Sáng Kiến kinh nghiệm Giúp trẻ nhận biết nhanh chữ cái

5 4.6K 59
Sáng Kiến kinh nghiệm Giúp trẻ nhận biết nhanh chữ cái

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I) ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn làm quen chữ cái là một trong những nội dung quan trọng của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vì qua môn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tuệ, khả năng tập đọc, tập viết, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học. Với nhận thức sơ đẳng giúp đỡ trẻ có khả năng phân tích tổng hợp, biết nhận biết và so sánh về những đường nét của chữ có chứa trong câu, từ. Trẻ ở lứa tuổi này học mà chơi, chơi mà học, khi đó khi truyền thụ kiến thức ta phải chú ý đến tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ biết đọc, biết viết, tập phát âm cho chuẩn vì học nói tốt thì mới đọc tốt được, giúp trẻ nhận thức được cách sử dụng thành thạo ngôn ngữ trong giao tiếp của mình hằng ngày. Trẻ quen các đường nét của chữ cái, dạy trẻ phát âm đúng chính xác toàn bộ các âm trong tiếng Việt. Một số kó năng và thói quen trong học tập, biết tập trung chú ý lắng nghe, và biết trả lời cả câu vì Tiếng Việt là tiếng nói mẹ đẻ nó rất quan trong cho trẻ chuẩn bò bước vào lớp 1. *Nhận thức và tầm quan trọng của đề tài: Nhận thức được tầm quan trọng của môn làm quen chữ cái. Tôi đã suy nghó rất nhiều về phương pháp giảng dạy và đặt câu hỏi cho mình làsẽ phải truyện thụ kiến thức như thế nào để trẻ tiếp thu bài tốt và nên sử dụng những biện pháp và hình thức tổ chức tiết dạy như thế nào để trẻ ham thích khi học chữ cái, truyền thụ kiến thức sao cho phù hợp với tâm lí trẻ và đặc điểm của lớp học để giúp trẻ nhận biết được chữ cái một cách nhanh nhất dễ hiểu nhất. II) NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN: 1) Thuận lợi: Được sự qua tâm của BGH và chính quyền đòa phương, phụ huynh học sinh đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bò dạy học, nhiệt tình tham gia ủng hộ các hoạt động. Điểm lớp gần trục lộ nên các cháu đi học rất dễ dàng. Được sự quan tâm giúp đỡ của tổ chuyên môn cũng như bản thân không ngừng học tập phấn đấu đã từng bước nắm vững được phương pháp truyền đạt cho trẻ. 2) Khó khăn: *Về phía cô: Tuy đã qua trường lớp sư phạm nhưng chuyên môn là Tiểu học. Nhưng chuyển sang giảng dạy về chuyên môn Mần non nhưng cũng còn nhiều hạn chế về chuyên môn Mầm non còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cho cháu trong bộ môn làm quen chữ cái. Trang 1 Chương trình giảng dạy theo hướng đổi mới, lớp dạy một buổi nên chưa có nhiều thời gian nghiên cứu đầu tư về các trò chơi làm quen chữ cái trong giờ học. *Về phía cháu: Đa số các cháu là người dân tộc khơmer nên khả năng nói Tiếng Việt của các cháu chưa rành. Các cháu chưa được học qua lớp 3-4 tuổi nên còn sợ khi học chữ cái và khi học cô gọi đọc chữ cái trẻ đọc không được rõ vì mới lần đầu được làm quen với Tiếng Việt với môn học chữ cái vì thế ít đứng lên đọc chữ khi cô gọi. III) BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Ngay vào đầu năm học tôi liên hệ với phụ huynh học sinh đóng góp thêm những đồ dùng cần thiết và đầu tư thêm thời gian để làm đồ dùng dạy học cho từng tiết dạy, tôi tận dụng một số vật dụng sẵn có như hạt quả na, bình bát, sỏi đá… cho trẻ xếp thành chữ cái, giấy rô ki, những bìa cứng, giấy màu cắt tạo thành hình lá, hoa, con vật… và dán chữ cái vào theo chủ điểm cho trẻ tìm, lấy đúng chữ theo yêu cầu của cô, tạo không khí vui tươi giúp trẻ hứng thú khi làm quen với chữ cái. Ví dụ: Làm quen chữ m, tôi dùng giất rô ki cắt hình quả cam tô màu cho đẹp và dán chữ m vào cho trẻ tìm. Hoặc làm quen với chữ h thì tôi làm bông hoa và dán chữ h vào. Bộ môn Làm quen chữ cái rất quan trọng đối với trẻ MG lớn để chuẩn bò bước vào lớp 1 nên tôi rất chú trọng đến tranh vẽ, đồ dùng phải đẹp mắt có liên quan đến chữ cái, cách phân tích chữ cái đơn giản, dễ hiểu để trẻ làm quen một cách có hứng thú, tiết học sinh động hơn, giúp trẻ nhận biết chữ cái một cách tốt nhất. 1) Nghiên cứu kó đề tài: Trước khi lên lớp, tôi nghiên cứ kó đề tài, phần yêu cầu của tiết dạy để từ đó nắm vững được từng hoạt động của tiết dạy. Chuẩn bò là một phần cũng rất quan trọng. Ý thức được điều đó, tôi đầu tư một số thời gian nghiên cứu chuẩn bò tìm tòi suy nghó để làm ra những đồ dùng dạy học đẹp phù hợp với chủ điểm màu sắc chính xác để giúp cháu tiếp thu bài tốt. Bên cạnh đó việc nắm đặc điểm tình hình nhận thức của trẻ để truyền thụ kiến thức là rất quan trọng và phải đảm bảo có tính nghệ thuật và tính khoa học. Ví dụ: Tiết 1: làm quen chữ i, t, c: Tôi chuẩn bò một số tranh về chủ điểm thế giới động vật như tranh vẽ có từ “con vòt”. Mỗi cháu một bộ thẻ chữ cái, tranh có nhiều chữ cái để trẻ em tìm chữ Trang 2 cái, hoặc cho trẻ dùng cánh tay, ngón tay để tạo dáng chữ cái i, t ,c vừa học. Cô nghiên cứu kó bài dạy và cố gắng tập cho trẻ phát âm chuẩn từng chữ cái, cách so sánh và phân tích đúng, đủ nét của chữ cái, nhận biết được điểm giống và khác nhau của từng chữ một cách ngắn gọn, dễ hiểu. 2)Tiến hành cần thiết: -Phải nắm được tiến trình các bước và nội dung của tiết dạy. -Tạo sự thoải mái về tâm lí và điều kiện tốt nhất cho tiết dạy. -Khuyến khích sự chú ý ghi nhớ nhanh nhẹn của trẻ khi học cũng như tô viết chữ cái. -Giới thiệu đòi hỏi phải có nghẽ thuật khơi gợi và dẫn dắt vào bài tạo cho trẻ sự thích thú như ra câu hỏi, câu đố để trẻ suy nghó trả lời để dẫn dắt vào nội dung bài. Ví dụ: Để nhận biết chữ g – y tôi nêu ra câu đố. Chẳng phải là chim Mà có cánh Chở hành khách Bay rất tài Giữa mây trời Sáng óng ánh. (máy bay) Sau đó tôi dán tranh lên bảng tạo sự chú ý cho trẻ. Sau đó tôi cho trẻ tìm chữ cái đã học và phát âm. Tiếp theo tôi giới thiệu chữ cái mới đó là chữ y. Cô phát âm chuẩn chữ y và cho trẻ phát âm và phân tích từng nét của chữ cái cho trẻ nhận biết. Với chữ g, tôi cũng nêu câu đố. Tạo sự chú ý của trẻ. *Luyện phát âm qua trò chơi. Để luyện phát âm cho trẻ. Tôi cho cháu đọc những bài đồng dao, thơ, hát để trẻ phát âm chữ cái được chuẩn. Ví dụ: Chữ i – t – c tôi cho trẻ hát bài “một con vòt”, đọc bài thơ “Bà còng” Ngoài ra để giúp trẻ nhận biết các chữ cái tôi còn làm bảng viết nội dung của bài thơ có chứa chữ cái i- t –c theo chủ điểm tạo môi trường chữ viết phong phú. *Dạy tô - viết chữ cái. Tôi nghiên cứu phần yêu cầu, chuẩn bò của tiết tập tô để có cách hướng dẫn trẻ tô và chuẩn bò đầy đủ đồ dùng cho việc tô viết chữ như: bút chì đen, chì màu, bàn ghế phù hợp…Nhắc nhở trẻ cách cầm bút; tư thế ngồi như lưng thẳng không tì ngực vào bàn, không cúi sát bàn. Trang 3 Khi trẻ thực hành tô tôi quan sát để sửa sai cho trẻ, nhắc nhở trẻ tô rõ ràng, sạch đẹp theo nét chữ. IV) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC: Qua nhiều năm giảng dạy và dạy môn làm quen chữ cái cùng sự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu sách vở, dự giờ đồng nghiệp, tham gia các buổi tập huấn tôi đã nắm được phương pháp và áp dụng vào thực tế lớp học của mình. Đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và tổ chuyên môn cũng như các bậc phụ huynh tận tình giúp đỡ nên trong năm học 2007-2008 tôi đã đạt được những kết quả như sau: Một số cháu chưa rành nói tiếng việt còn nhút nhát đã dần quen với môi trường lớp học và cùng với sự động viên gần gũi, khuyến khích của cô, các cháu hay nghòch phá đã dần dần biến chuyển, trong giờ học biết chú ý lắng nghe và tích cực tham gia giờ học nên đã tiếp thu bài tốt đạt 95%. Số cháu dân tộc đã dần biết nói rành nghe rành Tiếng Việt nên cũng có tiến bộ rõ rệt là đọc và tô viết được chữ theo hướng dẫn và yêu cầu Cô giáo cũng có thay đổi sử sai trong phương pháp giảng dạy của mình và đã chuẩn bò tốt đồ dùng dạy học và hấp dẫn đã thu hút sự chú ý của trẻ trong giờ học, hăng hái mạnh dạn và tô viết đẹp, lớp học không còn ồn ào. Đến cuối năm các cháu mạnh dạn, nhận biết và phát âm đúng chữ cái đạt 96 %. V)BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình giảng dạy môn làm quen chữ cái cho trẻ, bản thân tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau: -Phải nghiên cứu kó mục đích yêu bài học. -Chuẩn bò đồ dùng, tranh ảnh phục vụ cho tiết dạy màu sắc tươi sáng, thay đổi theo chủ điểm để lôi cuốn trẻ. -Phương pháp truyền đạt phải có tính nghệ thuật, nhẹ nhàng, trong sáng phát âm thật chính xác, đảm bảo tính khoa học. -Trong tiết dạy phải chú ý, nhạy bén phát hiện những chỗ sai của trẻ để kòp thời uốn nắn sửa sai. -Gây hứng thú trong giờ học bằng cách lồng ghép trò chơi vì trẻ nhận biết được chữ cái một cách nhanh nhất có hiệu quả nhất. Phải là vừa học, vừa chơi giúp cho việc học của trẻ không bò ép buộc ức chế. -Chú ý đế các cháu nhút nhát, cá biệt, giọng nói ngọng để động viên khuyến khích trẻ tự tin trong học tập. Trang 4 -Thường xuyên gặp gỡ các bậc phụ huynh để phân tích tầm quan trọng của môn làm quen chữ cái đối với các cháu đúng độ tuổi để gia đình kết hợp cùng giúp đỡ khuyến khích cháu nhận biết chữ cái được tốt hơn. *Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích lũy được khi dạy cháu làm quen với chữ cái trong năm học 2007-2008 đã đem lại kết quả khả quan trong giảng dạy môn làm quen chữ cái. Vì khả năng có hạn nên chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót mong muốn được trình bày để cùng trao đổi rút kinh nghiệm cho việc dạy môn chữ cái được tốt hơn. Rất mong được sự góp ý của cấp lãnh đạo, BGH cùng các bạn đồng nghiệp góp ý giúp tôi khắc phục và phát huy sáng tạo nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy đạt kết quả cao. §«ng th, ngày 30 tháng 04 năm 2008 Người viết Trang 5 . nào để trẻ ham thích khi học chữ cái, truyền thụ kiến thức sao cho phù hợp với tâm lí trẻ và đặc điểm của lớp học để giúp trẻ nhận biết được chữ cái một. quan đến chữ cái, cách phân tích chữ cái đơn giản, dễ hiểu để trẻ làm quen một cách có hứng thú, tiết học sinh động hơn, giúp trẻ nhận biết chữ cái một

Ngày đăng: 26/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan