luan van tot nghiep

5 480 0
luan van tot nghiep

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục thể thao là một trong những vấn đề không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới. Thể dục đã vương lên không ngừng cùng với trình độ khoa học kỹ thuật nó đã thừa hưởng một cách logic những thành tựu to lớn về kinh tế và xây dựng xã hội mới. Bản thân thể dục cũng tự vươn mình để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với con người. Trên phương diện tổ chức giáo dục, phản ánh sâu sắc hơn nữa vẽ đẹp của con người có nhân cách mới, có đủ tài năng và sức mạnh thể chất. Ngoài ra thể dục thể thao còn mang tính nghệ thuật, tính quốc tế, là sứ giả của hòa bình, hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy thể dục thể thao luôn được mọi người yêu mến và ủng hộ nó. Thể dục thể thao chính là sự bao quát của những môn thể thao nói chung trong đó có sự góp mặt của môn thể thao mà mọi người trên thế giới yêu thích hâm mộ đến mức cuồng nhiệt và tôn vinh cho nó là “ môn thể thao vua”. Đó chính là môn Bóng Đá thật vậy, Bóng Đá ngày nay đã trở thành “môn thể thao vua” “môn thể thao của những người dũng cảm”… Nếu chưa muốn nói là môn thể thao hấp dẫn , có giá trị qui mô phát triển nhất thế giới. Bóng đá có được điều đó trước tiên bởi tính đa dạng, phong phú, đối kháng cao về kỹ thuật, chiến thuật của nó. Nhiều dân tộc đã coi bóng đá như “thức ăn, thức uống” của mình hằng ngày. Người Việt Nam cũng vậy trong thời kỳ đất nước mở cửa Bóng đá Việt Nam cũng đang có xu thế phát triển mạnh mẽ, nhờ có sự quan tâm đúng mực của các ngành và các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, nền Bóng đá Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn là một nền Bóng đá có trình độ non kém, chính vì vậy mà chúng ta không ngừng học hỏi tìm hiểu để nâng cao cho nền bóng đá nước nhà. Để hòa mình vào sự phấn đấu phát triển đó thì môn thể thao này đang được phát triển mạnh mẽ trong học đường cả về số lượng lẫn chất lượng và môn Bóng đá cũng đã được đưa vào giảng dạy là một phần môn thể dục trong nhà trường phổ thông. Hơn nữa môn Bóng đá với ưu thế giúp người tập luyện phát triển mạnh và đồng đều các tố chất thể lực, sự nhanh nhen, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo mềm dẻo, đòi hỏi vận động viên phải có sức khỏe tốt, thể dục dồi dào. Để biết được thực trạng thể lực và kỹ thuật của vận động viên môn Bóng đá qua quá trình tập luyện, cùng với kỷ chiến thuật của mỗi cá nhân nói riêng, đồng đội nói chung. Từ những ý tưởng trên, tôi quyết định chọn đề tài : “ NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC – TỈNH BÌNH DƯƠNG SAU TÁM THÁNG TẬP LUYỆN ” . Qua đề tài nghiên cứu này tôi mong muốn kết quả thu được mang tính khả thi để góp phần công sức nhỏ nhoi của tôi vào công cuộc phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường nói chung và các nhà huấn luyện Bóng đá năng khiếu trẻ nắm được mức độ phát triển và những biến đổi về năng lực chuyên môn của các vận động viên, giúp lựa chọn những phương tiện và vận dụng nhứng phương pháp hợp lý trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao để đạt thành tích cao. 1/ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1.1 Mục đích nghiên cứu: Để đánh giá sự phát triển thể lực và kỹ thuật cơ bản của các vận động viên trong đội tuyển bóng đá học sinh nam trường THPT Trịnh Hoài Đức – Tỉnh Bình Dương sau tám tháng tập luyện. 2.1.Nhiệm vụ nghiên cứu: * Nghiên cứu thực trạng thể lực và kỹ thuật của đội tuyển bóng đá học sinh nam trường THPT Trịnh Hoài Đức – tỉnh Bình Dương * Đánh giá sự phát triển các chỉ tiêu về thể lực và kỹ thuật sau tám tháng tập luyện. 2/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 2.1 Phương pháp nghiên cứu và tham khảo tài liệu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành tham khảo và thu thập các tài liệu liên quan như sau : Sách báo, tạp chí, tài liệu khoa học . 2.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra các tố chất thể lực và kỹ thuật của các vận động viên bóng đá nam thông qua các test sau: 2.2.1 Bật xa tại chỗ Mục đích test này là đánh giá sức mạnh của vận động viên. 2.2.2 Chạy 15 m tốc độ cao Mục đích của test này là dùng để đánh giá sức nhanh tốc độ di chuyển về trước của các vận động viên. 2.2.3 Chạy 5 lần x 30 m Mục đích test này là đánh giá sức bền tốc độ của các vận động viên 2.2.4 Chạy 100m xuất phát cao Mục đích của test này là để đánh giá sức nhanh của vận động viên 2.2.5 Chạy 2000m Mục đích của test này là đánh giá sức bền của vận động viên 2.2.6 Ném biên có đà Mục đích của test này là để đánh giá kỹ thuật ném biên và sức mạnh tay của vận động viên 2.2.7 Sút cầu môn chuẩn: Mục đích của test này để đánh giá khả năng sút bóng chuẩn của vận động viên 2.2.8 Tâng bóng bằng hai chân Mục đích của test này là để đánh giá khả năng khéo léo và cảm giác bóng của vận động viên. 2.2.9 Chuyền bóng chuẩn 25m Mục đích của test này là để đánh giá khả năng chuyền bóng chính xác của các vận động viên 2.2.10 Dẫn bóng luồng cọc sút cầu môn: Mục đích của test này là để đánh giá khả năng khéo léo, linh hoạt của các vận động viên. 2.3 Phương pháp toán thống kê: Dùng phương pháp này để tính toán sử lý số liệu 1. Tính giá trị trung bình 1 1 1 n i x x n = = ∑ với n<30 2. Tính độ lệch chuẩn 2 1 1 ( ) 1 x x n δ = − − ∑ Với n<30 3.Tính hệ số biến thiên %100x X C V δ = 3. Tính sai số tương đối: nxX xt δ ε 5.0 = 4. Tính nhịp tăng trưởng %100 5.0 x XX XX W AB AB + − = 5. Tính t student 2 2 2 1 2 1 21 n S n S XX t + − = với n<30 3. ĐỐI TƯỢNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 3.1 Gồm 25 em học sinh thuộc đội tuyển bóng đá nam trường THTP Trịnh Hoài Đức - Tỉnh Bình Dương 3.2 Địa điểm nghiên cứu Trường ĐHSP Thành Phố HỒ CHÍ MINH Trường THPT Trịnh Hoài Đức – tỉnh Bình Dương 3.3 Tổ chức nghiên cứu Số TT Nội dung nghiên cứu Thời gian Người thực hiện Địa điểm Bắt đầu Kết thúc 1 Tham khảo tài liệu 15/7/2007 15/8/2007 Nguyễn Trọng Thi Trường ĐHSP TP HCM 2 Chọn đề tài 19/7/2007 20/7/2007 Nguyễn Trọng Thi, GVHD Trường ĐHSP TP HCM 3 Viết đề cương lần 1 25/7/2007 10/8/2007 Nguyễn Trọng Thi, Trường ĐHSP TP HCM 4 Thông qua giáo viên HD 10/8/2007 15/8/2007 Nguyễn Trọng Thi,, GVHD Trường ĐHSP TP HCM 5 Bảo vệ đề cương 3/9/2007 3/9/2007 Nguyễn Trọng Thi, Trường ĐHSP TP HCM Chuẩn bị dụng cụ, DS học sinh 5/9/2007 10/9/2007 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 6 Kiểm tra lấy số liệu lần 1 15/9/2007 16/9/2007 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 7 Xử lý số liệu lần 1 16/9/2007 20/9/2007 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 8 Kiểm tra lấy số liệu lần 2 20/4/2008 21/4/2008 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 9 Xử lý số liệu lần 2 22/4/2008 30/4/2008 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 10 Viết luận văn 5/5/2008 20/5/2008 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 11 Sửa chữa in ấn 01/6/2008 15/6/2008 Nguyễn Trọng Thi, Trường ĐHSP TP HCM Thông qua giáo viên HD 20/6/2008 30/6/2008 Nguyễn Trọng Thi,, GVHD Trường ĐHSP TP HCM Hoàn chỉnh đề tài 02/7/2008 6/7/2008 Nguyễn Trọng Thi, Trường THPT Trịnh Hoài Đức 12 Báo cáo thử 20/8/2008 20/8/2008 Nhóm Trường ĐHSP TDTT TP HCM 13 Bảo vệ luận văn 30/8/2008 30/8/2008 Nhóm Trường ĐHSP TDTT TP HCM 4. DỰ BÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Ứng dụng các test thể lực nhằm đánh giá sự phát triển thể lực của các VĐV đội tuyển bóng đá trường THPT Nguyễn Trãi, tỉnh Bình Dương sau một năm tập luyện.

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan