câu hoi hoa 10, chuong I + II

9 477 2
câu hoi hoa 10, chuong I + II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 1 G.v: Ngô An Ninh Bài tập chương Nguyên tử. Câu 1 : Khái niệm "nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất không thể phân chia được nữa " xuất hiện ở thời kỳ : A. Sau khi tìm ra electron. B. Sau khi tìm ra proton. C. Sau khi tìm ra nơtron. D. Từ trước công nguyên. Câu 2 : Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là: A. Tôm-xơn. B. Chat-Uých. C. Rơ-dơ-pho. D. Bo. Câu 3 : Người tìm ra electron là : A. Tôm-xơn B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. Câu 4 : Người tìm ra proton là : A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. Câu 5 : Người tìm ra nơtron là: A. Tôm-xơn. B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo. Câu 6 : Chọn câu phát biểu đúng: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện. Câu 7 : Chọn câu Đúng : A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử . B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân . C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n. D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt. Câu 8 : Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử : A. 1 u là khối lượng của 6,02. 10 23 nguyên tử cacbon. B. 1 u có gía trị bằng 1/12 gam. C. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. D. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12. Câu 9 : Proton có kích thước, khối lượng và điện tích như sau: A. 0,053 nm ; 1u và o. B. 10 –8 nm ; 1u ; 1+. C. 0,053 nm ; 0,00055u và 1– . D. 10 –8 nm ; 0,00055u và 1–. Câu 10 : Nơtron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm ; 1u và 0. B.10 –8 nm; 0,00055u và 1– C. 10 –8 nm ; 1u và 0. D.0,053nm; 0,00055u; 1– Câu 11 : Electron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1– B. 0,053nm; 1u và 0. C. 10 –8 nm; 1u và 1+. D. 10 –8 nm ; 0,00055u và 1–. Câu 12 : Nguyên tử hidro có kích thước , khối luợng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1–. B. 0,053nm ; 1u ; và 0. C. 10 –8 nm ; 0,00055u và 1+. D. 10 –8 nm; 1u và 0. Câu 13 : Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử : A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học . B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích. C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy. D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau . Câu 14: Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu : A. Biết số p và e. B. Biết số p và n. C. Biết số e và n. D. Biết số Z và A. Câu 15: Tìm câu phát biểu sai : A. Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. B. Số đơn vị điện tích dương trong nhân bằng số đơn vị điện tích âm trên vỏ nguyên tử. C. Tổng số proton và electron được gọi là số khối. D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron . Câu 16: Chọn câu đúng khi nói về số khối của nguyên tử : A. Số khối là khối lượng của một nguyên tử . B. Số khối là tổng số hạt proton và nơtron. C. Số khối mang điện dương . D. Số khối có thể không nguyên. Câu 17 : Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó : A. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học. B. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học . C. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học D. là tổng số proton và nơtron trong nhân. Câu 18 : Mệnh đề nào sau đây đúng khi nói về nguyên tử nitơ : A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 nơtron. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 proton. C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có số proton = số nơtron. D. Chỉ có nguyên tử nitơ mới có số khối = 14. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 2 G.v: Ngô An Ninh Câu 19: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị : A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron. Câu 20: Chọn định nghĩa đúng về nguyên tố hóa học : A. Tất cả các nguyên tử có cùng số nơtron đều thuộc một nguyên tố hóa học. B. Tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều thuộc một nguyên tố hóa học. C. Tất cả các nguyên tử có cùng số khối đều thuộc một nguyên tố hóa học. D. Cả 3 định nghĩa trên đều đúng . Câu 21 : Hidro có 3 đồng vị : H 1 1 , H 2 1 , H 3 1 Oxi có 3 đồng vị: O 16 8 , O 17 8 , O 18 8 Số phân tử H 2 O được hình thành là : A. 6 phân tử. B. 12 phân tử. C. 18 phân tử. D. 10 phân tử. Câu 22 : Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị : Cu 65 29 chiếm 27% ; Cu 63 29 chiếm 73% . Vậy nguyên tử khối trung bình của Cu là : A. 63,45 B. 64,21 C. 64,54 D. 63,54 Câu 23 : Oxi trong tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị O 16 8 chiếm 99,757% ; O 17 8 chiếm 0,039% ; O 18 8 chiếm 0,204%. Khi có 1 nguyên tử O 18 8 thì có : A. 5 nguyên tử O 16 8 B. 500 nguyên tử O 16 8 C. 10 nguyên tử O 16 8 D. 1000 nguyên tử O 16 8 Câu 24: Với 2 đồng vị C 12 6 , C 14 6 và 3 đồng vị O 16 8 , O 17 8 , O 18 8 thì số phân tử CO 2 được tạo ra là : A. 6 loại . B. 9 loại. C. 12 loại . D. 18 loại. Câu 25 : Một nguyên tử có tổng số hạt là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt . Vậy nguyên tử đó là : A. Ca. B. Mg. C. Al D. Na Câu 26 : Một oxit có công thức X 2 O trong đó tổng số hạt của phân tử là 92 hạt , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt . Oxit này là : A. Na 2 O. B. K 2 O. C. Cl 2 O D. H 2 O. Câu 27: Nguyên tử Na có 11 proton, 12 nơtron, 11 electron thì khối lượng của nguyên tử Na là : A. Đúng bằng 23u. B. Gần bằng 23u. C. Đúng bằng 23g. D. gần bằng 23g. Câu 28 : Số proton của O, H, C, Al lần lượt là 8, 1, 6, 13 và số nơtron lần lượt là 8, 0, 6, 14 ; xét xem kí hiệu nào sau đây sai ? A. C 12 6 B. O 16 8 C. H 2 1 D. Al 27 13 Câu 29: Cho 2 kí hiệu nguyên tử : Na 23 11 và Mg 23 12 Chọn câu trả lời đúng : A. Na và Mg cùng có 23 electron . B. Na và Mg có cùng điện tích hạt nhân . C. Na và mg là đồng vị của nhau . D. Hạt nhân của Na và Mg đều có 23 hạt. Câu 30: Trong kí hiệu X A Z thì : A. Z là số điện tích hạt nhân. B. Z là số electron ở lớp vỏ . C. Z là số proton trong hạt nhân. D. Cả 3 câu trên đều đúng . Câu 31 : Nguyên tử đồng có kí hiệu là Cu 64 29 ( đồng vị không bền ), vậy số hạt nơtron trong 64g đồng là : A. 29. B. 35.6,02.10 23 C. 35. D. 29.6,02.10 23 Câu 32 : Nguyên tử đồng có kí hiệu Cu 64 29 . Số hạt electron trong 64g đồng là : A. 29.6,02.10 23 . B. 35.6,02.10 23 . C. 29. D. 35. Câu 33 : Nguyên tử Rubidi có kí hiệu là Rb 85 37 . Số hạt nơtron trong 85g Rb là : A. 37. B. 48. C. 48.6,02.10 23 . D. 37.6,02.10 23 . Câu 34: Nguyên tố clo có 2 kí hiệu : Cl 35 17 và Cl 37 17 . Tìm câu trả lời sai : A. Đó là hai đồng vị của nhau . B. Đó là hai nguyên tử có cùng số electron. C. Đó là hai nguyên tử có cùng số nơtron. D. Hai nguyên tử trên có cùng một số hiệu nguyên tử . Câu 35: Cho kí hiệu nguyên tử Br 80 35 (đồng vị không bền ) . Tìm câu sai A. Số hiệu nguyên tủ là 35, số electron là 35. B. Số nơtron trong hạt nhân hơn số nơtron là 10. C. Số khối của nguyên tử là 80. D. Nếu nguyên tử này mất 1e thì sẽ có kí hiệu là Br 80 34 . Câu 36: Hãy cho biết trong các đồng vị sau đây của Fe thì đồng vị nào phù hợp với tỉ lệ : 15 13 = sônotron sôproton A. Fe 55 B. Fe 56 C. Fe 57 D. Fe 58 Câu 37: Chọn câu phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại : Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 3 G.v: Ngô An Ninh A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục . B. Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các obitan hình tròn hay hình bầu dục. C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. Câu 38: Theo mô hình hành tinh nguyên tử thì : A. Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo xác định hình tròn hay hình bầu dục. B. Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các obitan hình tròn hay hình bầu dục . C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron. D. Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. Câu 39: Tìm câu trả lời sai : A. Mỗi electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử có một mức năng lượng nhất định . B. Trong đám mây electron , mật độ electron là như nhau. C. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng thấp . D. Những electron ở xa hạt nhân có mức năng lượng cao . Câu 40: Chọn câu trả lời đúng khi nói về electron trong các lớp hay phân lớp : A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một lớp . B. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một phân lớp . C. Lớp thứ n có 2n phân lớp . D. Lớp thứ n có tối đa 2n 2 electron. Câu 41: Yếu tố cho biết tới tính chất hóa học cơ bản của 1 nguyên tố là : A. Điện tích hạt nhân . B. Số electron hóa trị. C. Số electron ở lớp trong cùng . D. Toàn bộ số electron ở lớp vỏ nguyên tử . Câu 42: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào : A. Điện tích hạt nhân tăng dần. B. Số khối tăng dần. C. Mức năng lượng tăng dần . D. Sự bão hòa các lớp và phân lớp electron. Câu 43: Số electron tối đa trong lớp thứ 3 là : A. 8e. B. 9e. C. 18e. D. 32e . Câu 44: Obitan nguyên tử là : A. Khối cầu mà tâm là hạt nhân . B. Khu vực không gian hạt nhân mà ta có thể xác định được vị trí electron từng thời điểm. C. Tập hợp các lớp và các phân lớp . D. Khu vực xung quanh hạt nhân mà xác suất có mặt electron là lớn nhất . Câu 45 : Hình dạng obitan nguyên tử phụ thuộc vào A. Lớp electron. B. Năng lượng electron C. Số electron trong vỏ nguyên tử . D. Đặc điểm mỗi phân lớp electron. Câu 46 : Cho hệ trục tọa độ như sau : Obitan s có dạng là : A. B. C. D. Câu 47: Số lượng obitan nguyên tử phụ thuộc vào : A. Số khối . B. Đặc điểm mỗi phân lớp electron . C. Điện tích hạt nhân. D. Số lượng lớp electron. Câu 48: Cấu hình electron là : sự phân bố các electron vào các lớp và phân lớp theo thứ tự : A. Tăng dần của năng lượng . B. Tăng dần nguyên tử khối . C. Lớp và phân lớp từ trong ra ngoài. D. Tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 49: Dựa vào nguyên lí vững bền, xét xem sự sắp xếp các phân lớp nào sau đây sai : A. 1s < 2s. B. 4s > 3s. C. 3p < 3d. D. 3d < 4s. Câu 50 : Các mức năng lượng obitan nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau : A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 5s 5p 5d … B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 4d 5s 5p 5d … C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d … D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 5s 4d 5p 6s 5d . . . Câu 51: Cấu hình electron nào sau đây vi phạm nguyên lí Pauli : A. 1s 2 2s 2 2p 3 . B. 1s 3 2s 2 2p 3 . C. 1s 2 2s 2 . D. 1s 2 . Câu 52: Cấu hình electron nào sau đây vi phạm quy tắc Hun : A. 1s 2 2s 2 2p x 2 2p y 1 . B. 1s 2 2s 2 2p x 1 2p y 1 . C. 1s 2 2s 2 . D. 1s 2 2s 2 2p x 2 2p y 1 2p z 1 . Câu 53: Cấu hình electron nào vịết theo ô lượng tử là sai : A. B. C. D. x y ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ z Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 4 G.v: Ngô An Ninh Câu 54: Một nguyên tử có kí hiệu là X 45 21 , cấu hình electron của nguyên tử X là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 3 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 1 4s 2 . Câu 55 : Nguyên tử có tổng số e là 13 thì cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. 3s 2 3p 2 . B. 3s 2 3p 1 . C. 2s 2 2p 1 . D. 3p 1 4s 2 . Câu 56 : Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Vậy cấu hình electron của A là : A. 1s 2 2s 2 2p 4 . B. 1s 2 2s 2 2p 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 3 . D. 1s 2 2s 2 2p 5 . Câu 57 : Xét các nguyên tố 1 H, 3 Li , 11 Na , 7 N , 19 F , 2 He, 10 Ne , 8 O. Hãy xác định xem nguyên tố nào có số electron độc thân bằng 0 ? A. H, Li , Na , F. B. O . C. N . D. He , Ne. Câu 58 : Cấu hình bền của khí trơ : A. Có 2 hay 8 electron ngoài cùng. B. Có số electron bão hòa ở lớp bên trong . C. Có 2 lớp trở lên với 18 electron lớp ngoài cùng. D. Có lớp ngoài cùng bão hòa . Câu 59 : Một nguyên tử có cấu hình 1s 2 2s 2 2p 3 thì nhận xét nào sai : A. Có 7 electron. B. Có 7 nơtron. C. Không xác định được số nơtron. D. Có 7 proton. Câu 60 : Xét cấu hình electron của Bo, câu nào sai : A. Có 2 obitan trống . B. Có 1 electron độc thân. C. Có 3 electron độc thân . D. Có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 61 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố là 2s 1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 62 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 2s 2 2p 5 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 2. B. 5. C. 7. D. 9. Câu 63 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3s 2 3p 1 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 11. B. 10. C. 13. D. 12. Câu 64 : Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố là 3d 3 4s 2 , số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 25. B. 23. C. 21. D. 19. Câu 65 : Lớp L ( n = 2) có số phân lớp là : A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 66 : Phân lớp p có bao nhiêu obitan nguyên tử ? A. 7 B. 5. C. 3. D. 1. Câu 67 : Tổng số các obitan nguyên tử của lớp N (n = 4) là : A. 16. B. 9 C. 4. D. 1. Câu 68 : Nguyên tử X có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron . Nguyên tử Y có 10 proton, 10 electron và 9 nơtron. Như vậy có thể kết luận rằng : A. Nguyên tử X và Y là những đồng vị của cùng một nguyên tố. B. Nguyên tử X có khối lượng lớn hơn nguyên tử Y. C. Nguyên tử X và Y có cùng số khối . D. Nguyên tử X và Y có cùng số hiệu nguyên tử . Câu 69 : Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố đồng là 63,54 u. Nguyên tố đồng có 2 đồng vị bền trong tự nhiên là 63 Cu và 65 Cu . Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 63 Cu trong tự nhiên là : A. 75%. B. 50%. C. 25%. D. 90%. Câu 70 : Các electron của nguyên tủ nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp , lớp thứ 3 có 7 electron . Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là con số nào sau đây ? A. 7. B. 9. C. 15. D. 17. Câu 71 : Cho nguyên tử : Rb 86 37 . Tổng số hạt proton và nơtron là bao nhiêu : A. 37. B. 49. C. 86. D. 123. Câu 72 : Nguyên tử cacbon ở trạng thái cơ bản có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng ? A. 6. B. 4 C. 3. D. 2. Câu 73 : Hai đồng vị của nguyên tố X khác nhau về: A. Số khối của hạt nhân . B. Số hiệu của nguyên tử . C. Số electron trong nguyên tử . D. Số proton trong hạt nhân . Câu 74 : Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa ? A. s 1 , p 3 , d 7 , f 12 B. s 2 , p 6 , d 10 , f 14 C. s 2 , d 5 , d 9 , f 13 D. s 2 , p 4 , d 10 , f 10 Câu 75 : Nguyên tử O 16 8 có số electron được phân bố trên các lớp là : A. 2, 4, 2. B. 2, 8, 6. C. 2, 6. D. 2, 8, 4, 2. Câu 76 : Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản nào là đúng cho nguyên tử có số hiệu là 16 : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 4s 1 . D. 1s 2 2s 2 3p 2 4p 2 5p 2 6p 1 . Câu 77 : Trong nguyên tử cacbon, 2 electron 2p được phân bố trên 2 obitan p khác nhau và được biểu diễn bằng 2 mũi tên cùng chiều. Xác định nguyên lí hoặc quy tắc được áp dụng : A. Nguyên lí Pau-li. B. Quy tắc Hun. C. Quy tắc klechkowski. D. Nguyên lí vững bền. Câu 78: Biết hạt nhân nguyên tử photpho có 15 proton . Câu trình bày nào sau đây là đúng ? Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 5 G.v: Ngô An Ninh A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử photpho có 7 electron. B. Hạt nhân nguyên tử photpho có 15 nơtron. C. Nguyên tử photpho có 15 electron được phân bố trên các lớp là 2, 8, 5. D. Photpho là nguyên tố kim loại. Câu 79: Từ kí hiệu Li 7 3 ta có thể suy ra : A. Hạt nhân nguyên tử liti có 3 proton và 7 nơtron. B. Nguyên tử liti có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron. C. Liti có số khối là 3, số hiệu nguyên tử là 7. D. Liti có 2 lớp electron, lớp trong có 3e và lớp ngoài có 7e. CHƯƠNG BẢNG TUẦN HOÀN. Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp dựa theo các nguyên tắc sau : I- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . II- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử . III- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. IV- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột . Hãy chọn các nguyên tắc đúng : A. I, II, III. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III, IV. Câu 2: Tìm câu sai : A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố , các chu kỳ và các nhóm . B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ . Số thứ kỳ của chu kỳ bằng số phân lớp electron trong nguyên tử. D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Câu 3: Trong bảng tuần hoàn, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn lần lượt là : A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 4 và 4. D. 3 và 4. Câu 4: Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây ? A. nguyên tố s,nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f. B. tổng số electron trên lớp ngoài cùng. C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng. D. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố. Câu 4: Nguyên tố s là : A. Nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp s. B. Nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. C. Nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 2 electron. D. Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1 đến 6 electron trên lớp ngoài cùng . Câu 5: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết : 1- số điện tích hạt nhân . 2- số nơtron trong nhân nguyên tử. 3- số electron trên lớp ngoài cùng . 4- số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 5- số proton trong nhân hoặc electron trên vỏ nguyên tử. 6- số đơn vị điện tích hạt nhân. Hãy cho biết thông tin đúng : A. 1, 3, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 4, 5, 6. D. 2, 3, 5, 6. Câu 6 : Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 10 4p 3 . Trong bảng tuần hoàn , nguyên tố X thuộc: A. chu kỳ 3, nhóm V A. B. chu kỳ 4, nhóm V B. C. chu kỳ 4, nhóm VA. D. Chu kỳ 4 nhóm IIIA. Câu 7: Trong một chu kỳ, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần : A. Bán kính nguyên tử tăng . B. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử tăng dần. C. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần. D. Giá trị ái lực electron của nguyên tử giảm. Hãy chọn câu đúng. Câu 8: Trong cùng một chu kỳ , theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần : A. tính kim loại của các nguyên tử tăng dần. B. tính phi kim của các nguyên tử giảm dần. C. hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần. D. hóa trị của nguyên tố phi kim đối với hidro không đổi. Chọn câu đúng. Câu 9: Trong một nhóm A, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần : A. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử tăng dần. B. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần. C. Bán kinh nguyên tử giảm dần. D. Giá trị ái lực electron của nguyên tử tăng. Câu 10: Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử : A. tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. B. tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần. C. bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần. D. tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố không biến đổi. Câu 11: Trong một nhóm A, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần : Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 6 G.v: Ngô An Ninh A. Tính baz của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần. B. Tính axit của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần. C. Tính baz của các oxit và hidroxit tương ứng giảm dần. D. Tính baz và tính axit của các oxit và hidroxit tương ứng không thay đổi. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào có năng lượng ion hóa thứ nhất ( I 1 ) nhỏ nhất ? A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất ? A. Li. B. S. C. Cl D. F. Câu 14: Cho các nguyên tố : X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 , X 6 ; lần lượt có cấu hình electron như sau : X 1 :1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . X 2 : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 X 3 : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 2 X 4 : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 X 5 : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 X 6 : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ : A. X 1 , X 2 , X 3 , X 4 . B. X 1 , X 2 , X 5 và X 3 , X 4 , X 6. C. X 1 , X 2 , X 3 , X 5 . D. X 4 , X 6 . Câu 15: Dùng nội dung câu 14, trả lời câu hỏi sau: Những nguyên tố nào thuộc cùng nhóm : A. X 1 , X 6 . B. X 2 , X 5 . C. X 4 , X 6 . D. X 1 , X 3 . Câu 16: X là nguyên tố được hình thành trong phản ứng hạt nhân : XHeHCl +→+ 1 2 1 1 37 17 Nhận xét nào sau đây về nguyên tố X là sai : A. X ở ô thứ 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. B. X tạo được hợp chất khí với hidro (XH 2 ). C. Tính phi kim của X kém oxi nhưng mạnh hơn photpho. D. X có công thức hợp chất oxit cao nhất là XO 2 . Câu 17: Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau đây về quy luật biến đổi tuần hoàn trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải : A. Hóa trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 → 7. B. Hóa trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ 7 → 1. C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần . D. Oxit và hidroxit tương ứng có tính baz giảm dần, tính axit tăng dần. Câu 18: Một nguyên tố R có cấu hình electron : 1s 2 2s 2 2p 3 . Công thức hợp chất với hydro và công thức oxit cao nhất của R là : A. RH 2 , RO. B. RH 5 , R 2 O 3 . C. RH 3 , R 2 O 5. D. RH 4 , RO 2 Câu 19: Giá trị độ âm điện giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải của các nguyên tố của chu ky2 là : A. F, O , N, C, B, Be, Li. B. Li, B, Be, N, C, F, O. C. Be, Li, C, B, O, N, F. D. N, O, F, Li, Be, B, C. Câu 20: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO 2 . Trong hợp chất của R với hidro có 75%R và 25% H. Nguyên tố R đó là : A. Magie. B. Cacbon. C. Nitơ. D. Photpho. Câu 21: Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức RH 3 . nguyên tố R là : A. Clo. B. Lưu huỳnh. C. Silic. D. Nitơ. Câu 22: Cho 34,25 g kim loại nhóm IIA vào nước thu được 5,6 lít H 2 (đktc) . Kim loại đó là : A. Stronti. B. Bari. C. Canxi. D. Magie. Câu 23: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B và có khối lượng phân tử là 76. Nguyên tố A và B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là+n o và +m o và có số oxi hóa âm trong hợp chất với hidro là–n H và –m H thỏa mãn các đìều kiện │n o │= │n H │và │m o │= 3│m H │. Biết rằng A có số oxi hóa cao nhất trong X. Vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kỳ 2, nhóm IVA. B. Chu kỳ 2, nhóm VA. C. Chu kỳ 3, nhóm IA. D. Chu kỳ 4, nhóm IIA. Câu 24: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kỳ 4 là nguyên tố phi kim ? A. 20 B. 26. C. 30. D. 35. Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố nào có năng lượng ion hóa thứ nhất ( I 1 ) nhỏ nhất. ? A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ? A. I. B. Cl. C. F. D. Br. Câu 27: Theo định luật tuần hoàn thì tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của : A. Số oxi hóa. B. Điện tích ion C. điện tích hạt nhân. D. Nguyên tử khối . Câu 28: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có ái lực electron lớn nhất ? A. Oxi. B. Flo. C. Nitơ. D. Bo. Câu 29: Cặp tính chất nào sau đây là của nguyên tố phi kim ? A. Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện tốt . B. Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện kém. C. Năng lượng ion hóa thấp và có tính dẫn điện kém. Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 7 G.v: Ngô An Ninh D. Năng lượng ion hóa cao và có tính dẫn điện tốt . Câu 30: Trong cùng một nhóm A , theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần thì năng lượng ion hóa I 1 của nguyên tử : A. không đổi. B. giảm dần. C. tăng dần. D.biến đổi không có quy luật Câu 31: Trong cùng một chu kỳ, theo chiều từ trái qua phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi : A. giảm dần. B. biến đổi không có quy luật. C. tăng dần. D. không đổi Câu 32: Trong chu kì 3, nguyên tử có bán kính lớn nhất là : A. Clo. B. Argon. C. Natri. D. Magie. Câu 33: Nguyên tố X có số thứ tự Z = 37, vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hòan là: A. Chu kì 3, nhóm IA B.Chukì 3, nhóm IIA. C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 5,nhóm IA. Câu 34: Xét các nguyên tố Cl, Al , Na , P, F . Thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử nào sau đây đúng : A. Cl < F < P < Al < Na. B. F < Cl < P < Al < Na. C. Na < Al < P < Cl < F. D. Cl < P < Al < Na < F. Câu 35: Xét các nguyên tố : nitơ, silic, oxi, photpho. tính phi kim của các nguyên tố trên tăng dần theo thứ tự nào sau đây : A. Si < P < N < O. B. P < N < Si < O. C. Si < N < P < O. D. O < N < P < Si. Câu 36: Những nguyên tố hóa học trong cùng nhóm A có những tính chất hóa học sau : A. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần . B. Điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. C. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần . D. Điện tích hạt nhân giảm thì tính kim loại giảm , tính phi kim giảm dần. Câu 37: Những nguyên tố nào mà hợp chất oxit có hóa trị cao nhất ứng với công thức chung là X 2 O 3 ? A. Nhóm IA. B. Nhóm IIA C. Nhóm IIIA. D. Nhóm VA. Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là : A. ns 2 np 1 B. ns 2 np 3 C. ns 2 D. ns 1 . Câu 39: Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố kim loại chuyển tiếp? A. 1s 2 2s 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . C. [Ar] 3d 6 4s 2 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Câu 40: R là một nguyên tố nhóm IIIA, oxit cao nhất của R có công thức hóa học là : A. R 2 O 3 . B. R 2 O. C. R 2 O 5 . D. R 2 O 7 . Câu 41: Tính chất của các nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của : A. Khối lượng nguyên tử. B. Điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Độ âm điện của nguyên tử. D. Độ hoạt động hóa học của nguyên tử các nguyên tố. Câu 42: Nguyên tố Mn có điện tích hạt nhân là 25, điều khẳng định nào sua đây sai ? A. Lớp ngoài cùng có 2 electron. B. Lớp ngoài cùng có 7 lectron. C. Có 5 electron độc thân . D. Mn là nguyên tố kim loại. Câu 43: Nguyên tử C có số hiệu nguyên tử là 6. Số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là: A. 6 electron B. 4 electron. C. 2 electron. D. 1 electron. Câu 44: nguyên tố C có số đơn vị điện tích hạt nhân là 6. Số electron độc thân ở trạng thái kích thích là : A. 1 electron. B. 2 electron. C. 4 electron. D. 6 electron. Câu 45: tính chất hóa học của nguyên tử các nguyên tố được quyết định bởi: A. Số thứ tự của chu kỳ. B. Số thứ tự của nhóm. C. Số electron trên vỏ nguyên tử. D. Số electron trên lớp ngoài cùng. Câu 46: Cho các nguyên tử, có điện tích hạt nhân như sau: X (z=6) ; Y (z=7) ; M ( z= 20) ; Q ( z=19). Nhận xét nào sau đây đúng : A. X. Y là phi kim ; M, Q là kim loại. B. X, Y, Q là phi kim ; M là kim loại. C. X là phi kim ; Y là khí trơ ; M, Q là kim loại. D. X, Y là kim loại ; M, Q là phi kim. Câu 47: Cho các nguyên tử có điện tích hạt nhân sau đây : R ( Z= 8) ; T ( Z= 10) ; U ( Z= 16) ; V ( Z= 35). Nhận xét nào đúng ? A. R thuộc nhóm VIIIA;T, U thuộc nhóm VIA ; V thuộc nhóm VIIA. B. R, U thuộc nhóm VIA ; T thuộc nhóm VIIIA ; V thuộc nhóm VIIA. C. R , U thuôc nhóm IVA ; T thuộc nhóm VIA. ; V thuộc nhóm VA. D. R, T, U thuộc nhóm IIA, V thuộc nhóm VB. Câu 49: Nguyên tố X có số thứ tự là 15 , hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn : A. Chu kỳ 2 nhóm VA. B. Chu kỳ 3 nhóm IIIA. C. Chu kỳ 3 nhóm VA. D. Chu kỳ 4 nhóm IA. Câu 50: Cho các cấu hình electron sau : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . ( Al có Z =13) Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 8 G.v: Ngô An Ninh B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . ( Ar có Z = 18) C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . ( K có Z = 19) D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 . ( V có Z = 23) Hãy tìm cấu hình electron sai. Câu 51: Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn . R tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là RO 3 . Nguyên tố R tạo được với kim loại M cho hợp chất có công thức MR 2 , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng .Xác định kim loại M ? A. Mg. B. Zn C. Fe. D. Cu. Câu 52: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R 2 O 5 . Hợp chất của nó với hidro có R% = 91,18. Nguyên tố R là : A. Photpho. B. Nitơ. C. Asen. D. Antimon. Câu 53: Nguyên tố X có cấu hình electron như sau : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là : A. Ô 25, chu kỳ 3, nhóm IA. B. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB. C. Ô 23, chu kỳ 4, nhóm VIA. D. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VB. Câu 54: Cho 5,4 g kim loại (M) tác dụng với oxi không khí ta thu được 10,2 g oxit cao nhất có công thức M 2 O 3 . Kim loại (M) là : A. B B. Fe. C. Al. D. Ga. Câu 55: Xét các nguyên tố : nhôm (Al), Rubidi (Rb), Bo (B), Natri (Na), magie (Mg). Dựa vào vị trí trong bảng tuần hoàn hãy xác định thứ tự tăng dần tính kim loại ? A. Rb ; Na ; Al ; Mg ; B. B. Al ; B ; Mg ; Na ; Rb C. Na ; Mg ; Al ; B ; Rb. D. B ; Al ; Mg ; Na ; Rb. Chọn dãy biến đổi đúng. Câu 56: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4s 1 , thuộc nhóm IB. Cho biết cấu hình đầy đủ nào sau đây đúng : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 10 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 3d 1 . Câu 57: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X 39 19 là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 . Nguyên tố X có đặc điểm : A. Thuộc nhóm IA, chu kỳ 4. B. Nhân nguyên tử có 20 nơtron. C. Là nguyên tố đầu chu kỳ 4. D. A, B, C đều đúng. Câu 58 : Câu nào sau đây có nội dung đúng ? A. Tất cả các nguyên tố trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn đều có cùng số electron . B. Các nguyên tố trong nhóm IA tác dụng với nước tạo ra dung dịch có tính axit. C. Phân tử các nguyên tố nhóm VIIIA gồm hai nguyên tử . D. Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì giá trị độ âm điện tăng dần . Câu 59: Nhóm nào trong bảng tuần hoàn chứa nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 9 ? A. Nhóm VA. B. Nhóm VIIA. C. Nhóm IIIA. D. Nhóm VIA. Câu 60: Thứ tự tính phi kim tăng dần của dãy nguyên tố sau : F , N , O , Si , P là : A. F < N < O < Si < P. B. N < O < Si < P < F. C. Si < P < N < O < F . D. P < Si < N < O < F. Câu 61 : Cho 0,48g một kim loại hóa trị 2 tác dụng với Cl 2 thu được 1,9g một muối clorua . Tên kim loại hóa rị 2 là : A. Magie. B. Kẽm. C. Canxi. D. Sắt. Cho Mg = 24, Ca = 20 , Zn = 65, Fe = 56. Câu 62: Hòa tan hết 0,35 g một kim loại nhóm IA trong nước , dung dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng độ 0,1M. tên của kim loại nhóm IA là : A. Rb. B. K. C. Na. D. Li. Câu 63: Cho 8,8g một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lí khí hidro (đktc). Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó : A. Bo và Nhôm. B. Nhôm và Gali C. Gali và Indi. D. Indi và Tali. Cho: B = 11 ; Al = 27 ; Ga =70 ; In = 115 ; Tl = 204 Câu 64: Cho nguyên tố Fe ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe 2+ là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 4 4s 2 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Hãy chọn đáp án đúng . Câu 65: Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S 2– là : A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 . Hãy chọn đáp án đúng. Câu 66: A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn . Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 32 . Hai nguyên tố đó là : A. Mg và Ca B. O và S. C. N và P. D. C và Si. Hãy chọn đáp án đúng . Câu 67: Nguyên tố Si có Z = 14 . Cấu hình electron nguyên tủ của Silic là : Trường THPT Phan Đăng Lưu Trang 9 G.v: Ngô An Ninh A. 1s 2 2s 2 2p 5 3s 3 3p 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 7 3s 1 3p 2 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 2 . D. 1s 2 2s 2 2p 5 3s 2 3p 3 Câu 68: Một nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn là : A. Nhóm IIIA ; chu kì 3. B. Nhóm IA ; chu kì 3. C. Nhóm IIA ; chu kì 6. D. Nhóm IIA ; chu kì 7. Câu 69: Ion X 2+ có cấu hình electron là : 1s 2 2s 2 2p 6 Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn . A. Chu kì 2 , nhóm IIA. B. Chu kì 3 , nhóm IA. C. Chu kì 4, nhóm IVA. D. Chu kì 3 , nhóm IIA. Câu 70: So sánh tính Baz của các hidroxit sau đây và xếp theo thứ tự tăng dần : A. KOH < NaOH < Mg(OH) 2 < Al(OH) 3 . B. Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < NaOH < KOH . C. Mg(OH) 2 < NaOH < KOH < Al(OH) 3 . D. Mg(OH) 2 < Al(OH) 3 < KOH < NaOH. Câu 71: Ion Y – có cấu hình electron : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn là : A. Chu kì 3 , nhóm VIIA. B. Chu kì 3 , nhóm VIA. C. Chu kì 4 , nhóm IA. D. Chu kì 2 , nhóm VA. Câu 72: Cho 4 axit : H 2 SiO 3 , HClO 4 , H 2 SO 4 , H 3 PO 4 . Hãy chọn axit mạnh nhất : A. H 2 SiO 3 . B. H 2 SO 4 . C. HClO 4 . D. H 3 PO 4 . . . Hãy chọn các nguyên tắc đúng : A. I, II, III. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III, IV. Câu 2: Tìm câu sai : A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên. thuộc nhóm VIIIA;T, U thuộc nhóm VIA ; V thuộc nhóm VIIA. B. R, U thuộc nhóm VIA ; T thuộc nhóm VIIIA ; V thuộc nhóm VIIA. C. R , U thuôc nhóm IVA ; T thuộc

Ngày đăng: 05/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan