HÔN NHÂN của NGƯỜI THÁI ĐEN ở HUYỆN THUẬN CHÂU ( TỈNH sơn LA) TRUYỀN THỐNG và HIỆN đại

111 762 3
HÔN NHÂN của NGƯỜI THÁI ĐEN ở HUYỆN THUẬN CHÂU ( TỈNH sơn LA) TRUYỀN THỐNG và HIỆN đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... quát truyền thống đại người Thái Đen huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Chương 2: Hôn nhân người Thái Đen huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La Chương 3: Một số nhận xét hôn nhân người Thái Đen huyện Thuận Châu, ... làm rõ lịch sử văn hóa truyền thống người Thái đen huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La Hai là, làm bật quan niệm, quy tắc nghi lễ hôn nhân người Thái đen huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La Ba là, chuyển... tắc nghi lễ hôn nhân người Thái đen huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La giai đoạn Bốn là, đánh giá rút nhận xét đặc điểm giá trị tinh thần, ảnh hưởng người Thái Đen huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La 3.3

Ngày đăng: 25/02/2017, 17:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lễ cầu mùa hay Lễ cơm mới “Lệ hạy- Kin khảu maứ”: là một lễ hội bày tỏ lòng thành kính của mình đối với những thế lực siêu nhiên thần linh, ma quỷ theo quan niệm của người Thái.

  • Phần nghi lễ được tiến hành ngay tại nương rẫy, đặc biệt là nơi tập trung nhiều hộ gia đình cùng làm nương rẫy nhất (Tủng hảy). Họ thường tổ chức tại chòi canh rẫy của một nhà có diện tích rẫy nhiều nhất, năng suất cao nhất và đó phải là những gia đình có uy tín, khéo ăn ở được cả nhóm và cộng đồng tôn trọng kính nể. Họ cắt lấy những bông lúa chin sơm những nơi tốt nhất trong đám rẫy của gia đình mình rồi đun lúa làm cho hạt nếp nứt và chín (tiếng Thái gọi là "khẩu hang"). Sau đó lúa được phơi khô trên chạn bếp hoặc phơi nắng mục đích là họ tạo ra một loại gạo rất thơm và dẻo hương vị gần giống mùi cốm, hạt gạo có mùa xanh và có mùi thơm rất đặc trưng. Trong dịp này họ thường chọn một loại lúa dẻo nhất và quý nhất để dành cho cầu cúng thể hiện tấm lòng với các vị thần linh.

  • Lễ cầu mưa “Xền xò Phồn”: Người Thái vùng Tây Bắc quan niệm rằng rằng thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha để làm nhà cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy  dân bản phải làm lễ Xển Xó Phốn, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối (thuồng luồng, tiếng Thái gọi là Tô Ngược) để mời các thần linh về nghe nguyện vọng của con người đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình. Những lời cầu xin, trách móc được truyền tụng và đúc kết thành các bài cúng và các trò chơi trong lễ hội cầu mưa.

  • Là lễ hôi giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng cho mọi người trong bản. Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản, rồi rước đuốc vòng quanh bản

  • Từ ngày 01/04 đến 28/04 Âm lịch, vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng - điềm báo trời đại hạn kéo dài.

  • Tục ở rể:

  • Dân tộc Thái xưa kia có tục lệ ở rể. Chàng trai Thái khi đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý, sau đó được bố mẹ nhờ một ông mối (Phò lam) đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.

  • Trong thời gian ở rể chàng trai phải trải qua thử thách và do vậy anh ta phải lao động chăm chỉ. Được cùng ăn với cả gia đình nhưng chàng trai phải ngủ ở vị trí dành cho khách (khơi). Nhà sàn của người Thái ngoài các buồng thông thường, ở hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng theo từng mục đích khác nhau. Một đầu là “khan” được dùng làm bếp núc, là nơi sinh hoạt của phụ nữ. Một đầu là “Quản” là phần đầu hồi nhà ở phía trước, là nơi dùng để gia đình tiếp khách và nếu gia đình đang có rể trong thời gian thử thách thì rể sẽ ngủ ở đây….

  • Với xu thế phát triển của xã hội, một số phong tục tập quán đẹp của các dân tộc địa phương đang bị mai một và lãng quên, trong đó tục chọc sàn của dân tộc Thái cũng mất dần. Cùng với đó, những điệu hát then, làn điệu tính tẩu cũng dần bị mai một.

  • Tục búi tóc “Tẳng cẩu”:

  • Tục lệ ma chay:

  • Con người có sinh ra, lớn lên, già và chết (sinh, lão, bệnh, tử) trong đó chết và mai táng là một thủ tục phức tạp và rườm rà nhất trong các phong tục của người Thái...

  • Ma chay của người Thái rất phức tạp, sau khi một người qua đời thì công tác chuẩn bị là bước đầu tiên, tiếp theo là nghi lễ, cuối cùng là an táng.

  • Công việc chuẩn bị

  • Một người mất đi là một sự mất mát lớn đối với gia đình và họ hàng, chỉ cần nghe tin người thân mất thì những người thân trong gia đình dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ phải nhanh chóng về nhà. Lúc này người thân sẽ cho người đi mời ông thầy phúng và cũng sẽ báo cho các dâu, rể về nhà và chọn ra 5 đến 9 người là con rể hoặc cháu rể trong họ hàng để tiến hành nghi lễ, rể cả (khười cốc) là quan trọng nhất, là người không bao giờ được rời khỏi nhà, phải túc trực đến khi người mất được an táng xong xuôi, rể cả được chọn nếu là con rể cả của người đã mất là tốt nhất, nếu không có con rể thì có thể chọn cháu rể và phải là người Thái, nếu người dân tộc khác thì phải biết tiếng Thái, điều này rất quan trọng, người làm rể cả không biết tiếng Thái thì nghi lễ sẽ không thể tiến hành hoàn chỉnh. Các rể còn lại được gọi là rể khiêng (khười hàm), những người này phải là con rể, cháu rể trong họ hàng, được chọn để khiêng quan tài.

  • Cần chuẩn bị sẵn một quan tài (lông), một cây tre càng cao càng tốt để làm cây thăng thiên (cò chau phạ) nếu người mất là nam giới, cây này được mang về và lấy thổ cẩm (khít) để bọc từ ngọn đến gốc và để dư ra giống như bờm ngựa, cây thăng thiên của phụ nữ không làm cao, chỉ làm giống như một chiếc ô nhưng được trang trí sặc sỡ bằng những chiếc cờ nhỏ có đủ màu xanh, đỏ, tím vàng...

  • Cần chuẩn bị một cái ô mua ngoài chợ về trang trí với viền là thổ cẩm và vải trắng, tiền giấy treo vào mép bằng các sợi chỉ. cần có gỗ, ngói để làm nhà mồ, 1 cái kè bèm (giống như một chiếc hòm đựng đồ được làm bằng tre), một chiếc ghế mây, một đôi gà, một con trâu...

  • Nghi lễ

  • Khi có người thân mất người thân trong nhà sẽ ra ngoài thét to rằng: "Ôi, trời ơi đất ơi, bản làng ơi người nhà của tôi (nói tên người mất) đã ra đi...."(trước kia thường có súng kíp thì người thân sẽ bắn chỉ thiên ba lần để báo hiệu gia đình có người mất). Khi được tin này già làng (trưởng bản) sẽ đánh trống gọi dân đến phân công nhiệm vụ để đến giúp đỡ gia đình làm ma chay. Mỗi gia đình trong bản sẽ đến góp một bát gạo, hai chai rượu, gia đình nào khá giả hơn có thể góp nhiều hơn hoặc góp tiền.

  • Tất cả vải vóc trong gia đình được bỏ hết ra ngoài, mỗi khi có người thân, họ hàng đến thì sẽ cắt làm khăn tang cho từng người. Người nhiều tuổi hơn (anh, chị, chú bác ruột...) sẽ tang bằng thổ cẩm (khít), người ít tuổi hơn (con, em, cháu, chắt, họ hàng xa...) sẽ tang khăn trắng (phải chau), bố mẹ (nếu còn sống) sẽ không mang khăn tang con. Người đã mất được đặt trên 3 chiếc đệm, được phủ bằng 3 chiếc chăn, một lớp vải thổ cẩm, một lớp vải trắng, trên mặt được phủ bằng chiếc khăn trắng khác.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan