Khóa luận Dấu ấn văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam

53 706 1
Khóa luận  Dấu ấn văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là khóa luận viết về những dấu ấn của văn hóa ẩm thực Việt Nam trong sáng tác của hai tác giả cùng thời đó là nhà văn Nguyễn Tuân và nhà văn Thạch Lam để qua đó ta có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về phong cách nghệ thuật và góc nhìn riêng biệt của mỗi nhà văn. Những tác phẩm văn học là một góc nhỏ của niêm tin và tư tưởng của một con người.

LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Sư phạm, Bộ môn Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khoá luận Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Hoàng Lê Anh Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này Đắk Lắk, ngày 04 tháng 5 năm 2016 NGƯỜI THỰC HIỆN Đinh Thị Thùy Dung 1 MỤC LỤC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1.1 Lý do chọn đề tài 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5 PHẦN HAI: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .7 PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9 3.1 Đối tượng nghiên cứu 9 3.2 Phạm vi nghiên cứu 9 3.3 Nội dung nghiên cứu 9 3.4 Phương pháp nghiên cứu 9 PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 CHƯƠNG 1 TIỀN ĐỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ THẠCH LAM 11 1.1 Khái quát chung nét ẩm thực nơi Nguyễn Tuân và Thạch Lam sinh ra 11 1.1.1 Hà thành nơi kết tinh văn hóa truyền thống dân tộc, nuôi dưỡng văn hóa ẩm thực 11 1.2 Sự ảnh hưởng văn hóa Hà thành trong phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam 17 1.3 Phong cách của Nguyễn Tuân và Thạch Lam 42 1.4 Tiểu kết 21 CHƯƠNG 2 GÓC NHÌN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ THẠCH LAM .23 2.1 Phương thức tiếp cận văn hóa ẩm thực 23 2.1.1 Không gian tiếp cận ẩm thực 24 2.1.2 Cách thức mô tả món ăn 29 2.1.3 Cách thức thưởng thức món ăn 35 2.2 Vẻ đẹp ngôn từ và phong cách độc đáo của hai nhà văn trên 37 2.2.1 Ngôn từ trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam 38 2.3 Tiểu kết 50 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55   2 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài Có thể nói, trong gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á, Việt Nam được xem là một trong những nước có nền văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng Sự độc đáo đa dạng trên có được từ những món ăn truyền thống kết hợp với những bí quyết và công nghệ chế biến tinh tế Riêng ẩm thực Hà thành dường như là sự hội tụ của tinh hoa mọi miền, mọi món ăn của vùng đất kinh kỳ như phảng phất nét quen quen nhưng khó lẫn với những món ngon trên khắp mọi miền đất nước Đặc biệt nghệ thuật ẩm thực của người Hà thành đã từng làm xúc động và hao tổn không biết bao nhiêu giấy mực của các văn nhân, thi khách Vì thế vượt ra khỏi cái phạm trù vật chất, ẩm thực được nâng lên trở thành một yếu tố văn hóa mang đậm cốt cách tâm hồn dân tộc Văn hóa ẩm thực trở thành một hiện tượng đẹp, được nâng lên hạ xuống một cách đầy trân trọng Các tao nhân mặc khách thể hiện sự sủng ái của mình bằng những lời văn nồng nàn tao nhã, lời thơ mộc mạc mà không kém phần duyên dáng đắm say Hà thành nơi “hội thủy, hội dân và hội tụ văn hóa” đã tạo ra một Thạch Lam nhạy cảm, trữ tình trong Hà Nội băm sáu phố phường; một Nguyễn Tuân tài hoa, kiểu cách qua cái nhìn của bậc tao nhân từ Cốm đến miếng Giò lụa hay bát Phở Vượt qua khuôn khổ của giá trị văn học, những áng văn ấy trở thành một tài liệu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc đặc biệt là văn hóa ẩm thực Hà thành Chung quanh miếng ăn, vậy mà cũng phân hóa lắm phong cách nghệ thuật khác nhau Ví như Nguyên Hồng là một cây bút viết rất hay về cái ăn Nhưng nhìn chung, ông thành công hơn cả vẫn là khi tiếp cận miếng ăn từ khẩu vị của người nghèo khổ Nam Cao cũng hay viết về vấn đề miếng ăn và viết bằng tất cả tân huyết của mình Nhưng cái ăn được nhà văn bàn đến là trên phương diện: miếng ăn là miếng nhục Nhân vật của Nam Cao thường bị cái đói, cái nghèo đẩy tới chỗ phải vứt bỏ nhân cách, phải bị lăng nhục vì miếng ăn Ấy thế mà cùng với những năm tháng đó, Thạch Lam hướng đến cho người đọc những phát hiện 3 mới mẽ và thú vị, nâng vấn đề ẩm thực lên thành một nghệ thuật thanh tao Đặc biết thông qua tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam miêu tả thật sinh động miếng ăn không chỉ là một nhu cầu bình thường của con người mà được gắn liền với sự thưởng thức cái đẹp Còn Nguyễn Tuân lại có cách tiếp cận miếng ăn rất riêng không lẫn với ai được Đọc văn Nguyễn Tuân thấy con người trước miếng ăn chẳng những không hèn đi mà còn trở nên sang trọng hơn Chẳng những không bị phàm tục hóa mà trở nên có tư cách hơn, có văn hóa, có thẩm mĩ hơn, có tâm hồn hơn Ấy là vì Nguyễn Tuân không nhấm nháp miếng ăn bằng vị giác, nghĩa là tiếp cận nó chỉ như là một của ngon Thông qua khả năng quan sát tinh tế, nhạy cảm và “cách thức” độc đáo, Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc, người nghe một cách tiếp cận mới về văn hóa ẩm thực, tạo nên diện mạo đặc sắc của văn hóa Việt Nam Tuy nhiên, trên con đường hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay Việc ý thức giữ gìn cái truyền thống ẩm thực Hà thành đang có nguy cơ mai một trước những xô bồ, nhốn nháo và lai căng Vì vây, chúng tôi muốn tìm về dấu xưa với mong muốn níu giữ lại những tinh hoa một thời, muốn khám phá cũng như chia sẻ một phần văn hóa vốn đã được lưu truyền từ hàng trăm năm nay Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài khóa luận: “Dấu ấn văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu thế giới ẩm thực trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam, để từ đó giúp người đọc hình dung gần như trọn vẹn về nền ẩm thực phong phú của dân tộc Đặc biệt thông qua bức tranh ẩm thực này, người đọc nhận ra giá trị tinh thần, giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng Nghiên cứu dấu ấn ẩm thực còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và mô tả món ăn của Nguyễn Tuân và Thạch Lam, dù bằng ngòi bút và theo cách cảm nhận rất riêng của từng cá nhân nhưng người đọc sẽ tinh anh nhận ra được 4 điểm chung từ sự tự hào, ngưỡng mộ và trân trọng nền ẩm thực nổi tiếng nhã lịch, thanh tao của con người xứ Hà thành trong từng trang văn tinh tế của các nhà văn 5 PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nhìn một cách bao quát, chúng ta đã nhận ra những tác phẩm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã có một vị trí ổn định trong lịch sử văn học hiện đại Sáng tác của hai tác giả này đã được đề cập khá đầy đủ và có chiều sâu đáng kể Năm 1940, khi đọc Vang bóng một thời, Thạch Lam ngời khen Nguyễn Tuân là một nhà văn có tài đặc biệt Ông khẳng định Nguyễn Tuân là người đầu tiên tìm ra cái đẹp trong quá khứ, biết kính trọng và yêu mến cái đẹp Vì thế, khi đọc tập tùy bút, nhà văn phát hiện “cái thú uống trà của cụ ngày xưa mang đậm chất văn hóa, không phải chỉ một cử chỉ ăn uống bình thường, nhưng là một hành vi đặc biệt, có lễ nghi và nhịp điệu rõ ràng, phảng phất giống tục uống trà của người Nhật” [10, tr.229] Cũng vào thời kỳ này, Nguyễn Tuân được Vũ Ngọc Phan nghiên cứu kỹ hơn cả, nhà nghiên cứu đã đánh giá cao tính chất “đặc Việt Nam” cùng với lối hành văn “có duyên” Đầu năm 1957, Nguyễn Tuân viết bài tùy bút Phở đăng trên tuần báo Văn Bài viết đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong giới cầm bút Năm 1965, trong bài viết Thạch Lam in trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ cũng nhận ra sự tinh tế của Thạch Lam khi viết về những ẩm thực: “Ông (Thạch Lam) tả những món ăn với tất cả thị giác, khứu giác, vị giác, với tất cả tâm hồn mình nữa.” [11, tr.286] Tháng 12/1971, trên tạp chí Giao Điểm, Vũ Bằng có kể chuyện về Thạch Lam với thái độ đầy xúc động: “anh quý từ chén chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống gần như một cách thành kính, tiếc từ một cái kẹo vừng rơi xuống đất, nhặt lên phủi bụi rồi cầm lấy ăn một cách chậm rãi như thể vừa nhai vừa suy nghĩ vừa cảm ơn trời đã cho mình sống để thưởng thức một món ăn ngon lành như vậy” [04, tr.363] Năm 2000, trong luận án tiến sĩ Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Nguyễn Thành Thi dành một phần nhỏ nghiên cứu về “quà Hà Nội” trong tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường Tác giả luận văn tỏ ra khá tâm đắc về vấn đề này khi phân tích khá kỹ “nếp sinh hoạt và thú ẩm thực của người Hà Nội” và 6 cuối cùng ông khẳng định vẻ đẹp tập tùy bút và phong cách Thạch Lam: “Hà Nội băm sáu phố phường mang vẻ đẹp riêng của tùy bút Thạch Lam xinh gọn, hồn nhiên Tươi tắn, linh hoạt Hà Nội băm sáu phố phường cũng bổ sung vào phong cách văn xuôi nghệ thuật của ông một nét mới lạ: sự tươi tắn hồn nhiên bên cạnh sự mực thước, trầm tĩnh, dịu nhẹ khoan hòa vốn có và vốn quen trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông.” [17, tr.192] Trong bài viết Nguyễn Tuân và cái đẹp, Hà Văn Đức cũng nhận ra Nguyễn Tuân “không tìm thấy cái đẹp hiện hữu trong cuộc đời thực, Nguyễn Tuân quay trở về tìm kiếm nét đẹp xưa của một thời vang bóng Ông ca ngợi lý tưởng hóa cuộc sống của những ông Nghè, ông Cử…, hay miêu tả những thú vui uống trà, đánh thơ, thả thơ với một cái nhìn thi vị, đượm chất thơ” [10, tr.181] Trong bài viết Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường (hay Thạch Lam nhà Hà Nội Học), Nguyễn Vĩnh Phúc đánh giá cao khả năng quan sát tinh tế của Thạch Lam khi nhận ra tác giả này “đã chép sử Hà Nội bằng cái nhìn và nhịp cảm, cặp mắt và trái tim của người nghệ sĩ, của nhà thơ nặng tình với đất văn vật nghìn năm” [3, tr.640] Trên đây là một số nhận định, ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình về những vấn đề cơ bản có liên quan tới đề tài Nhìn chung, các ý kiến này ít nhiều đã thống nhất trong cách nhìn nhận và đánh giá những sáng tạo và đóng góp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực Chúng tôi xin ghi nhận tất cả những ý kiến trên và xem đó như là những gợi ý quý báu để đi sâu vào việc tìm hiểu vấn đề 7 PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu Phát hiện ra cái nhìn độc đáo, mới lạ của các văn nhân khi tiếp cận văn hóa ẩm thưc, một vấn đề nhạy cảm nhưng không kém phần thanh tao Đối tượng nghiên cứu mà luận văn đề cập đến là “Dấu ấn văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam” Ở đây, khía cạnh viết về văn hóa ẩm thực của Nguyễn Tuân và Thạch Lam sẽ được khám phá, xem xét một cách đầy đủ, đồng thời làm rõ những điểm độc đáo và ấn tượng trong sáng tác của các nhà văn trên bình diện nói trên 2 Phạm vi nghiên cứu Những áng văn viết về ẩm thực của Nguyễn Tuân và Thạch Lam là không nhiều Thạch Lam chỉ có tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943); Nguyễn Tuân với dăm bài như; Phở, Cốm, Giò lụa in trong tập Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988); Hương cuội, Chén trà sương, Những chiếc ấm đất in trong tập Vang bóng một thời (1940) 3 Nội dung nghiên cứu Từ những áng văn viết về ẩm thực trên của Nguyễn Tuân và Thạch Lam đã giúp độc giả phát hiện ra vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc đặc biệt là văn hóa ẩm thực Hà thành Từ đó có ý thức hơn trong việc phát huy, bảo tồn những giá trị của tinh hoa xứ sở Hiểu thêm về phong cách tiếp cận và kỹ thuật miêu tả rất riêng của Nguyễn Tuân và Thạch Lam 4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận văn bản: Chúng tôi sau khi tiến hành đọc các tác phẩm của Nguyễn Tuân và Thạch Lam sẽ tìm hiểu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của văn bản Phương pháp hệ thống: trên cơ sở phân tích những áng văn ẩm thực của các nhà văn nói trên, chúng tôi sẽ hệ thống lại để rút ra những nét tương đồng và khác biệt Phương pháp so sánh: So sánh những nét tương đồng, gần gũi hoặc khác biết của hai nhà văn Đồng thời kết hợp so sánh với hai nhà văn trên với những 8 nhà văn khác nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện và có cái nhìn chủ quan hơn về vị trí của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trên văn đàn Phương pháp phân tích tổng hợp: Tất cả những dẫn chứng trong khóa luận luôn cần có thao tác phân tích bình giảng kèm theo để người tiếp nhận có cái nhìn bao quát, vì vậy tư duy phân tích là không thể thiếu 9 PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TIỀN ĐỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ THẠCH LAM Nếu như trở lại ba thập niên đầu của thế kỷ XX của nền văn học hiện đại Việt Na, chúng ta như đứng trước cái không khi sục sôi để bứt mình ra khỏi quỹ đạo của nền văn học trung đại gò bó nặng nề Như một định mệnh, các nhà văn cùng lúc chuyển hướng mạnh mẽ và thể hiện bản lĩnh gai góc nhằm quyết tâm giải phóng và khẳng định cái “tôi” trước cuộc đời Trong khi hầu hết các nhà văn miệt mài chạy theo hình tượng anh thanh niên Tây học đầy nhiệt huyết, cuộc tranh giành địa vị giữa những quan niệm mới và cũ chưa bao giờ hạ nhiệt…thì vẫn còn đó những nhà văn âm thầm viết về những điều bình dị của cuộc đời, tâm hồn dân tộc luôn phảng phất nhất là phong vị của quê hương, vâng đó không chính ai khác ngoài Nguyễn Tuân và Thạch Lam Mặc dù với văn phong và cảm nhận khác nhau nhưng Nguyễn Tuân và Thạch Lam vẫn chọn cho mình cái đề tài ẩm thực bình dị, không phải ngẫu nhiên mà bởi chính quê hương đã phần nào nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi nhà văn Chính hương thơm và hơi mát của đất đai làng mạc đã lấp đầy vào thân thể của Nguyễn Tuân và Thạch Lam một chữ tình đằm thắm 1.1 Khái quát chung nét ẩm thực nơi Nguyễn Tuân và Thạch Lam sinh ra Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu có về sản vật, giàu có về truyền thống, và đặc biệt là giàu có về bản sắc văn hóa.Văn sĩ và thi sĩ người Hà Nội không ít, văn sĩ và thi sĩ viết về Hà Nội càng nhiều Thủ đô dường như luôn được các tao nhân mặc khách nâng niu, trân trọng, đặc biệt đối với hai nhà văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam bởi họ đều sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên Hà thành luôn là niềm tự hào, tự tôn hơn cả 1.1.1 Hà thành nơi kết tinh văn hóa truyền thống dân tộc, nuôi dưỡng văn 10 và dưa món Đã một dĩa ớt xanh, lại một dĩa đỏ Trông vui mắt lạ Nếu dùng bữa cơm này làm mẫu để vẽ một bức tranh tĩnh vật thì cái giá trị bài trí của mâm cơm thật là hoàn hảo” [18, tr.771] Điều đó chứng tỏ trong cái thú ẩm thực, nhà văn không chỉ nhấm nháp bằng vị giác mà còn nhấm nháp bằng cả thị giác và xúc giác Như vậy, từ những trang văn của Nguyễn Tuân đã khiến cho người đọc hiểu được như thế nào là ăn tao nhã, sang trọng, hiểu được cách ăn và sự bày biện cũng là một kiệt tác nghệ thuật Đồng thời, điều đặc biệt đó chính là nhà văn đã đưa chuyện ăn uống hàng ngày ra khỏi quan niệm phàm tục và nâng nó lên trở thành nghệ thuật thưởng thức cái đẹp 2.1.3 Cách thức thưởng thức món ăn Nguyễn Tuân, Thạch Lam vốn nổi tiếng tinh tế, lịch lãm trong lĩnh vực ẩm thực Các ông luôn tỏ ra say sưa, tự hào khi viết về các món ăn Việt đặc biệt là các món “thuần Việt” Niềm tự hào, trân trọng những món ăn Việt còn được thể hiện ở chỗ các cây bút ẩm thực tinh ý diễn tả cách ăn sao cho vừa thanh lịch lại toát lên vẻ tao nhã của con người kinh kỳ Thạch Lam, Nguyễn Tuân đều có cái nhìn trân trọng khi nói về cốm, một đặc sản của dân tộc Việt Nam Theo các ông, ăn cốm phải thư thả, từ tốn và ngẫm nghĩ y như nghệ thuật uống trà của người Nhật để thưởng thức hết cái thanh cao của nó Thạch Lam xác nhận: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve…Phải nên kinh trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm” [8, tr.483]; còn Nguyễn Tuân mạnh mẽ và cương quyết không chấp nhận lối ăn “hộc tốc nuốt chửng” mà phải “nhai kỹ nhai lâu, phải kiên nhẫn ít nhiều” Ăn như thế ta mới cảm nhận hết “Lúc bây giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ Trong mầu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, 39 và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.” [8, tr.483-484] Người ẩm thực sành điệu nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè xanh, hay thưởng thức cốm Vòng với những quả chuối tiêu trứng cuốc hoặc với những quả hồng trứng đỏ mọng Vị ngọt sắc của chuối chín hòa vào cái vị thanh thanh của cốm khiến người ta thích thú Còn cốm xanh - hồng đỏ như tình duyên đôi lứa đang yêu, đằm thắm mà dữ dội, “không hiểu đây là sự dàn xếp của mùa thu Việt Nam hay là sự hẹn hò của thời trân phẩm quả mà chuối tiêu trứng cuốc lại hay gặp mùa cốm và cốm lại gặp hồng trứng Chất nó ăn ý với nhau mà màu sắc nó còn gắn bó với nhau hơn nữa.” [22, tr.865-866] Với quan niệm tiếp cận món ăn phải trên phương diện nghệ thuật vì vậy Nguyễn Tuân khi mô tả những thức quà đều đứng trên phương châm hài hòa và nhã lịch Chúng ta đã phần nào thấy được cái thanh tao hơn đời thông qua việc thưởng thức kẹo của cụ Kép (Hương cuội), cụ Kép ăn kẹo không chỉ ngon mà phải đẹp, phải thơm mùi thơm của hoa lan Kẹo không cần nhiều mà chỉ cần bọc đủ những viên sỏi tròn đều và được ướp hương Thưởng thức loại kẹo này thực chất là cảm nhận cái hương thơm tinh khiết của hoa lan chứ không phải là cái ngọt của mạch nha tan đều trên lưỡi Bên cạnh đó nhà văn còn chia sẽ kinh nghiệm về cách thưởng thức món giò như thế nào là một người sành ăn: “đừng ăn miếng đầu dây cuối giò nó hơi mủn vì nước luộc hay đọng xuống”, còn “đầu dây phía trên thì khô giòn (…) sỡ dĩ ngon thơm là vì nó tụ hết hương vị lá chuối vào” [18, tr.859] Không chỉ sành sỏi trong chuyện thực mà chuyện ẩm đối với Nguyễn Tuân cũng cầu kỳ và độc đáo không kém Có thể nói sinh ra và lớn lên trên vùng đất kinh kỳ, Nguyễn Tuân dành tất cả tình yêu sâu đậm với thiên nhiên và con người xứ Bắc Ông thực sự say sưa tỉa tót, tô đậm những nét vẽ xưa, một thời đã tàn Đặc biệt là phong tục uống trà, nét văn hóa lâu đời trong sinh hoạt thường ngày của người Việt Từ xa xưa, uống trà đã trở thành một thú vui tao nhã, hướng nội để tịnh tâm, hướng ngoại để kết giao tri kỷ Cho đến nay, cuộc sống năng động và náo nhiệt hơn càng khiến con người muốn tìm lại những nét đẹp 40 thuần khiết, mộc mạc của trà, thú uống trà vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nếp sống cũng như hương trà mãi ngát hương với đời Thật không ngoa nếu nói thú uống trà là cả một nghệ thuật bởi để có một ấm trà nhỏ, người pha phải tỉ mỉ từ chọn trà ngon, nhóm bếp, đun nước, pha trà cho đến cầu kỳ từ việc chọn thời điểm thưởng thức để vừa uống vừa đàm đao Người xưa cho rằng, không gian nơi uống trà phải yên tĩnh, trong lành thì người thưởng thức mới cảm nhận hết cái ngon cũng như mới thanh lọc được hết tâm hồn, xóa đi cái bon chen của cuộc đời Chính vì tâm đắc cái triết lý của thế sự mà chúng ta không khó để bắt gặp chi tiết chén trà đạo trong trang văn của Nguyễn Tuân Trong Những chiếc ấm đất cụ Sáu thể hiện cái tinh túy trong sự chọn nước pha và ấm trà Có thể khẳng định đây chính là nét nghệ thuật đặc sắc trong cách thường thức trà của các bậc cố nhân xưa Hay Nguyễn Tuân lồng ghép kiến thức uyên thâm của mình trong việc giải thích vì sao bộ trà xưa chỉ có bốn chiêc chén quân Cụ Ấm (Chén trà sương) chưa bao giờ cẩu thả trong việc thưởng thức trà, pha trà cho mình cũng cầu kỳ như pha mời khách, từ chính những công phu đó ta thấy được cái lễ nghĩa hiện lên: “Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vào đấy bao nhiêu công phu Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý” [18, tr.593] Đặc biệt cái phong tục còn thể hiện ngay cả lúc thưởng thức, uống trà với ngụm nhỏ mới thưởng thức hết cái vị thơm nồng và cảm nhận cái hơi ấm từ chén trà tỏa lên Nhìn theo làn khói mõng manh kia con người trở nên trầm lắng hơn, bắt đầu thả mình vào những tâm sự, những nỗi niềm hay cả chuyện của nhân tình thế thái Nguyễn Tuân và Thạch Lam viết về Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ XX, cái thời đại lai căng “Tây Tàu nhố nhăng”, cũng chính vì thế cái tự tôn dân tộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết Điều này phần nào khẳng định niềm tự hào với một trái tim nặng tình của các nghệ sĩ hướng tới mảnh đất ngàn năm văn hiến 41 Thể hiện sự yêu mến, bảo tồn những giá trị văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của dân tộc và trăn trở trước những biến đổi của thời cuộc, Nguyễn Tuân và Thạch Lam đã phần nào nhọc công ghi lại những truyền thống quý báu của dân tộc ta 2.2 Vẻ đẹp ngôn ngữ và phong cách độc đáo của hai nhà văn Mỗi nhà văn mang trong mình những mục tiêu khác nhau trong việc khám phá và thể hiện bản thân Nhưng tất cả đều chung một hướng đi đó là khát khao sáng tạo và cống hiến sự tài hoa của mình qua từng trang văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều mang trong một tình yêu chân thành và đằm thắm với mảnh đất thủ đô rợp sắc hoa Bởi vậy mọi cái đẹp, cái hay nhất đều được thể hiện đầy ngọt ngào trên từng trang văn, đặc biệt trong phạm vi đề tài trên chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác trên phương diện cái độc đáo và ấn tượng trong những trang viết về ẩm thực của Nguyễn Tuân và Thạch Lam 2.2.1 Ngôn từ trong sáng tác của Nguyễn Tuân và Thạch Lam Nếu như từng câu chữ trong tùy bút Thạch Lam luôn giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc Ngay cả khi diễn tả những cảm xúc mãnh liệt, ngôn từ của ông vẫn nhẹ nhàng, trang nhã, không bao giờ lên gân hay có sự sắp đặt lộ liễu thì từng câu chữ trong tùy bút của Nguyễn Tuân sinh ra như để phô diễn, trình bày những hiểu biết về con người và thế giới 2.2.1.1 Thạch Lam sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, uyển chuyển và tươi tắn Là một nhà văn yêu cái đẹp, Thạch Lam luôn đi tìm cái đẹp nhưng khác với những nhà văn lãng mạn cùng thời đương tìm cái đẹp ở cõi thần tiên hư vô, ông kiếm tìm những cái đẹp của đời thường, những tâm hồn mộc mạc, bình dị mà tinh tế Nhà văn như một người lữ khách truy tìm những viên ngọc mát dịu của cuộc sống đang bị khuất lấp bên trong những phức tạp của cuộc sống Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm nhẹ nhàng nhất về những ký niệm yêu dấu của tâm hồn mỗi người Những ai yêu mến giọng văn này chắc chắn sẽ khó có thể nào quên những dòng văn: “…đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương Mùi 42 hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát…có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” [8, tr.193] Với cái giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn như một cái nắm tay ân cần dẫn dắt chúng ta đi khắp phố phường, mở ra những quầy hàng, những hàng quang gánh trên vai những người bà, người chị Thạch Lam gửi gắm thật nhiều tình cảm vào những trang văn với mong muốn lưu giữ nét đẹp về văn hóa ẩm thực Mỗi món ngon chỉ được điểm qua không đầy một trang giấy song bao giờ cũng thâu tóm được cái thần thái cũng như cảm xúc thưởng thức món ăn Như bát canh bún cá rô: “Thịt rô ấy đem lại cho thức ăn một vị đậm ngọt khác thường, không hiền lành, bởi vì chỉ ngon trong một độ nào đó, khiến ngươi có cái cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế càng khiến cho thức quà ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ” [8, tr.465] Hay như việc Thạch Lam miêu tả một thức quà của lúa non: “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời” [8, tr.482] thì đây chính là sự công nhận phải nhạy cảm đến nhường nào thì mới có được cái nhìn thâu tóm được những tinh hoa lẫn khuất trong cuộc sống hàng ngày Đó là cái đẹp của ngôn ngữ, cái đẹp vừa cho chúng ta nhìn vừa cho chúng ta cảm, Thạch Lam đã để cho người đọc những phút giây trải nghiệm hữu ích, giữa cuộc sống ồn ào, tấp nập mà con người ta vẫn có thể tìm đến những thứ nhẹ nhàng, bình dị mà tạm quên đi những cái vội vã đời thường Lúc miêu tả món ăn mà Thạch Lam cũng như đang thăng hoa với đất trời thiên nhiên cỏ cây và cả sự sống: “Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi” [8, tr.482] Hay nghe Thạch Lam luận về món bún chả cũng đủ để chúng ta thấy được ngòi bút đầy dí dỏm và 43 hài hước của nhà văn: “Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà hứng lấy cái mùi khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả sèo sèo trên than hồng như một tiếng thở dài và một tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chã có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng” [8, tr.462] Chính cách miêu tả khéo léo đã khiến cho chúng ta xao xuyến mà nóng lòng muốn thử ngay những thức quà thơm thảo vậy Tất cả những món quà Hà thành, từ bánh cuốn, xôi, cơm nắm, tiết canh, lòng lợn, phở, bún ốc, miền lươn, bún chả, bánh ít, cốm, bánh xu xê…đến những món quà tàu như phán sì thoòng, chí mà phù, mìn páo, súi ìn, sa cốc màng…dưới ngòi bút của Thạch Lam, mỗi món đều tỏa ra một không gian văn hóa, quây quanh người bán, người ăn, người làm món, thức ăn, khung cảnh và cả thời gian đã trôi qua trên bước đi của món ăn ấy từ xưa đến nay Với cái tâm hồn nhạy cảm bẩm sinh, Thạch Lam đã thể hiện được cái tài quan sát tinh tường cùng cái lối viết không thể tinh tế hơn nữa Thạch Lam đã để lại cho độc giả sự ấn tượng sâu sắc về một con người yêu quê hương, khát khao níu giữ những tinh hoa của văn hóa dân tộc 2.2.1.2 Nguyễn Tuân sử dụng ngôn từ điêu luyện và cầu kỳ Nhắc đến Nguyễn Tuân là người ta nhắc đến một “chuyên viên cấp cao tiếng Việt, là người thợ kim hoàn của chữ” (Tố Hữu) Không ai có thể phủ nhận rằng, sở dĩ Nguyễn Tuân trở thành một hiện tượng đặc biệt là bởi cái tài sử dụng ngôn ngữ của mình Nguyễn Tuân với cái vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực, với năng lực thẩm mỹ sắc sảo và lối viết tài hoa, những bài viết của nhà văn đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng độc giả Với Nguyễn Tuân, ngôn từ không chỉ là chất liệu mà còn là văn chương và nhà văn đã có ý thức “lạ hóa” nó, để tạo nên dấu ấn độc đáo trong lòng bạn đọc 44 Nhà văn có khả năng biến hóa sự vật rất đa dạng và linh hoạt Những hình ảnh tưởng chừng như rất mộc mạc thậm chí tầm thường, nhưng qua khả năng tưởng tựng siêu việt, tác giả đã biến chúng thành những hình ảnh có tính nghệ thuật cao Từ tiếng chày giã giò mà Nguyễn Tuân đã liên tưởng đến công việc đổ xi măng làm móng cầu hay như việc miêu tả cái đòn gánh của người bán cốm Nếu như Thạch Lam liên tưởng “hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng”, nhưng Nguyễn Tuân chưa chịu dừng ở cấp độ đó mà phóng bút liên tưởng “một đầu thẳng một đầu cong vút lên như cái ngọn chiếc hia tuồng Bình Định”, từ đó phần nào cũng minh chứng cho vốn sống phong phú và khả năng hiểu biết cao của Nguyễn Tuân Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân đã trang bị cho mình một vốn liền có lẽ không thua kém bất cứ nhà văn nào cùng thời Cùng viết về ẩm thực, nhưng nếu làm một phép so sánh, chúng ta sẽ thấy một lượng từ Hán – Việt trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam không nhiều như những trang viết về ẩm thực của Nguyễn Tuân Chính việc sử dụng hợp lý từ Hán – Việt đã thể hiện sự tài hoa, uyên bác của tác giả và tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp sang trọng Nếu từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại thì từ Hán -Việt có tính chất tĩnh, trừu tượng gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại.Đoạn văn miêu tả không gian tĩnh lặng buổi sáng sớm trong Chén trà sương: “Sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống nạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim như một nhà sư nhập định Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng hiếu động đang trôi trong không khí gian nhà gạch” [18, tr.590] Đoạn văn trên gợi hình ảnh về buổi sáng sớm tràn ngập thế giới nội tâm của nhân vật Tác giả đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, ý niệm khiến cho không gian vốn đã tĩnh lặng càng tĩnh lặng hơn, một không gian mang màu sắc cổ kính thường thấy trong văn học xưa Như vậy, việc Nguyễn Tuân dùng từ Hán- Việt trong phẩm của mình không tạo sự cầu kỳ, kiểu cách, mà trái lại đã tạo ra sự hài hòa về nội dung và 45 hình thức thể hiện Tất cả mang lại cho người đọc cảm giác như đang sống trong không khí của chính thời đại đó, để rồi chúng ta có thể cảm nhận hết thần thái của câu chuyện, hòa mình vào câu chuyện ấy Với việc sử dụng vốn từ Hán -Việt khá phong phú trong những trang văn ẩm thực, Nguyễn Tuân giúp người đọc nhận ra rằng miếng ăn không còn là “miếng nhục” mà đó đó là “miếng đẹp”, “miếng văn hóa” Viết về ẩm thực như Nguyễn Tuân quả thật tài tình và độc đáo 2.3 Tiểu kết Thông qua bức tranh về ẩm thực Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng người đọc đã phần nào nhận ra giá trị tinh thần và giá trị văn hóa truyền thống của nền ẩm thực phong phú Bên cạnh đó, thông qua những trang văn còn giúp ta hiểu thêm về cuộc sống, con người và những sinh hoạt đời thường nơi đây Từ những nét đẹp truyền thống trên, Thạch Lam và Nguyễn Tuân cùng hướng về quá khứ, cùng hoài niệm, tự hào và tôn vinh cái đẹp mộc mạc nhưng không kém phần thanh cao Ấn tượng tiếp theo là các nhà văn đã khéo léo giới thiệu, hướng dẫn người đọc về cách chế biến, nguyên liệu, lịch sử hình thành, nguồn gốc, cách thưởng thức của từng món ăn Mặc dù cùng nói về đề tài ẩm thực nhưng mỗi người lại đem đến cho độc giả những cách nhìn khác nhau Nếu như Nguyễn Tuân thể hiện sự tài ba uyên bác và cầu kỳ thì Thạch Lam lại nhạy cảm và đầy tinh tế Nhưng vượt lên trên hết đó chính là cái cao cả của những con người yêu quê hương, yêu tha thiết những góc phố, ngôi nhà Cái tình yêu đó mang trong mình khát vọng tạo nên vẻ đẹp vĩnh hằng cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam Thạch Lam hiện lên là một con người chân thực mà cũng rất tài hoa Mỗi trang viết dù là truyện ngắn hay tùy bút đều thể hiện những rung động về đất nước, con người và cuộc sống, khiến câu chữ có sức lay động, truyền cảm Giá trị mỹ cảm mà tuỳ bút Thạch Lam đem đến cho người đọc là ở cách nhìn và tấm lòng yêu thương, trân trọng của ông với những thức quà bình dị của quê hương đất nước, với con người đầy lam lũ nhưng luôn lạc quan Đọc tuỳ bút Thạch 46 Lam, chúng ta không gặp những tình huống éo le, những âu lo thẳng thốt mà chỉ thấy những niềm vui, một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu những sự vật tầm thường bé nhỏ nhưng có giá trị lớn lao Còn Nguyễn Tuân mang lại một vẻ đẹp thanh cao cho những trang viết về mảng ẩm thực của mình, đó là kết quả tất yếu từ một cách viết mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đặc biệt là thái độ thành kính, trân trọng tiếng mẹ đẻ và các giá trị truyền thống chính là động lực bên trong, thôi thúc nhà văn không ngừng tìm tòi, khơi nguồn, sáng tạo cái đẹp Nguyễn Tuân và Thạch Lam với tâm thế của những người con hướng về quê hương, bằng những trái tim mặn nồng đã không ít lần băn khoăn, trăn trở và thao thức bóng dáng Hà Nội dưới những trang văn Mặc dù với những giọng văn và phong cách viết khác biệt nhưng mỗi độc giả vẫn tìm ra được nét chung của hai nhà văn bởi cái tự tôn và niềm tin tỏa ra khi viết về Hà Nội KẾT LUẬN 1 Nói đến văn học thế kỷ XX viết về “phong cách ăn” Việt Nam, không ai quên được các nghệ sĩ tài hoa Thạch Lam, Nguyễn Tuân Tuy nhiên, mỗi nhà văn đều có con đường riêng, giọng điệu riêng, tiếp cận văn hóa ẩm thực, nếu Thạch Lam chú ý đến “không gian văn hóa” quây quanh người bán, người ăn, người làm món ăn, thức ăn, khung cảnh; thì Nguyễn Tuân quan tâm phương diện kĩ thuật và nâng phương diện kĩ thuật lên thành phương diện mỹ thuật, phương diện của cái đẹp Dù các nhà văn có cách tiếp cận và mô tả món ăn khác nhau, song điểm gặp nhau lớn nhất là ở chỗ cả hai đều tự hào, trân trọng, ngưỡng mộ văn hóa ẩm thực nổi tiếng nhã lịch, thanh tao của người Việt; qua những món ăn ấy thấy được “cá tính Việt, tâm hồn Việt” với tất cả những nét đặc sắc và tinh tế của Hà Nội, rộng ra là của dân tộc và đất nước 2 Thông qua những trang viết, người đọc hình dung gần như trọn vẹn về nền ẩm thực phong phú của dân tộc với hơn hàng trăm thức quà đặc trưng của 47 miền Bắc Đó là cách nhà văn khéo léo giới thiệu, dẫn dắt người đọc tìm hiểu nguồn gốc, nguyên vật liệu, cách chế biến, cách thưởng thức, ngay cả quá trình lịch sử của từng món ngon Đặc biệt, các nhà văn còn tạo cho chúng ta cảm giác thích thú, thèm thuồng, muốn thưởng thức ngay những thức quà của dân tộc 3 Nguyễn Tuân và Thạch Lam muốn gửi đến người đọc với thông điệp thông qua bức tranh ẩm thực trên hãy nhận ra giá trị tinh thần, giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng Bên cạnh đó, từng tác phẩm còn giúp chúng ta trải lòng thêm với những câu chuyện về cuộc sống, con người và những tâm sự chân tình mà các nhà văn đã gửi gắm 4 Để viết nên những áng văn đầy quyến rũ, gợi cảm ấy, cả Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều tạo cho mình một phong cách, giọng điệu riêng Nếu người đọc khâm phục, ngưỡng mộ sự lịch lãm, tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, một con người không chấp nhận sự hời hợt, bằng phẳng thì lại say mê với sự nhạy cảm, tinh tế của Thạch Lam, một nhà văn mà mỗi trang viết ra dù là truyện ngắn hay tùy bút đều thể hiện những rung động về đất nước, con người và cuộc sống Giá trị mỹ cảm mà tuỳ bút Thạch Lam đem đến cho người đọc là ở cách nhìn và tấm lòng yêu thương, trân trọng của ông với những thức quà bình dị của quê hương đất nước, với con người đầy lam lũ nhưng luôn lạc quan Đọc tuỳ bút Thạch Lam, chúng ta không gặp những tình huống éo le, những âu lo thảng thốt mà chỉ thấy những niềm vui, một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu những sự vật tầm thường bé nhỏ nhưng có giá trị lớn lao 5 Hà Nội hôm nay dẫu đổi thay, dẫu không còn dấu tích của những “nền cũ lâu đài bóng tịch dương”, không còn những buổi chợ bên sông tấp nập thuyền qua, cũng không còn nguyên vẹn ba mươi sáu phố cũ với những phường nghề sầm uất…Hà Nội hôm nay là thành phố của hòa bình, và hòa mình cùng nhịp sống hối hả để bắt kịp tốc độ trưởng thành của thế giới nhưng Hà Nội vẫn vẹn nguyên nét thanh lịch, hào hoa trong mỗi tấc đất, mỗi con người Ngày nay, khi xã hội phát triển và chất lượng cuộc sống thay đổi thì nhu cầu ẩm thực cũng 48 được quan tâm đáng kể Hầu như tờ báo, tạp chí nào cũng đề cập đến văn hóa ẩm thực, vấn đề cốt lõi của cuộc sống, điều này chứng tỏ văn hóa ẩm thực đã phổ biến đến toàn dân, toàn xã hội Ẩm thực không chỉ mang giá trị vật chất mà nó còn chứa đựng giá trị tinh thần và được nâng lên thành một hiện tượng văn hóa, vẻ đẹp nghệ thuật 6 Trên con đường hội nhập và giao lưu văn hóa, chúng ta có nhiệm vụ khôi phục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam Những nhà văn như Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã có những trang sách chan chứa yêu mến và tâm hồn say đắm về những món quà Việt Nam, đặc biệt là quà Hà Nội Tuy nhiên, ý thức gìn giữ nét văn hóa ấy hiện nay không còn đủ mạnh như trước nữa mà đang có nguy cơ bị mai một trước những xô bồ, nhốn nháo và lai căng Vì thế, tìm về nguồn cội để bảo tồn truyền thống văn hóa là ý thức trách nhiệm của mỗi người Việt Nam yêu nước chân chính TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ Bằng, Mai Khôi, Băng Sơn, Thượng Hồng, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội 2 Nguyễn Nguyệt Cẩm (2006), Giáo trình văn hóa ẩm thực, NXB Hà Nội 3 Chu Xuân Diên (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB ĐHQG, Tp Hồ Chí Minh 4 Phan Cự Đệ (chủ biên) (1988), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 29A, NXB KHXH, Hà Nội 5 Văn Giá (sưu tầm, tuyển chọn) (2002), Mười chín chân dung nhà văn cùng thời, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 6 Tô Hoài (2000), Chuyện cũ Hà Nội, NXB Hà Nội 7 Thạch Lam (2007), Tuyển tập, NXB Tuổi trẻ 8 Thạch Lam (1998), Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Tp Hồ Chí Minh 9 Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác giả văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam – Tập 1, NXB ĐHQG Hà Nội 10 Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) (2002), Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận, 49 NXB Văn học, Hà Nội 11 Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) (2002), Thạch Lam tác phẩm và dư luận, NXB Văn học, Hà Nội 12 Bùi Việt Mỹ, Trương Sĩ Hùng (1999), Văn hóa ẩm thực Hà Nội, NXB Lao động, Hà Nội 13 Phương Ngân (2000), Nguyễn Tuân cây bút tài hoa và độc đáo, NXB Hà Nội 14 Vũ Ngoc Phan (1989), Nhà văn hiện đại (2 tập), NXB KHXH, Hà Nội 15 Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt 2000, NXB Đà Nẵng 16 Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Thành Thi (2000), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Luận án tiến sĩ, ĐH KHXH & NV, Tp HCM 18 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập I, NXB Văn học, Hà Nội 19 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập II, NXB Văn học, Hà Nội 20 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập III, NXB Văn học, Hà Nội 21 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập IV, NXB Văn học, Hà Nội 22 Nguyễn Tuân (1988), Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội 23 Sơn Tùng (sưu tầm, biên soạn) (2000), Thạch Lam và văn chương, NXB Hải Phòng 24 http://www.thanglonghanoi.gov.vn/ 25 http://vi.wikipedia.org/ 26 http://hanoi36phophuong.vn/HN noichatloctinhhoa/ 50 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Nhận xét: (Đánh dấu  và ký tên vào ý kiến chọn lựa sau): Ký tên Ký tên Đồng ý thông qua báo cáo  Không đồng ý thông qua báo cáo  Đắk Lắk, ngày tháng … năm 2016 NGƯỜI HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) 51 ... CHƯƠNG TIỀN ĐỀ VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ THẠCH LAM 11 1.1 Khái quát chung nét ẩm thực nơi Nguyễn Tuân Thạch Lam sinh 11 1.1.1 Hà thành nơi kết tinh văn hóa truyền thống... lạ văn nhân tiếp cận văn hóa ẩm thưc, vấn đề nhạy cảm khơng phần tao Đối tượng nghiên cứu mà luận văn đề cập đến ? ?Dấu ấn văn hóa ẩm thực sáng tác Nguyễn Tuân Thạch Lam? ?? Ở đây, khía cạnh viết văn. .. 21 CHƯƠNG GĨC NHÌN VỀ VĂN HĨA ẨM THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN VÀ THẠCH LAM .23 2.1 Phương thức tiếp cận văn hóa ẩm thực 23 2.1.1 Không gian tiếp cận ẩm thực 24 2.1.2

Ngày đăng: 18/05/2017, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan