báo cáo tổng kết Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013

12 3.7K 1
báo cáo tổng kết Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo tổng kết Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013

BỘ Y TẾ CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Số: 04 /BC-AIDS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013 BÁO CÁO TỔNG KẾT Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 kế hoạch công tác năm 2013 Kính gửi: Vụ Kế hoạch Tài Chính PHẦN I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2012 I. Tình hình dịch HIV/AIDS Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 62.184 trường hợp tử vong do AIDS. Riêng 11 tháng đầu năm 2012, cả nước phát hiện 11.102 trường hợp nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhân AIDS 961 người tử vong do AIDS. So với cùng kỳ năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm 53%, tuy nhiên số liệu tử vong từ tuyến xã phường thống chậm nên con số tử vẫn còn chưa thống đầy đủ. Về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễm HIV ở 98% quận/huyện trong cả nước. Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới cao hơn 0,5% so với năm 2011, đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với 42,1%), trong khi năm 2011 tương ứng là (41,8% so với 46,4%). Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy theo dõi qua giám sát trọng điểm tiếp giảm, tỷ lệ này năm 2012 là 11,% so với 13,4% năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2012 2,7% so với 2,9% năm 2011, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM 2,3% so với 5% năm 2011 (tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM chưa phản ánh đầy đủ nhiễm HIV trong nhóm này chung cho cả nước do cỡ mẫu nhỏ). 1 II. Công tác xây dựng văn bản: Trong năm 2012, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp Vụ Pháp chế các đơn vị liên quan đã tham mưu cho Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành 01 Chiến lược, 01 Chỉ thị 01 Nghị định, 01 Quyết định trình Lãnh đạo Bộ Y tế ban hành 02 thông tư, 4 quyết định quy định, hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cụ thể như sau: - Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS . - Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030. - Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015. - Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. - Quyết định 4548/QĐ-UBQG50 ngày 20/11/2012 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. - Thông tư 09/2012/TT-BYT ngày 24/5/2012 về việc hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. - Thông tư 06/2012/TT-BYT ngày 20/4/2012 về việc quy định về điều kiện thành lập nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS - Quyết định số 3281/QĐ – BYT ngày 11/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bảng kiểm tra trung tâm phòng, chống HIV/AIDS” - Quyết định số 2495/QĐ – BYT ngày 18/7/2012 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao điều trị dự phòng mắc lao bằng Isoniazid (INH) ở người nhiễm HIV. - Quyết định số 2496/QĐ – BYT ngày 18/7/2012 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS Dự án phòng, chống bệnh Lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế. - Quyết định số 2497/QĐ – BYT ngày 18/7/2012 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc phê duyệt khung kế hoạch phối hợp giữa Chương trình mục tiêu Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS Dự án Phòng, chống bệnh Lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế, giai đoạn 2012 – 2015. 2 Ngoài ra Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng mới trên 10 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chuyên môn đang được hoàn thiện trình ban hành vào quý I/2013. Bên cạnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã xây dựng các hướng dẫn chuyên môn trình lãnh đạo Bộ ban hành để hướng dẫn triển khai trong cả nước như hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng động của tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ước tính dự báo nhiễm HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015, hướng dẫn lập bản đồ các tụ điểm ma túy, mại dâm, hướng dẫn xã phường triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS, Quy chế phối hợp giữa Bộ Y tế Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trong việc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở khu vực biên giới giai đoạn 2012 -2015 những năm tiếp theo, III. Công tác chỉ đạo: Năm 2012, công tác chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục được đẩy mạnh trên quy mô rộng hơn, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tham mưu cho Bộ Y tế tổ chức 3 sự kiện lớn cấp quốc gia bao gồm tháng hành động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tháng chiến dịch truyền thông về công tác phòng, chống HIV/AIDS hưởng ứng ngày quốc tế phòng, chống HIV/AIDS 1/12 hằng năm; lễ phát động chương trình 100% sử dụng bao cao su. Ngoài ra tổ chức hội nghị lớn do Phó Thủ tướng chủ trì bao gồm tổng kết thí điểm chương trình điều nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS”, phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030, phổ biến Nghị định 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng các chất thay thế. Ngoài ra, Cục phòng, chống HIV/AIDS tổ chức hai hội nghị quan trọng do Phó Thủ tướng chỉ đạo như Hội nghị phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh miền núi phía bắc bắc trung bộ, hội nghị phòng, chống HIV/AIDS cho các tỉnh Tây Nam bộ. Bên cạnh tổ chức các hội nghị lớn, định kỳ tổ chức giao ban về công tác phòng, chống HIV/AIDS với các tỉnh thành phố, tổ chức các hội thảo khoa học chuyên môn với các chuyên gia quốc tế chuyên gia trong nước, triển khai các khóa tập huấn hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến. Công tác kiểm tra giám sát, Cục phòng, chống HIV/AIDS tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo Bộ Y tế chủ trì tham gia các đoàn công tác liên ngành do các bộ, ngành liên quan khác chủ trì đi kiểm tra hơn 15 tỉnh, thành trong cả nước. 3 IV. Công tác chuyên môn kỹ thuật Công tác thông tin giáo dục truyền thông: tính đến 30/9/2012 hoạt động truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đã triển khai tới 11.920.734 lượt người Hoạt động truyền thông tiếp cận nhiều nhất cho nhóm nghiện chích ma túy với tổng số 3.055.959 lượt người (chiếm tỷ lệ 25.6% lượt người được tiếp cận hoạt động truyền thông). Công tác can thiệp giảm tác hại: Tính đến nay chương trình phân phát bao cao su triển khai 100% các tỉnh, thành phố, chương trình phân phát bơm kim tiêm triển khai ở 88% số tỉnh, thành phố. Theo số liệu báo cáo đến 30/9/2012, số bao cao su phân phát miễn phí hoặc bán qua chương trình tiếp thị xã hội bao cao su đạt 18 triệu chiếc bao cao su, số bơm kim tiêm phát miễn phí đạt 26,5 triệu chiếc. Chương trình điều trị methadone đã triển khai tại 14 tỉnh vượt chỉ tiêu kế hoạch 13 tỉnh vào năm 2013, tổng số người nghiện chích ma túy được điều trị methadone đạt gần 11.000 người. Công tác tư vấn xét nghiệm HIV: công tác tư vấn xét nghiệm tự nguyện đã mở rộng 485 phòng tại 63 tỉnh, thành phố. Số phòng xét nghiệm HIV đã được khẳng định HIV dương tính đạt 84 phòng tại 54 tỉnh thành phố, trong năm 2012 Cục Chòng, chống HIV/AIDS đã thẩm định thẩm định lại trình Bộ Y tế cấp phép 7 phòng xét nghiệm khẳng định HIV dương tính. Tính đến 30/9/2012 tổng số người được tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí khoảng 1,5 triệu lượt người. Công tác giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi đánh giá: năm 2012 triển khai giám sát trọng điểm 40 tỉnh, thành phố, thêm tỉnh Sơn La so với năm 2011, các tỉnh các triển khai kế hoạch giám sát trọng điểm giám sát phát hiện HIV đạt 100% cỡ mẫu theo quy định của chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác theo dõi đánh giá tiếp tục được cải thiện, năm 2012 đã triển khai phần mềm quản lý báo cáo người nhiễm HIV/AIDS tử vong, phần mềm cải tiến quản lý báo cáo trực tuyến, chuyển gửi danh sách người nhiễm HIV ngoại tỉnh trực tuyến cho các tỉnh, tuyến huyện tự động cập nhật người nhiễm HIV trên địa bàn sau khi được đưa vào hệ thống giám sát, trung ương quản lý người nhiễm HIV cập nhật kịp thời hơn hệ thống đã cho phép không sử dụng báo cáo giấy, đảm bảo tính bí mật của bệnh nhân tiết kiệm thời gian, tài chính. Hệ thống báo cáo trực tuyến hoạt động chương trình tiếp tục mở rộng đến tuyến huyện, đạt 40% số huyện tham gia báo cáo trực tuyến. Chất lượng số liệu đã nâng cao, cập nhật. 4 Công tác điều trị ARV: Tính đến 30/9/2012, trên toàn quốc có 69.882 trong đó có 66.167 người lớn 3.715 trẻ em, đạt 99,83% kế hoạch năm 2012. Kết quả báo cáo tại 10 tỉnh có số người được điều trị cao nhất là 48.367 bệnh nhân, chiếm 69,21% số người nhiễm HIV đang được điều trị trên toàn quốc. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng người nhiễm HIV đang điều trị. Tính đến 30/9/2012, thành phố Hồ Chí Minh có 21.350 người nhiễm HIV đang điều trị, chiếm 30,55% số lượng bệnh nhân đang điều trị trên toàn quốc. Tốc độ tăng trưởng bệnh nhân điều trị ARV trung bình là 942 bệnh nhân/tháng (trung bình 3 tháng gần nhất). Phác đồ bậc 1 chiếm đa số với tỷ lệ là 96,82%, phác đồ bậc 2 là 3,05% có 0,13% thuộc phác đồ khác. Công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: hiện đang được triển khai trên địa bàn toàn quốc với những định hướng mới đối với các can thiệp về PLTMC như sau: (1) Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai (PNMT) sớm, (2) Thuốc ARV cho PLTMC sớm từ tuần thai thứ 14 (thay cho từ tuần thai thứ 28 trước đây). Hiện nay toàn quốc có 226 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 02 điểm tuyến TW, 92 điểm tuyến tỉnh, còn lại là tuyến huyện 132 huyện chiếm khoảng 25% số huyện trong toàn quốc. Tính đến 30/9/2012 cả nước đã xét nghiệm HIV cho 855.439 PNMT được tư vấn xét nghiệm HIV (chiếm50,3% trong số PNMT đến khám thai); trong đó, 512.216 xét nghiệm trong thời gian mang thai (chiếm 60 %), 348.369 xét nghiệm lúc chuyển dạ (chiếm 40,7 %). Trong tổng số phụ nữ mang thai tới tư vấn xét nghiệm có 1.275 lượt PNMT nhiễm HIV (0,15 %). Có 872 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, trong đó có 613 trẻ được điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole trong vòng 2 tháng sau sinh (70,3%). Đánh giá chỉ tiêu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS phụ lục đính kèm. V. Khó khăn thách thức: 1. Tình hình dịch các biện pháp giám sát dịch: Mặc dù dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm cả về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS tử vong do AIDS, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm tính bền vững, dịch HIV/AIDS ở nước ta vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ hiệu quả. Có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm đối tượng nghiện chích mại dâm, một số tỉnh có nguy cơ dịch gia tăng trở lại nếu như 5 không triển khai các biện pháp can thiệp trên quy mô lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Thái Nguyên. Do mức độ tiếp cận của chương trình vẫn còn mức hạn chế, những địa phương không có triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, độ bao phủ về xét nghiệm HIV còn hạn chế, người dân ở xa khó tiếp cận dịch y tế, do đó khả năng người nhiễm HIV chưa được xét nghiệm HIV không biết tình trạng nhiễm HIV vẫn còn đáng kể, ví dụ tình trạng nhiễm HIV của người dân ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre là một ví dụ điển hình về nguy cơ nhiễm HIV trong cộng động dân cư cần được báo động. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đối với mô hình dịch tập trung như của Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên triển khai các hoạt động giám sát gồm ước tính quần thể nhóm nguy cơ, giám sát ca bệnh, giám sát trọng điểm, giám sát hành vi. Việt Nam đã cơ bản triển khai tất cả các hoạt động theo khuyến cáo. Tuy nhiên, do đặc điểm của đối tượng nguy cơ là người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, do đó việc tiếp cận đảm bảo chất lượng số liệu giám sát trên các nhóm này rất khó khăn. 2. Mức độ tiếp cận với chương trình còn hạn chế: chỉ đạt trung bình khoảng 50-60% đối với chương trình bơm kim tiêm, 40-50% đối với chương trình bao cao su; chương trình điều trị Methadone mới có 43 cơ sở, với 9.572 người (theo kế hoạch dự kiến năm 2012 sẽ có 61 cơ sở điều trị 15.600 bệnh nhân được điều trị), mặt khác mô hình triển khai chưa đa dạng làm giảm khả năng cung cấp dịch vụ cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Dịch vụ điều trị HIV: Hiện tại có 308 cơ sở điều trị HIV/AIDS, trong đó có 162 cơ sở thuộc tuyến huyện. Như vậy, mới có 25% số huyện cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS bằng ARV. Dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Hiện tại có 227 cơ sở dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong đó có 133 cơ sở thuộc tuyến huyện, chiếm 20% số huyện. 3. Hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS: Ngày 26/1/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-BYT về việc Hướng dẫn điều kiện phạm vi chuyên môn của cơ sở y tế điều trị bằng thuốc ARV. Tuy nhiên hiện chỉ có gần 50% các cơ sở điều trị đáp ứng được các điều kiện của Thông tư này. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV qua hệ thống bảo hiểm y tế. Đặc biệt trong bối cảnh các nguồn viện trợ cung 6 cấp dịch vụ cho điều trị HIV (xét nghiệm, sinh phẩm, thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội ) đang bị cắt giảm thì việc cung cấp dịch vụ qua hệ thống bảo hiểm y tế được xem xét như là nguồn chính nhằm duy trì sự bền vững của công tác điều trị HIV/AIDS. Nhiều cơ sở y tế chưa thực sự xác định điều trị HIV/AIDS là một trong các nhiệm vụ của cơ sở mình. Điều này dẫn đến việc quản lý điều trị bệnh nhân HIV/AIDS chưa thực sự nằm trong hệ thống quản lý bệnh nhân chung trong cùng cơ sở y tế. 4. Cung ứng thuốc tại các cơ sở điều trị: để đạt được việc loại trừ sử dụng d4T vào tháng 6/2013 đồng thời đảm bảo lượng thuốc thay thế d4T đủ cung cấp cho bệnh nhân, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn về việc chuyển đổi thuốc d4T. Tuy nhiên hiện tại nhiều cơ sở điều trị, đặc biệt là các cơ sở có số lượng bệnh nhân điều trị d4T cao, đã thực hiện việc chuyển đổi không theo hướng dẫn. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc dư thừa d4T thiếu hụt nguồn thuốc thay thế d4T. Tình trạng thuyên chuyển cán bộ dược liên quan đến công tác quản lý cấp phát thuốc ARV đã dẫn đến công tác dự trù, báo cáo thuốc ARV còn chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị thực tế tại cơ sở. 5. Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, làm ảnh hưởng đáng kể tiếp cận với dịch vụ điều trị của người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm chuyển gửi đến dịch vụ chăm sóc điều trị. 6. Ngân sách tính bền vững của chương trình: Kinh phí triển khai cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ Chương trình mục tiêu Quốc gia của các tỉnh vẫn ở mức thấp, những tỉnh không có dự án quốc tế triển khai gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh kinh phí thấp, định mức chi tiêu quy định năm 2007 đến nay không còn phù hợp, do đó việc triển khai chương trình mục tiêu lại gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, chương trình phòng, chống HIV/AIDS dựa vào nhóm cộng tác viên tuyên truyền viên đồng đẳng được chứng minh có hiệu quả cho chương trình giảm hại, trong khi chế độ, chính sách dành cho các tuyên truyền viên đồng đẳng cộng tác viên trực tiếp tham gia chương trình quá thấp gây khó khăn cho việc tuyển chọn. Tỷ trọng ngân sách cho phòng, chống HIV/AIDS hiện nay do tài trợ nước ngoài khá lớn, khi Việt Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo, nguồn viện trợ sẽ bị cắt giảm, do đó cần có các giải pháp để huy 7 động nguồn lực đảm bảo tính bền vững của chương trình, thoát ra khỏi “cái bẫy của nước thoát nghèo”. 7. Nhân lực: Nằm trong khó khăn chung về nhân lực của hệ y tế dự phòng, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ cán bộ tại tất cả các tuyến. Sự thiếu hụt nhân lực là rào cản cho việc mở rộng chương trình điều trị công tác can thiệp giảm tác hại. Trong khi số cán bộ có trình độ kinh nghiệm được tuyển dụng thêm ít, các cán bộ kinh nghiệm năng lực xin chuyển công tác khác hoặc chuyển lĩnh vực khác, nguyên nhân chính do công việc căng thẳng vất vả, trong khi thu nhập còn quá thấp, đãi ngộ ngành nghề, phụ cấp đặc thù, phụ cấp vùng miền phụ cấp thâm niên chưa có. PHẦN II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM NĂM 2013 I. Công tác xây dựng văn bản 1. Quyết định của Thủ tướng: Phê duyệt đề án “Đảm bảo nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS” 2. Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện Khoản 4 Điều 23 của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về việc quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. 3. Thông tư của Bộ Y tế: a) Hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ- CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về việc quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế b) Quy định tiêu chuẩn phòng xét nghiệm HIV c) Hướng dẫn đánh giá sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán HIV d) Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2008/QĐ-BYT ngày 14/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế báo cáo biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS d) Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV do cán bộ y tế đề xuất 4. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS II. Nhiệm vụ chương trình công tác chủ yếu: 1. Công tác chỉ đạo: 8 a) Đôn đốc hỗ trợ các tỉnh hoàn thiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tầm nhìn 2030. b) Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo phân tuyến kỹ thuật. Tổ chức hoặc cử cản bộ tham gia các đoàn công tác liên ngành. c) Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong hỗ trợ tài chính kỹ thuật. 2. Công tác chuyên môn a) Đẩy mạnh các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về HIV/AIDS, chú trọng đến các khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số. b) Mở rộng nâng cao chất lượng các hoạt động can thiệp giảm hại, đặc biệt đẩy mạnh mở rộng chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. c) Củng cố đa dạng hóa mô hình tư vấn xét nghiệm tự nguyện, ưu tiên các vùng khó khăn, cơ sở y tế hạn chế như các tỉnh miền núi phía bắc. d) Tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, điều trị ARV điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Mở rộng các dịch vụ xét nghiệm HIV, đảm bảo tính dễ tiếp cận chất lượng cao. e) Tăng cường hoạt động giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi đánh giá chương trình, mở rộng ứng dụng tin học hóa trong quản lý, điều hành thu thập báo cáo. III. Tổ chức các sự kiện: 1. Tổ chức tháng chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tháng 6/2013 2. Tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ số 6 về HIV/AIDS.vào tháng 5/2013 3. Tổ chức Hội nghị công tác phòng, chống HIV/AIDS cho các thành phố lớn tháng 7/2013 4. Tổ chức Hội nghị quốc gia về công tác theo dõi đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS. 5. Tổ chức Hội nghị Khoa học lần thứ V về phòng, chống HIV/AIDS vào cuối năm 2013. 6. Tổ chức tháng chiến dịch truyền thông phòng, chống HIV/AIDS nhân ngày quốc tế phòng, chống HIV/AIDS hằng năm. 9 IV. Kinh phí triển khai 2013: Tổng kinh phí cho Chương trình MTQG phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 là 1.092 tỷ đồng. Tổng kinh phí sự nghiệp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 là 952,25 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp là 207,25 tỷ đồng (trung ương 55,183 tỷ đồng, trong đó ngân sách bộ y tế quản lý 52,823 tỷ đồng Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các Bộ khác 2,36 tỷ đồng) viện trợ là 745 tỷ đồng. Kinh phí đầu tư phát triển dự kiến là 140 tỷ đồng. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long (để báo cáo); - PCT. Bùi Đức Dương (để biết); - Lưu: VT, GS. KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Phan Thị Thu Hương 10 . TỔNG KẾT Công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013 Kính gửi: Vụ Kế hoạch Tài Chính PHẦN I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NĂM 2012. 2013: Tổng kinh phí cho Chương trình MTQG phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 là 1.092 tỷ đồng. Tổng kinh phí sự nghiệp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS năm

Ngày đăng: 23/06/2013, 07:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan