giáo án tuần 25

35 388 1
giáo án tuần 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 25 Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS - Củng cố về làm tính trừ (đặt tính, tính) và trừ nhẩm các số tròn chục(trong phạm vi 100) - Củng cố về giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. - Bảng phụ ghi bài tập 2, 5. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu các phép tính yêu cầu 1 số HS nêu miệng kết quả: 50 - 20 = …, 70 - 40 = …; 90 – 60 = … - GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy học bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính - H: Khi làm phép tính theo cột dọc cần lưu ý điều gì? - GV cho HS làm bài vào bảng con. - GV cùng HS nhận xét và chốt lại cách đặt tính, cách tính. Bài 2: Số? - GV treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu đề bài: Điền số thích hợp vào chỗ trống. - GV hướng dẫn: Đây là 1 dãy các phép tính liên tiếp với nhau, các con cần nhẩm cho kĩ để điền số vào ô trống. - HS tự làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - HS, GV nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh kết quả. Bài 3: - HS nêu yêu cầu đề bài: Đúng ghi đ, sai ghi s a. 70 cm – 30 cm = 40 cm b. 70 cm – 30 cm = 40 c. 70 cm – 30 cm = 30 cm - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS lên bảng chữa bài kèm giải thích. - GV củng cố và nhắc lại cho HS khi thực hiện phép tính có đơn vị đo là cm thì phải viết tên đơn vị đo vào kết quả. Bài 4: - GV gọi 4 HS đọc đề toán. - GV hướng dẫn HS phân tích đề toán. 1 H: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Hai chục nhãn vở còn gọi là mấy nhãn vở? - GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán, GV lưu ý HS phải đổi 2 chục nhãn vở = 20 nhãn vở trước khi giải bài toán. GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - GV, HS nhận xét. Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi - HS nêu yêu cầu bài: Điền dấu + hoặc - thích hợp vào chỗ chấm - HS tự làm bài. - GV gọi HS chữa bài và lưu ý HS bài: 70…0 = 70 có thể điền dấu + hoặc – đều đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố về trừ 2 số tròn chục và cách giải toán có lời văn. - Chuẩn bị bài sau. Tập đọc TRƯỜNG EM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có chứa vần ai, ay, ương; các từ ngữ : cô giáo, thân thiết, dạy em, mái trường, điều hay, rất yêu. 2. - Ôn các vần: ai, ay: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. - Biết nghỉ hơi khi gặp các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy (dấu chấm nghỉ hơi dài hơn dấu phẩy). 3. - Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà thứ hai, thân thiết. - Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến của HS với mái trường. - Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của em. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1 1. Phần mở đầu: GV giới thiệu bằng lời, ngắn gọn. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và câu hỏi gợi ý để giới thiệu bài tập đọc. * Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV treo bảng phụ và đọc mẫu bài văn: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. b. Hướng dẫn HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: + GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ đó: cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay. 2 + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. Ví dụ: GV hỏi tiếng trường có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? - Luyện đọc câu: + GV hướng dẫn HS tìm các câu. + GV yêu cầu 3- 4 HS đọc trơn từng câu một, GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ngôi nhà thứ hai, thân thiết (GV dùng lời). + Sau đó cho HS đọc nối tiếp câu (2 lượt). - Luyện đọc đoạn, bài. + GV chia 3 đoạn: Đoạn 1: Câu đầu Đoạn 2: Ở trường … điều hay Đoạn 3: Còn lại + Gọi 3 HS đọc tiếp nối đoạn. GV nhận xét. + GV chia nhóm 3 em và yêu cầu HS luyện đọc đoạn trong nhóm. GV quan sát giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + Gọi các nhóm thi đọc. + HS, GV nhận xét. + GV gọi 3 – 4 HS đọc toàn bài. + GV lưu ý cho HS đọc to, rõ ràng. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần: ai, ay. a. GV nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay? - HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng hai, dạy. b. 2 HS nêu yêu cầu 2 SGK: Tìm tiếng chứa vần ai, ay ngoài bài? - GV yêu cầu HS quan sát mẫu trong SGK: con nai, máy bay. - GV giải thích mẫu sau đó cho HS thi đua tìm tiếng chứa vần trên. GV kết hợp ghi từ HS tìm lên bảng. Cả lớp đọc đồng thanh các từ đó. c. HS đọc yêu cầu 3 SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ai hoặc ay? - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nói 2 câu mẫu. - GV cho HS dựa vào câu mẫu các em có thể tìm và nói được nhiều câu khác có tiếng chứa vần ai, ay. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. - GV lưu ý HS nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. TIẾT 2 * Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc (Kí hiệu ? trong SGK) - GV đọc mẫu lần 2 - Gọi 3 - 4 HS đọc đoạn 1 H: Trong bài, trường học được gọi là gì? (Trường học là ngôi nhà thứ hai của em) + GV yêu cầu HS giải thích lại từ: ngôi nhà thứ hai. - Gọi 4 - 5 HS đọc đoạn 2 3 H: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao? + Gọi nhiều HS trả lời: Ở trường có cô giáo hiền như mẹ. Có nhiều bè bạn thân thiết như anh em. Trường học dạy em những điều hay. - HS đọc câu cuối bài. GV chốt lại nội dung bài học. - GV gọi 3 -5 HS đọc lại. b. Luyện nói: Hỏi nhau về trường, lớp (kí hiệu N trong SGK) - GV yêu cầu HS nêu lại yêu cầu bài luyện nói trong SGK. - HS quan sát tranh SGK và yêu cầu 2 HS khá hỏi và đáp theo mẫu trong sách. Ví dụ: Bạn học lớp nào? Tôi học lớp 1A. - GV cho HS luyện nói theo cặp (người hỏi, người đáp và ngược lại). GV quan sát giúp đỡ các cặp nói đúng chủ đề. - HS các nhóm hỏi, đáp trước lớp. GV chốt lại các ý kiến phát biểu của HS và cùng HS nhận xét và đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau: Tặng cháu. Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II I. MỤC TIÊU - Giúp HS biết ứng xử đúng mực với thầy giáo, cô giáo. Biết các quy định khi đi bộ. - Thực hành, vận dụng: Kể được các việc cần làm khi cùng học, cùng chơi với bạn. Biết vì sao cần phải đi bộ đúng quy định. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - GV nêu một số tình huống, yêu cầu HS tự chọn tìm hành động nào đúng, hành động nào sai về việc cư xử với thầy giáo cô giáo. - GV cho HS thi đua nhau kể một số việc cần làm khi cùng học, cùng chơi với bạn. - GV nhận xét và đánh giá. - GV cho HS xác định các phần đường dành cho người đi bộ (Đường nông thôn, thành phố, ngã tư). - H: Vì sao cần phải đi bộ đúng quy định? Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2008 Toán ĐIỂM Ở TRONG, ĐIỂM Ở NGOÀI MỘT HÌNH I. MỤC TIÊU Giúp HS - Nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. - Củng cố về cộng, trừ các số tròn chục và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 4 - GV vẽ hình tròn sẵn vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - HS làm vào bảng con các phép tính theo cột dọc: 50 + 40, 90 – 30 - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình a. Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình vuông - GV vẽ hình vuông và các điểm A, N lên bảng. - GV yêu cầu HS nêu ra: Điểm A ở trong hình vuông. Điểm N ở ngoài hình vuông. . A . N - GV cho HS chỉ và nhắc lại (HS đọc cá nhân, nhóm, lớp) b. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn - GV treo bảng phụ vẽ hình tròn và các điểm O, P - HS quan sát và nêu điểm O ở trong hình tròn, điểm P ở ngoài hình tròn. - GV yêu cầu các học sinh khác nhắc lại (cá nhân, đồng thanh). . P c. GV cho HS nhận xét tương tự với các điểm ở trong và ngoài hình tam giác. - GV củng cố và chốt lại điểm ở trong và điểm ở ngoài các hình trên. Hoạt động 2: Thực hành GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. Bài 1: - GV cho HS nêu yêu cầu bài: Đúng ghi đ, sai ghi s - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS đọc chữa bài. - HS, GV nhận xét. Bài 2: - HS nêu yêu cầu: + Vẽ 2 điểm ở trong hình tam giác, 3 điểm ở ngoài hình tam giác. + Vẽ 4 điểm ở trong hình vuông, 2 điểm ở ngoài hình vuông. - HS tự làm vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Gọi 2 HS lên chữa bài. GV, HS nhận xét. Bài 3: - HS nêu yêu cầu: Tính - GV yêu cầu HS nêu cách tính : Tính từ trái sang phải. - HS tự làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS đọc chữa bài. 5 - GV, HS nhận xét. Bài 4: HS đọc đề toán trong vở bài tập. - GV cho HS phân tích yêu cầu đề bài. H: Bài toán cho biets gì? Hỏi gì? - HS tự trình bày bài giải. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS đọc chữa bài. GV, HS cùng nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Về làm lại các bài tập trong SGK. MĨ THUẬT VẼ MÀU VÀO HÌNH CỦA TRANH DÂN GIAN GV hoạ dạy Tập viết TÔ CHỮ HOA A, Ă, Â, B I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS biết tô chữ hoa A, Ă, Â, B. - Viết đúng và đẹp các vần ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. - Viết theo cỡ chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ viết bài tập viết, chữ hoa mẫu : A, Ă, Â, B - Vở tập viết l tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Mở đầu - GV nêu yêu cầu của tiết tập viết. 2. Dạy học bài mới * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. * Hướng dẫn tô chữ hoa - GV treo chữ mẫu, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + GV cho HS quan sát chữ A hoa mẫu trên bảng. GV yêu cầu HS nhận xét số nét, tên nét. + GV lưu ý chữ Ă và chữ Â chỉ khác chữ A ở dấu phụ ở trên. + GV cho HS quan sát và nhận xét chữ B hoa gồm mấy nét, tên các nét. - GV hướng dẫn quy trình viết từng chữ (GV vừa nói vừa nói vừa thao tác trên khung chữ). - HS viết định hình, sau đó viết vào bảng con. - GV nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng - GV treo bảng phụ cho HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng trên: ai, ay, ao, au mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau. 6 - HS quan sát và nhận xét độ cao và cách nối nét giữa các con chữ. - GV nhắc lại qui trình viết. - HS tập viết trên bảng con. GV giúp đỡ HS yếu. - GV nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở - HS tập tô các chữ hoa A, Ă, Â, B và tập viết các, vần từ ứng dụng. GV lưu ý cho HS viết đúng quy trình và ngồi đúng tư thế. - GV giúp đỡ HS yếu. - GV thu vở chấm và chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết đẹp. - Về viết bài vào vở ô li. Chính tả TRƯỜNG EM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài Trường em. Tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút. - Điền đúng vần ai hai ay, chữ c, hay k vào chỗ trống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Mở đầu: GV nêu yêu cầu của tiết chính tả. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. * Hướng dẫn HS tập chép - GV treo bảng phụ và yêu cầu 3 – 4 HS đọc đoạn văn cần chép. - GV gạch chân những chữ HS dễ viết sai: trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết,… - GV đọc từng tiếng, HS viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa. - HS tập chép vào vở. - GV quan sát, nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết. Nhắc HS cách trình bày bài viết. Sau dấu chấm phải viết hoa (không đòi hỏi phải viết đúng, đẹp). - GV đọc thong thả từng chữ trên bảng để HS soát lại bài và dùng bút chì gạch chân chữ viết sai sau đó sửa lại bên lề vở. GV hướng dẫn HS ghi số lỗi ra lề. - GV thu một số vở chấm tại lớp và nhận xét. * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a. Điền vần ai hoặc ay. - GV cho HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập tiếng việt. - HS quan sát 2 tranh rồi tự làm bài. - Gọi HS chữa bài miệng. GV chốt lại kết quả đúng: gà mái, máy ảnh. 7 b. Điền chữ c hoặc k - HS nêu yêu cầu. - GV cho HS suy nghĩ rồi tự làm bài. - Gọi HS chữa bài. GV chốt lời giải đúng: cá vàng, thước kẻ, lá cọ. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài tiết sau. Thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2008 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Giúp HS : - Củng cố về các số tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục. - Củng cố về nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài cũ: - GV vẽ 1 hình vuông và các điểm, yêu cầu HS nêu các điểm ở trong, ở ngoài hình vuông. - GV nhận xét. 2. Bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. Bài 1: Đúng ghi đ, sai ghi s - HS đọc yêu cầu đề bài, GV cho HS tự suy nghĩ và làm bài. - Gọi HS đọc chữa bài kèm giải thích. - HS, GV nhận xét. - GV củng cố, chốt lại cấu tạo số. Bài 2: a. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 11, 18, 50, 60 b. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé 70, 40, 17, 9 - HS nêu yêu cầu và tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi 2 HS lên chữa bài. GV cùng HS nhận xét . Bài 3: a. HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính - HS làm bảng con. - HS, GV nhận xét. - GV củng cố, cách đặt tính, cách tính. b. Tính nhẩm - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu. - HS chữa bài. HS, GV nhận xét. - GV chỉ vào các phép tính: 40 + 20 = 60, 60 – 40 = 20, 60 – 20 = 40 H: Em có nhận xét gì về các số trong 3 phép tính này? GV gợi ý để HS hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa phép cộng và trừ. 8 Bài 4: - HS đọc đề bài - GV hướng dẫn HS phân tích đề H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS tự giải bài toán. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS lên chữa bài. Bài giải Cả hai ngăn có số sách là: 40 + 50 = 90 (quyển) Đáp số: 90 quyển sách - HS, GV nhận xét. Bài 5:Viết (theo mẫu) - HS quan sát hình vẽ và viết tiếp vào chỗ chấm. - HS đọc tên các điểm, GV nhận xét và đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tập đọc TẶNG CHÁU I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. - Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng mang thanh hỏi (tỏ, vở); các từ ngữ: tặng cháu, lòng yêu, nước non. Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. 2. - Ôn các vần ao, au: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ao, au. 3. - Hiểu từ ngữ trong bài: nước non. - Hiểu được nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước. - Tìm và hát được các bài hát về Bác Hồ. - Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 HS đọc bài Trường em - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: - GV H: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ? - HS trả lời. - GV giới thiệu bài tập đọc. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ 9 + GV yêu cầu HS khá đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV kết hợp ghi bảng các từ đó: vở, tặng, gọi là, nước non. + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. Ví dụ: GV hỏi tiếng tặng có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì? - Luyện đọc câu: + GV chỉ bảng yêu cầu HS đọc nhẩm dòng thơ đầu, sau đó gọi HS đọc trơn câu thơ đó (cá nhân, đồng thanh). GV nhận xét cách đọc. Sau đó hướng dẫn HS đọc tiếp các dòng thơ còn lại. GV kết hợp giải nghĩa từ: nước non + Gọi 4 HS đọc tiếp nối câu, mỗi em đọc 1 dòng thơ. + HS đọc tiếp nối câu trong nhóm. GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + GV cho từng nhóm đọc nối tiếp dòng thơ trước lớp (4- 6 lượt). - Luyện đọc đoạn, bài. + GV cho từng nhóm 4 em đọc nối tiếp trong nhóm mỗi em đọc 1 dòng thơ, rồi đổi cho nhau. GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + GV gọi 5 – 6 HS đọc bài. + GV lưu ý cho HS đọc đúng, rõ ràng. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần: ao, au. a. GV nêu yêu cầu 1 SGK. Hướng dẫn HS nêu lại yêu cầu: Tìm tiếng trong bài có vần au? - HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng cháu, sau. b. HS nêu yêu cầu 2 SGK: Tìm tiếng chứa vần ao, au ngoài bài? - GV yêu cầu HS quan sát mẫu trong SGK: chim chào mào, cây cau. - GV giải thích mẫu. Sau đó cho HS thi đua tìm tiếng, GV kết hợp ghi bảng các tiếng đó. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh các tiếng đó. c. HS đọc yêu cầu 3 SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ao hoặc au? - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và gọi 2 HS đọc 2 câu mẫu. + Sao sáng trên bầu trời. + Các bạn học sinh rủ nhau đi học. - GV cho HS dựa vào câu mẫu để tìm và nói được nhiều câu khác có tiếng chứa vần ao, au. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. - GV lưu ý HS nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. TIẾT 2 *Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài thơ - GV yêu cầu 3 – 4 HS đọc 2 dòng thơ đầu H: Bác Hồ tặng vở cho ai? (Bác Hồ tặng vở cho các bạn học sinh). - GV gọi 3 - 4 HS đọc 2 dòng thơ cuối 10 [...]... trình bày trước lớp GV cùng HS nhận xét và đánh giá GV H: Người ta dùng gì để đánh bắt cá? - GV kết luận: Có rất nhiều cách đánh bắt cá: đánh cá bằng lưới, câu, kéo vó, … Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho sức khoẻ Ăn cá giúp xương phát triển tốt Hoạt động 3: Thi vẽ cá - GV cho HS tự vẽ con cá rồi giới thiệu con cá mình vẽ - GV cho HS trưng bày và nhận xét đánh giá 3 Củng cố, dặn dò - GV nhấn mạnh nội... chữ nhật (theo các bước đã học) - HS kẻ và cắt rời hình chữ nhật rồi dán vào vở thủ công - GV nhắc nhở HS trước khi dán sao cho cân đối, phẳng 3 Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét về tinh thần học tập của lớp, sự chuẩn bị đồ dùng kĩ thuật cắt dán - HS chuẩn bị giấy màu, giấy vở có kẻ ô, tiết sau cắt dán hình vuông Thứ sáu, ngày 29 tháng 2 năm 2008 Tập đọc CÁI NHÃN VỞ I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1 Học sinh đọc... cho người thân và chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Cô bé trùm khăn đỏ 17 Tuần 26 Thứ hai, ngày 3 tháng 3 năm 2008 Toán CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I MỤC TIÊU Bước đầu giúp HS - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50 - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các thẻ chục que tính và các que tính rời - Vở bài tập toán - Bảng phụ ghi bài tập 4 III CÁC HOẠT ĐỘNG... đơn vị đo là cm thì phải viết tên đơn vị đo vào kết quả Bài 4: - GV gọi 4 HS đọc đề toán - GV hướng dẫn HS phân tích đề toán H: + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Hai chục nhãn vở còn gọi là mấy nhãn vở? - GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán, GV lưu ý HS phải đổi 2 chục nhãn vở = 20 nhãn vở trước khi giải bài toán GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài - GV, HS nhận xét Bài... trình bày trước lớp GV cùng HS nhận xét và đánh giá GV H: Người ta dùng gì để đánh bắt cá? - GV kết luận: Có rất nhiều cách đánh bắt cá: đánh cá bằng lưới, câu, kéo vó, … Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho sức khoẻ Ăn cá giúp xương phát triển tốt Hoạt động 3: Thi vẽ cá - GV cho HS tự vẽ con cá rồi giới thiệu con cá mình vẽ - GV cho HS trưng bày và nhận xét đánh giá 3 Củng cố, dặn dò - GV nhấn mạnh nội... chữ nhật (theo các bước đã học) - HS kẻ và cắt rời hình chữ nhật rồi dán vào vở thủ công - GV nhắc nhở HS trước khi dán sao cho cân đối, phẳng 3 Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét về tinh thần học tập của lớp, sự chuẩn bị đồ dùng kĩ thuật cắt dán - HS chuẩn bị giấy màu, giấy vở có kẻ ô, tiết sau cắt dán hình vuông Thứ sáu, ngày 29 tháng 2 năm 2008 Tập đọc CÁI NHÃN VỞ I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 32 1 Học sinh đọc... công CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU - HS kẻ được hình chữ nhật - HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách II CHUẨN BỊ - GV chuẩn bị bài mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô - HS chuẩn bị các dụng cụ để cắt dán, giấy thủ công III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 1 GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS 2 Học sinh thực hành - GV nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách - GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán hình... công CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU - HS kẻ được hình chữ nhật - HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách II CHUẨN BỊ - GV chuẩn bị bài mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô - HS chuẩn bị các dụng cụ để cắt dán, giấy thủ công III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2 1 GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS 2 Học sinh thực hành - GV nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật theo 2 cách - GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán hình... HS đọc đề bài - GV hướng dẫn HS phân tích đề H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS tự giải bài toán GV giúp đỡ HS yếu - Gọi 1 HS lên chữa bài Bài giải Cả hai ngăn có số sách là: 40 + 50 = 90 (quyển) Đáp số: 90 quyển sách - HS, GV nhận xét Bài 5:Viết (theo mẫu) - HS quan sát hình vẽ và viết tiếp vào chỗ chấm - HS đọc tên các điểm, GV nhận xét và đánh giá 3 Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, chuẩn... I MỤC TIÊU Sau giờ học HS: - Biết tên một số loại cá và nơi sống của chúng - Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con cá - Nêu được một số cách đánh bắt cá - Biết ích lợi của cá và tránh những điều không lợi do cá (không ăn cá độc, cá ươn, thiu, thối, tránh hóc xương) II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình SGK - Con cá thật III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1 Kiểm tra bài cũ: - GV treo tranh vẽ cây gỗ và H: Hãy . Tuần 25 Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS - Củng cố về làm tính. lớp. GV cùng HS nhận xét và đánh giá. GV H: Người ta dùng gì để đánh bắt cá? - GV kết luận: Có rất nhiều cách đánh bắt cá: đánh cá bằng lưới, câu, kéo vó,

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan