Tiết 92:Thực hành các biện pháp tu từ: Phép điệp và phép đối

2 38.2K 112
Tiết 92:Thực hành các biện pháp tu từ: Phép điệp và phép đối

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Ngữ văn 10- Tiết 92- chơng trình chuẩn; Năm học 2007- 2008; Giáo viên Trần Văn Dơng Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết theo PPCT: 92 Thực hành các biện pháp tu từ: Phép điệp và phép đối A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối. 2. Về kỹ năng: Luyện kỹ năng phân tích và sử dụng phép điệp và phép đối. 3. Thái độ: B. Chuẩn bị của Giáo viên và học sinh - Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan. - Học sinh : Vở ghi, bảng phụ. C. Phơng pháp chủ yếu: - Thuyết trình, phát vấn, thảo luận D. Các bớc tiến hành 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ1: Luyện tập về phép điệp I. Luyện tập về phép điệp - GV đa bảng phụ có chép các ngữ liệu nh sgk tr124 và đa câu hỏi. - HS đọc các ngữ liệu và trả lời các câu hỏi. 1. VD: SGK tr124. H: ở ngữ liệu 1, có những cụm từ nào đợc lặp lại? Nếu không lặp lại hoặc jawpj khác đi thì câu thơ sẽ có gì khác về ý, về nhịp điệu, về hình ảnh? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức 2. Nhận xét - Trong ngữ liệu 1, bài ca dao có nhiều cụm từ đ- ợc lặp lại và có các giá trị khác nhau: + Lặp nụ tầm xuân tạo nên hình ảnh tu từ, tạo nhịp điệu cho bài ca dao. + Lặp chim vào lồng, cá mắc câu tạo sự so sánh của việc em đã có chồng đợc rõ nghĩa, đồng thời diễn tả chính xác trạng thái quẩn quanh không lối thoát. H: Việc lặp lại từ trong ngữ liệu 2 có phải là phép điệp không? Vì sao? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức - Trong ngữ liệu 2, việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ, vì những từ nhữ lặp lại đều là cần thiết và không thể thay thế bằng từ ngữ khác. H: Qua các ví dụ trên, em hãy nhắc lại khái niệm về phép điệp đã đợc học ở THCS? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức 3. Khái niệm: Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố ngôn ngữ ở trong câu (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tợng nghệ thuật. 1 Giáo án Ngữ văn 10- Tiết 92- chơng trình chuẩn; Năm học 2007- 2008; Giáo viên Trần Văn Dơng HĐ2: Luyện tập về phép đối II. Luyện tập về phép đối - GV đa bảng phụ có chép các ngữ liệu nh sgk tr125,126 và đa câu hỏi. - HS đọc các ngữ liệu và trả lời các câu hỏi. 1. VD: SGK tr125, 126. H: Theo em, ở ngữ liệu 1 và 2 cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Biện pháp gì gắn kết hai vế câu? Vị trí của các danh- tính- động từ có sự cân đối nh thế nào? - HS hoạt động theo nhóm - GV chuẩn hoá kiến thức 2. Nhận xét - Trong ngữ liệu 1 và 2, sự sắp xếp từ ngữ tạo nên sự đối xứng giữa hai vế của mỗi câu, cụ thể là: + Về số lợng riêng: 3-3, 6-6, 7-7. + Về từ loại: danh- danh, động -động, tính- tính, phụ từ- phụ từ. + Về ý nghĩa: gần nghĩa, trái nghĩa, cùng trờng. - Trong ngữ liệu 3 và 4 có cánh đối khác nhau (3 cùng dòng thơ; 4 hai dòng thơ) H: Qua những ví dụ trên, em hãy nhắc lại khái niệm về phép đối? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức 3. Khái niệm Phép đối là biện pháp tạo nên giữa những câu văn, câu thơ có hai vế đối xứng giữa những từ ngữ tơng xứng về số lợng tiếng, về từ loại, và về nghĩa của các tiếng, các từ và cả về kết cấu ngữ pháp, nhịp điệu của mỗi vế. H: Có phải tất cả các cách đối hặc điệp đều là tu từ không? Vì sao? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức Chú ý: Không phải cách điệp hay đối nào cũng có giá trị tu từ. Chỉ khi nào ngời viết có dụng ý nhấn mạnh cảm xúc hoặc gợi hình ảnh , và dụng ý đó của ngời đọc có thể tiếp nhận thì các biểu đạt đó mới thực sự là phép tu từ. GV kể một số câu đối nổi tiếng: - Giang Văn Minh: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục Đằng giang tự cổ huyết do hồng Cột đồng đến nay rêu phủ xanh Sông Đằng từ xa máu làm đỏ - Dân gian: Con cá đối nằm trên cối đá Con mèo cụt nằm chỗ mút kèo - Về đối đang mời đối: + Học sinh học sinh học + Vợ cả, vợ hai, cả hai vợ đều là vợ cả. 4. Củng cố. - Phép điệp - Phép đối 5. Dặn dò. Học bài, soạn bài mới 2 . văn 10- Tiết 92- chơng trình chuẩn; Năm học 2007- 2008; Giáo viên Trần Văn Dơng Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết theo PPCT: 92 Thực hành các biện pháp tu từ:. hặc điệp đều là tu từ không? Vì sao? - HS hoạt động độc lập - GV chuẩn hoá kiến thức Chú ý: Không phải cách điệp hay đối nào cũng có giá trị tu từ. Chỉ khi

Ngày đăng: 23/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan