Kinh nghiem cap Tinh-Thai Binh

4 238 0
Kinh nghiem cap Tinh-Thai Binh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ A./ Đặt vấn đề: Bóng rổ là một môn thể thao tập thể thi đấu đối kháng trực tiếp giữa hai đội (mỗi đội 5 ngời) trong thời gian 4 hiệp mỗi hiệp 10 phút đợc tổ chức thi đấu trên sân có kích thớc 28x15 m. Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào rổ đối phơng và ngăn cản không cho đối phơng ném bóng vào rổ của mình theo quy định của luật thi đấu. Bóng rổ xuất hiện đầu tiên tại Mỹ sau phát triển sang Nhật, Trung Quốc, Philipin Tập luyện và thi đấu Bóng Rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho ngời tập nh: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo và khả năng phối hợp vận động nó còn phát triển tính dũng cảm, tính đoàn kết, tính kỷ luật quyết đoán trong các tình huống thi đấu và khả năng t duy chiến thuật. Tại tỉnh Thái Bình môn Bóng Rổ đã đợc đa vào thi đấu chính thức 5 năm tại các kỳ hội khoẻ cấp tỉnh môn bóng rổ của huyện Quỳnh Phụ đã 4 năm liên tục vô địch. Ban đầu học sinh đón nhận môn học này rất hào hứng và nhiệt tình song thời gian gần đây phong trào tập luyện môn Bóng Rổ ở một số trờng có phần lắng xuống do nhiều nguyên nhân đó là: Kỹ thuật bóng rổ khó, lụât chơi khó bóng ít, giáo viên thể dục không nhiệt tình lại không có chuyên môn về Bóng Rổ Song bên cạnh đó có một số trờng vẫn duy trì tốt phong trào tập luyện bóng rổ nh: An Đồng, An Ninh, An Vũ, Quỳnh Hồng) vấn đề đặt ra là cần có giải pháp nh thế nào để duy trì phát triển tập luyện môn Bóng Rổ trong trờng học đạt kết quả cao và đảm bảo tính thờng xuyên liên tục của phong trào tập luyện bóng rổ. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày giải pháp mà tôi đã tích luỹ nhiều năm giảng dạy trong trờng tôi và đã đạt đợc một số kết quả đó là giải pháp Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ. B./ Nội dung Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện học sinh giỏi tôi đã phát hiện và kiểm chứng kết quả bằng hệ thống biện pháp sau: Biện pháp 1 : Tác động đến nhận thức của học sinh và các đối tợng có liên quan Tôi đã tác động đến nhận thức của các đ/c lãnh đạo trờng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và đặc biệt là bản thân học sinh bằng cách tôi đã nêu rõ tác dụng của Bóng Rổ là thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực nh sức nhanh, mạnh, sức bền khéo léo, phát triển về chiều cao, thể hình cân đối, rèn tính đoàn kết, tính kỷ luật, tính đồng đội và có sức khoẻ để học tập tốt hơn. Ngoài ra tôi còn nói rõ thời gian các em tập luyện không ảnh hởng tới học tập và các quyền lợi của các em tham gia tập luyện nh đợc giải các em đợc thởng, đợc cộng điểm thi vào THPT, đợc đi thăm quan du lịch, đợc tuyên dơng Từ đó nhà trờng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ giáo viên thể dục trong vấn đề tạo điều kiện về cơ sở vật chất, con ngời, thời gian, học sinh nhận thức đợc thi sẽ có động cơ học tập tốt hơn và có ý thức tự giác, tích cực để đạt hiệu quả cao trong tập luyện. Biện pháp 2: Đã đa nội dung môn Bóng Rổ vào trong chơng trình học chính khoá phần tự chọn. Phần tự chọn trong chơng trình chính khoá tôi đã đa môn bóng rổ vào học có đánh giá kết quả bằng kiểm tra cho điểm. Từ đó học sinh sẽ nhận thức đây là một môn học thực sự có học có kiểm tra lấy điểm tổng kết buộc các em phải lo lắng tích cực học, tập luyện để có kết quả cao. Muốn đạt kết quả cao các em phải tích cực tập trong giờ thể dục và tự tập ngoài giờ. Biện pháp 3 : Tổ chức giảng dạy huấn luyện đảm bảo khoa học đúng nguyên tắc phơng pháp. Nếu giảng dạy sai nguyên tắc, sai phơng pháp thì học sinh sẽ không tiếp thu đợc kỹ thuật sinh ra chán nản không muốn tập luyện. Gây đợc hứng thú tập luyện cho học sinh tôi lập kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng tiết dạy phơng pháp dạy phù hợp từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, phù hợp với thể lực của từng học sinh. Ph ơng pháp 4 : Giáo viên thể dục phải nắm đợc kiến thức, kỹ thuật cơ bản của Bóng Rổ nhiệt tình với giảng dạy huấn luyện. Tại sao giáo viên TD phải nắm đợc kiến thức kỹ thuật cơ bản của bóng rổ vì nếu giáo viên dạy sai kiến thức không nắm đợc kỹ thuật thì hớng dẫn làm sao đợc cho học sinh dẫn đến học sinh chán nản. Còn giáo viên dạy đúng kỹ thuật, biết phơng pháp tổ chức nh cho các em một nhóm tập ném rổ một nhóm tập tranh bóng sau đó đổi lại. Nhng cả giờ cũng không nên cho các em chỉ tập không mà phải tập dới hình thức thi đấu các em sẽ phấn khởi tích cực tập luyện hơn để mình thắng bạn. Điều quan trọng nữa là ngời giáo viên TD phải nhiệt tình có lòng yêu nghề say mê với môn bóng rổ. Khi học sinh tập giáo viên cùng tập với các em hớng dẫn các em, sửa sai cho các em ngay trên sân tập. Biện pháp 5: Đánh giá học sinh phải công bằng Nh các đồng chí biết bất kỳ một môn học nào nếu đánh giá học sinh không công bằng vô t thì dẫn đến học sinh chán không muốn học. Cho nên khi đánh giá học sinh phải công bằng vô t động viên hớng vào sự tiến bộ của học sinh. VD học sinh thể lực kém song vẫn tích cực tập luyện thì giáo viên phải động viên khuyến khích kích lệ các em. Biện pháp 6: Thờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng tính hấp dẫn của môn học nh: - Tổ chức hội khoẻ cấp trờng thi đấu giữa các lớp với nhau. - Mời các huấn luyện viên có kinh nghiệm của huyện về mở lớp bóng rổ trong hè. - Đa học sinh giao lu Bóng Rổ với trờng bạn, mời trờng khác về trờng mình giao lu các em xem và cổ vũ. Kết hợp tuyên truyền thông tin quảng bá rộng đến từng học sinh về giao lu. Đợc giao lu nhiều các em sẽ phấn khởi tích cực nhiệt tình tập luyện hơn từ đó học sinh sẽ học tập bắt chớc đợc nhiều các chiến thuật thi đấu hơn. Vô hình dung chúng ta đang đề cao vị thế của môn bóng rổ trong trờng học Biên pháp 7: Động viên khen thởng kịp thời các tập thể cá nhân có thành tích trong tập luyện Bóng Rổ: - Thởng trong hội khoẻ cấp trờng cho các tập thể thắng, cá nhân xuất sắc. - Thởng học sinh giỏi TDTT nh học sinh văn hoá bằng nhiều cách nh: Đi tham quan du lịch tại Hà Nội, Vịnh Hạ Long, thởng sách vở, cộng điểm vào THPT. - Tham mu với hội khuyến học xã kịp thời động viên khen thởng các em học sinh có thành tích cao trong các kỳ hội khoẻ. - Thởng bằng cộng điểm khuyến khích môn học: VD Nếu học sinh tập bóng rổ giỏi mà chạy kém thì có thể lấy điểm bóng rổ thay cho điểm chạy nh vậy học sinh đó tích cực tập luyện hơn. * Tóm lại Nhờ áp dụng hệ thống biện pháp trên học sinh hăng hái tập luyện Bóng Rổ hơn so với khi cha áp dụng, nên trờng chúng tôi đã thu đợc một số kết quả sau: Về chất lợng đại trà 100% học sinh khối 8, 9 em nào cũng biết kỹ thuật bóng rổ và một số điều luật cơ bản. Mỗi lớp đều có 2 đội bóng (1 đội năm, 1 đội nữ) rải rác còn một số em lớp 7 cũng bắt chớc các anh chị khối 8, 9 chơi từ đó các em cũng biết chơi bóng rổ vào lúc chiều tối sân bóng rổ buổi nào cũng có học sinh tự tập. Về chất lợng hội khoẻ phù đổng thì năm nào trờng cũng có đội bóng rổ đạt nhất cụm và đi hội khoẻ cấp huyện và đạt giải nh sau: - Năm học 2004 2005 đạt giải 3 cấp huyện cả nam và nữ và 3 học sinh (1 nam 2 nữ) đạt huy chơng vàng cấp tỉnh. - Năm 2005 2006 đạt giải nhất bóng rổ nữ cấp huyện và đạt giải 4 bóng rổ nam cấp huyện và 4 học sinh (1 nam, 3 nữ) đạt huy chơng vàng cấp tỉnh. - Năm 2006 -2007 đạt giải 3 bóng rổ nữ cấp huyện giải t bóng rổ nam cấp huyện. - Năm 2007 2008 đạt giải nhì bóng rổ nữ cấp huyện, đạt giải 4 bóng rổ nam cấp huyện và 3 học sinh (1 nam 2 nữ) đạt huy chơng bạc cấp tỉnh. C./ Kết luận và kiến nghị. Trên đây là hệ thống biện pháp nhằm tạo tính tích cực, tự giác tâp luyện môn bóng rổ trong học sinh THCS để mang lại hiệu quả cao trong tập luyện bóng rổ chúng tôi xin có một số ý kiến đề xuất nh sau: 1. Các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp cần nhận thức đầy đủ, đúng vai trò vị trí môn Bóng Rổ tạo điều kiện cho môn học này phát triển. 2. Bản thân học sinh phải nhận thức lợi ích tác dụng của tập luyện môn bóng rổ từ đó có thái độ tích cực tập luyện. 3. Bản thân giáo viên phụ trách môn học bóng rổ cần phải có lòng nhiệt tình yêu nghề, có kiến thức kỹ năng phơng pháp giảng dạy huấn luyện tốt. 4. Việc động viên khen thởng cần kịp thời công bằng khách quan, vô t mới thực sự phát huy tác dụng đối với học sinh. Tóm lại: Với lợng kiến thức và thời gian kinh nghiệm huấn luyện giảng dạy cha nhiều bài viết Một số biện pháp phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện môn bóng rổ không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết rất mong đợc sự góp ý, bổ xung đánh giá của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! An Vũ, ngày 10 tháng 04 năm 2008 Ngời viết Nguyễn Thị Hơng . khoẻ cấp trờng thi đấu giữa các lớp với nhau. - Mời các huấn luyện viên có kinh nghiệm của huyện về mở lớp bóng rổ trong hè. - Đa học sinh giao lu Bóng. phát huy tác dụng đối với học sinh. Tóm lại: Với lợng kiến thức và thời gian kinh nghiệm huấn luyện giảng dạy cha nhiều bài viết Một số biện pháp phát huy

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan