Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá THCS

9 3.3K 53
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cấp trung học cơ sở A.Đặt vấn đề - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học, là một mũi nhọn của việc đổi mới phơng pháp . - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh cũng chính là một nội dung để chống tiêu cực trong thi cử, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động ba không: Nói không với tiêu cực trong thi cử, không dạy đọc chép và bệnh thành tích trong giáo dục mà ngành đã phát động ngay từ đầu năm học. - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh để tạo động cơ thái độ cho học sinh học tập. Đồng thời giúp giáo viên nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để điều chỉnh, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa kịp thời và giúp cho học sinh nhận ra những khuyết thiếu kiến thức của mình để có kế hoạch bổ sung. - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh giúp ngời dạy và ngời học hoàn thiện quá trình dạy và học trong công cuộc đổi mới phơng pháp dạy học. B. Giải quyết vấn đề I/ Đổi mới trong việc kiểm tra lấy điểm hệ số 1( Kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút, kiểm tra thực hành) môn Toán cấp THCS. 1.Đối với kiểm tra miệng: Thông thờng trớc đây ta thờng kiểm tra miệng đầu giờ học bằng hình thức gọi học sinh lên bảng giải bài tập cho về nhà hoặc giải bài tập bổ trợ cho bài mới. Đối với môn Toán giáo viên thờng gọi học sinh xung phong hoặc học sinh khá, giỏi. Học sinh ở dới lớp theo dõi bạn giải bài trên bảng hoặc trả lời một số câu hỏi kiểm tra kiến thức trọng tâm của bài trớc hoặc kiến thức đã học giúp cho việc học bài mới. Nh vậy vẫn có học Phạm Đình Doanh 1 sinh tranh thủ mở vở xem lại kiến thức cũ hoặc chờ sự trợ giúp nhắc bài của bạn bên cạnh mình. Đa số học sinh ngồi dới không đợc kiểm tra thì ngồi chơi thậm chí nói chuyện riêng Theo tôi hình thức kiểm tra miệng đầu giờ học đối với môn Toán cần thực hiện nh sau: a) Đối với tiết học lý thuyết bài mới : - Kiểm tra phần tự luận : kiểm tra bài tập có nội dung liên quan đến bài mới( bổ trợ cho bài mới hoặc là1 phần nội dung của bài mới mà học sinh đã đợc học hoặc là chứng minh các định lý, tính chất mà học sinh sử dụng các kiến thức đã học để làm )hoặc kiểm tra kiến thức trọng tâm của bài trớc. Khi đó nên giao cho học sinh dới lớp cùng thực hiện nội dung trên vì sang phần bài mới tất cả học sinh đều phải sử dụng kết quả trên. - Kiểm tra lý thuyết giáo viên nên chuẩn bị bảng phụ cho học sinh lên bảng điền bảng phụ tuỳ theo từng bài mà giáo viên thiết kế sao cho bảng phụ ngắn gọn, dễ hiểu sau đó giáo viên đa ra đáp án đối chiếu hoắc gọi học sinh nhận xét sau khi tất cả học sinh đã hoàn thiện phần kiểm tra của mình *Ví dụ: Kiểm tra bài cũ tiết 42: Khái niệm 2 tam giác đồng dạng ( Toán lớp 8) - Kiểm tra tự luận : gọi học sinh lên bảng giải các bài tập : Cho ABC và ABCcó: 5 A / 2 2.5 B / 3 C / a)Nhìn hình vẽ hãy viết những cặp góc bằng nhau. Phạm Đình Doanh 2 A B C 4 6 b)Tính tỉ số: AB BA '' ; BC CB '' ; AC CA '' rồi so sánh các tỉ số đó. Dới lớp HS làm bài ra giấy nháp Mục đích của việc kiểm tra bài tập trên là để dẫn dắt đến khái niệm 2 tam giác đồng dạng. Đây chính là ?1 trong sgk. - Kiểm tra lý thuyết phục vụ bài mới : Trong phần chứng minh định lý có sử dụng hệ quả của định lý Ta-lét. Học sinh lên bảng viết phần kết luận của hệ quả định lý Ta-lét : GT ABC MN// BC( M AB; N AC) KL Đây chính là hình vẽ và giả thiết của định lý trong bài mới b)Đối với tiết luyện tập : - Kiểm tra tự luận Gọi 1 học sinh lên bảng ghi GT, KL và chứng minh câu a,b của bài 84 (SGK- trang 109) đã cho về nhà ở tiết trớc : Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C .Qua D kẻ các đờng thẳng song song với AB và AC, chúng cắt cạnh AC và AB lần lợt tại các điểm E và F a) Tứ giác AEDF là hình gì ? Vì sao? b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi. Mục đích của việc kiểm tra bài tập trên là để kiểm tra kiến thức cũ của học sinh về chứng minh hình bình hành ( câu a ) và chứng minh hình thoi( câu b ). Đồng Phạm Đình Doanh 3 NM a B C A thời rèn cho học sinh kĩ năng về hình, trình bày bài chứng minh và cũng là để tiết kiệm thời gian trong khi học sinh dới lớp làm bài 83(trang 109 - SGK ) - Kiểm tra phần trắc nghiệm : Kiểm tra theo nhóm :cho học sinh dới lớp hoạt động nhóm bài tập 83( trang 109 - SGK) Các câu sau đúng hay sai? A.Tứ giác có hai đờng chéo vuông góc với nhau là hình thoi B.Tứ giác có hai đờng chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đờng là hình thoi C.Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau D.Hình chữ nhật có 2 đờng chéo bằng nhau là hình vuông E. Hình chữ nhật có 2 đờng chéo vuông góc với nhau là hình vuông Sau khi chữa bài của học sinh lên bảng và hoạt động nhóm, giáo viên kiểm tra nhanh về tính chất của 2 đờng chéo hình vuông và các dấu hiệu nhận biết hình vuông . Mục đích của việc kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra miệng là để củng cố, khắc sâu cho học sinh kiến thức về hình vuông. Đặc biệt là các dấu hiệu nhận biết để phục vụ cho tiết luyện tập c)Đối với tiết Ôn tập chơng : Tuỳ theo phân phối chơng trình để giáo viên định hớng cho tiết Ôn tập ch- ơng đạt hiệu quả cao. Về kiểm tra miệng, giáo viên có thể kiểm tra những kiến thức cơ bản của chơng kết hợp với máy chiếu đa ra nội dung cần ôn tập hoặc giáo viên hớng dẫn học sinh ôn tập các câu hỏi lý thuyết thông qua việc giải bài tập Tóm lại : Để các tiết dạy thành công theo phơng pháp mới, giáo viên cần phải đầu t trong việc soạn bài theo phơng pháp mới ở tất cả các bớc lên lớp. Đối Phạm Đình Doanh 4 với kiểm tra bài cũ nếu giáo viên thực hiện đúng theo quy trình trên sẽ giúp cho học sinh nắm vững bài mới chủ động hơn , say mê học tập, hiểu bài sâu hơn và hiệu quả của việc dạy và học cao hơn 2.Đối với kiểm tra viết hệ số 1: - Từ trớc đến nay thông thờng kiểm tra 15 phút đầu gìơ học nay ta có thể tiến hành kiểm tra thêm hình thức kiểm tra bài mới ở cuối giờ học - Tác dụng của việc kiểm tra bài cuối giờ học là học sinh biết cuối giờ học sẽ kiểm tra luôn kiến thức mới thì trong giờ học các em sẽ rất chăm chú học, theo dõi bài và nỗ lực luyện tập - Hình thức kiểm tra : có thể dùng phiếu kiểm tra 100% học sinh cả lớp xem em nào đã nắm đợc nội dung bài mới, nắm đợc ở mức độ nào - Để tránh tình trạng quay cóp giáo viên có thể cho đề chẵn, lẻ hoặc nhiều đề khác nhau để học sinh không chép đợc bài của nhau - Việc nhận xét chữa bài, chấm bài tuỳ theo từng trờng hợp cụ thể giáo viên có thể tiến hành theo các cách khác nhau( Trong đó nên tăng cờng để học sinh tự chấm bài cho mình hoặc cho bạn hay đổi chéo bài để chấm ) - Giáo viên cần chuẩn bị sẵn đề kiểm tra và các đáp án, biểu điểm sao cho học sinh có thể dễ dàng vận dụng để tự chấm bài - Khi học sinh tự chấm bài thì sẽ có 2 khả năng, nếu làm đúng thì đợc điểm tối đa theo quy định từng bớc chấm. Nếu làm sai thì không đợc điểm . Không nên cho học sinh tách nhỏ biểu điểm đã quy định vì nh vậy sẽ hết sức phức tạp - Giáo viên phải có đáp án cụ thể và biểu điểm rõ ràng để học sinh có thể tự cộng điểm. Tất nhiên về nhà giáo viên kiểm tra lại cả việc chấm và việc cộng điểm cho chính xác - Để học sinh có thể tự chấm điểm dễ dàng thì đề nên ra theo kiểu trắc nghiệm là u việt nhất Phạm Đình Doanh 5 - Cũng có những trờng hợp giáo viên thu bài về nhà chấm *Ví dụ 1: Sau bài Góc nội tiếp ( Hình 9 Tiết 40), giáo viên có thể kiểm tra nhanh bằng phiếu học tập bài trắc nghiệm sau ( kiểm tra cá nhân) Trong các câu sau câu nào đung, câu nào sai? A.Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đờng tròn B.Hai góc nội tiếp chắn 2 cung bằng nhau thì bằng nhau C.Các góc nội tiếp cùng chắn 1 dây thì bằng nhau D. Các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn 1 cung E.Góc nội tiếp là góc vuông thì chắn nửa đờng tròn F.Góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn 1 cung *Ví dụ 2: Sau bài Giải bài toán bằng cách lập phơng trình ( Đại 9- Tiết 62) giáo viên có thể kiểm tra nhóm giải bài 43 ( SGK - Đại 9 ) Bài 43- trang 58 Đại 9 ( Dạng toán chuyển động) Một xuồng du lịch đi từ thành phố Cà Mau theo một con đờng sông dài 120 km . Trên đờng đi xuồng nghỉ lại 1 giờ ở thị trấn Năm Căn . Khi về xuồng đi theo con đờng khác theo đờng lúc đi là 5 km và với vận tốc nhỏ hơn vận tốc lúc đi là 5 km/h . Tính vận tốc của xuồng lúc đi, biết rằng thời gian về bằng thời gian đi . - Yêu cầu các nhóm lập bảng phân tích các đại lợng và giải bài toán trên. III/Đổi mới kiểm tra đánh giá các bài kiểm tra định kì 1/Đổi mới trong việc ra đề a/Yêu cầu của đề kiểm tra Nội dung của đề phải khớp với phân phối chơng trình Đề phải đảm bảo tính vừa sức ,phù hợp với trình độ học sinh từ trung bình trở lên Phạm Đình Doanh 6 Đề phải có câu dành cho HS khá giỏi Đề phải thể hiện đợc nội dung cơ bản của chơng, phần học b/ Cách ra đề Đề có hai phần: Phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận Mỗi phòng thi nên có ít nhất hai đề chẵn lẻ hoặc 4 đề khác nhau. Các đề này không khác nhau về nội dung để đảm bảo công bằng cho các em HS, mà chỉ khác nhau ở cách sắp xếp thứ tự các câu ở phần trắc nghiệm hoặc nội dung tơng tự nhng thay số đi c/ Bảo quản đề Nhà trờng cần có một ngân hàng đề để đảm bảo tính kế hoạch, đảm bảo sự bí mật của đề, đảm bảo sự nghiêm túc trong học sinh và đáng giá học sinh chính xác và công bằng 2. Tổ chức giờ kiểm tra - Để giờ kiểm tra có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu sau: + Ngồi đúng vị trí, quan sát bao quát phòng thi. Không nên đi lại xem bài học sinh + Hạn chế nói. Chỉ nhắc khi có HS vi phạm + Sử lý kiên quyết và triệt để với những HS cha chấp hành đúng nội quy giờ kiểm tra ngay từ những vi p hạm dù nhỏ nhất + GV không làm việc riêng, thực hiện đúng quy chế của ngời coi thi 3. Chấm bài - Chấm bài chữa bài tỉ mỉ chính xác công bằng - Sau kiểm tra khoảng 2 tiết thì trả bài cho HS - Ghi lại những lỗi HS thờng mắc, những kiến thức hổng của HS vào sổ chấm bài để rút kinh nghiệm cho HS Phạm Đình Doanh 7 III/ Kết quả Sau khi áp dụng việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Toán HS tôi đã thu đợc kết quả sau -Trong các tiết học kiểm tra đợc nhiều HS và nhiều nội dung - HS hăng hái học tập, hứng thú học toán - HS rất hiểu bài vận dụng vào bài tập tốt - Các tiết dạy đều đảm bảo thời gian và kế hoạch theo đúng giáo án - Tất cả HS đều đủ chế độ điểm. Không còn tình trạng kiểm tra bù - HS tích cực học bài cũ ở nhà. Nâng cao chất lợng môn Toán - Nhà trờng có nề nếp tốt trong việc kiểm tra thi cử IV/ Bài học kinh nghiệm Để có thể tiến hành kiểm tra đánh giá HS theo đúng nội dung đã nêu ở trên thì ng- ời thày cần phải - Chuyên tâm vào nghề nghiệp, soạn bài chu đáo kỹ lỡng có đầu t thời gian vào soạn bài và chú ý khâu hớng dẫn về nhà để HS hoàn thành phần kiểm tra bài cũ - Soạn bài trớc 1 tuần. Trong giáo án có kế hoạch dự kiến kiểm tra HS nào. Nếu HS đó học cha tốt thì GV phải giao nội dung về nhà cho HS đó 1 cách cụ thể để giờ học sau kiểm tra - Tuỳ theo năng lực của HS mà có nội dung kiểm tra miệng cho phù hợp - Ôn tập thật tốt, bám sát nội dung trọng tâm, chuẩn bị cho HS đầy đủ kiến thức để kiểm tra định kỳ đạt kết quả tốt C.Kết thúc vấn đề : Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cấp trung học cơ sở. Qua một thời gian thc hiện tôi thấy đã thay đổi đợc ý thức học tập của học sinh nhất là việc chuẩn bị bài cũ ở nhà và đã nâng cao chất l- Phạm Đình Doanh 8 ợng học Toán của học sinh tôi dạy . Đồng thời cũng nâng cao tay nghề của giáo viên. Đề tài đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phơng pháp dạy học và góp phần thực hiện tốt cuộc vận động 3 không. Đề tài sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết . Kính mong các thầy cô giáo góp ý dể cho đề tài đợc hoàn thiện hơn. An Tràng , ngày 30 tháng 4 năm 2007 Ngời viết : Phạm Đình Doanh Phạm Đình Doanh 9 . công cuộc đổi mới phơng pháp dạy học. B. Giải quyết vấn đề I/ Đổi mới trong việc kiểm tra lấy điểm hệ số 1( Kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút, kiểm tra thực. đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cấp trung học cơ sở A.Đặt vấn đề - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh là một khâu quan

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan