Nghiên cứu nồng độ homocystein, acid folic và vitamin b12 huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não

128 936 1
Nghiên cứu nồng độ homocystein, acid folic và vitamin b12 huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não (ĐQN) gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Theo Go A.S. và CS (2013), hàng năm ở Mỹ có 795.000 người bị đột quỵ, khoảng 610.000 bị đột quỵ lần đầu và 185.000 người bị đột quỵ tái diễn. Tỷ lệ tử vong do ĐQN năm 2009 là 38,9/100.000 dân, chi phí điều trị là 38,6 tỷ đô la Mỹ [73]. Đột quỵ não được chia thành hai thể lớn là đột quỵ nhồi máu não (ĐQNMN) và đột quỵ chảy máu não (CMN). Đột quỵ NMN chiếm khoảng 87%, chảy máu não 10% và xuất huyết dưới nhện là 3% ở Mỹ [73]. Đột quỵ NMN có ba nguyên nhân chính: do huyết khối động mạch não, tắc động mạch não và co thắt động mạch não [14], [34]. Hẹp động mạch nội sọ do xơ vữa động mạch (XVĐM) là cơ chế phổ biến nhất của ĐQNMN trên thế giới. Xơ vữa động mạch nội sọ là nguyên nhân đột quỵ của 30-50% người châu Á và 8 -10% người da trắng ở Bắc Mỹ [91], [102]. Đột quỵ não có nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC), khi kết hợp càng nhiều YTNC thì tỷ lệ ĐQN càng tăng. Các YTNC của ĐQN theo kinh điển được chia thành hai nhóm chính: nhóm không cải biến được và nhóm có thể cải biến được [6], [19]. Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định tăng nồng độ homocystein trung bình là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được của bệnh lý tim mạch và đột quỵ não [58], [75], [99]. Tăng nồng độ homocystein (Hcy) trong huyết tương làm tổn thương nội mạc động mạch, từ đó khởi phát tiến trình hình thành XVĐM, phối hợp với nhiều yếu tố khác như các chất gây oxy hóa, rối loạn lipid máu, các yếu tố viêm... làm phát triển XVĐM, từ đó hình thành huyết khối gây nghẽn mạch hoặc tắc động mạch não [59], [61], [117]. Homocystein là một acid amin có chứa lưu huỳnh được tạo thành trong quá trình chuyển hóa methionine. Trong chu trình chuyển hóa Hcy thì acid folic, vitamin B12 và vitamin B6 đóng vai trò là coenzym tham gia vào chuyển hóa thoái giáng Hcy máu [82], [92], [117]. Mặt khác một số nghiên cứu gần đây cho thấy acid folic còn có vai trò chống oxy hóa, do đó có thể bảo vệ hệ tim mạch và đột quỵ não [52], [53], [54]. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa tăng nồng độ Hcy máu với sự giảm vitamin B12, vitamin B6 và acid folic ở huyết tương và việc bổ sung các vitamin nhóm B trên đã giảm được nồng độ Hcy máu [48], [64]. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nồng độ vitamin nhóm B đến nồng độ Hcy huyết tương thực hiện ở một số nước châu Âu, Tây Á và Mỹ [64], [107], [138]. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về nồng độ Hcy huyết tương trên bệnh nhân tim mạch và ĐQN. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá nồng độ acid folic, vitamin B12 huyết tương và mối tương quan với Hcy ở bệnh nhân NMN. Để có căn cứ điều trị bổ sung acid folic và vitamin B12 dự phòng ĐQN ở người Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu nồng độ homocystein, acid folic và vitamin B12 huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não” được thực hiện với ba mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhồi máu não giai đoạn cấp. 2. Đánh giá nồng độ homocystein, acid folic và vitamin B12 huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não và nhóm chứng. 3. Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ homocystein với acid folic và vitamin B12 huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não.

... acid folic vitamin B12 huyết tương bệnh nhân nhồi máu não nhóm chứng Nghiên cứu mối liên quan nồng độ homocystein với acid folic vitamin B12 huyết tương bệnh nhân nhồi máu não Chương TỔNG QUAN... hụt vitamin B12 làm tăng nồng độ Hcy máu, qua gián tiếp gây XVĐM đột quỵ não 1.5 Nghiên cứu mối liên quan homocystein với acid folic, vitamin B12 huyết tương bệnh nhân nhồi máu não Nghiên cứu. .. tăng nồng độ Hcy máu với giảm vitamin B12, vitamin B6 acid folic huyết tương việc bổ sung vitamin nhóm B giảm nồng độ Hcy máu [48], [64] Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng nồng độ vitamin nhóm B đến nồng

Ngày đăng: 23/02/2017, 11:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1. Định nghĩa

  • 1.1.1.2. Phân loại đột quỵ não của TOAST [9], [12]

  • 1.1.2.2. Dịch tễ học đột quỵ não ở nước ngoài

  • Bảng 1.1: Tỷ lệ mắc đột quỵ trên 100.000 người ở nam và nữ tuổi từ 34-65.

  • Bảng 1.2: Phân bố các thể đột quỵ của một số nghiên cứu

  • Bảng 1.3: Bảng phân nhóm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não

  • 1. Tuổi

  • Bảng 1.4: Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được của đột quỵ thiếu máu não trong cộng đồng

  • Hình 1.1: Công thức cấu tạo của homocystein, methionin và cystein.

  • Sơ đồ 1.1: Tổn thương nội mạc do homocystein, chất bảo vệ oxyt nitơ

  • Sơ đồ 1.2: Quá trình rối loạn chức năng tế bào nội mô

  • Sơ đồ 1.3: Cơ chế gây xơ vữa động mạch do tăng homocystein máu

  • Sơ đồ 1.4: Chuyển hoá homocystein ở gan

    • 1.2.4.1. Các yếu tố sinh học và lối sống

    • 1.2.4.2. Khiếm khuyết di truyền

    • 1.2.4.3. Thiếu hụt dinh dưỡng

    • 1.2.4.4. Thuốc làm tăng homocystein máu

    • 1.2.4.5. Các bệnh lý làm tăng homocystein

    • Hình 1.2: Công thức cấu tạo của acid folic

      • 1.3.2.1. Vai trò trong hệ thần kinh và tâm thần:

      • 1.3.2.2. Vai trò trong chức năng tạo máu:

      • 1.3.2.3. Vai trò trong chống ung thư:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan