấu kinh tế đổi mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 - Xây dựng chế, sách cụ thể để phát triển thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao Xây dựng, củng cố mô hình xã hội học tập; tạo môi trường học tập suốt đời, phát triển mô hình học tập cộng đồng, không “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài, mà cần tạo môi trường làm việc nghĩa với chế thống thoáng có cầu nối giao lưu, dự án cụ để phát huy khả họ - Tận dụng nguồn lực, hình thức đào tạo nước, đẩy mạnh việc xã hội hóa đào tạo (đặc biệt quan tâm ưu tiên đào tào công nhân có tay nghề cao, lao động quản lý); tăng cường hợp tác quốc tế dạy nghề, cử cán bộ, giáo viên dạy nghề học tập, bồi dưỡng kiến thức thực tế ngắn hạn Nhật Bản nước phát triển; áp dụng chương 186 trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy lực quản lý Nhật Bản nước phát triển; tập trung đầu tư, nhanh chóng xây dựng nghề trọng điểm Bộ Lao động - Thương binh Xã hội phê duyệt cho sở dạy nghề địa bàn để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao - Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng doanh nghiệp, tạo ngành nghề mà doanh nghiệp cần Ban hành sách, chế ưu đãi, khuyến khích thành phàn kinh tế tham gia hoạt động đào tạo nghề Thực kết hợp đào tạo trung tâm với chuyển giao công nghệ Khuyến khích doanh nghiệp, viện nghiên cứu đối tác nước thực chương trình trao đổi kỹ thuật, trao đổi chương trình R&D Xây dựng thực chế, sách ưu đãi doanh nghiệp, tổ chức tham gia đào tạo tài trợ đào tạo nhân lực như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với phần lợi nhuận trích để đầu tư xây dựng sở đào tạo, không tính thuế thu nhập cá nhân phần thu nhập đầu tư cho đào tạo nhân lực, miễn giảm thuế đất, thuế sử dụng đất cho sở đào tạo - Hỗ trợ người lao động thống qua sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở, chung cư cho thuê khu vực gần dự án lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế; bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, y tế, hoạt động giải trí cho người lao động - Đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ cho người lao động, đặc biệt ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật cách liên kết trường Đại học doanh nghiệp FDI có nhu cầu; tiếp tục thực Đe án đào tạo điểm tiếng Nhật Trường cao đẳng Nghề công nghiệp Hải Phòng, Trường cao Điện tử Viettronics; sớm hoàn thiện Đề án mở rộng thí điểm đưa tiếng Nhật vào giảng dạy trường phổ thống - Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng trường Đại học Đại học Hàng Hải trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia phục vụ Chiến lược Phát triển kinh tế biển nước Phát triển trường cao đẳng nghề: Công nghiệp, Bách nghệ, Duyên hải, Vinashin có nghề đào tạo đạt trình độ quốc tế phấn đấu nâng cấp trường thành trường đại học chuyên ngành kỹ thuật Tăng nhanh đội ngũ giảng viên có trình độ cao chuyên môn (cả lý thuyết thực tiễn) trường đại học, cao đẳng địa bàn với 70% trình độ thạc sĩ, 40% đạt trình độ tiến sĩ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, khuyến khích đầu tư quốc tế vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đến năm 2020 có trường đại học quốc tế 1-2 trường nghề đào tạo theo chương trình quốc tế 187 4.3 Kiến nghị Chính phủ Bộ ban ngành Đối với quốc gia, hệ thống pháp luật môi trường thề chế thành phần quan trọng môi trường đầu tư phản ánh sách mở cửa chiến lược hội nhập với kinh tế giới Sự thành công hay thất bại việc hấp dẫn nhà đầu tư nước phụ thuộc nhiều vào hệ thống luật pháp môi trường thể chế, nói yếu tố quan ảnh hưởng đến ý định nhà ĐTNN Vì vậy, tác giả xin đề xuất số kiến nghị sau: Thứ nhất, sách thuế: hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng đon giản, hợp lý ưu đãi thuế dễ thực thi Rà soát, đánh giá lại bất cập ưu đãi thuế (ưu đãi dự án đầu tư dự án mở rộng), đồng thời, tiến hành cải cách hệ thống thuế trở nên hấp dẫn, cạnh tranh so với nước khu vực Thứ hai, xây dựng chiến lược thu hút FDI theo hướng phát triển bền vừng Chủ trương “phát triển bền vững” yêu cầu xuyên suốt chiến lược thu hút FDI, hướng nguồn vốn FDI chuyển mạnh sang lĩnh vực góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu gia công lắp ráp, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, đòi hỏi nghiêm khắc tiêu chuẩn môi trường cấp phép đầu tư Thứ ba, xem xét bổ sung, sửa đồi quy định pháp lý Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật Tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường văn liên quan cho phù hợp với xu hội nhập bối cảnh Việt Nam ký kết hàng loạt FTA theo hướng xử lý mạnh triệt đề vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường doanh nghiệp FDI Luật đất đai cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế thuê đất đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bổ sung chế sử dụng đất trình tích tụ phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với việc đầu tư xây dựng sở hạ tầng, công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp Ngoài cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ- CP sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với trình tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp Luật sở hữu trí tưệ cần xây dựng chặt chẽ, quy định thời hạn bảo hộ để nhà đầu tư nước yên tâm đầu tư, chuyển giao công nghệ phát triển sản phẩm dựa hoạt động R&D Các cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tưệ nhà đầu tư nước cần hướng dẫn rõ ràng, phù hợp với quy định cam kết khuôn khổ 188 WTO, TPP FTAs khác, hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam tham gia Thứ tư, cần sớm ban hành tiêu chí để thẩm định, thẩm tra dự án tiêu chí thẩm định công nghệ cao, giá trị gia tăng, sử dụng lượng xanh, đóng góp cho ngân sách nhà nước, thấm tra tác động môi trường tạo sở tiền đề cho định cấp giấy chứng nhận đầu tư Thứ năm, Thủ tướng Chính phủ có thê xem xét cho phép Hải Phòng xây dựng thực chế đặc thù phù hợp thu hút FDI phát triển hạ tầng biển phát triển kinh tế biển 189 KẾT LUẬN Thu hút sử dụng vốn FDI nguồn lực tù’ bên chủ trương quán, lâu dài Đảng Nhà nước ta, nhằm tăng cường động lực đa dạng cho phát triển kinh tế, gia tăng cầu nối sản xuất kinh doanh nước với giói thống qua hàng loạt mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật, hình thức tổ chức sản xuất quan hệ kinh tế khác Tưy nhiên, thu hút vốn FDI cần tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút giá, cần đánh giá hiệu thu hút vốn FDI song song với hiệu sử dụng vốn FDI gắn với mục đích phát triển bền vững, giải đắn mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống nhân dân Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu thu hút hiệu sử dụng vốn FDI Quy mô, tính chất tác động tùy thuộc vào thống quan điếm, nhận thức, đồng quán sách công tác tổ chức quản lý nhà nước Việc học hỏi, rút kinh nghiệm từ học thành công hạn chế thu hút sử dụng vốn FDI từ quốc gia giới địa phương khác nước giúp giảm thiểu tác động tiêu cực, xử lý hài hòa lợi ích nhà đầu tư quốc gia tiếp nhận vốn, tạo phát triển kinh xã hội quốc gia địa phương thu hút FDI Trong giai đoạn 2005- 2015, đầu tư trực tiếp nước góp phần bố sung vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội thành phố Hải Phòng, tỷ lệ vốn FDI thu hút Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư phát triển năm gần đạt kết cao (năm 201329,72%, năm 2014 - 30,96%, năm 2015 - 31,53%) vượt nhu cầu vốn đầu tư nước quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 20% Trong có nhiều dự án lớn, quan trọng đến từ tập đoàn, công ty lớn giới dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử điện tử công nghệ cao Đầu tư trục tiếp nước thúc chuyển dịch cấu kinh tế chung, chuyển dịch cấu nội ngành công nghiệp nhóm ngành dịch vụ; đóng góp vào phát triển khu công nghiệp Khu kinh tế Hải Phòng; góp phần gia tăng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành, lĩnh vực ưu tiên, với hiệu sử dụng vốn tốt thành phần kinh tế nước Các doanh nghiệp FDI Hải Phòng góp phần mở rộng thị trường xuất thay nhập khẩu, tạo số lượng lớn việc làm cho người lực lượng lao động thành phố Ngoài việc tiếp thu tác phống công nghiệp, lao động nắm bắt công nghệ kỹ thuật quản lý, điều hành 190 tiên tiến doanh nghiệp nước Hiệu hoạt động tốt khu vực FDI có tác động lan tỏa đến thành phần khác thống qua liên kết khu vực với khu vực khác thành phố Hải Phòng, góp phần thúc đẩy đổi công nghệ, thiết bị lực quản lý Tưy nhiên hiệu thu hút sử dụng vốn FDI thời gian qua chưa đạt mục tiêu kỳ vọng thành phố, cụ thể: Tỷ lệ vốn thực so với vốn đăng ký thấp, cấu vốn FDI có chênh lệch đáng kể công nghiệp- nông nghiệp dịch vụ, đối tác đầu tư vào Hải Phòng chưa đa dạng Hiệu sử dụng vốn FDI chưa tốt thể qua hiệu ứng lan tỏa sang khu vực khác kém, sản phẩm doanh nghiệp FDI có giá trị gia tăng thấp, sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên, phụ liệu bán sản phẩm cung cấp từ nước ngoài, công tác quản lý nhà nước đầu tư trực tiếp nước nhiều bất cập, tốc độ triển khai dự án chậm, xuất số doanh nghiệp FDI thực hành vi chuyển giá nhận ưu đãi thuế chưa quy định, mục tiêu nâng cao chất lượng lao động thống qua FDI chưa đạt mong muốn, tỷ trọng lao động khu vực FDI có tăng hàng năm Các công nghệ đưa vào doanh nghiệp FDI khá, nhiều dự án có trình độ công nghệ vào loại tiên tiến, công nghệ dững lại phàn đuôi công nghệ, mà chưa có công nghệ nguồn, công nghệ thiết kế sản phẩm ban đầu hay công tác nghiên cứu phát triển chưa trọng Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đề nâng cao hiệu thu hút sử dụng vốn FDI, thành phố Hải Phòng cần: - nâng cao hiệu thu hút vốn FDI: Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu công tác quy hoạch vốn FDI, gắn quy hoạch với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chuyển dịch cấu kinh tế Thứ hai, mạnh cải cách hành Thứ ba, xây dựng ưu đãi đặc thù cho dự án FDI sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tạo giá trị gia tăng lớn, dự án R&D dự án lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao Thứ tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội Cụ thể là: (i) Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật hạ tầng xã hội Khu công nghiệp tập trung chuyên sâu theo ngành theo đối tác đầu tư; (ii) Phát triển hạ tầng giao thống liên lạc đồng bộ, đại; (iii) Tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển dịch vụ liên quan theo hướng đại, bền vững Thứ năm, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, đổi phương thức nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư nâng cao hiệu - sử dụng vốn FDI: Thứ nhất, tăng cường quản lý hoạt động FDI Thứ hai, tạo 191 liên kết hợp lý doanh nghiệp nước với doanh nghiệp FDI, tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế Thứ ba, xây dựng chiến lược, lộ trình tiếp thu kỹ thuật, công nghệ Thứ tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ mũi nhọn Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực Ngoài ra, Nhà nước Bộ cần xây dựng định hướng thu hút FDI, sửa đổi bổ sung số Luật ban hành tiêu chí đánh giá công nghệ môi trường với dự án FDI Hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng đơn giản, hợp lý ưu đãi thuế dễ thực thi Rà soát, đánh giá lại bất cập ưu đãi thuế (ưu đãi dự án đầu tư dự án mở rộng), đồng thời, tiến hành cải cách hệ thống thuế trở nên hấp dẫn, cạnh tranh so với nước khu vực Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép Hải Phòng xây dựng thực chế đặc thù phù hợp thu hút FDI phát triển hạ tầng biển phát triển kinh tế biển Để phát triển kinh tế - xã hội, cần phải nhận thức đắn nguồn nội lực định, tưy nhiên việc sử dụng vốn bên quan trọng Việc xây dựng sách, chế độ phù hợp hoàn cảnh đất nước, thành phố, phù hợp yêu cầu quốc tế để nâng cao hiệu thu hút sử dụng vốn FDI số lượng chất lượng nguồn vốn FDI yêu cầu trước mắt lâu dài, tạo điều kiện tăng tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước, xóa đói giảm nghèo, đạt mục tiêu thành phố Hải Phòng đề cho giai đoạn phát triển DANH SÁCH CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Trần Thị Phương Mai (2013), “Để hội không rời bỏ Việt Nam” Báo Diễn đàn doanh nghiệp,so (46), Hà Nội, 2013 Trần Thị Phương Mai (2013) , “Nâng cao hiệu sử dụng vốn FDI”, Thời báo tài chính, số (73), Hà Nội, 2013 Trần Thị Phương Mai (2016) “Bàn đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước Hải Phòng”, Tạp chí Công thương- kết nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ, số (12), Hà Nội, Trần Thị Phương Mai (2016) “Phát huy lợi thu hút FDI giải việc làm Hải Phòng”, Tạp chí Lao động - xã hội, số (539), Hà Nội, 2016 Trần Thị Phương Mai, Vũ Việt Ninh (2016), “Xu hướng M&A đến từ doanh nghiệp Nhật Bản”, Tạp chí Thanh tra tài chính, số (174), Hà Nội, 12/2016 Trần Thị Phương Mai (2017) “Thực trạng giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước vào khu công nghiệp Hải Phòng”, Tạp chí Công thương- kết nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ, số (1), Hà Nội Trần Thị Phương Mai (2017), “Tăng cường thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030”, Tạp chí nghiên cứu Tài kế toán, Số (04) tháng 4/2017 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Ban Pháp Chế - Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự án Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh PCI - Dữ liệu PCI Hải Phòng, địa website: http://www.pcivietnam.org/hai-phống, truy cập ngày 20/03/2016 Bảo cảo đầu tư giới 2014, Tạp chí Tài chính, địa website http://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thơng-ke-tai-chinh/bao-cao-dau-tư-thegioi-nam-2014-50790.html, truy cập 18/04/2017 Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mỏi trường, Hà Nội Bộ Tài nguyên Môi trường (2015), Thống tư 27/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết đảnh giả tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường kế hoạch bảo vệ mói trường, Hà Nội Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Tài nguyên nước so 17/20Ỉ2/QH13 thống qua ngày 21/06/2012, Hà Nội Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai số 45/20Ỉ3/QH13 thống qua 29/11/2013, Hà Nội Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vỉ phạm hành lĩnh vực bảo vệ môi trườmg, Hà Nội Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật đầu tư ban hành theo định số 67/2014/QH13 có hiệu lực thỉ hành vào ngày 01/07/2015, Hà Nội Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường so 55/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015, Hà Nội 10 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định 15/2015/NĐ-CP Đầu tư theo hình thức đôi tác công tư, hình thức phổ biến hoạt động đầu tư theo hình thức PPP, Hà Nội 11 Cục đầu tư nước (2015), Một số biện pháp nhằm thu hút FDI thành phố Đà Nang, địa website: https://daưtưnươcngoai.gov.vn/tinbai/3388/Mot-so-bien-phap-nham-thư-hưtFDĨ-cưa-thanh-phố-Da-Nang, truy cập ngày 11/5/2016 12 Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2014, 2015 13 Đan Đức Hiệp (2000), “Đầu tư trực tiếp nước với chiến lược xuất Hải Phòng”, tạp chí Kinh tế dự báo, Hà Nội 14 Đan Đức Hiệp (2012), Khư chế xuất, khư công nghiệp, khư kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 15 Đan Đức Hiệp (2015), 25 năm thu hút vốn FDĨ Hải Phòng- thực trạng giải pháp, Nhà xuất trị quốc gia, Hà Nội 16 Đảng thành phố Hải Phòng (2011), Văn kiện Đại hội đại biêu lần thứ XIV, Nxb Hải Phòng 17 Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước vào tỉnh Nghệ An, LATS kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 18 Đào Văn Hiệp (2001), Đầu tư trực tiếp nước ảnh hưởng đền chuyển dịch câu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, đại hóa Hải Phòng, LATS kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 19 Diễn đàn M&A Việt Nam (2015), “Đại tiệc sối động cho giới đầu tư”, Bảo đầu tư Online, địa website http://baodautư.vn/dien-dan-ma-viet-nam-2015- dai-tiec-soidong-cho-gioi-dau-tư-d30809.html, truy cập ngày 22/4/2016 20 Đỗ Đức Định (1993), Đầu tư trực tiếp nước so nước phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 21 Hồng Sơn (2015), “Bình Dương- Điểm sáng thu hút FDI”, Báo Đầu tư Online, địa website http://pcivietnam.org.vn/diem-tin/binh-duong-diem-sang- thu-hut-fdial352.html, truy cập ngày 19/3/2016 22 Lê Hải Mơ (2016), “Cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh quốc gia: Chìa khóa đảm cho kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh bền vững”, trang web Viện chiến lược Chính sách Tài chính, địa website: http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd chitietỸdDo cName=MOF158312& adí.ctrl- state=nsibbkhbt 4& afrLoop=2882314347097829#!%40%40%3F afrLoop%3 D2882314347097829%26dDocName%3DMOF158312%26 adf.ctrlstate%3Ddkcihycas 4, truy cập 18/04/2017 23 Lê Hữu Nghĩa, Lê Văn Chiến, Nguyễn Viết Thống (2014), Tác động đầu tư trực tiếp nước đến suất lao động trình độ công nghệ củaViệt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 24 Lê Ngọc (2000), Những xu kinh tế kỷ 21,Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 25 Lê Quang Huy (2013), Đầu tư quốc tế, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh 26 Nguyễn Đức Thành (2014), Những ràng buộc tăng trưởng, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2014, Nhà xuất Đại học Quốc gia Hà Nội 27 Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn CôngTiến, Phạm Hồng Nam, Phan Văn Tâm (2014), Tác động đầu tư trực tiếp nước đến phát triển kinh tế thành phố Đà Nằng, NXB Lý luận trị, Hà Nội 28 Nguyễn Ngọc Anh (2014), Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, LATS kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nằng 29 Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nhân lực chất lượng cao Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, LATS kinh tế, Học viện trị hành Quốc gia, Hồ Chí Minh, Hà Nội 30 Nguyễn Thị Ái Liên (2012), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước vàoViệt Nam, LATS kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 31 Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước (FDI) Việt Nam, LATS kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 32 Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút nâng cao hiệu sử dụng vôn đầu tư trực tiếp nước Việt Nam, LATS kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh 33 Nguyễn Thị Thanh Xuân (2011), Điều chỉnh sách ngoại thương Trung Quốc sau gia nhập WTO, LATS kinh tế, Học viện Khoa học xã hội 34 Nguyễn Văn Giao (2016), Hiệu kinh tế xã hội dự án đầu tư trực tiếp nước nước ta nay, LATS, Đại học thương mại, Hà Nội 35 Nguyễn Xuân Trung (2012), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, LATS kinh tế, Học viện Khoa học xã hội 36 Phan Duy Minh (2011), Giáo trình Quản trị Tài quốc tế, Học viện tài chính, Hà Nội 37 Phan Duy Minh Đinh Trọng Thịnh (2011), Giáo trình Quản trị Đầu tư quắc tế, Học viện tài chính, Hà Nội 38 Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Đại học quốc gia, Hà Nội 39 Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước Việt Nam: Lý luận thực tiễn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 40 Phương Anh (2015), “Xu hướng dòng vốn FDI toàn cầu”, Báo Đầu tư Online địa website http://baodautư.vn/xu-huong-cua-dong-vốn-fdi-toan- cau-d3254.htmh truy cập ngày 21/3/2016 41 Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2010, 2012, 2013 42 Trần Quang Thắng (2012), Những van đề kinh tế xã hội nảy sinh đầu tư trực tiếp nước số nước Châu Ả giải pháp cho Việt Nam, LATS kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 43 Trang Nguyễn (2015), “Hà Nội tập trung thu hút vốn FDI sạch”, Báo Đầu tư Online, địa website http://baodautư.vn/ha-noi-tap-trung-thu-hut-vốn-fdi- sach-d31654.html Hà Nôi, truy cập ngày 15/6/2016 44 ƯBND TP Hà Nội (2013), Quyết định 6Ỉ25/QĐ-UBND thí điểm hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp địa bàn thành phố Hà Nội để sản xuất kinh doanh năm 2013 45 ƯBND TP Hà Nội (2013), Quyết định số 6866/QĐ-UBND việc bổ sung, sửa đôi số điều Quyết định 6125/QĐ-ƯBND ngày 11/10/2013 ƯBND Thành phố thỉ diêm hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp địa bàn thành phố Hà Nội để sản xuất kinh doanh năm 2013 46 UBND TP Hải Phòng (2011), Kế hoạch phát triển kinh té- xã hội, quốc phòng-an ninh thành phố Hải Phòng năm (2011-2015) so 4000/KH-UBND ngày 15 thảng năm 2011 47 UBND TP Hải Phòng (2011), Quyết định so 605/QĐ-UBND ngày 21 tháng năm 2011 việc ban hành kế hoạch hành động úy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng thực Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nước 48 UBND TP Hải Phòng (2014), Đe án Điều chỉnh cấu kinh tế, đôi mô hình tăng trưởng nâng cao sức cạnh tranh nên kinh tế Hải Phòng, đảm bảo yêu cầu phát trỉến nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội 49 UBND TP Hải Phòng (2015), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòngan ninh thành phố Hải Phòng năm 2016 - 2020 50 UBND TP Hải Phòng (2015), Quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2050 51 UBND TP Hải Phòng (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tề xã hội Hải Phòng đến năm 2020 52 UBND TP Hải Phòng (2015), Rà soát, điêu chỉnh, bô sung Quy hoạch tổng thể phát trỉên kinh tế- xã hội Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (dự thảo) 53 UBND TP Hải Phòng, Sở kế hoạch đầu tư TP Hải Phòng (2005), Kinh té Hải Phòng 50 năm xây dựng phát triển (1955-2005), NXB Thống kê 54 ủy ban thương mại phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) (1999), Báo cáo đầu tư giới 55 Võ Thị Vân Khánh (2016), Tăng cường thu hút vốn FDI khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, LATS kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội Tài liệu Tiếng Anh 56 IMF (1977), Balance oỊpayment manual International Monnetary Funds 4th 57.IMF (2002), FDI in China (2002), Some ỉessons for other countries, IMF policy discussion paper 58 Robert M.Coen and Robert Eisner (1992), The New Palgrave Dictationary of money and ýìnance, edited by Peter Newman, Murray Milgate, John Eatwell, the Mac Milla Press Limited, p.508 59 Sumei Tang (2007), FDI and its impact in china, a time series analysis, LATS, Griffith University 60 Yuan (2005), Chỉna ’s goals in attractỉng and utiỉừing FDĨ ... luận hiệu thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước 27 kinh nghiệm thực tiễn 2.1 Những vấn đề hiệu thu hút sử dụng vốn đầu tư trục tiếp nước 27 V 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước 27 2.1.2 Hiệu thu hút. .. luận hiệu thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước kinh nghiệm thực tiễn Chương 3: Thực trạng hiệu thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước thành phố Hải Phòng Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu. .. thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước thành phố Hải Phòng , nghiên cứu sinh muốn làm rõ thêm lý luận hiệu thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước đứng góc độ quản lý vĩ mô nước tiếp nhận vốn

Ngày đăng: 20/08/2017, 20:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan