Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

56 2.3K 49
Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành công - Hạnh Phúc - Làm giàu

CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 1 } Diễn giả QUÁCH TUẤN KHANH CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON www.quachtuankhanh.net Lưu Hành Nội Bộ CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 2 } ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN 2 PHẦN QUÀ MIỄN PHÍ (SỐ LƯỢNG CÓ HẠN) Tặng E-book: 31 Mẩu Chuyện Lên Tinh Thần và nhận những bí quyết thành công, hạnh phúc và phát triển bản thân hàng tuần Trị giá 50.000vnđ Tại: www. quachtuankhanh.net Tặng VIDEO CLIP dài 60 phút: “Phương pháp nuôi dạy con thành tài” (Thu hình trực tiếp từ chương trình diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh) Dành cho tất cả những bậc cha mẹ thật sự mong muốn trở thành người thầy, người bạn, người đồng hành, huấn luyện viên đáng tin cậy cho những đứa con yêu dấu của mình. Trị giá 150.000vnđ Tại: www.tuonglaicon.com CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 3 } Mục lục Giới Thiệu {4} Nối Lại Nhịp Cầu Với Con Cái {5} Nuôi Dạy Con Tuổi Mới Lớn {8} 5 Bí Quyết Giúp Con Học Tập Hiệu Quả {12} Đừng Tước Đi Khả Năng Tự Lập Của Trẻ {17} Roi Vọt hay Ngọt Bùi? {20} Nuôi Dạy Con: Để Con Cái Xem Ta Là Bạn {26} Bài Học Về Tiền {31} Định Hướng Cho Con Cách Xài Tiền {34} Đừng Làm Trẻ Hư Hỏng Vì Tiền {37} Dạy Con Đọc Sách {40} Phát Hiện Năng Khiếu Của Con {43} Phát Huy Tài Năng Của Con {46} Đi Tìm Ngôn Ngữ Tình Yêu Của Bé {52} Ngôn Ngữ Tình Yêu Của Trẻ {55} CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 4 } Giới Thiệu Diễn giả Quách Tuấn Khanh Anh là một doanh nhân thành công, diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia về lĩnh vực Phát triển con người. Hiện anh là Chủ tịch Power UP Group tiên phong trong lĩnh vực phát triển con người, diễn giả chuyên nghiệp của Công ty d’Oz International (Singapore) & là 1 trong 6 PEP (Personal Efficiency Program) facilitator đầu tiên được chứng nhận quốc tế ở khu vực Châu Á. Ngoài bằng MBA của Trường Quản trị Maastricht, Hà Lan, anh còn thu gặt được nhiều kinh nghiệm đa ngành sau gần 18 năm làm việc trong các lĩnh vực báo chí, quản lý PR & Marketing, Sale, điều hành doanh nghiệp và giảng dạy Đại học. Anh đã giúp đánh thức và truyền cảm hứng cho hơn 100.000 người mỗi năm bao gồm sinh viên, quản lý, người hành nghề chuyên nghiệp, giám đốc, chủ doanh nghiệp… phát huy tiềm năng để có thể đạt những thành quả xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Hiện được xem là diễn giả hàng đầu Việt Nam, anh đã được nhiều báo chí và truyền hình đề cập đến như Thanh Niên, Người Lao Động, Phụ Nữ Thành Phố, Tuổi Trẻ, Doanh nhân Sài Gòn, Sài Gòn Giải Phóng, VietNam News, đài BBC, HTV, VTV, VTC, VCTV… Nhiều đề tài diễn thuyết của anh đã được công chúng đón nhận rộng rãi như “Bí kíp thành công”, “Tuyệt chiêu sale”, “Xây dựng đội ngũ sale máu lửa”, Tương lai con trong tay bạn”, “Nắm luật chơi của đồng tiền”, “Cân bằng công việc và đời sống”, “Nhà lãnh đạo cấp độ 5, “Tư duy đột phá cho lãnh đạo”… CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 5 } Nối Lại Nhịp Cầu Với Con Cái Gia đình anh Minh vừa trải qua những tháng ngày lo lắng khi “bỗng dưng” đứa con trai út của mình đổi tính, không thể hiểu nổi. Khi gia đình anh sinh sống tại Hà Nội, Thanh đang là một đứa trẻ ngoan theo nhận xét của các thầy cô, học lực thuộc loại khá giỏi của lớp, chỉ có điều Thanh hơi ít nói khi về nhà và trong các sinh hoạt của gia đình. Thế rồi vì lý do công tác, anh Minh cùng cả gia đình phải chuyển vào TP. Hồ Chí Minh, em Thanh chuyển trường học và mọi chuyện “khó hiểu” bắt đầu từ đây. Trong năm học đầu tiên tại trường mới, sau một thời gian “yên bình”, Thanh bắt đầu chơi với một bạn thuộc loại cứng đầu (theo nhận xét của giáo viên chủ nhiệm) trong lớp. Dần dần, Thanh phản đối ra mặt các yêu cầu của cô chủ nhiệm, lơ là trong lớp học, cố tình không làm bài tập về nhà, và đương nhiên, điểm của em tụt dần. Đến khi cậu bạn của Thanh bị đuổi học, thì Thanh “thay chỗ” trở thành học sinh cá biệt của lớp. Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình cho phụ huynh của Thanh, và anh Minh rất đau lòng và lẫn ngạc nhiên khi biết được tình hình con mình như thế. Đến khi mọi chuyện ngày càng nghiêm trọng, anh quyết định trao đổi với con để biết sự tình và anh vỡ lẽ… “Con nghĩ sao khi bố đường đường là một tiến sĩ, còn con thì có nguy cơ bị đuổi học?”… Im lặng, không nói. “Con hết cách chơi nổi rồi à, sao cứ cố tình làm ngược mọi qui định của nhà trường thế?” Lúc này, Thanh mới chịu mở miệng:”Bố chẳng biết chuyện gì hết!” Lúc này, anh Minh thử dằn lòng và gợi ý cho đứa con của mình kể lại mọi sự việc… CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 6 } Không có chuyện gì là bỗng dưng cả Ngay những ngày đầu vào lớp mới, Thanh có hiềm khích từ xích mích nhỏ với bạn lớp trưởng, đặc biệt bạn lớp trưởng này lại có uy tín với giáo viên chủ nhiệm, vì vậy hai bên “bằng mặt mà không bằng lòng”. Lớp trưởng lại thường trêu chọc Thanh theo kiểu “ma cũ hiếp ma mới”, khiến Thanh rơi vào tình trạng bị cô lập và lúc này, nhóm bạn thuộc loại “quậy” của lớp là chỗ chia sẻ duy nhất với Thanh. Đến ngày cậu học trò cá biệt của lớp bị đuổi học, Thanh trở thành tầm ngắm của cô chủ nhiệm thường xuyên hơn vì thái độ và hành vi “nổi loạn” của mình. Vẫn giữ thái độ phản kháng, một lần Thanh đã bị cô chủ nhiệm không nén được cơn giận, ném vào em một lọ hoa nhưng rất may là không trúng người Thanh. Đến năm học này, anh Minh phải chuyển trường học cho Thanh. Thanh vẫn tiếp tục phản kháng, thích bỏ áo ngoài quần, mặc quần xệ thấp, thỉnh thoảng bỏ học để đi chơi với nhóm bạn bên trường cũ. Ông nội của Thanh cũng có lần “vào cuộc”: “Sao con lại mặc kiểu quần gì mà sệ đến đầu gối thế?” “Con thích” – Thanh đáp gọn lỏn. “Vậy làm sao con bỏ áo vào quần theo qui định của nhà trường được?”. Thanh vội vã bỏ đi, buông lại một câu: “Ba cái qui định ấy chẳng làm cho con giỏi hơn, chỉ khiến con thấy gò bó”. Ông nội thở dài. Còn anh Minh vẫn tiếp tục đau đầu, tìm cách khuyên con, nhưng rất tiếc là cầu nối giữa anh và con trai mình đã bị nhạt nhòa từ lâu. Hơn ai hết, anh Minh hiểu mình phải nối lại nhịp cầu với con, và anh cũng hiểu mình phải nhẫn nại và bình tĩnh… Làm bạn với con Đây là hiện tượng khá phổ biến trong gia đình hiện đại. Cha mẹ vì bận công việc, ít dành thời gian cho gia đình nên con cái thiếu đi một người bạn trong chính ngôi nhà của các em. Hơn nữa, khi con đến tuổi vị thành niên, nếu cha mẹ không khéo léo trong cách quan hệ với con, biết cách duy trì khoảng cách đủ xa để con kính trọng mình, nhưng cũng đủ gần để con xem mình là bạn, thì trẻ sẽ “đóng cửa” trước bố mẹ. Nhưng với nhu cầu giãi bày, tâm sự, đặc biệt là những vấn đề tuổi mới lớn nảy sinh ngày càng CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 7 } nhiều, các em sẽ đi tìm nơi “trút” khác và thường là bạn bè, một nguồn “tư vấn” khó kiểm soát về chất lượng nhưng có ảnh hưởng rất mạnh. Để có thể nối lại nhịp cầu với con cái, trước hết cha mẹ phải nhận thức con mình là một cá thể độc lập, có cuộc sống riêng và cần được tôn trọng. Vì vậy, các em chỉ làm những gì mà tự các em cho là đúng, rất khó áp đặt, nên bố mẹ phải nhẫn nại thuyết phục con hành xử theo cách đúng. Cách tốt nhất là hãy làm bạn với con từ lúc con còn bé, duy trì mối quan hệ tin cậy, tôn trọng, chia sẻ này với con thì bạn có nhiều cơ hội nắm bắt kịp thời những thay đổi về tâm sinh lý của con để có giải pháp, lời khuyên kịp thời. Nếu nhịp cầu bị gãy (chủ yếu do cha mẹ áp đặt), việc xây dựng trở lại đòi hỏi phụ huynh phải khéo léo hơn: cho con thấy sự thay đổi của chính bản thân mình trong suy nghĩ về mối quan hệ bố mẹ – con cái, kiên nhẫn chấp nhận thời gian đầu đầy khó khăn vì con vẫn quen theo hành vi cũ, không ngừng thể hiện tình yêu với con dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho con thấy được mình sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm như thế nào. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi khi bản thân ta thay đổi. Nếu bố mẹ không nhận ra mình cần thay đổi hoặc thiếu nhẫn nại trong việc thay đổi thì rất khó để nối lại nhịp cầu với con. Bản thân tôi cũng đã thay đổi rất nhiều từ khi “thiên thần” của tôi ra đời cách đây 6 năm. Cùng bé khám phá thế giới là một cảm giác…hơn cả “yomost” nhưng phải thú nhận rằng, đôi khi thật khó có thể nhẫn nại với cháu. Mọi chuyện chỉ bắt đầu ổn khi tôi áp dụng những kiến thức về phát triển con người vào việc nuôi dạy, giáo dục cháu. Cho đến lúc này, tôi tin rằng mình đã thành công. CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 8 } Nuôi Dạy Con Tuổi Mới Lớn Hành vi nổi loạn của các bạn trẻ ở độ tuổi mới lớn, vì nhiều nguyên do khác nhau, là chuyện rất đỗi bình thường. Tuy nhiên, là phụ huynh, bạn cần phải để tâm theo dõi các hành vi ấy nhằm có được giải pháp phù hợp và kịp thời để giúp con mình. Con bé dễ thương hồi nào của mình đâu rồi? Thằng bé ngoan ngoãn hồi nào của mình đâu rồi? Sao bây giờ mình có nói gì chúng nó cũng không nghe hết vậy? Sao lúc này con mình nó hay tỏ ra cứng đầu, sẵn sàng cãi lý với mình đến cùng? Đó là một số điển hình trong muôn vàn câu hỏi mà với tư cách là phụ huynh có đứa con nổi loạn ở tuổi thiếu niên, có lẽ bạn đang thắc mắc tự nêu lên cho mình. Độ tuổi mới lớn có thể là quãng thời gian hết sức khắc nghiệt đối với cả bạn trẻ lẫn cha mẹ chúng. Hành vi nổi loạn là một phương pháp các bạn trẻ ở độ tuổi mới lớn này thường áp dụng nhằm đến mục đích khẳng định tính độc lập và cái tôi của chúng. Tại sao các bạn ở độ tuổi mới lớn lại thích nổi loạn? Hành vi nổi loạn của các bạn trẻ ở độ tuổi này là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, là phụ huynh, bạn cần phải để tâm theo dõi các hành vi ấy nhằm có được giải pháp phù hợp và kịp thời để giúp con mình. Các bạn trẻ nổi loạn vì nhiều lý do khác nhau: • Khám phá bản thân: Đến một thời điểm nào đó, nhất là ở độ tuổi mới lớn này, các bạn trẻ thường ra sức tìm cách khám phá để biết mình là ai, thích gì, ghét gì, và sẽ làm gì cho tương lai của mình trước mắt. Chúng tận dụng quãng thời gian này để thử nghiệm nhiều hình ảnh và tính cách con người khác nhau cho tới khi tìm ra được cái ‘bản sắc’ phù hợp nhất với chúng. • Tính cách độc lập: Trong quãng thời gian mới lớn này, bạn trẻ thường phải liên tục vật lộn giữa tình trạng phụ thuộc và tình trạng độc lập. Các bạn trẻ nổi loạn thường muốn có được sự độc lập hoàn toàn, muốn chứng minh cho bạn thấy rằng chúng có thể tự mình CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 9 } làm được tất cả mọi việc. Cùng lúc, chúng cũng thấy được những giới hạn của mình và vẫn mong muốn được cha mẹ bảo vệ, chở che. • Thay đổi hóc-môn: Lúc cơ thể các bạn trẻ đang thay đổi, tình trạng hóc-môn dao động bất thường có thể tạo ra nhiều dạng thay đổi tính khí khác nhau. • Ảnh hưởng từ bạn bè: Một số hành vi nổi loạn có thể phát xuất từ việc con bạn muốn bắt chước bạn bè chúng khi tham gia nhóm bạn này hay nhóm bạn khác trong lớp, trong trường. Các bạn trẻ nổi loạn thường có những hành vi nào? Tùy vào tính cách, cảm xúc và vấn đề đang gặp phải mà con bạn có thể có những hành vi nổi loạn đặc trưng, nặng hoặc nhẹ. Dưới đây là một số hình thức nổi loạn thường thấy: • Dành nhiều thì giờ vui chơi với bạn bè, tìm cách ra khỏi nhà cho bằng được. CẨM NANG BỎ TÚI VỀ NUÔI DẠY CON | QUÁCH TUẤN KHANH | { 10 } • Phản đối các quy tắc, luật lệ hay cấm đoán của thầy cô, cha mẹ. • Cúp học ở trường, bỏ bê bài vở ở nhà, điểm học sút giảm, ở lại lớp. • Lén lút thử dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia. • Thay đổi về cách ăn mặc và sở thích – để tóc, ăn mặc, nghe nhạc kiểu mới. • Thích cãi cọ, đôi co – dễ nổi nóng, quyết liệt tự vệ. • Bỏ nhà ra đi. Bạn làm cách nào để ngăn chặn hay xử lý các hành vi nổi loạn ấy? Việc tìm cách ngăn chặn hết mọi hình thức nổi loạn của bạn trẻ đang ở tuổi mới lớn là chuyện hết sức khó khăn, bởi một số hành vi nổi loạn lại nằm trong tiến trình phát triển bình thường của bạn trẻ. Tuy vậy, là phụ huynh, bạn cần phải quyết liệt kiểm soát và ngăn chặn những hành vi nổi loạn mang tính cách nguy hiểm nơi con mình để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. Nếu con bạn đang có những hành vi nổi loạn khá nguy hiểm mà bạn không biết cách kiểm soát hay ngăn chặn, bạn nên tìm đến các nhà tư vấn tâm lý hành vi để xin ý kiến và nếu cần thì phải lo nhờ người điều trị tâm lý cho con mình càng sớm càng tốt. Tình trạng nổi loạn có thể do nhiều vấn đề khác nhau làm nảy sinh. Là cha mẹ, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau để biết cách giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng nổi loạn nơi con mình. 1. Duy trì mối quan hệ cởi mở với con: Hãy để con cái bạn thấy rằng lúc nào gặp phải vấn đề gì, chúng cũng luôn có thể tin tưởng mà tìm đến với bạn để chia sẻ và được giúp đỡ. Đôi lúc, nếu đứa con nổi loạn của bạn cảm thấy cần được ở yên tĩnh một mình, thì bạn nên để yên cho chúng để tự chúng đối diện với vấn đề đang gặp phải trước khi bạn ra tay can thiệp. 2. Đừng quá nặng lời chỉ trích con mình: Các bạn trẻ ở tuổi mới lớn thường thích thử nghiệm bản thân để khám phá ra con người của chúng. Bao lâu việc khám phá này còn chưa tỏ ra các dấu hiệu nguy hiểm, thì bạn

Ngày đăng: 25/06/2013, 18:35

Hình ảnh liên quan

Phụ huynh cần biết trẻ thu nhận thông tin đầy đủ thông qua ba hình thức, một là qua những gì trẻ NGHEthấy, hai là qua những gì trẻ  NHÌN - Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

h.

ụ huynh cần biết trẻ thu nhận thông tin đầy đủ thông qua ba hình thức, một là qua những gì trẻ NGHEthấy, hai là qua những gì trẻ NHÌN Xem tại trang 13 của tài liệu.
Và để trẻ theo đuổi kỷ luật thì phải có hình phạt đi kèm, và mức độ phạt sẽ tăng dần lên từng bước nếu cứ tiếp tục vi phạm - Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

tr.

ẻ theo đuổi kỷ luật thì phải có hình phạt đi kèm, và mức độ phạt sẽ tăng dần lên từng bước nếu cứ tiếp tục vi phạm Xem tại trang 22 của tài liệu.
Những hình thức phạt làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ là tối kỵ. Vì với  những  hình  thức  phạt  khác  như:  không  cho  đi  chơi,  không  cho  xem  phim hoạt hình hay chơi những đồ chơi trẻ thích… cũng đủ để khiến trẻ  mất đi niềm vui và chúng cũng - Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

h.

ững hình thức phạt làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ là tối kỵ. Vì với những hình thức phạt khác như: không cho đi chơi, không cho xem phim hoạt hình hay chơi những đồ chơi trẻ thích… cũng đủ để khiến trẻ mất đi niềm vui và chúng cũng Xem tại trang 23 của tài liệu.
Giỏi về không gian, hình ảnh: Bé thích vẽ nghuệch ngoạc bất cứ thứ gì khi có cây bút trong tay và vô cùng h ứng thú với bút màu và tô màu cho  mọi thứ - Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

i.

ỏi về không gian, hình ảnh: Bé thích vẽ nghuệch ngoạc bất cứ thứ gì khi có cây bút trong tay và vô cùng h ứng thú với bút màu và tô màu cho mọi thứ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng câu hỏi sau đây giúp bạn biết con mình thích loại ngôn ngữ tình yêu nào, từ đó bạn có thể điều chỉnh cách quan tâm chăm sóc bé cho phù  hợp - Cẩm nang bỏ túi về nuôi dạy con cái

Bảng c.

âu hỏi sau đây giúp bạn biết con mình thích loại ngôn ngữ tình yêu nào, từ đó bạn có thể điều chỉnh cách quan tâm chăm sóc bé cho phù hợp Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan