Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

86 626 0
Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH – BẢNG MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở khoa học về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 4 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 5 1.1.3. Cơ sở pháp lí của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 6 1.1.3.1. Trước khi có Luật Đất đai 1993 6 1.1.3.2. Thời kỳ 1993 đến 2003 7 1.1.3.3. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 2003 9 1.1.3.4. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 2013 10 1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam 13 1.2.1. Tại Trung Quốc 13 1.2.2. Tại Thái Lan 15 1.2.3 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 16 1.2.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam 16 1.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam 18 1.3.1. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 18 1.3.1.1. Thành tựu 18 1.3.1.2. Tồn tại 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2. Nội dung nghiên cứu 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4. Đánh giá tài liệu số liệu thu thập được 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hoàng Mai 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 3.1.1.1. Vị trí địa lý 30 3.1.1.2. Địa hình, địa chất 31 3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 33 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế 33 3.1.2.2. Điều kiện văn hóa – xã hội 34 3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 36 3.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất 37 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai 37 3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 39 3.3. Giới thiệu về các dự án và quy trình triển khai công tác GPMB tại các dự án nghiên cứu 42 3.3.1.Giới thiệu về các dự án nghiên cứu 42 3.3.1.1. Dự án 1: Dự án xây dựng 03 tuyến đường khung và quảng trường trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây 42 3.3.1.2. Dự án 2: Dự án xây dựng nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng 42 3.3.2. Quy trình triển khai công tác GPMB tại các dự án nghiên cứu:(Thực hiện Quyết định số 232014QĐUBND ngày 2062014 của UBND Thành phố Hà Nội) gồm 9 bước (hình 3.3) 43 3.4. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng của hai dự án 48 3.4.1. Dự án xây dựng 03 tuyến đương khung và quảng trương trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây 48 3.4.1.1. Các căn cứ pháp lí 48 3.4.1.3. Kết quả thực hiện Đợt 1 51 3.4.1.3.1. Bồi thường, hỗ trợ về đất 51 3.4.1.3.2. Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, hoa màu trên đất 52 3.4.1.3.3. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi bị Nhà nước thu hồi đất 52 3.4.1.4 Kết quả thực hiện Đợt 2 54 3.4.1.5. Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án Đầu tư xây dựng 03 tuyến đường khung và quảng trường trung tâm đô thị Tây Hồ Tây 56 3.4.5.2. Tồn tại 57 3.4.2. Dự án xây dựng khu nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng. 58 3.4.2.1. Các căn cứ pháp lý liên quan đến dự án 58 3.4.2.2. Đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường 60 3.4.2.3. Kết quả thực hiện 60 3.4.2.3.1.Bồi thường về đất 60 3.4.2.3.2. Bồi thường về tài sản trên đất 62 3.4.3.3. Chính sách hỗ trợ khác 64 3.4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng 69 3.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại quận Tây Hồ 71 3.5.1. Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 71 3.5.2. Vận dụng linh hoạt, ban hành, điều chỉnh kịp thời, đồng bộ cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với quy định của pháp luật. 72 3.5.3. Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch 72 3.5.4. Đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng. 73 3.5.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết những khiếu nại của công dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 73 3.5.6. Tăng cường công tác chuyên môn hóa công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 1. Kết luận 75 2. Kiến nghị 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề này Tôi xin bày tỏ sự cám ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn Th.s Vũ Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt qua trình hoàn thành chuyên đề Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi thực hiện chuyên đề này Tôi xin chân thành cám ơn Chi nhánh Phát triển quỹ đất quận Tây Hồ đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, tài liệu và những ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt bản chuyên đề này Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Anh 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS BTHT CNH ĐTH GCN GCNQSDĐ GPMB HĐH HSĐC QSDĐ TĐC UBND 2 Bất động sản Bồi thường hỗ trợ Công nghiệp hóa Đô thị hóa Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giải phóng mặt bằng Hiện đại hóa Hồ sơ địa chính Quyền sử dụng đất Tái định cư Ủy ban nhân dân MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH – BẢNG 4 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người Đất đai là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt của các ngành kinh tế, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cùng với các tài nguyên khác tạo nên môi trường cảnh quan cho con người vui chơi giải trí Đất đai có những tính chất đặc trưng, khiến nó không giống bất kỳ loại tư liệu nào khác Đó là có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã được thực hiện hơn hai thập kỷ qua, nó đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây Trong quá trình, chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án với các mục tiêu phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, các công trình hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng cho các khu đô thị trong đó công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình là một khâu quan trọng, then chốt của quá trình phát triển Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án Nhưng trên thực tế việc chuyển từ quỹ đất vào triển khai các dự án không đơn giản, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở Đây là một thách thức rất lớn đối với việc triển khai các dự án hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến người dân mất đất như: đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất và giá trị phần đất đai bị thu hồi của người dân phải xác 5 định như thế nào để thỏa mãn thiệt hại mà họ phải gánh chịu, giải quyết ổn thỏa tâm trạng của người dân sau khi bị thu hồi đất cũng là những vấn đề vô cùng quan trọng Là một trong những quận nội thành, Tây Hồ là một quận nằm ở phía Bắc của trung tâm thành phố Hà Nội Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đang diễn ra rất mạnh, rất nhiều dự án đã và đang triển khai, vấn đề chuyển đổi quỹ đất đang sử dụng hiện nay sang đất triển khai dự án đang diễn ra nhanh Trong những năm qua, công tác giải phóng mặt bằng của quận đã thực hiện tốt, đúng với chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và phương châm chỉ đạo của thành phố nói riêng Các dự án về cơ bản đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công theo kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại cần giải quyết Để góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu nghiêm túc, từ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng và toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đặt ra Từ thực tế trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” 2 Mục đích và yêu cầu của đề tài a Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu và đánh giá kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 6 khi Nhà nước thu hồi đất tại hai dự án: +Dự án xây dựng 03 tuyến đường khung và quảng trường trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây + Dự án xây dựng nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng - Rút ra những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm khắc phục những bất cập hiện nay - Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt hơn các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các dự án trên địa bàn quậnTây Hồ b Yêu cầu nghiên cứu - Hiểu và nắm vững chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, các văn bản pháp lí có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng - Các số liệu điều tra phải phản ánh đúng, khách quan tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội - Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải tin cậy và chính xác - Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1 Khái niệm a Thu hồi đất Theo khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất được hiểu như sau: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai” b Bồi thường Theo khoản 12 Điều 3 Luật đất đai 2013 có giải thích bồi thường về đất như sau: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị cho quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất“ c Hỗ trợ Theo khoản 14 Điều 3 Luật đất đai 2013 hỗ trợ được giải thích như sau: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển” d Tái định cư Tái định cư là quá trình từ bồi thường cho các tài sản bị thiệt hại, di dân đến nơi ở mới cùng các biện pháp hỗ trợ việc tái tạo lại các tài sản bị mất hoặc hỗ trợ di chuyển trong trường hợp hộ phải di chuyển và cuối cùng là toàn bộ các chương tình biện pháp nhằm giúp những người bị ảnh hưởng khôi phục lại cuộc sống và nguồn thu nhập của họ và ổn định đời sống người dân 8 Tái định cư dùng để chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ Tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất Tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới 1.1.2 Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính đa dạng và phức tạp - Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau: + Khu vực trung tâm đô thị (mật độ dân cư cao, giá trị đất và tài sản trên đất lớn, mức sống và trình độ dân cư cao); + Khu vực ven đô (mật độ dân cư khá cao, hoạt động sản xuất: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ đa dạng, mức sống và trình độ dân cư trung bình); + Khu vực nông thôn (mật độ dân cư thấp hơn, hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp, mức sống và trình độ dân cư thấp) - Tính phức tạp: Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê; tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư 9 tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này Ở khu vực đô thị, việc thu hồi đất, bồi thường GPMB liên quan đến đất ở lại càng phức tạp hơn do đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở; nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, tình trạng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép chưa được xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn Tình trạng chung thiếu quỹ đất dành cho khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu…Sự tồn tại cơ chế 2 giá với sự chênh lệch lớn giữa giá đất Nhà nước và giá thị trường làm cho việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường không được sự đồng thuận của những người dân 1.1.3 Cơ sở pháp lí của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.1.3.1 Trước khi có Luật Đất đai 1993 Luật đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Tại Khoản 4 Điều 48 quy định: “Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật.” Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 186-HĐBT ngày 31/5/1990, về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác Căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng tại quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất Toàn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết theo phân cấp ngân sách Trung ương 30%, Địa phương 70% để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hóa và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất Hiến pháp năm 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng 10 - Trường hợp bị thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần đất nhưng phải phá dỡ toàn bộ nhà ở hoặc toàn bộ nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thì được thưởng như sau: + 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) /chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên; + 4.000.000 đồng (bốn triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định trong phạm vi 15 ngày; + 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định - Trường hợp chủ sử dụng nhà đất bị thu hồi một phần đất thì được thưởng theo quy định sau: + 3.000.000 đồng (ba triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định từ 16 ngày trở lên; + 2.000.000 đồng (hai triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng trước ngày quy định trong phạm vi 15 ngày; + 1.000.000 đồng (một triệu đồng)/chủ sử dụng nhà, đất đối với trường hợp di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng ngày quy định b) Đối với tổ chức kinh tế bàn giao mặt bằng đúng tiến độ quy định: Được thưởng 10.000đ/m2 đất có xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng/tổ chức (năm trăm triệu đồng) và tối thiểu không thấp hơn 5.000.000 đồng/tổ chức (năm triệu đồng)” Bảng 3.11 Tổng hợp kinh phí hỗ trợ của dự án T T 1 2 3 72 Hạng mục Hỗ trợ ổn định đời sống Hỗ trợ tạm cư Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng Đơn giá Thành tiền (đồng) 10.944.000 24.000.000 361.152.000 792.000.000 5.000.000 165.000.000 Tổng 1.318.152.000 Qua bảng 3.11 ta thấy được việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại dự án thu hồi đất đã được Hội đồng bồi thường cùng các Ban ngành thực hiện và áp dụng rất đầy đủ thống nhất, theo đúng quy định trong Nghị định 47/2014/NĐCP ngày 25/5/2014, Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội 3.4.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng Qua tìm hiểu và phân tích công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng có những ưu điểm và tồn tại sau: - Ưu điểm + UBND Thành phố Hà Nội cùng với UBND quận Tây Hồ đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về bồi thường GPMB trên địa bàn, có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương + Các nội dung về bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 47/2014/NĐ – CP, Nghị định số 43/2014/NĐ – CP, Quyết định số 23/2014/QĐ – UBND của UBND Thành phố Hà Nội Cụ thể như sau: • Việc bồi thường GPMB được thực hiện theo đúng trình tự quy định Phương án bồi thường GPMB được thông qua 2 lần thẩm định của Tổ thẩm định và Hội đồng thẩm định, công khai lấy ý kiến của người dân Khi công khai phương án lần 1 có đơn xin nhận tiền sớm của người dân Hội đồng BTHT & TĐC đã linh hoạt trong xử lý đảm bảo GPMB sớm để thực hiện dự án • Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ được kiểm tra, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật Do vậy, toàn bộ các hộ dân có đất đai, tài sản trên đất nằm trong chỉ giới thu hồi đất để thực hiện 73 dự án, đủ điều kiện đều được bồi thường và hỗ trợ (các hộ sử dụng đất do lấn chiếm hoặc không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất không được bồi thường), đạt được nhất trí cao của người dân • Giá bồi thường hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất được áp theo đúng các văn bản pháp luật quy định do các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố Hà Nội ban hành, vì vậy so với các dự án thuộc địa bàn các quận lân cận đều có sự thống nhất Giá bồi thường cây cối, hoa màu có sự cập nhật từng năm theo thời giá thị trường Vì vậy, đại đa số người dân không so bì với các dự án lân cận cũng như không có thắc mắc về giá tài sản trên đất, khiến cho công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thuận lợi hơn Ngoài ra còn có sự vận dụng linh hoạt các đơn giá không có mức giá chuẩn của UBND Thành phố quy định cho phù hợp với giá trị thực tế tại khu vực thực hiện dự án • Chính sách hỗ trợ được Hội đồng BTHT & TĐC thực hiện và áp dụng rất đầy đủ và đồng nhất trên các dự án theo đúng theo đúng các chính sách hỗ trợ quy định Do đó việc áp dụng các chính sách hỗ trợ trong phương án bồi thường đã được người dân chấp nhận - Tồn tại: + Bước xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường của dự án còn chậm, ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án Nguyên nhân là do công tác lưu trữ hồ sơ, chỉnh lý biến động đất đai không được thực hiện thường xuyên và do nhiều hộ dân lấn chiếm đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của một số gia đình mà chính quyền địa phương không nắm được; một số hộ dân không hợp tác gây nhiều khó khăn cho thành viên tổ công tác xác nhận nguồn gốc đất, diện tích được bồi thường + Giá bồi thường về đất ở của dự án 2 vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của toàn bộ người có đất bị thu hồi Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất ở cho rằng giá bồi thường còn thấp, không sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều hộ được phỏng vấn không 74 đồng ý với mức giá bồi thường về đất Qua tìm hiểu những hộ đồng ý là những hộ bị thu hồi một phần diện tích đất, không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, vị trí của các hộ này nằm ở trong ngõ, ngách nên khả năng sinh lợi từ đất không cao, vì vậy họ hoàn toàn nhất trí với mức giá quy định Các hộ không đồng ý là các hộ có đất ở vị trí mặt đường, mặt phố, khả năng sinh lợi từ đất cao nên mong muốn của họ là giá bồi thường phải cao + Công tác tuyên truyền, giáo dục về chính sách bồi thường, hỗ trợ trong nhân dân để họ có thể hiểu và tự giác chấp hành còn chưa được chú trọng 3.5 Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại quận Tây Hồ 3.5.1 Tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Công tác quy hoạch là khâu bắt đầu, gắn với kế hoạc sử dụng đất, có vai trò quan trọng đến quá trình tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, tổ chức, công bố quy hoạch, cắm mốc giới, chỉ giới theo quy định của Luật xây dựng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, giải phóng nặt bằng các dự án, nhất là các dự án trung tâm, trọng điểm để nhân dân nắm bắt được đầy đủ thông tin về phạm vi ku vực thu hồi đất trước khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng - Tổ chức có hiệu quả chủ trương quy hoạch xây dựng tuyến đường và tuyến phố hai bên đường để tổ chức giải phóng mặt bằng Nâng cao chất lượng các khu đô thị mới có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ gắn kết với nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng làng xóm cho phù hợp với các khu đô thị mới, tạo môi trường đồng bộ- chuyển dịch cơ cấu kinh tế Dành quỹ đất để phục vụ tái định cư theo hướng ưu tiên những vị trí thuận lợi, tại chỗ và quỹ đất để chủ động chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh cho vùng nông nghiêp, nông thôn, thu hồi đất nhiều nhằm tạo việc làm tại chỗ 75 3.5.2 Vận dụng linh hoạt, ban hành, điều chỉnh kịp thời, đồng bộ cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với quy định của pháp luật - Bổ sung, hoàn thiện khung chính sách, có giải pháp hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục tình trạng chênh lêch giá bồi thường , đảm bảo nguyên tắc công bằng cho người sử dụng nhà, đất bị thu hồi Tập trung tổ chức nghiên cứu và triển khai đề án chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động vùng nông nghiệp bị thu hồi đất Đồng thời bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế vận hành tổ chức công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển quỹ nhà, đất tái định cư, đáp ứng nhu cầu số lượng, từng bước hạn chế những bất cập, thiếu xót và chất lượng các khu tái định cư Ưu tiên dành những vị trí thuận lợi để xây dựng khu tái định cư Nghiên cứu cơ chế nhằm đa dạng hóa các hình thức tái định cư: bằng tiền, bằng nhà, bằng đất để người dân có quyền lựa chọn Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, quản lý quỹ nhà tái định cư theo mô hình doanh nghiệp, khắc phục cơ chế xin cho, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong suốt quá trình đầu tư, bảo trì, quản lý quỹ nhà khu tai định cư Có đề án nghiên cứu toàn diện để tìm ra giải pháp và cơ chế giải quyết đồng bộ các vấn đề hậu giải phóng mặt bằng 3.5.3 Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch - Tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, từng bước thay thế phương thức giải phóng mặt bằng từng dự án như hiện nay, xây dựng các cơ chế chính sách để Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Thành phố Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến đường mới gắn với xây dựng tuyến phố hai bên đường theo 76 quy hoạch để giảm chi phí khi giải phóng mặt bằng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, tạo công bằng chung 3.5.4 Đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng - Trong giai đoạn mới cần được nâng lên tầm cao hơn, sâu rộng hơn trong nhận thức tư tưởng về công tác giải phóng mặt bằng, là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Điều này đòi hỏi các cấp đảng ủy, chính quyền , đoàn thể xác định công tác giải phóng mặt bằng là trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài Có hình thức và phương pháp thiết thực để tuyên truyền, vận động, thuyết phục, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên để nhân dân noi theo chấp hành - Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm, hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thường, GPMB, đặc biệt là việc giải quyết việc làm cho người lao động Đối với những đối tượng đã bồi thường thỏa đáng, đúng chính sách pháp luật và thuyết phục nhiều làn mà không được thì có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật - Công tác bồi thường GPMB là một việc khó khăn, vì vậy khi trực tiếp tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật cần phải cân nhắc kỹ, chính xác, thống nhất để tạo niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị phải luôn được cụ thể, chu đáo, công phu 3.5.5 Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết những khiếu nại của công dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 77 - Thành phố thường xuyên phân cấp để UBND quận, huyện chủ động tổ chức điều hành công tác GPMB trên cơ sở thành phố ban hành khung các chính sách; Ban chỉ đạo GPMB và các Sở, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch và nhu cầu chung của Thành phố - Công tác thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ thường xuyên, sớm phát hiện những thiếu xót, tiêu cực, xem xét và xử lý dứt điểm nhằm hạn chế những bức xúc của nhân dân, phát sinh khiếu kiện kéo dài, điểm nóng phức tạp; đảm bảo sự công bằng, đúng pháp luật trong việc thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng 3.5.6 Tăng cường công tác chuyên môn hóa công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng - Đầu tư cơ sở vật chất và kiện toàn tổ chức, đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo GPMB thành phố theo hướng hiện đại Có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm động viên lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ khó khăn này - Phương châm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là tập trung, đồng bộ, thống nhất, dứt điểm Từng Sở, Ban, Ngành, quận, huyện thực hiện đúng chức năng , nhiệm vụ, phát huy vai trò trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả công tác GPMB - UBND quận, huyện chỉ đạo chủ đầu tư xây dựng kế hoạch tiến độ làm cơ sở để tổ chức thực hiện GPMB đúng kế hoạch - Cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa vấn đề giải quyết lao động việc làm, xây dựng hạ tầng, khu đô thị - dịch vụ, vệ sinh môi trường, công trình phúc lợi ở các xã, phường, thị trấn, nơi phải thu hồi nhiều đất 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của một số dự án gần đây trên địa bàn quận Tây Hồ, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Công tác bồi thường GPMB của quận Tây Hồ được tổ chức thực hiện còn chậm, hầu hết các dự án đều được chia nhỏ ra làm nhiều giai đoạn nhưng mới chỉ giải quyết xong một nửa số đó - Tại hai dự án nghiên cứu: Dự án xây dựng 03 tuyến đường khung và dự án xây dựng nhà ở cụm 9 đã thực thi đúng các quy định của pháp luật về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư - Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành lập phương án bồi thường của 2 dự án được Hội đồng bồi thường GPMB xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định cụ thể theo đúng quy định đã được đề ra Bên cạnh đó do chưa thực hiện tốt khâu tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường nên gây khó khăn cho việc bồi thường GPMB -Giá bồi thường, hỗ trợ về đất: Việc thực hiện và áp dụng giá bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án nhìn chung được người dân có đất bị thu hồi chấp nhận Tuy nhiên, theo kết quả điều tra giá bồi thường về đất ở vẫn còn một số người được phỏng vấn cho là thấp, chưa sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi - Giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản, hoa màu trên đất được vận dụng theo đúng quy định của pháp luật, được người dân nhất trí ủng hộ, phù hợp với giá thị trường - Các chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, di chuyển, thuê nhà tạm cư phù hợp với thực tế, hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân có nhà bị phá dỡ, các hộ mất đất sản xuất nông nghiệp 79 2 Kiến nghị - Cần thực hiện quản lý đất đai ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong việc cho, tặng, chuyển quyền sử dụng đất Phải xác định cụ thể trong quá trình cấp đất ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường GPMB - Đề nghị tiếp tục nghiên cứu và sớm điều chỉnh mức giá bồi thường thiệt hại khi GPMB đối với đất ở và đất nông nghiệp với các khu vực trên địa bàn Thành phố, nhằm đáp ứng quyền lợi của nông dân và công bằng xã hội Trên cơ sở đó nghiên cứu, xem xét các mức hỗ trợ của từng dự án, từng khu vực cho nhân dân - Đề nghị có chính sách cụ thể hơn về: Giải quyết lao động việc làm; công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ; xử lý ô nhiễm môi trường - Tiếp tục kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân nhận tiền bồi thường GPMB và giao đất cho các dự án Cần tập trung sự phối kết hợp các cấp, các ngành từ Thành phố xuống địa phương để tuyên truyền, giải thích cho nhân dân nắm rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2 Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về quy định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất 3 Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4 Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 5 Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất 6 Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 7 Phạm Phương Nam (2011), Giáo trình Bồi thường GPMB, NXB Nông nghiệp 8 Quốc hội, Luật đất đai (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 9 Quốc hội, Luật đất đai (2013), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 10 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội, Quyết định số 319/QĐ-TTPTQĐHN ngày 28/10/2015 về việc giao nhiệm vụ cho Chi nhánh phát triển quỹ đất Tây Hồ tiếp tục thực hiện công tác GPMB tại dự án : “Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 03 tuyến đường khung và quảng trường trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây” 81 11 Công văn số 694 ngày 18/5/1016 của UBND quận Tây Hồ về việc triển khai thực hiện công tác GPMB xây dựng khu nhà ở cụm 9, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ 12 Công văn số 686/BCĐ-NV2 ngày 14/09/2016 về việc giải quyết vướng mắc trong việc áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Tây Hồ 13 Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 14 Quyết định số 4621/QĐ-UBND ngày 05/08/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phân bổ và quản lý sử dụng kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 15 http://luatsucovandoanhnghiep.vn/vai-diem-moi-trong-quy-dinh-phapluat-ve-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu/ 82 ... đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư giá bồi thường, hỗ trợ Nhà nước thu hồi đất UBND thành phố Hà Nội quy định cho quận Tây Hồ dự án địa bàn quận Tây Hồ; + Tìm hiểu thực trạng công tác bồi. .. yêu cầu đặt Từ thực tế trên, tiến hành nghiên cứu đề tài ? ?Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư Nhà nước thu hồi đất số dự án địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội? ?? Mục đích... sở khoa học bồi thường, hỗ trợ tái định cư Nhà nước thu hồi đất 1.1.1 Khái niệm a Thu hồi đất Theo khoản 11 Điều Luật đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất hiểu sau: ? ?Nhà nước thu hồi đất việc Nhà

Ngày đăng: 20/07/2017, 15:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH – BẢNG

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Cơ sở khoa học về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

  • 1.1.1. Khái niệm

  • 1.1.2. Đặc điểm của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

  • 1.1.3. Cơ sở pháp lí của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

  • 1.1.3.1. Trước khi có Luật Đất đai 1993

  • 1.1.3.2. Thời kỳ 1993 đến 2003

  • 1.1.3.3. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 2003

  • 1.1.3.4. Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai năm 2013

  • 1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

  • 1.2.1. Tại Trung Quốc

  • 1.2.2. Tại Thái Lan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan