Ôn thi: Mùa xuân nho nhỏ

4 1.4K 7
Ôn thi: Mùa xuân nho nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. “Mồ anh nở hoa”, “Những đồng chí trung kiên”, “Mùa xuân nho nhỏ”… là những bài thơ đặc sắc nhất của Thanh Hải. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được ông viết năm 1980 khi nhà thơ đang năm trên giường bệnh không bao lâu trước khi qua đời. Bài thơ được coi là sáng tác cuối cùng của tác giả. Một hồn thơ trong trẻo, một điệu thơ ngân vang, đất nước vào xuân vui tươi rộn ràng. Ba khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và đất nước trong gian lao vẫn đi lên phía trước. Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ rất đẹp: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tìm biếc” Gợi hứng cho tứ thơ mùa xuân ở đây là hình ảnh một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Đó là một tín hiệu của mùa xuân, tín hiệu mà sắc. Nhịp thơ năm chữ cùng với nghệ thuật đảo trật tự cú pháp khiến cho câu thơ giàu chất nhạc. Câu thơ không chỉ giàu chất nhạc mà còn giàu cả chất hội hoạ bởi sự phối màu hài hoà: màu hoa tím trên dòng sông xanh. Sắc màu trẻ trung đầy sức sống khiến không gian phong khoáng, đầy chất Huế. Tín hiệu màu sắc được phụ hoạ thêm bởi tín hiệu âm thanh. Tiếng hót của con chim chiền chiện trong trẻo khác thường. “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời” Không gian mùa xuân ở đây càng đậm chất Huế hơn nhờ cách dùng ngôn từ đặc biệt Huế, từ cảm thán ở đầu câu thơ, một từ “chi” sau động từ 1 “hót” đã gợi lên cách nói dịu dàng êm ái thân thương của người Huế. Nét đặc trưng trong âm thanh của tiếng chim hót ở đây chính là ở liên tưởng độc đáo của nhà thơ. “Đưa tay… hứng” là cử chỉ bình dị trân trọng thể hiện sự xúc động sâu xa. “Giọt long lanh” là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác (từ thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mỹ của âm thanh. Không phải giọt nắng, không phải giọt sương, giọt mưa mà là giọt âm thanh. Động tác “tôi đưa tay tôi hứng” diễn tả một sự nâng niu trân trọng của nhà thơ khi đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Đằng sau tất cả những hình ảnh thơ trong trẻo đó là tấm lòng yêu mến say sưa trân trọng của nhà thơ đối với mùa xuân cuộc đời. Từ khung cảnh mùa xuan của đất trời Huế, nhà thơ đã liên tưởng đến mùa xuân của cách mạng, nhân dân. “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương lúa … xôn xao” Trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh vừa chân thực cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng ẩn dụ. Lộc nghĩa đen là lá non mùa xuân. Song trong đoạn thơ này còn được hiểu là sức sống mùa xuân. Người lính khoác trên lưng lá nguỵ trang xanh biếc mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi, sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng. Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương náo nhiệt: “Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao” 2 “Hối hả” nghĩa là vội vã, gấp gáp, khẩn trương. “Xôn xao” là có nhiều âm thanh xen lẫn vào nhau ở trong câu thơ, “xôn xao” cùng với điệp ngữ “tất cả như” làm cho nhạc thơ vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ. Đó là hành khúc vào mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh. Đoạn thơ tiếp theo nói lên những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân: “Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” Chặng đường lịch sử của đất nước với bốn nghìn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với bao thử thách “vất vả và gian lao”. Thời gian đằng đẵng nhân dân ta từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đem xương máu và mồ hôi, lòng yêu nước và tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân ta tài trí và nhân nghĩa. Bốn nghìn năm lập quốc và toả sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh Việt Nam. Câu thơ “đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sanh đẹp và đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lanh, là vẻ đẹp của bầu trời, vĩnh hằng trong không gian và thời gian. So sanh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp. Trước đất nước đẹp tươi, vất vả và gian lao nhà thơ trào dâng ước nguyện chân thành, giản dị: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.” 3 “Con chim hót” để gọi mùa xuân, đem niềm vui đến cho con người. “Một cảnh hoa” để tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp cho thiên nhiên sông núi. “Một nốt trầm” của bản hoà ca êm ái làm xao xuyến lòng người. Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, tài trí của đất nước con người Việt Nam. Với Thanh Hải, hoá thân là để cống hiến, phục vụ cho mục đích cao cả: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Nhân vật trữ tình không phải là “tôi” hay “ta” nữa mà là “một mùa xuân nho nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời”. Nhà thơ ước là một mùa xuân nho nhỏ gớp vào mùa xuân lớn của đất nước, là khát vọng hiến dâng cả cuộc đời mình cho đất nước. Khát vọng ấy bất chấp tuổi tác “dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Đó là khát vọng không của riêng ai, của lứa tuổi nào mà là khát vọng của cả thời đại chúng ta. Bài thơ kết bằng khúc hát ngợi ca mùa xuân của tổ quốc. Đó là khúc hát cuối cùng nhà thơ gửi tặng đất nước. Đó là khúc hát cuối cùng nhà thơ gửi tặng đất nước, một khúc hát yêu đời lạc quan, tin tưởng, nốt trầm xao xuyến của nhà thơ còn mãi trong nhịp phách tiên trải mãi ra theo tiếng nước non ngàn dặm. 4 . xuân nho nhỏ … là những bài thơ đặc sắc nhất của Thanh Hải. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết năm 1980 khi nhà thơ đang năm trên giường bệnh không. “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” Nhân vật trữ tình không phải là “tôi” hay “ta” nữa mà là “một mùa xuân nho

Ngày đăng: 29/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan