Tiểu luận thủy sinh học

12 590 1
Tiểu luận thủy sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ ******************* Tiểu luận THỦY SINH HỌC Đề tài: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN TƠM MẸ LÊN SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG TƠM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH Lớp: CAO HỌC KHĨA XV Chun ngành: ĐỘNG VẬT HỌC Huế, tháng 3 - 2008 MỤC LỤC Tran g Mở đầu …………………………… .… ……………………………… .2 I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) 3 1. Vị trí phân loại 3 2. Đặc điểm về hình thái .3 3. Vòng đời và tập tính sống .4 4. Đặc điểm sinh sản 4 a. Phân biệt giới tính .4 b. Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng .5 c. Sức sinh sản .5 d. Khả năng tái phát dục: .6 5. Đặc điểm về sinh trưởng .6 6. Sự phân bố .6 II. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN TÔM MẸ LÊN SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) .7 1. Sinh sản của tôm theo nguồn với các kích cỡ 7 a. Biến động số lượng trứng của tôm theo các nguồn và kích cỡ .7 b. Tương quan giữa số lượng trứng và khối lượng tôm mẹ 7 c. Kích thước trứng .8 d. Số lượng ấu trùng 8 2. Kết quả ương ấu trùng 8 a. Biến động của các yếu tố môi trường .8 b. Sự phát triển và tỷ lệ chuyển từ ấu trùng sang hậu ấu trùng (tôm bột) 9 Kết luận và kiến nghị …………………………………………………… .………10 Tài liệu tham khảo…………………………………… …………… .11 2 1/ Đặt vấn đề Tơm càng xanh (TCX) là lồi giáp xác thuộc bộ mười chân (Decapoda), họ tơm càng (Palaemonidae), thường gặp ở các thuỷ vực nước ngọt và nước lợ thuộc đồng bằng sơng Cửu Long. TCX sống trong các vùng có ảnh hưởng của thuỷ triều và các hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, kênh mương, ruộng lúa có nước lưu thơng trực tiếp hay gián tiếp với các sơng lớn. Nghề ni TCX ở đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển nhanh trong nhiều năm qua. Theo Nguyễn Như Tiệp (2004) thì sản lượng TCX ni năm 2003 vào khoảng 2.500 tấn. Sự mở rộng diện tích ni TCX ở ĐBSCL là nhờ vào sự quảng bá nhanh và rộng kỹ thuật sản xuất giống TCX đến người sản xuất. Tổng sản lượng tơm giống càng xanh sản xuất được năm 2004 là 90 triệu con so với 1 triệu con vào năm 1998 và qui trình nước xanh cải tiến hiện được ứng dụng rộng rãi ở ĐBSCL (chiếm 88,5% số trại giống) (Phuong et al., 2006). Qui trình sản xuất giống Tơm càng xanh, đặc biệt là qui trình nước xanh cải tiến hiện đang được ứng dụng phổ biến, song còn nhiều vấn đề về kỹ thuật cũng cần được nghiên cứu và hồn thiện để nâng cao hiệu quả của qui trình. Vấn đề tơm bố mẹ hiện đang được xem xét là một trong vài yếu tố kỹ thuật cần được nghiên cứu cải tiến. Hiện tại, hầu hết các trại giống ở ĐBSCL sử dụng tơm mẹ từ nhiều nguồn khác nhau như tơm thu từ tự nhiên, tơm ni vỗ và tơm thu từ các ao ni thương phẩm. Kích cỡ tơm sử dụng cũng khác nhau theo mùa vụ hoặc theo nguồn cung cấp. Đề tài “Đặc điểm sinh học tơm càng xanh. Ảnh hưởng của nguồn tơm mẹ lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tơm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)” giúp người viết hiểu biết về lồi này- lồi thủy sinh vật có giá trị dinh dưỡng cao, là một trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu được ưa chuộng. 2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lồi tơm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Phạm vi nghiên cứu: Chỉ đề cập đến các đặc điểm sinh họcsinh thái, ảnh hưởng của nguồn tơm mẹ lên sức sinh sản và ấu trùng của tơm càng xanh. 3/ Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được lấy từ các nguồn thông tin như thư viện, báo, đài, internet. Dựa vào sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài. Mặc dù đề tài được chuẩn bò khá công phu, nhưng chắc chắn vẫn còn sơ suất, rất mong được sự góp ý của thầy hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tác giả chân thành biết ơn. 4/ Cấu trúc tiểu luận: PHẦN MỞ ĐẦU. PHẦN NỘI DUNG - Đặc điểm hình thái và sinh học của tơm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). - Ảnh hưởng của nguồn tơm mẹ lên sức sinh sản và ấu trùng của tơm càng xanh(Macrobrachium rosenbergii). 3 PHẦN MỞ ĐẦU DUNG PHẦN KẾT LUẬN. I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii). 1. Vị trí phân loại. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Macrobrachium rosenbergii De Man, 1879 Họ: Palaemonidae Bộ: Decapoda Lớp phụ: Eumalacostraca Lớp: Malacostraca Tên tiếng việt: Tôm Càng xanh Tên tiếng Anh: Giant freshwater prawn 2. Đặc điểm về hình thái Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt giữa tôm càng và các nhóm tôm khác. TCX có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận, đôi khi có màu nâu nhạt. Cấu tạo cơ thể gồm : Phần đầu ngực phiá trước và phần bụng phiá sau. Phần đầu ngực lớn, có dạng hơi giống hình trụ, gồm phần đầu với 5 đốt gần nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó. Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên. Cơ thể có dạng hơi cong như hình dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về phiá sau. Ở tôm nhỏ có màu trong sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể. Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uống cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới chủy. Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân ngực để bơi và một đôi 4 PHẦN NỘI DUNG chân đuôi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyển hoá thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ. Đặc điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đôi càng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thành thục của tôm, nhất là ở tôm đực. Quá trình thay đổi được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng cam nhạt, tôm càng cam đậm, tôm càng cam đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già. 3. Vòng đời và tập tính sống Vòng đời của Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) (Theo L. B. Holthuis, 1980) Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003), vòng đời TCX được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng chính nơi này sẽ xảy ra quá trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18 ‰, ở đó ấu trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nổi trong nước. Sang thời kỳ hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống ở đáy, bám vào cây cỏ; giá thể… Tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn náu vào ban ngày và tích cực hoạt động vào ban đêm. TCX có tập tính ăn thịt lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong nuôi ở mật độ cao hoặc khi bị thiếu thức ăn (Ismael và New, 2000). Vì vậy, việc dùng giá thể tăng chổ ẩn nấp, hạn chế hiện tượng này để nâng cao tỷ lệ sống của tôm đã được đề xuất trong nuôi thương phẩm (Ling, 1969; Fujimuta và Okamoto, 1972; Sandifer và Smith, 1975, 1977, 1983; Faria và Valenti, 1996; Sampaio, 1995; Alston và Sampaio, 2000). 4. Đặc điểm sinh sản a. Phân biệt giới tính Dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được TCX đực và cái dễ dàng. Ở tôm trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái. Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, thô và to 5 hơn. Tôm đực trưởng thành thường có đôi càng màu xanh dương đậm. Các gốc chân ngực của tôm đực cũng được xếp khít nhau hơn so với tôm cái, cạnh đốt gốc của đôi chân ngực thứ 5 có 2 lỗ sinh dục đực. Ngoài ra, tôm đực còn có nhánh phụ đực nằm kế nhánh trong của chân bụng thứ hai và điểm cứng ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất. Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực và đôi càng thon nhỏ. 3 tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoang bụng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này khi tôm tham gia sinh sản lần đầu tiên và đây chính là đặc điểm quan trọng của tôm cái. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở phần ức, ngay gốc đôi chân ngực thứ 3, có dạng tam giác. Trên các đốt giữa của các chân bơi còn có nhiều lông tơ hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ có tác dụng cho trứng bám vào (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Buồng trứng của con cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của chân ngực thứ ba (Nguyễn Thanh Phương, 2003). b. Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Mùa đẻ rộ của TCX ở đồng bằng Nam Bộ tập trung từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993, Phạm Văn Tình, 1996; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005). TCX cái thành thục lần đầu tiên ở khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL10-15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục từ 10 -13cm và 7,5g (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra chất dẫn dụ có tác dụng kích thích tôm đực tìm đến. Sau khi tôm lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 20 - 35 phút. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6 - 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm. Tôm cái thường di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút và thông thường từ 15 - 25 phút. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không được giao vĩ vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác. Những trứng này do không được thụ tinh nên sẽ rụng sau 1-2 ngày (FAO, 1985). Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước, cung cấp dưỡng khí cho trứng. Thời gian ấp đến trứng nở có thể từ 15-23 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ nước . c. Sức sinh sản Tuổi thành thục của tôm càng xanh thường vào khoảng 180-270 ngày tuổi, tuy nhiên thời gian này còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ và dinh dưỡng. Buồng trứng của tôm phát triển ở phần đầu ngực trải qua 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dao động trong khoảng 18 -20 ngày. Khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn V (full) tôm lột xác (lột xác tiền giao vĩ), sau lột xác thời gian thích hợp cho tôm giao vĩ là 3-6 giờ, khoảng 2-5 giờ sau khi giao vĩ tôm đẻ trứng, nếu tôm cái không được giao vĩ, trứng vẫn rụng và rơi ra khỏi khoang chứa trứng sau 1-2 ngày. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của chúng mà sức sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7.000-503.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của 6 tôm khoảng 500-1.000 trứng/g trọng lượng tôm. Sau khi trứng thụ tinh, trứng được ấp trong khỏang 19-21 ngày ở nhiệt độ khoảng 28 o C (Joseph và ctv, 1985). Tôm càng xanh có thể đẻ quanh năm, tuy nhiên mùa vụ chính sinh sản của TCX ở Việt Nam tập trung vào tháng tư đến tháng sáu và từ tháng tám đến tháng mười. Sức sinh sản của tôm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, môi trường sống, dinh dưỡng. Sức sinh sản của TCX sẽ tăng dần từ 20 g đến 140 g, lớn hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần. Sức sinh sản thực tế của tôm tự nhiên khoảng 420-786 ấu trùng/gam tôm mẹ (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Thời gian biến thái của ấu trùng thành hậu ấu trùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như môi trường, dinh dưỡng. Nghiên cứu sự biến động về sức sinh sản tương đối của tôm theo các nguồn và kích cỡ khác nhau của Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2006) cho thấy số lượng trứng trên mỗi gam tôm mẹ dao động từ 961 – 1.094 trứng, số trứng theo các nhóm kích cỡ khác nhau trong cùng một nguồn tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê tuy nhiên số trứng của tôm tự nhiên cao hơn có ý nghĩa so với nguồn tôm mẹ từ ao nuôi thương phẩm và nguồn tôm mẹ nuôi vỗ ở cùng một nhóm kích cỡ. d. Khả năng tái phát dục: Tôm cái có thể tái phát dục trong 16- 45 ngày, vài trường hợp cá biệt thời gian tái dục ngắn chỉ sau 7 ngày. TCX có thể tái phát dục 4 - 6 lần trong vòng đời. 5. Đặc điểm về sinh trưởng Là một loài thuộc lớp giáp xác, TCX phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái để phát triển thành hậu ấu trùng. Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào: nhiệt độ, kích cỡ, giới tính, thức ăn và điều kiện sinh lý của chúng. Cũng như các loài giáp xác khác, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng từng cá thể tôm không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào giai đoạn, giới tính, môi trường, mật độ nuôi và thành phần thức ăn của tôm. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau. Trong điều kiện nuôi, tôm có thể đạt 35- 40g và 70- 100g tương đương trong thời gian 6 và sau 8 tháng (Nguyễn Thanh Phương, 2003). 6. Sự phân bố: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy TCX phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các thủy vực nước lợ của nhiều vùng trên thế giới (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nước đục (FAO, 1985), phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một khu vực khá hẹp của Đông Bắc Á, giới hạn từ Ấn Độ đến phía Đông của nước Úc và đảo Solomon (Arrigon, 1994) như: Thái Lan (De Man, 1879; Lanchester, 1879; Rabanal và Soesaton, 1985), Ấn Độ (Hurbest, 1792; Rabanal và Soesaton, 198), Miến Điện (Handerson, 1893), Singapore, Nhật Bản (Vonmartens 1868), Hồng Kông (Thomson,1937), Philippine, (Castro De Elera, 1895), Indonesia (De Man,1879), Australia (J.roux 1933) và Việt Nam (Rabanal và Soesaton, 1985) và khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở các khu vực từ Châu Úc đến New Guinea (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng Bằng Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ vực có độ mặn 18ppt đôi khi cả 25ppt vẫn thấy tôm xuất hiện. 7 II. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN TÔM MẸ LÊN SỨC SINH SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ẤU TRÙNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii). 1. Sinh sản của tôm theo nguồn với các kích cỡ a. Biến động số lượng trứng của tôm theo các nguồn và kích cỡ Số lượng trứng của mỗi gram tôm mẹ của các nguồn tôm dao động từ 961-1.094. Số trứng theo các nhóm kích cỡ trong cùng một nguồn tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, số trứng của tôm tự nhiên cao hơn, có ý nghĩa thống kê so với hai nguồn tôm còn lại trong cùng một nhóm kích cỡ (p<0,05). Theo Nguyễn Quang Trung (2004) thì sức sinh sản của tôm tự nhiên cao hơn tôm nhân tạo ở kích cỡ 30-40 g, còn Lee và Wickins (1992) cũng cho rằng tôm tự nhiên có sức sinh sản cao hơn tôm nuôi trong ao. b. Tương quan giữa số lượng trứng và khối lượng tôm mẹ Nhận định của Ang (1985) là số lượng trứng trong buồng trứng tăng theo khối lượng tôm mẹ. Sức sinh sản tuyệt đối của tôm tự nhiên là 18.080-47.725 trứng/tôm (trung bình 30.431 trứng/tôm) đối với tôm có khối lượng từ 16,3-45,5 g/con (trung bình 28,2 g/con) là cao nhất. Trong khi đó, sức sinh sản tuyệt đối của tôm thu từ ao nuôi thương phẩm dao động từ15.656-38.985 trứng/tôm (trung bình là 26.788 trứng/tôm) với cỡ tôm có khối lượng từ 15,8-40,4 g/con (trung bình 27,5 g/con) là thấp nhất. Sức sinh sản tuyệt đối của tôm nuôi vỗ từ 17.472-38.744 trứng/tôm (trung bình 27.983 trứng/tôm) với tôm mẹ có khối lượng từ 17,9-40,6 g/con (trung bình 28,8 g/con). Theo Ang (1985), số lượng trứng/tôm thu từ ao nuôi là 1.216-89.747 với tôm có khối lượng từ 6,22-45,8 g/con. Số lượng trứng sẽ giảm từ trứng vàng sang trứng xám và kích thước trứng thì tăng lên. Trong quá trình ấp trứng và sự hoạt động của tôm mẹ cũng sẽ làm cho một số lượng trứng bị rớt ra ngoài. Hình bên dưới mô hình hóa về mối tương quan giữa kích cỡ và sức sinh sản tuyệt đối của tôm và qua đó thấy rằng tôm tự nhiên có sức sinh sản tuyệt đối cao nhất và tôm từ ao nuôi thương phẩm là thấp nhất. Mô phỏng tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng tôm ở các nguồn khác nhau 8 c. Kích thước trứng Kích thước trung bình của trứng tôm thương phẩm là 492 µm, của tôm tự nhiên là 499 µm và của tôm nuôi vỗ là 490 µm (khối lượng tôm trung bình là 26,4 g/con). Nhìn chung, kích thước trứng dao động theo kích cỡ, nguồn tôm và từ 480-511 µm. Kích thước trứng của các nguồn tôm có khuynh hướng tăng theo kích cỡ tôm tăng. Kích thước trứng của tôm có kích cỡ lớn hơn 35 g/con có ý nghĩa thống kê so với kích thước trứng của 2 cỡ tôm còn lại cho cả 3 nguồn tôm . Kích thước trứng bị ảnh hưởng bởi khối lượng và nguồn gốc của tôm mẹ. d. Số lượng ấu trùng. Số lượng ấu trùng của tôm từ ao nuôi thương phẩm thấp nhất và dao động từ 5.866- 20.613 ấu trùng/tôm (trung bình 13.917 ấu trùng/tôm) với tôm có khối lượng từ 16,3-37,6 g/con. Trong khí đó thì số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950-25.859 ấu trùng/tôm (trung bình là 17.083 ấu trùng/tôm) với tôm có khối lượng từ 18,4-45,5 g. Tôm nuôi vỗ có số ấu trùng dao động từ 9.308-23.626 con/tôm (trung bình là 15.451 con/tôm) vớ i khối lượng tôm mẹ từ 17,9-40,8 g. Mô phỏng tương quan giữa giữa số ấu trùng và khối lượng tôm theo nguồn gốc tôm Cỡ tôm mẹ nhỏ hơn 20 g và từ 20-35 g có số lượng ấu trùng trung bình/g tôm trong cùng nguồn tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nguồn tôm tự nhiên có số lượng ấu trùng trung bình/g tôm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nguồn tôm thương phẩm và tôm nuôi vỗ (p<0,05) trong cùng một nhóm kích cỡ. 2. Kết quả ương ấu trùng a. Biến động của các yếu tố môi trường Ling (1969) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng là 26-31 0 C, trong khoảng nhiệt độ thích hợp nếu nhiệt độ càng cao thì ấu trùng phát triển càng nhanh. Hàm lượng đạm tổng số (TAN) và nhất là đạm nitrite (N-NO 2 -) trong các nghiệm thức thí nghiệm khá cao (TAN dao động từ 0,22-0,44 mg/l và N-NO 2 - t ừ 0,012- 0,28 mg/l). Trong qui trình nước xanh cải tiến thì tảo (Chlorella spp) và vi khuẩn giúp điều khiển môi trường. Chúng có vai trò hấp thu và chuyển hoá các chất đạm, ví dụ chuyển N-NH 3 độc thành chất dạng không độc như nitrate.Có nhiều ý kiến khác nhau về quản lý hàm lượng đạm trong hệ thống ương ấu trùng Tôm càng xanh. Valenti et al. (1998) đề nghị nên giữ hàm lượng 9 N-NH 3 dưới 0,5 mg/l (trích dẫn bởi New and Valenti, 2000) nhưng Lee & Wickins (1992) thì cho rằng không nên để hàm lượng N-NH 3 vượt quá 0,1 mg/l. Ang (1995) thì cho rằng trong môi trường ương ấu trùng Tôm càng xanh nước xanh hàm lượng TAN vượt qua mức 2,5 mg/l nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến ấu trùng. Đối với hàm lượng N-NO 2 - thì Armstrong et al. (1976) kiến nghị không nên vượt quá 1,8 mg/l và Valenti et al. (1998) thì đề nghị dưới 0,25 mg/l (trích dẫn bởi New and Valenti, 2000); và New (1990) thì đề nghị không quá 0,1 mg/l. Theo Rao và Troipathi (1993) nước ương nuôi ấu trùng Tôm càng xanh thì hàm lượng TAN phải dưới 1,5 mg/l và N-NO 2 - dưới 0,1 mg/l. Các ý kiến và ghi nhận khác nhau cho thấy chưa thể nêu ra giới hạn cho phép về các yếu tố trên trong hệ thống ương nuôi ấu trùng Tôm càng xanh mà có lẽ khả năng chịu đựng của ấu trùng còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác. b. Sự phát triển và tỷ lệ chuyển từ ấu trùng sang hậu ấu trùng (tôm bột) Tôm bột xuất hiện đầu tiên trong các bể ương sau 20 ngày ương và thời gian kết thúc chu kỳ ương là 30 ngày, dài nhất là 34,3 ngày ở nghiệm thức tôm tự nhiên <20 g/con. Theo Phuong et al. (2006) thì thời gian ương ấu trùng thay đổi nhiều nhưng dao động từ 30-34 đến ngày tùy thí nghiệm. Thời gian biến thái hay phát triển của ấu trùng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường nhất là nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng. Theo Ling (1969) thì nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng là 26-31 0 C, trong khoảng nhiệt độ thích hợp nếu nhiệt độ càng cao thì ấu trùng phát triển càng nhanh. Như vậy, điều kiện nhiệt độ của các bể thí nghiệm nằm trong mức thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng và có ảnh hưởng tốt đến tỉ lệ chuyển sang tôm bột nhanh của các nguồn tôm. Kích cỡ tôm bột cũng có sự khác nhau theo nguồn gốc và kích cỡ tôm, dao động từ 7,88-10,2 mm. Đặc biệt, trong cùng một nguồn tôm bố mẹ thì tôm bột của nhóm tôm có kích cỡ >35 g/con luôn lớn hơn các nhóm tôm còn lại. Theo Nguyễn Thanh Phương et al. (2003) thì kích cỡ của tôm bột dao động trong khoảng 8,88-9,20 mm. Theo Uno & Soo (1969) thì tôm bột 1 ngày tuổi khoảng 7 mm cho thấy kết quả nầy là phù hợp với kết quả của các tác giả khác. Bảng 5 và 6 trình bày tỉ lệ sống và năng suấtương ấu trùng. Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm tôm nuôi vỗ cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tôm thu từ ao nuôi thương phẩm và tôm tự nhiên trong cùng một nhóm kích cỡ. Đặc biệt, tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 8 (tôm nuôi vỗ, khối lượng tôm từ 20-35 g/con) và 9 (tôm nuôi vỗ, khối lượng >35 g/con) đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, song sự khác biệt giữa hai nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy tôm mẹ có kích cỡ từ 20-35 g/con và lớn hơn 35 g/con cho năng suất ương cao hơn so vớ i tôm mẹ có kích cỡ nhỏ hơn 20 g và tôm mẹ được nuôi vỗ cho kết quả ương ấu trùng cũng tốt hơn tôm tự nhiên và tôm bắt từ các ao nuôi thịt. Tỉ lệ sống của ấu trùng biến động khá lớn tùy vào mật độ ương, qui trình ương, nguồn tôm, thức ăn,… Liên hệ với các chỉ tiêu về sinh sản của tôm mẹ thì rất lý thú, các chỉ số về sinh sản của tôm nuôi vỗ hầu hết thấp hơn so với hai nhóm tôm còn lại nhưng kết quả về tỉ lệ sống thì cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Trung (2004). Theo New (2000), một số trại giống thích sử dụng tôm trứng thu từ tự nhiên vì họ cho rằng tôm tự nhiên có chất lượng ấu trùng tốt hơn tôm trong ao nuôi. Tuy nhiên, tôm thu từ tự nhiên thường có một số lượng lớn trứng bị hao hụt trong quá trình đánh bắt và vận chuyển có thể làm ảnh hưởng đến sức sinh sản của tôm mẹ cũng như chất lượng ấu trùng. Nhiều trại giống thích sử dụng tôm ao nuôi gần trại do tiết kiệm được chi phí cho trại giống và chủ động được nguồn tôm bố mẹ trong sản xuất. Theo Malecha (1983) thì nguồn tôm mẹ phục vụ cho sinh sản nhân tạo tốt nhất là chọn từ các ao nuôi vỗ hay có thể tuyển chọn từ các ao nuôi thương phẩm. 10 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ [...]... rosenbergii) Tạp chí nghiên cứu Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, trang 124 - 133 5 Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Huỳnh Văn Hiền, Trần Văn Bá, 2006 Hiệu quả kinh tế - Kỹ thuật của các trại sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachiumb resenbergii) Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, trường ĐH Cần Thơ, trang 268 – 279 6 Đặng Ngọc Thanh, 1974 Thủy sinh học đại cương NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 215... khoa học, trường Đại học Cần Thơ, trang 144 – 149 2 Hà Ký, 1988 Sinh học tôm và kỹ thuật nuôi tôm ở Việt Nam NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 21 – 27 3 Dương Như Long, Đặng Hữu Tâm và Trần Văn Hận, 2006 Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ao đất tại tỉnh Long An Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, trường ĐH Cần Thơ, trang 134 – 143 4 Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi, 2006 Ảnh hưởng của tôm mẹ lên sức sinh. ..1 Kết luận Tôm Càng Xanh sống trong các thủy vực nước ngọt như: Sông, kênh rạch, ao hồ Vào tháng 3 – 4 hàng năm, chúng di cư đến vùng cửa sông nơi có độ mặn từ 12-18‰ để sinh sản Ấu trùng phát triển trong nước lợ khoảng 30 ngày, sau đó chúng biến thái thành tôm con và bắt đầu đi vào môi trường nước ngọt sinh sống Tôm Càng Xanh sinh trưởng nhanh, có thể đạt kích thước... 30 ngày, sau đó chúng biến thái thành tôm con và bắt đầu đi vào môi trường nước ngọt sinh sống Tôm Càng Xanh sinh trưởng nhanh, có thể đạt kích thước thương phẩm sau 5-7 tháng nuôi Tôm tự nhiên có sức sinh sản (số trứng/tôm và số ấu trùng/g tôm) cao hơn so với tôm thương phẩm và tôm nuôi vỗ Số lượng ấu trùng tăng theo sự gia tăng kích cỡ tôm mẹ Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm nuôi vỗ cao hơn hơn so với... trang 268 – 279 6 Đặng Ngọc Thanh, 1974 Thủy sinh học đại cương NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 215 trang 7 GS TS Đặng Ngọc Thanh, TS Hồ Thanh Hải, 2001 Động vật chí Việt Nam NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 9 - 34 12 . ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ ******************* Tiểu luận THỦY SINH HỌC Đề tài: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN TƠM MẸ LÊN SỨC SINH. chí Nghiên cứu Khoa học, trường ĐH Cần Thơ, trang 268 – 279. 6. Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,

Ngày đăng: 05/07/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA TƠM CÀNG XANH - Tiểu luận thủy sinh học
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA TƠM CÀNG XANH Xem tại trang 4 của tài liệu.
Đặc điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đơi càng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thành thục của tơm, nhất là ở tơm đực - Tiểu luận thủy sinh học

c.

điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đơi càng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thành thục của tơm, nhất là ở tơm đực Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan