LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở QUẬN hà ĐÔNG, THÀNH PHỐ hà nội

101 253 1
LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ   NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở QUẬN hà ĐÔNG, THÀNH PHỐ hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Ban Chấp hành Trung ương BCHTW Chính trị quốc gia CTQG Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Đảng Cộng sản Việt Nam ĐCSVN Giáo dục - đào tạo GD - ĐT Khoa học – công nghệ KH - CN Kinh tế - xã hội KT - XH Nguồn nhân lực NNL Xã hội chủ nghĩa XHCN Ủy ban nhân dân UBND Tổ chức Hợp tác và phát triển của Liên Hiệp Quốc OECD MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông 1.2 Nội dung và các nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông Chương 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và quản lý của Nhà nước có liên quan ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quận Hà Đông 2.2 Thành tựu và hạn chế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 2.3 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Quan điểm cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở Quận Hà Đông, thành Hà Nội trong thời gian tới 3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông trong thời gian tới KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 14 14 27 37 37 47 57 66 66 71 90 92 97 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ở tất cả các ngành, các cấp góp phần thực hiện thắng lợi sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo ra sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong thới gian tới Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt, bởi nó không chỉ quyết định cho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề con người - xã hội Vì thế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không những là mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu xã hội vô cùng quan trọng Nguồn nhân lực của đất nước nói chung và nguồn nhân lực của Quận Hà Đông, Thành phố Hà nội nói riêng đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm được thể hiện rõ trong chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chúng ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đòi hỏi các cấp, các ngành, các thành phần 3 kinh tế và toàn xã hội cần phải quan tâm Cũng như các địa phương khác, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội là một địa bàn có số lượng lao động tương đối dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Quận Mặt khác, Hà Đông là một Quận của Thủ đô Hà Nội trung tâm kinh tế xã hội của cả nước, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải cao hơn các khu vực khác mới tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới Tuy nhiên, với những lợi thế riêng có của mình, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội vẫn giữ được sự ổn định và phát triển về mọi mặt Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công đó là Quận Hà Đông đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát huy tốt vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển của Thành phố Hà Nội nói chung và của Quận Hà Đông nói riêng trong thời gian tới thì nguồn nhân lực của Quận Hà Đông cần phải có chất lượng cả về trí lực, tâm lực và thể lực, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế nảy sinh nhiều vấn đề mới cần được giải quyết kịp thời Do vậy, nguồn nhân lực của Quận còn nhiều bất cập chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của Thành phố, chưa phát huy hết vai trò của nó để kích thích phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn Vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ 4 2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân nguồn nhân lực ở nước ta nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của đất nước Trong thời gian qua vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi lên một số công trình khoa học tiêu biểu đó là: Luận án tiến sĩ kinh tế:“Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2020”, tác giả Nguyễn Hoàng Thụy [39] Luận án đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta Công trình cũng đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở ngành công nghiệp dầu khí và chỉ ra những thành tựu và hạn chế, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành dầu khí trong thời gian tới Đặc biệt tác giả đã coi trọng đến giải pháp cần phải có chiến lược liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực ngành dầu khí có chất lượng cao nhằm đem lại năng suất, hiệu quả trong công việc khai thác, chế xuất dầu ở nước ta Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Hải Phòng và tác động của nó đến tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ thành phố” tác giả Phạm Tiến Điện [15] Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực , từ đó xem xét phát triển nguồn nhân lực theo hướng CNH,HĐH ở thành phố Hải Phòng; phân tích chỉ rõ sự tác động của phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hải Phòng đến việc xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hải Phòng gắn với việc tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ thành phố 5 Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”, tác giả Đinh Văn Toàn [41] Luận án đi sâu nghiên cứu về nguồn nhân lực của một tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam Phần lý luận của đề tài đã tiến hành cung cấp nhiều kinh nghiệm quý của các quốc gia về phát triển nguồn nhân lực trong ngành điện lực Công trình cũng đã đi sâu nghiên cứu khảo sát thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở các công ty, các đơn vị thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo sức bật mới trong quá trình tái cơ cấu ngành điện lực theo sự phát triển của tình hình thực tiễn đặt ra Đề tài khoa học B2006 - 37 - 02TĐ HN (2010), “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” , tác giả Nguyễn Lộc [26] Đã cung cấp hệ thống lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ quốc gia Với cách tiếp cận tổng thể, có sự so sánh và tổng kết kinh nghiệm quốc tế phong phú về phát triển nguồn nhân lực, đề tài đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta Luận án tiến sĩ kinh tế: “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, tác giả Trần Kim Hải [18] Luận án đã phân tích về thực trạng, chỉ ra yêu cầu và những vấn đề đang đặt ra trong sử dụng nguồn nhân lực cho CNH, HĐH ở nước ta Đồng thời luận án đã chỉ ra nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta Vì vậy quá trình khai thác sử dụng cần phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực Coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nội dung, một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho CNH, HĐH Luận án khẳng định: Những vấn đề bức xúc nhất của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta là mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở đa dạng hoá các nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu 6 đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng CNH, HĐH, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia TÊt cả là nhằm thực hiện thắng lợi môc tiªu cung cÊp nguồn nhân lực cã chÊt lîng cao, ®¸p øng ®îc nh÷ng yªu cÇu vµ ®ßi hái kh¾t khe cña thÞ trêng søc lao ®éng trong níc vµ quèc tÕ, phï hîp víi yªu cÇu ®Èy m¹nh CNH, H§H ®Êt níc Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay”, tác giả Bùi Thúc Vịnh [49] Luận văn phân tích làm rõ tính cấp thiết của đào tạo nguồn nhân lực cho CNH,HĐH và tác động của nó đối với củng cố nền quốc phòng Trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm, giải pháp cơ bản để công tác đào tạo nguồn nhân lực vừa đáp ứng nhu cầu CNH,HĐH vừa đáp ứng nhu cầu củng cố nền quốc phòng toàn dân Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam”, tác giả Đỗ Văn Dạo [7] Tập trung nghiên cứu về nguồn nhân lực trong một lĩnh vực đặc thù Tác giả đã lý giải khá sâu sắc và toàn diện về lý luận và thực tiễn nhân lực quân sự, nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực này với những nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển Luận án cũng đã đi sâu khảo sát đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao, trên cơ sở đó đề ra những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu để phát triển lực lượng này đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra Những giải pháp về giáo dục đào tạo và thực hiện những cơ chế, chính sách đặc thù ở cả tầm vĩ mô và vi mô đã được tác giả đề cập trong công trình để tạo ra sự đột phá mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao Cuốn sách: Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tiến sĩ Vũ Bá Thể [38] Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và thực trạng nguồn nhân 7 lực ở nước ta, tác giả đã đưa ra những quan điểm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam Đồng thời, đưa ra định hướng và những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển thị trường sức lao động và tác động của nó đến đảm bảo nguồn nhân lực cho Quân đội nhân dân Việt nam hiện nay” tác giả Trần Văn Ban [2] Đã phân tích sự phát triển của thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tác động của nó đến đảm bảo nguồn nhân lực cho QĐNDVN Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động gắn với bảo đảm nguồn nhân lực cho quân đội trong giai đoạn hiện nay Cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, của Tiến sĩ Nguyễn Thanh [36] Tác giả đã luận giải rõ: phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH,HĐH, đồng thời nêu lên một số thực trạng về phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng chủ yếu trong phát triển nguồn nhân lực cho CNH,HĐH ở nước ta hiện nay Cuốn sách: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tác giả Tô Chí Thành [37] Đã khảo sát những kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin của một số nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tác giả cho rằng, đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang rất cần học hỏi những kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt là nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin trong đó có lĩnh vực truyền hình Đối với một số nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đã và đang có điều kiện để hợp tác mạnh mẽ trong quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Do vậy, những bài học về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 8 được các tác giả luận giải khá sâu sắc từ đó rút ra một số bài học cụ thể đối với Việt Nam Cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, của Tiến sĩ Trần Văn Tùng và Lê ái Lâm [42] Cuốn sách đã khái quát những kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nước phát triển trên thế giới Tuy nhiên, cuốn sách chưa trình bày được một cách toàn diện về nội dung của phát triển nguồn nhân lực như chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống, việc làm… mà mới tập trung vào lĩnh vực giáo dục đào tạo - yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực Đề tài khoa học KX.02.24/06 (2010), “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”, tác giả Nguyễn Ngọc Phú [35] Đã tập trung luận giải một cách khái quát những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực, luận giải về cơ cấu, số lượng, chất lượng, nhu cầu, thực trạng nguồn nhân lực và nhân tài Đề xuất những quan điểm, giải pháp, chính sách cho phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới Báo khoa học: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, của Tiến sĩ Phạm Công Nhất [33] Đã khái quát kết quả hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và hơn một năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, đồng thời chỉ rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp CNH,HĐH đất nước - Đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu hóa - hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn(2005) đi sâu phân tích thực trạng đội ngũ viên chức công chức trong khu vực quản lýnhà nước để thấy rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của NNL này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân có được các ưu điểm cũng 9 như những tồn đọng trong iệc sử dụng đội ngũ viên chức công chức, viên chức quản lý Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước - Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương”, luận án tiến sỹ kinh tế, tác giả Nguyễn Kim Diện (2008) Luận án đề cập đến CLNNL trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp Những phân tích đánh giá thực trạng NNL thực hiện công tác hành chính với những thành công và hạn chế trong nhất định thuộc tỉnh Hải Dương, những phân tích đánh giá này có thể là điển hình đại diện cho đội ngũ công chức hành chính nói chung nhưng không đại diện cho NNL trong lĩnh vực hoạt động kinh tế - Đề tài khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 (GS-TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm đề tài): “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” Đề tài đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống KTXH Do đó, đề tài là một tài liệu được tham khảo hữu ích nhất trong trường hợp liên quan đến viên chức là công chức trong các khoa, phòng hành chính sự nghiệp Bên cạnh những công trình được phân tích ở trên, trong quá trình triển khai đề tài luận văn tác giả đã nghiên cứu, kế thừa từ một số tài liệu như: Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội; Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục Hà Nội; Đỗ Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục; Nguyễn Thanh Long (2003) “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công 10 thể giao tiếp khoa học và tiếp cận với những thông tin khoa học trong và ngoài nước một cách rộng rãi Vì trong khoa học, thông tin là nguồn lực quan trọng nhất, thúc đẩy động cơ sáng tạo Bên cạnh đó, Hà Đông cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các nhà khoa học được nghỉ ngơi theo định kỳ để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng vẫn giữ được công việc theo thỏa thuận với cơ sở sử dụng lao động Có chế chính sách thỏa đáng thu hút và trọng dụng nhân tài Nếu con người là vốn quí, thì nhân tài là vốn quí giá nhất Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam nói chung, Hà Đông nói riêng đang cần một sự phát triển nhảy vọt để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, theo kịp trình độ phát triển của các Quận trong nội thành của Hà Nội Vì vậy, việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân tài của Hà Đông có ý nghĩa hết sức to lớn Do vậy, Hà Đông phải xây dựng được cơ chế, chính sách thỏa đáng nhằm tạo điều kiện để thu hút các nhà quản lý giỏi, các nhà khoa học, công nhân có tay nghề cao, lao động có kinh nghiệm đến sinh sống và làm việc tại Hà Đông Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật cao từ các vùng khác đến công tác và làm việc lâu dài trên địa bàn Quận Ban hành một chế độ ưu đãi đặc thù đối với những cán bộ giỏi, cán bộ xuất sắc, nhất là cán bộ giỏi từ nơi khác đến, số sinh viên giỏi ra trường về công tác ở Hà Đông Tất cả các nhân tài ai cũng mong muốn trước hết là được làm việc và cống hiến Vì vậy, việc tạo môi trường thu hút, hấp dẫn là yếu tố rất quan trọng đối với nhân tài Để 87 làm tốt vấn đề này cần quan tâm tới các yếu tố đó là: Ðiều kiện làm việc tốt bao gồm cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm (đối với cán bộ khoa học và công nghệ, giáo sư ), điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác Có một tập thể hoạt động tốt, ăn ý, không khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ; Nhân tài được quyền tự chủ, sáng tạo trong lĩnh vực hoạt động của mình; Có thu nhập và cuộc sống ổn định Ủy ban nhân dân Quận cần phối hợp với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội giám sát, theo dõi và có những can thiệp cần thiết đối với các cơ sở sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định về sử dụng, đối xử, trả lương và đãi ngộ lao động Trong điều kiện lao động dôi dư, một số doanh nghiệp dễ vi phạm các quy định sử dụng lao động như ngược đãi nhân công, bóc lột sức lao động qua việc chi trả lương, thưởng quá thấp Do sợ bị thất nghiệp đôi khi người lao động không dám phản ứng, chính quyền không thấy được sự việc, vì thế cần có cách thức theo dõi, kiểm tra sát thực Vấn đề này càng phải thực hiện tốt hơn, nhất là khi chúng ta đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Ủy ban nhân dân Quận kết hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Quận thực hiện tuyển lao động bằng phương thức sát hạch, thi tuyển nghiêm ngặt theo những mức độ yêu cầu cao thấp khác nhau thích hợp với từng loại lao động cụ thể Người có trình độ cao, giỏi phải đảm nhận công việc chuyên sâu, phức tạp; người có trình độ thấp hoặc kém hơn thì được bố trí công việc vừa phải, đơn giản, tạo ra sự phân bổ hợp lý giữa người và việc Việc làm này, một mặt sẽ đảm bảo được chất lượng lao động cần tuyển, mặt khác sẽ tạo ra động cơ thúc đẩy xã hội học tập thật sự, nghiêm túc, xoá bỏ nạn “văn bằng hình thức”, “chạy chọt, đút lót, xin điểm” khi còn ở ghế nhà trường Ủy ban nhân dân Quận cần tăng cường quản lý an ninh chính trị, trật 88 tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định nhằm thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế, qua đó có điều kiện để xã hội sử dụng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đời sống cho người lao động, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đẩy mạnh cải cách hoạt động tư pháp, củng cố cơ quan bảo vệ pháp luật, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, thanh tra và xét xử các vụ việc vi phạm pháp luật, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội Thực hiện biện pháp này, một mặt sẽ tạo môi trường pháp luật thu hút đầu tư, qua đó nguồn lao động được huy động và sử dụng; mặt khác, do là thành viên của xã hội nên người lao động cũng là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, họ sẽ tự xem xét lối sống, hành vi xử sự của mình, tự ý thức sống và làm việc theo pháp luật, điều này làm cho chất lượng nguồn nhân lực của Hà đông từng bước được được nâng lên * * * Để phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Quận Hà Đông trong thời gian tới thì cần phải thực hiện tốt các quan điểm cơ bản đó là: Quan điểm toàn diện trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đa dạng hoá các hình thức trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm tính hiệu quả trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn Quận Hà Đông Trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản trên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hà Đông trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau: Các cơ quan đơn vị trên địa bàn quận Hà Đông cần bổ sung, hoàn thiện kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; làm tốt công tác tuyển dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao trí lực và trình độ chuyên môn, tay nghề 89 cho người lao động; tăng cường tính tổ chức kỷ luật trong lao động; thay đổi cơ cấu lao động phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận và mục tiêu phát triển của cơ sở sử dụng lao động; Quan tâm, giải quyết tốt các chính sách xã hội, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trên địa bàn Quận 90 KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt, bởi nó không chỉ quyết định cho việc phát triển kinh tế mà còn liên quan đến vấn đề con người - xã hội Vì thế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không những là mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu xã hội vô cùng quan trọng Trong thời gian qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Quận Hà Đông đã đạt được nhiều thành tựu trong đó nổi lên là: Quận Hà Đông đã chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người lao động; nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động Để đạt được các thành tựu trên là vì cấp ủy và chính quyền các cấp của quận Hà Đông thường xuyên quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Các cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn quận Hà Đông đã chủ động ban hành nhiều chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, thu hút người lao động học tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực công tác về mọi mặt Đồng thời đã kết hợp nhiều biện pháp phong phú, đa dạng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động trên địa bàn quận Hà Đông Bên cạnh những thành tựu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Quận Hà Đông còn có những hạn chế nhất định như: Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chưa toàn diện, đồng đều trên các mặt ở các cơ quan đơn vị trên điạ bàn quận Hà Đông Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn dàn trải, chưa tập trung vào những bộ phận nhân lực chủ chốt quyết định đến hoàn thành nhiệm vụ các cơ quan đơn vị 91 Để phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Hà Đông trong thời gian tới thì chúng ta cần quán triệt tốt một số quan điểm cơ bản đó là: Quan điểm toàn diện trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đa dạng hoá các hình thức trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm tính hiệu quả trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn Quận Hà Đông Trên cơ sở quán triệt các quan điểm cơ bản trên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Quận Hà Đông trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau: Các cơ quan đơn vị trên địa bàn quận Hà Đông cần bổ sung, hoàn thiện kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; làm tốt công tác tuyển dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao trí lực và trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động; tăng cường tính tổ chức kỷ luật trong lao động; thay đổi cơ cấu lao động phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận và mục tiêu phát triển của cơ sở sử dụng lao động; Quan tâm, giải quyết tốt các chính sách xã hội, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trên địa bàn Quận trong thời gian tới./ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Dũng Anh (2004), Kinh nghiệm của một số nước Đông á và Đông Nam á về sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng quá trình toàn cầu hoá kinh tế và rút ra bài học, Hội thảo "Toàn cầu hoá kinh tế những cơ hội và thách thức đối với miền Trung" 2 Trần Văn Ban (2006), Phát triển thị trường sức lao động và tác động của nó đến đảm bảo NNL cho Quân đội nhân dân Việt nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội 3 Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (2006), Số liệu thống kê lao độngviệc làm ở Việt Nam 2005, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội 4 Bộ khoa học và công nghệ - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2005), Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở các nước Asean, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 5 Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam- lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 6 Đỗ Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo: Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục 7 Đỗ Văn Dạo (2012), Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - BQP, Hà Nội 8 Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 9 Phạm Việt Dũng (2012), “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 9/2012 93 10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc khoá VIII, Nxb Chính trị qiốc gia, Hà Nội 11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW (khoá VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 14 Phạm Quang Đạt (2002), Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 15.Phạm Tiến Điện (2000)“Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thành phố Hải Phòng và tác động của nó đến tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ thành phố”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội 16 Nguyễn Đình (2006), “Bàn luận về thị trường nhân lực”, Tạp chí Doanh nghiệp Thương mại, Số 3-4/2006, tr.47 17.Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb CTQG, Hà Nội 18.Trần Kim Hải (1998), Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện An ninh, Hà Nội 19.Trần Thị Bích Hạnh (2003), Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 20.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 94 21.Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục Hà Nội 22.Nguyễn Thị Lan (2007), Nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 23 Tâm Lân (2007), "Môi trường tự nhiên Đà Nẵng: Báo động đỏ!", Báo Lao động, số 11, ngày 13/01/2007, tr.3 24 Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2002), Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) đưa các mục tiêu MDG đến với người dân, Hà Nội 25.Nguyễn Thanh Long (2003), “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, Hà Nội, tr 71-75 26.Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Đề tài khoa học B2006 - 37 - 02TĐ, Hà Nội 27.V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1987 28.C.Mác, Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984 29.C.Mác - Ph.Ăngghen, C.M¸c, ¡ngghen tuyÓn tËp, tËp 5, Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1993 30.C.Mác, Ph.Ăngghen, C.M¸c, ¡ngghen toµn tËp, tËp 23, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1993 31.C.Mác, Ph.Ăngghen, C.M¸c, ¡ngghen toµn tËp, tËp 2, Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1983 32.Đỗ Mười (1997), Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33 Tiến sĩ Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2008, Hà Nội 95 34 Lê Du Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 35.Nguyễn Ngọc Phú (2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Đề tài khoa học KX.02.24/06, Hà Nội 36.Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội 37 Tô Chí Thành (2004), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu á – Thái Bình Dương, Nxb Bưu điện, Hà Nội 38 Tiến sĩ Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội 39 Nguyễn Hoàng Thụy (2003), Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 40 Nguyễn Tiệp, “Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005- 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 7/2005, Hà Nội 41 Đinh Văn Toàn (2011), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội 42 Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội 43 Trần Nguyễn Tuyên (2004), “Nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, Số1/2004, tr 15 44 Phạm Văn Tuyền (2000), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá, Luận án thạc sĩ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 96 45.UBND quận Hà Đông (2014), Báo cáo tổng kết 5 năm phát triển kinh tế xã hội của quận Hà Đông (2010 - 2014) 46 UBND quận Hà Đông (2014), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác tổ chức nhân sự của quận Hà Đông (2010 - 2014) 47 UBND quận Hà Đông (2014), Báo cáo tổng kết công tác môi trường đô thị năm 2014 và phướng nhiệm vụ năm 2015 48.Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Nxb Hà Nội 49 Bùi Thúc Vịnh (2000), Tác động của đào tạo NNL trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội 50.Trần Thị Vui (2006), “Người Việt Nam ở nước ngoài - một nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Báo chí tuyên truyền, Số 7-2006, tr.23, 26 97 PHỤ LỤC Phụ lục số 01 THỐNG KÊ SỐ HỘ - NHÂN KHẨU QUẬN HÀ ĐÔNG THỜI ĐIỂM 01/01/2010 VÀ 31/12/2014 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 TÊN PHƯỜNG Tổng số Phường Nguyễn Trãi Phường Quang Trung Phường Văn Quán Phường Mỗ Lao Phường Phúc La Phường Yết Kiêu Phường Vạn Phúc Phường Hà Cầu Phường Phú La Phường La Khê Phường Kiến Hưng Phường Phú Lãm Phường Phú Lương Phường Yên Nghĩa Phường Dương Nội Phường Biên Giang Phường Đồng Mai THỜI ĐIỂM 01/01/2010 SỐ HỘ SỐ NGƯỜI 58,755 237,905 2,898 12,896 3,482 18,428 4,989 19,859 4,918 19,617 4,484 16,559 1,287 5,059 3,171 13,257 2,693 10,432 2,541 8,917 5,200 16,647 3,639 12,368 2,722 13,056 3,497 18,237 3,479 13,779 4,942 18,099 1,539 6,463 3,274 14,232 THỜI ĐIỂM 31/12/2014 SỐ HỘ SỐ NGƯỜI 65,868 284,002 2,915 15,316 3,901 19,701 5,134 21,657 5,102 21,957 5,612 21,863 1,637 7,987 4,020 15,416 3,011 15,909 2,690 10,817 5,868 18,673 3,533 16,244 2,770 16,440 5,239 21,197 4,080 15,993 5,162 20,931 1,893 7,963 3,301 15,937 (Nguồn: Chi cục Thống kê Quận Hà Đông.) 98 Phụ lục số 02 BIỂU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE LAO ĐÔNG 2011 - 2014 Năm 2011 STT 1 2 3 4 5 6 Tiêu chí phân loại sức khỏe Tỷ lệ quân số khỏe Sức khỏe loại 1 Sức khỏe loại 2 Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm Tỷ lệ mất an toàn lao động Năm 2012 Năm 2013 94% 55% 30% Khối Khối hành dịch chính vụ sự nghiệp 95% 98% 60% 70% 30% 20% 6% 5.5% 4.5% 6% 5% 4% 5% 5% 4% 5% 5% 3.5% 16% 14% 9% 15% 13% 8% 14% 12% 6% 13% 11% 5% 5% 3% 2% 5% 3% 2% 4% 2% 2% 4% 2% 1.5% Khối sản xuất Khối sản xuất Khối dịch vụ 94% 56% 29% 95% 61% 29% Khối hành chính sự nghiệp 98% 71% 20% Khối sản xuất Khối dịch vụ 95% 57% 28% 96% 63% 27% (Nguồn: UBND Quận Hà Đông) 99 Năm 2014 Khối hành Khối chính sản sự xuất nghiệp 98% 95% 72% 58% 19% 27% Khối Khối hành dịch chính vụ sự nghiệp 96% 98.5% 65% 73% 25% 18% Phụ lục số 03 BIỂU TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ Ý THỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG 2011 - 2014 STT 1 2 3 Tiêu chí phân loại Lao động có đạo đức tốt Lao động yêu mến gắn bó với công việc Lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định nơi làm việc Năm 2011 Năm 2012 Khối sản xuất Khối Khối hành dịch chính vụ sự nghiệp Khối sản xuất 85% 80% 95% 81% 75% 85% 80% Năm 2013 Khối dịch vụ Khối hành chính sự nghiệp 86% 81% 96% 82% 95% 86% Khối sản xuất Khối Khối hành Khối dịch chính sản vụ sự xuất nghiệp Khối Khối hành dịch chính vụ sự nghiệp 96% 87% 82% 97% 87% 82% 97% 76% 97% 83% 77% 98% 83% 78% 98% 81% 96% 87% 82% 97% 87% 82% 97% (Nguồn: UBND Quận Hà Đông) 100 Năm 2014 101 ... nhân lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông 1.2 Nội dung nhân tố tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông... nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông Chương QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI... điểm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội Quận Hà Đông, thành Hà Nội thời gian tới 3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội

Ngày đăng: 06/06/2017, 10:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thành tựu và hạn chế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

  • 2.2. Thành tựu và hạn chế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

  • 3.2.4. Giải pháp về nâng cao thể lực

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan