Giao trinh quan tri mang co ban

82 647 3
Giao trinh quan tri mang co ban

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ MẠNG CĂN BẢN HÀ NỘI - 2003 1.1. Chức năng của hệ điều hành mạng 4 1.1.1Chia sẻ tài nguyên 6 1.1.2Xử lý phân tán .7 1.1.3Bảo mật 8 1.1.4Sao lưu dự phòng .11 1.1.5Tính trong suốt .12 1.1.6Tính mở .13 1.1.7Kháng lỗi và khôi phục sau sự cố 14 1.2. Các kiểu hệ điều hành mạng 14 1.2.1Kiểu ngang hàng 14 1.2.2Kiểu dựa trên máy chủ .14 1.2.3Kiểu khách/chủ 15 1.2.4Một số phần mềm mạng điển hình hiện nay 15 CHƯƠNG 2. QUẢN TRỊ MẠNG .22 2.1 Quản trị mạng căn bản 22 2.1.1 Sơ bộ về quản trị mạng .22 2.1.2 Quản trị hiệu năng 22 2.1.3 Quản trị cấu hình .24 2.1.4 Quản trị tài khoản .27 2.1.5 Quản trị sự cố .33 2.1.6 Quản trị an ninh và an toàn .37 2.2 Quy trình quản trị mạng 46 2.2.1 Các bước khởi đầu 46 2.2.2 Vẽ sơ đồ, bản đồ mạng .47 2.2.3 Kiểm định thiết bị, dịch vụ .49 2.2.4. Kiểm định quy trình thao tác quản trị 49 2.2.5 Kiểm định hiệu năng mạng .56 2.2.6 Khắc phục sự cố mạng 59 2 CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MẠNG 64 3.1. Sử dụng phần mềm cấu hình mạng 64 3.1.1 Quản trị giao thức mạng TCP/IP 64 3.1.2 Kiểm tra cấu hình TCP/IP .72 3.1.3 Vận hành máy chủ DHCP .74 3.2. Sử dụng phần mềm theo dõi đo lường hoạt động của mạng. Các chức năng, công dụng, cách sử dụng .78 3 CHƯƠNG 1. SỞ VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG 1.1. Chức năng của hệ điều hành mạng Như chúng ta đã biết, máy tính hoạt động dưới sự điều khiển của hệ điều hành-bộ phần mểm được cài đặt sẵn trên máy dưới dạng một tập hợp các file trên đĩa. Khi máy tính được khởi động (bật), hệ điều hành được tự động nạp (tải) vào bộ nhớ trong, bắt đầu điều khiển các hoạt động của máy tính và hỗ trợ người sử dụng. Hệ điều hành điều khiển mọi hoạt động trong máy tính từ công việc quản trị, điều khiển các thiết bị ngoại vi, bộ nhớ, CPU đến công việc quản trị, điều khiển các tiến trình thực hiện trong máy tính. Khi hệ thống mạng phát triển (hình 1.1) thì hệ điều hành không chỉ thực hiện công việc điều khiển sự hoạt động của từng máy tính độc lập riêng rẽ mà còn đảm nhận nhiều công việc bổ sung liên quan đến sự hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng các máy tính. Những thành phần phần mềm thực hiện những công việc bổ sung cho hệ điều hành liên quan đến hoạt động của mạng máy tính được gọi là phần mềm mạng. Tùy thuộc vào nhà cung cấp hệ điều hành mà phần mềm mạng cho máy tính được đưa vào theo một trong hai hình thức: - Phần mềm mạng hoạt động như một phần mềm được bổ sung vào một hệ điều hành cho trước, nghĩa là phần mềm mạng không được bao gói vào hệ điều hành như một thành phần; phần mềm mạng cần thích hợp với hệ điều hành theo nghĩa hoạt động trên hệ điều hành đó được. Hình thức đưa phần mềm mạng vào hệ điều hàn theo hình thức này thể gây ra đôi chút phức tạp cho người sử dụng khi chạy phần mềm mạng 4 Hì nh 1.1 Một môi trường mạng Chú thích: Máy chủ (phục vụ) file và in ấn: File and print server Máy điều khiển miền: Domain controler song lại cho phép bổ sung theo ý muốn một phần mềm mạng thích hợp nào đó vào hệ điều hành. Phần mềm NetWare của hãng Novell là một ví dụ điển hình theo hình thức này mà trong đó các phần mềm mạng cho các máy trạm được thêm vào hệ điều hành đã sẵn. - Phần mềm mạng được tích hợp với hệ điều hành để trở thành một thành phần được bao gói trong hệ điều hành. Trong các hệ điều hành khá thông dụng như Windows 2000 Server/Windows 2000 Professional, Windows NT Server/Windows NT Workstation, Windows 98, Windows 95, AppleTalk, Linux v.v., phần mềm mạng đã được tích hợp vào trong hệ điều hành. Các hệ điều hành này được gọi là hệ điều hành mạng. Trong tài liệu này, chúng ta xem xét chức năng hoạt động mạng của một hệ điều hành mạng. Chú ý rằng các phần mềm mạng được bổ sung vào một hệ điều hành sẵn cũng những hoạt động hoàn toàn tương tự. Như đã được giới thiệu ở trên, hệ điều hành máy tính tạo môi trường tương tác giữa tài nguyên máy tính và các chương trình (hay ứng dụng) đang tồn tại trong máy tính. Hệ điều hành điều khiển việc phân phối và sử dụng các tài nguyên như: • Bộ nhớ (chứa các chương trình và dữ liệu), • Thời gian sử dụng CPU, • Không gian đĩa, • Các thiết bị ngoại vi, • File dữ liệu . Trong môi trường mạng, hệ điều hành còn cho phép một máy tính bất kỳ khả năng phối hợp với các máy tính khác (cung cấp tài nguyên của mình và nhận tài nguyên của những máy tính khác) để hoạt động sao cho hiệu quả. Hình 1.2 trình bày cấu trúc của một hệ điều hành mạng và qua hình vẽ, chúng ta thấy hệ điều hành mạng chịu trách nhiệm: • Liên kết các máy tính và các thiết bị ngoại vi (chẳng hạn máy in) lại với nhau, • Phối hợp các tính năng hoạt động của tất cả các máy tính và thiết bị ngoại vi, • Cung cấp tính bảo mật và quản trị quyền truy cập tới dữ liệu và các thiết bị ngoại vi. 5 Trong hệ điều hành mạng, hai bộ phận quan trọng chính yếu của thành phần mạng là phần mềm cho máy chủ và phần mềm cho máy trạm. Trong hệ thống mạng, máy tính được cài đặt phần mềm mạng cho máy chủ thì được gọi là máy chủ (máy phục vụ - server), còn máy tính được cài đặt phần mềm mạng cho máy trạm thì được gọi là máy trạm (workstation). Hoạt động của thành phần mạng trong các hệ điều hành mạng khác nhau thể theo các hình thức rất khác nhau, tuy nhiên hệ điều hành mạng cần đảm bảo các chức năng bản sau đây: - Chia sẻ tài nguyên, - Xử lý phân tán, - Bảo mật, - Sao lưu dự phòng, - Trong suốt, - Mở, - Kháng lỗi và khôi phục sau sự cố 1.1.1 Chia sẻ tài nguyên Chia sẻ tài nguyên trên mạng là chức năng căn bản đầu tiên của hệ điều hành mạng, là một trong những đặc tính quan trọng nhất của môi trường mạng. Chức năng chia sẻ tài nguyên của hệ điều hành ngụ ý rằng hệ điều hành cách thức đảm bảo việc công bố 6 Hình 1.2 Cấu trúc của một hệ điều hành mạng công khai các tài nguyên (máy in, máy vẽ, file, thư mục, sở dữ liệu, dịch vụ .) trên mạng và cho phép truy cập được tài nguyên đó từ vị trí bất kỳ trên mạng (miễn là người cần đến một tài nguyên phải quyền truy cập tài nguyên đó, xem đoạn 1.1.3). Thể hiện của chức năng này là việc cho phép người dùng ở các máy khác nhau trên mạng thể chia sẻ các tài nguyên trên máy của mình cho những người dùng khác sử dụng và nhận được tài nguyên từ những người dùng khác chia sẻ cho. Cách thức chia sẻ tài nguyên trên mạng rất đa dạng. Tất cả người dùng thể chia sẻ tài nguyên của mình theo cách thức theo ý muốn miễn là tuân theo các quy định của hệ điều hành mạng. Phần lớn các hệ điều hành mạng không chỉ cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên mà còn cho phép định ra mức độ chia sẻ tài nguyên đó. Tương ứng với mỗi loại tài nguyên một tập thao tác đối với loại tài nguyên đó, chẳng hạn, tương ứng với loại đối tượng file là các thao tác {đọc, ghi, thực hiện}. Mức độ chia sẻ được hiểu là những người dùng khác nhau được quyền truy cập tài nguyên theo nhiều cấp độ truy cập (được thực hiện các thao tác nào tới tài nguyên) khác nhau. Mức độ chia sẻ được thể hiện qua các nội dung dưới đây: • Cho phép nhiều người dùng khác nhau truy cập tài nguyên theo các cấp độ khác nhau. Ví dụ, người quản trị văn phòng muốn mọi người trên mạng biết đến một tài liệu cụ thể nào đó, nên đã chia sẻ tài liệu này. Tuy nhiên, người này đặt ra chế độ kiểm soát khả năng truy cập tài liệu chia sẻ sao cho: (1) Một số người dùng chỉ được phép đọc tài liệu (2) Những người dùng khác được phép đọc và hiệu chỉnh nội dung tài liệu • Phối hợp các thao tác truy cập tới cùng một tài nguyên từ những người dùng khác nhau nhằm đảm bảo rằng hai người dùng không sử dụng đồng thời cùng một tài nguyên: không cho phép truy cập chồng chéo giữa các người dùng đối với một tài nguyên được chia sẻ. Ví dụ, máy in mạng là một tài nguyên chia sẻ cho phép nhiều người dùng khả năng in tài liệu trên máy in này. Tuy nhiên, trong trường hợp hai người dùng cùng lúc đưa ra thao tác in với máy này thì hệ thống đảm bảo rằng chỉ sau khi máy in đã in trọn vẹn nội dung tài liệu của một người thì mới chuyển sang in nội dung tài liệu của người còn lại. 1.1.2 Xử lý phân tán Hệ điều hành mạng còn cho phép khả năng xử lý phân tán thông qua các ứng dụng phân tán. Đối với các ứng dụng phân tán, công việc không chỉ đơn thuần được xử lý trên một máy tính đơn mà thể huy động sự tham gia của nhiều máy tính được kết nối mạng. Một hệ thống phân tán là một tập hợp các máy tính độc lập nhau nhưng trình diện tới người dùng như là một hệ thống duy nhất. Một ví dụ như ta thường nhận thấy khi một 7 máy chủ Web làm nhiệm vụ host một trang Web nhưng sở dữ liệu mà máy này lấy để cung cấp cho người dùng lại được cung cấp từ một máy chủ khác; các máy tính trong hệ thống mạng đã "cộng tác" với nhau để thực hiện cung cấp trang web cho người dùng. Tuy nhiên, đối với người dùng thì quá trình lấy dữ liệu như trên lại hoàn toàn bị che đi, do đó với người dùng thì đây là một hệ thống duy nhất. 1.1.3 Bảo mật Việc phân các cấp độ khác nhau truy cập tài nguyên đối với người dùng là một ví dụ đơn giản liên quan đến nội dung bảo mật trong hệ thống mạng. thể thấy, hệ thống mạng vừa cho phép người dùng chia xẻ tài nguyên theo quy định lại vừa phải thực hiện chính sách bảo quản các tài nguyên đó đối với các truy cập không chính quy. Để thực hiện được các công việc như vậy, hệ điều hành mạng cần thực hiện khâu quản trị hệ bảo mật. Muốn thế chúng ta, những người quản trị hệ điều hành mạng, cần định ra chính sách bảo mật để hệ điều hành mạng thực hiện. Một trong những công việc của chúng ta là tiên đoán các mối đe doạ hệ bảo mật và cài đặt các biện pháp bảo mật sau: • Thiết lập bảo mật người dùng và nhóm • Hạn chế quyền truy cập dữ liệu bên trong và bên ngoài • Tiến hành ước định các khả năng gây hại cho hệ bảo mật • Thiết lập các nội quy bảo mật • Bảo vệ mạng tránh khỏi Virus • Kiểm toán mạng để phát hiện các lỗ hổng trong hệ thống bảo mật Hai mô hình thông dụng nhất để bảo vệ các tài nguyên chia sẻ trên mạng đó là: Các tệp chia sẻ bảo vệ bằng mật khẩu và các giấy phép truy cập Các tệp chia sẻ bảo vệ bằng mật khẩu Dưới hệ thống chia sẻ bảo vệ bằng mật khẩu, người dùng phải cung cấp một mật khẩu để được quyền truy cập một tài nguyên chia sẻ. Ở nhiều hệ thống, tài nguyên thể được chia sẻ với nhiều kiểu cho phép khác nhau. Ví dụ, với Windows 95, thư mục được chia sẻ theo 3 cách: Read Only (chỉ đọc), Full (truy cập trọn vẹn) và Depends On Password (tuỳ thuộc vào mật mã) • Read Only Nếu tài nguyên chia sẻ được chỉ định là Read Only, người dùng nào biết được mật mã sẽ quyền truy cập các file trong thư mục đó, nhưng chỉ được phép xem tài liệu, sao chép chúng sang máy tính của mình, in chúng ra.\, mà không thay đổi hay hiệu chỉnh tài liệu gốc • Full 8 Với Full, người dùng nào biết được mật mã sẽ quyền truy cập trọn vẹn các file trong thư mục đó. Họ thể xem, sửa đổi, thêm vào và huỷ bỏ file trong thư mục chia sẻ • Depends On Password Depends On Password liên quan đến việc thiết lập một tài nguyên chia sẻ sử dụng hai cấp độ mật mã: truy cập chỉ đọc (Read access) và truy cập trọn vẹn (Full access). Người dùng nào biết mật mã Read access sẽ quyền truy cập chỉ đọc, còn những ai biết mật mã Full access quyền truy cập trọn vẹn Hệ thống bảo vệ tài nguyên chia sẻ bằng mật mã là phương pháp bảo mật đơn giản, cho phép bất cứ ai, hễ biết được mật mã là quyền truy cập tài nguyên cụ thể đó. Giấy phép truy cập Dưới hệ thống truy cập theo các giấy phép, điều hành viên mạng gắn sẵn một cấp truy nhập cho từng người dùng tước mỗi tài nguyên chia sẻ. Các cấp truy nhập này tên là giấy phép hoặc quyền ưu tiên. Nhiều hệ điều hành mạng một kiểu hệ thống cấp phép truy cập nào đó. Các tên cà phần định nghĩa chính xác thường thay đổi theo ngành công nghiệp, song khái niệm vẫn là như nhau. Dưới đây là vài giấy phép truy cập trong Windows NT • Read: Cho phép đọc và chép file trong một thư mục chia sẻ • Write: Cho phép tạo file mới trong một thư mục chia sẻ • Execute: Cho phép thi hành tập file trong một thư mục chia sẻ • No Access: Người dùng bị khước từ mọi quyền truy cập tài nguyên 9 Nhiều hệ điều hành mạng còn cung cấp các giấy phép nhóm. Một nhóm là một tập hợp người dùng mạng. Điều hành viên mạng thể tạo một nhóm người dùng các nhu cầu tương tự (ví dụ, một nhóm phòng Kinh doanh hoặc một nhóm phòng Kế toán) rồi gán giấy phép cho nhóm thay vì gán độc lập cho từng người dùng. Gán người dùng cho nhóm thích hợp tiện lợi hơn rất nhiều so với việc phải ấn định quyền truy nhập cho từng người dùng một. Lấy ví dụ, ở hình 1.3, nhóm every one được phép truy phối trọn vẹn (Full Control) thư mục Public2. Thông thường đây không phải là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Quyền truy cập trọn vẹn (Full) sẽ cho phép người dùng huỷ bỏ hay sửa đổi nội dung của các file trong thư mục Public2. 10 Hình 1.3 File Manager của Windows NT Server được dùng để ấn định quyền truy cập tài nguyên [...]... Macintosh (System 7 hay 8) e Dịch mạng tích hợp ảo Banyan (Banyan Virtual Integrated Network Services Vines) Một hệ thống mạng tên là Vines theo mô hình khách/chủ xuất phát từ giao thức hệ thống mạng Xerox (Xerox Network Systems - XNS) của Xerox Corporation Việc tạo và quản trị dịch vụ mạng đều thông qua phiên bản mới nhất của StreetTalk Explorer Giao diện này làm việc được với profiles của người dùng... phân tích giao thức thể giúp chúng ta đo lường và giám sát lượng lưu thông tại các điểm khác nhau trên mạng c Các công cụ chỉnh sự cố 1 Bộ phân tích giao thức (protocol analyzers) Bộ phân tích giao thức là những sản phẩm phần cứng hoặc phối hợp cả phần cứng lẫn phần mềm được dùng để giám sát lượng lưu thông trên mạng, theo dõi khả năng vận hành mạng, và phân tích các gói tin Một bộ phân tích giao thức... dùng để: • Ban hành quyền truy cập tài nguyên, chẳng hạn file, thư mục, máy in Quyền try cập ban hành cho nhóm cung tự động được ban hành cho mọi thành viên trong nhóm • Cho quyền thi hành những tác vụ trên hệ thống, chẳng hạn như sao lưu và phục hồi file Mặc định tài khoản người dùng không quyền lợi gì cả CHúng nhận được quyền lợi thông qua các thành viên trong nhóm • Đơn giản hoá các cuộc giao tiếp... này cần hướng tới cùng một giao diện trình ứng dụng API (Application Program Interface) Một trong những hệ điều hành đảm bảo tính mở điển hình là hệ điều hành WindowNT Hình 1.5 trình bày cách thức WindowNT làm việc với các máy trạm MS Windows, UNIX, OS nhờ chung một giao diện trình ứng dụng API 13 1.1.7 Kháng lỗi và khôi phục sau sự cố Đây là một trong những đặc điểm rất quan trọng mà nhờ hệ thống... phí cho ổ băng và các phương tiện liên quan - Khả năng tương thích của phần cứng với hệ điều hành b3 Kiểm tra và lưu trữ Nhà quản trị sẽ thường xuyên kiểm tra các thủ tục sao lưu nhằm xác minh xem dữ liệu cần sao lưu là thật sự được sao lưu hay chưa Ngoài ra cũng phải kiểm tra thủ tục phục hồi những file quan trọng b4 Duy trì nhật ký sao lưu Đây là việc làm cực kỳ quan trọng đối với việc phục hồi file... khác nhau Trong trường hợp này một giao thức chuẩn chung phải được thiết lập để tất cả các máy trong mạng thể giao tiếp, trao đổi dữ Hình 1.5 Hệ thống WindowNT với tính mở liệu với nhau một cách dễ dàng Một ví dụ về tính mở là trong một mạng một máy cài hệ điều hành Linux và một máy khác cài hệ điều hành Windows 2000, thì trên máy Windows 2000 ta vẫn thể copy dữ liệu (các file) từ trên máy... Dịch vụ máy chủ (Server Service) Cung cấp khả năng truy cập tới các tài nguyên mạng Tính mở Giao thức mạng NWLink được thiết kế để làm cho Windows NT tương thích với NetWare Các dịch vụ NetWare: • Dịch vụ cổng cho NetWare (Gateway Services for NetWare - GSNW) Tất cả các máy trạm Windows NT trong một miền đều phải giao tiếp với máy chủ NetWare thông qua một “cổng” duy nhất GSNW cung cấp cổng kết nối giữa... người sử dụng Hay một thư mục được chia sẻ trên mạng thể được nhiều người truy cập để copy Trong suốt thứ lỗi Trong nhiều hệ thống lớn sẽ được trang bị khả năng tha thứ lỗi, tức là trong hệ thống nếu một máy tính hỏng thì công việc mà máy đó phải làm sẽ được máy khác đảm nhận, nhất là trong những hệ thống quan trọng cần phải sự hoạt động của hệ thống liên tục, thì đây là một điều bắt buộc Do... tính khác trong Vines là: • Hỗ trợ cho các máy trạm Windows NT, Windows 95 và 98 • Kết nối Intranet, cung cấp truy cập từ xa với các trình duyệt Web chuẩn • Hỗ trợ phần mềm giữa các máy chủ theo giao thứcTCP/IP • Banyan Networker một họ các sản phẩm về mạng • Hỗ trợ đa xử lý tới 4 bộ xử lý 21 CHƯƠNG 2 QUẢN TRỊ MẠNG 2.1 Quản trị mạng căn bản 2.1.1 Sơ bộ về quản trị mạng Sau khi mạng đã được cài đặt và đưa... thích hợp Quyền truy cập là những nguyên tắc liên quan đến một tài nguyên, thường là một thư mục hay một máy in Quyền truy cập điều chỉnh mức độ thường xuyên của người dùng Tất cả những điều này nhằm nói lên rằng, sau khi lắp đặt xong một mạng máy tính, mạng cần phải được quản trị Muốn thế, nhà quản trị cần phải quản trị và theo dõi từng lĩnh vực liên quan đến việc thi hành mạng Phạm vi của một chương . ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ. liên quan đến sự hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng các máy tính. Những thành phần phần mềm thực hiện những công việc bổ sung cho hệ điều hành liên quan

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

vào theo một trong hai hình thức: - Giao trinh quan tri mang co ban

v.

ào theo một trong hai hình thức: Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 1.2 Cấu trúc của một hệ điều hành mạng - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 1.2.

Cấu trúc của một hệ điều hành mạng Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 1.3 File Manager của WindowsNT Server được dùng để ấn định quyền truy cập tài nguyên - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 1.3.

File Manager của WindowsNT Server được dùng để ấn định quyền truy cập tài nguyên Xem tại trang 10 của tài liệu.
Trên hình 1.4, nhóm Everyone được cấp quyền truy cập chỉ đọc (Read access) thư mục Public2 - Giao trinh quan tri mang co ban

r.

ên hình 1.4, nhóm Everyone được cấp quyền truy cập chỉ đọc (Read access) thư mục Public2 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 1.5. Hệ thống WindowNT với tính mở - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 1.5..

Hệ thống WindowNT với tính mở Xem tại trang 13 của tài liệu.
Trong hệ thống mạng này (hình 1.7) sẽ có một máy chủ chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng. - Giao trinh quan tri mang co ban

rong.

hệ thống mạng này (hình 1.7) sẽ có một máy chủ chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống mạng Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng quản trị địa chỉ mạng - Giao trinh quan tri mang co ban

Bảng qu.

ản trị địa chỉ mạng Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 2.1 Chọn New User trên menu User - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.1.

Chọn New User trên menu User Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 2.2 Cửa sổ New User - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.2.

Cửa sổ New User Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 2.3 Cửa sổ New Local Group - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.3.

Cửa sổ New Local Group Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 2.4 Vô hiệu hóa một tài khoản - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.4.

Vô hiệu hóa một tài khoản Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 2.7 File Manager của WindowsNT Server được dùng để ấn định quyền truy cập tài nguyên - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.7.

File Manager của WindowsNT Server được dùng để ấn định quyền truy cập tài nguyên Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 2.8 Không gian mạng - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.8.

Không gian mạng Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 2.9 Bản đồ mạng cho công ty Bicycle - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.9.

Bản đồ mạng cho công ty Bicycle Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 2.11 Mô hình mạng của Bicycle dạng sao - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.11.

Mô hình mạng của Bicycle dạng sao Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 2.13 Các thành phần trong môi trường SNMP - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.13.

Các thành phần trong môi trường SNMP Xem tại trang 59 của tài liệu.
• Đánh giá tình hình khai thác từng thiết bị - Giao trinh quan tri mang co ban

nh.

giá tình hình khai thác từng thiết bị Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 2.13 Màn hình mẫu của TechNet - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 2.13.

Màn hình mẫu của TechNet Xem tại trang 63 của tài liệu.
Chọn menu Start và chọn => Setting => Network and Dial-up Connections như hình 3.1 - Giao trinh quan tri mang co ban

h.

ọn menu Start và chọn => Setting => Network and Dial-up Connections như hình 3.1 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Hình 3.2 Chọn cấu hình thiếtbị - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.2.

Chọn cấu hình thiếtbị Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng các thành phần mạng trên Windows2000 - Giao trinh quan tri mang co ban

Bảng c.

ác thành phần mạng trên Windows2000 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Hình 3.5 Các loại kết nối mạng - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.5.

Các loại kết nối mạng Xem tại trang 71 của tài liệu.
/all Hiển thị tất cả các thông tin cấu hình. - Giao trinh quan tri mang co ban

all.

Hiển thị tất cả các thông tin cấu hình Xem tại trang 73 của tài liệu.
Hình 3.8 Kiểm tra hoạt động của kết nối mạng - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.8.

Kiểm tra hoạt động của kết nối mạng Xem tại trang 74 của tài liệu.
Hình 3.9 Hộp thoại console DHCP - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.9.

Hộp thoại console DHCP Xem tại trang 75 của tài liệu.
Hình 3.10 Thêm máy chủ DHCP từ xa - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.10.

Thêm máy chủ DHCP từ xa Xem tại trang 76 của tài liệu.
Hình 3.12 Ngừng hoặc khởi động dịch vụ DHCP - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.12.

Ngừng hoặc khởi động dịch vụ DHCP Xem tại trang 77 của tài liệu.
Hình 3.14 SMS đơn giản hoá chế độ chia sẻ chương trình ứng dụng - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.14.

SMS đơn giản hoá chế độ chia sẻ chương trình ứng dụng Xem tại trang 81 của tài liệu.
Hình 3.13 SMS phân phối phần mềm - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.13.

SMS phân phối phần mềm Xem tại trang 81 của tài liệu.
Hình 3.15 SMS đơn giản hoá quá trình bảo trì máy khác hở xa - Giao trinh quan tri mang co ban

Hình 3.15.

SMS đơn giản hoá quá trình bảo trì máy khác hở xa Xem tại trang 82 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan