Hợp đồng mua bán quốc tế

10 1.7K 16
Hợp đồng mua bán quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hợp đồng mua bán quốc tế

Chương I: Hợp đồng mua bán quốc tế I. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế Khái niệm Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.ÿịnh nghĩa trên đây nêu rõ: Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết (các bên đương sự). Chủ thể của hợp đồng là Bên bán (bên xuất khẩu) và bên mua (bên nhập khẩu). Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá (Counter value) cân xứng với giá trị đã được giao (Contract with consideration). ÿối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán tài sản này biến thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc tính (Specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (Generic goods).Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá). ÿây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thêu mướn không tạo ra sự chuyển chủ), so với hợp đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi). 2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế Theo điều 81 của Bộ luật Thương mại Việt Nam. Hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:(a) Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.(b) Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật.(c) Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.(d) Hình thức của hợp đồng phải là văn bản. Dưới đây chúng ta phân tích bốn (04) điều kiện nói trên. Về điều kiện (a) : Chủ thể của hợp đồng mua bán quốc tế. Về phía Việt Nam, theo nghị định 57/1998/Nÿ - CP ngày 31/7/1998, phải là doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đã đăng ký mã số kinh doanh XNK tại cục hải Quan tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. ÿối với mặt hàng được phép NK, XK có điều kiện, họ phải xin được hạn ngạch (trường hợp hàng thuộc nhà nước quản lý bằng hạn ngạch) hoặc được giâý phép (trường hợp hàng thuộc diện nhà nước quản lý bằng giấy phép kinh doanh XNK). Về điều kiện (b) đối tượng hợp đồng phải là hàng được phép xuất nhập khẩu theo các văn bản pháp luật hiện hành. Về điều kiện (c) nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản, mà theo điều 50 của Luật thương mại, buộc phải có. ÿó là: - Tên hàng - Số lượng;- Quy cách chất lượng;- Giá cả và phương thức thanh toán; - Địa điểm và thời gian giao nhận hàng Ngoài ra các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung, những điều khoản cho hợp đồng. Về điều kiện (d) hình thức hợp đồng phải là hình thức văn bản. ÿó có thể là bản hợp đồng (hoặc bản thoả thuận ) có chữ ký của hai bên, cũng có thể là những thư từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử bao gồm: Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã giao kết Hoặc ÿặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng đã giao kết 3. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán quốc tế Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm có hai phần: Những điều trình bày (representations) và các điều khoản và điều kiện (terms and conditions). Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ:a. Số hợp đồng (contract No.).b. Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. ÿiều này có thể được ghi ngay trên cùng như: Hà Nội June 20th 2003 - hoặc “The present contract was made and entered into at Hanoi on this June 20th 2003 by and between‿. Cũng có nhiều trường hợp, người ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở phần cuối hợp đồng. Ví dụ: The present contract was made at Hanoi on June 20th 2003 in quadruplicate of equal force, two of which are kept by each party‿. c. Tên và địa chỉ của các đương sự. d. Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có thể rất nhiều, ví dụ hàng hoá có nghĩa là thiết kế có nghĩa là. Chí ít, người ta cũng đưa ra định nghĩa sau đây: “ABC company, address…, Tel … represented by Mr. … herein-after referred to as the Seller (or the Buyer)‿ e. Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. ÿây có thể là hiệp định chính phủ ký kết ngày tháng , cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa Bộ nước với Bộ nước. Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của hai bên khi ký kết hợp đồng. Ví dụ: "It has been mutually agreed that the Seller commits to sell and the Buyer commits to buy the undermentioned goods on the following terms and conditions". *Trong phần các điều khoản và điều kiện người ta ghi rõ các điều khoản thương phẩm (như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì); Các điều khoản tài chính (như giá cả và cơ sở của giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán); Các điều khoản vận tải (như: điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng); Các điều khoản pháp lý (như: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài) II. Điều kiện cơ sở giao hàng * Điều kiện cơ sở giao hàng. Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua. Những cơ sở đó là: - Sự phân chia bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng, như các trách nhiệm : Thuê mướn công cụ vận tải (thuê tàu lưu cước .) bốc hàng, dỡ hàng mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế xuất khẩu, nộp thuế nhập khẩu .v.v - Sự phân chia giữa hai bên các chi phí về giao hàng như các chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu kho, chi phí mua bảo hiểm, tiền thuế . - Sự di chuyển từ người bán sang người mua nhưng rủi ro về tổn thất về hàng hoá . ÿể nói lên những nội dung trên, quá trình buôn bán quốc tế đã làm nảy sinh một số thuật ngữ nhất định: Như giao tại xưởng (ex work), giao nhận lên tàu (free on board), tiền hàng + phí bảo hiểm + cước phí (cost insurance freight). .v.v Do nội dung của các điều kiện cơ sở giao hàng khá rộng nên mỗi nước, mỗi khu vực có cách giải thích khác nhau về cùng một điều kiện buôn bán quốc tế này. Nhiều tổ chức quốc tế đã cố gắng tìm cách thống nhất giải thích chúng. Nhưng cho đến nay cách giải thích được nhiều người áp dụng hơn cả vẫn là "Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thương mại" được nêu trong cuốn "ÿiều kiện thương mại quốc tế" gọi là Incoterms (Phiên âm: Incôthơm), do Phòng Thương mại quốc tế soạn và phát hành. Tuy nhiên các tập quán buôn bán khác vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong sự giải thích, bởi vì bản thân của Incôthơm cũng dẫn chiếu đến tập quán cảng khẩu. Và nếu hợp đồng không nói rõ sự chấp nhận những điều giải thích của Incôthơm, văn bản này không áp dụng một cách đương nhiên, mà trong trường hợp này, điều kiện cơ sở giao hàng được hiểu theo tập quán buôn bán và tập quán vận tải của địa phương. Dưới đây xin trình bày tóm tắt nội dung các điều kiện cơ sở giao hàng đã được giải thích trong Incoterm( xuất bản năm 2001). Giao tại xưởng Tùy theo điạ điểm giao hàng, người ta có thể gọi điều kiện này là"giao tại nhà máy" (ex factory) " giao tại mỏ" ( ex mine) "giao tại đồn điền" (ex plantation) "giao tại kho (ex warehouse) . nhưng tên gọi được lấy làm tiêu biểu là "giao tại xưởng" ( ex work) và ký hiệu quốc tế là EXW. Theo điều kiện này, người bán phải: ÿặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định, nếu hợp đồng không quy định, tại địa điểm vẫn thường giao hàng đó lên phương tiện vận tải của người mua. Còn người mua phải nhận hàng tại xưởng của bên bán, chịu mọi rủi ro và phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích Giao cho người vận tải (free carrier) Ký hiệu quốc tế là FCA theo điều kiện này người bán phải:- Lấy giấy phép xuất khẩu , nộp thuế và lệ phí xuất khẩu ( nếu có); - Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải công cộng đã được người mua chỉ định ( người vận tải công cộng ở đây có thể là tổ chức hàng không, đường sắt, đường ô tô, công ty chở hàng bằng công ten nơ .).- Nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán thì người bán phải bốc hàng lên phương tiện; còn nếu không phải là cơ sở của người bán thì người bán không phải bốc hàng.- Cung cấp bằng chứng về việc đã giao hàng cho người vận tải. Còn người mua phải: - Kịp thời chỉ định người vận tải; - Ký kết hợp đồng vận tải và trả cước; -Chịu rủi ro và tổn thất hàng hoá kể từ khi hàng đã giao cho người vận tải được chỉ định. Người vận tải ở đây có thể là công ty vận tải ô tô, công ty hàng không đường sắt v.v . Giao dọc mạn tàu (free alongside ship) Ký hiệu quốc tế FAS. Theo điều kiện này người bán phải:- Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định;- Cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã được đặt thực sự dọc mạn tàu.- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu . Còn người mua phải: - Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở; - Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước;- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã được thực sự giao dọc mạn tàu. Giao lên tàu (free on board). Ký hiệu quốc tế FOB. Theo điều kiện này người bán phải: - Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần);- Giao hàng lên tàu;- Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàu;- Chịu cho phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước.Còn người mua phải:- Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước.- Trả tiền cho phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào tiền cước;- Lấy vận đơn;- Trả tiền chi phí dỡ hàng;- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Tiền hàng công cước Ký hiệu quốc tế CFR. Theo điều kiện này người bán phải:- Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng đích :- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần);- Giao hàng lên tàu; - Cung cấp cho bên mua bán hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo;- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu;- Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã được tính vào tiền cước.Còn người mua phải:- Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn đã được giao cho mình; - Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước;- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Tiền hàng cộng bảo hiểm cộng cước Ký hiệu quốc tế CIF. Theo điều kiện này người bán phải:- Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển để chở hàng đến cảng đích;- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần);- Giao hàng lên tàu;- Ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu với giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10%;Cung cấp cho người mua hoá đơn, vận đơn hoàn hảo và đơn (hoặc giấy chứng) bảo hiểm. Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu. Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chí này đã nằm trong tiền cước (trường hợp tàu trở hànglà tàu chợ). Còn người mua phải:- Nhận hàng theo từng chuyến giao hàng khi hoá đơn, đơn ( hoặc giấy chứng bảo hiểm) và vận đơn được giao cho mình.-Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước-Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng hoá đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Cước trả tới đích (carriage paid to .) Ký hiệu quốc tế CPT theo điều kiện này người bán phải:Ký hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên.- Cung cấp cho người mua hoá đơn và chứng từ vận tải thường lệ.Còn người mua phải:- Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hoá đơn và chứng từ vận tải (nếu tập quán yêu cầu chứng từ vận tải) được giao cho mình.- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã giao cho người vận tải đầu tiên. Cước và bảo hiểm trả tới đích (carriage and insurance paid to ) Ký hiệu quốc tế CIP. Theo điều kiện này, người bán hàng phải:- Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí phí xuất khẩu (nếu cần)- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên- Ký kết bảo hiểm cho hàng hoá và trả phí bảo hiểm.- Cung cấp cho người mua hoá đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác thể hiện là hàng đã được bảo hiểm. Còn người mua phải:- Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hoá đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải thường lệ (nếu tập quán yêu cầu chứng từ vận tải) được giao cho mình.- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên. Giao tại tàu (delivered ex ship) Ký hiệu quốc tế DES. Theo điều kiện này người bán phải:- ÿặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua trên tàu tạo cảng dỡ.- Cung cấp vận đơn hoặc lệnh giao hàng sao cho người mua có thể nhận hàng tại tàu. Còn người mua phải:- Nhận hàng trên tàu tại cảng dỡ hàng.- Trả tiền chi phí dỡ hàng.- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu ( nếu cần). - Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng hoá đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình trên tàu tại địa điểm dỡ hàng thường lệ tại cảng dỡ. Giao trên cầu cảng Ký hiệu quốc tế là DEQ theo điều kiện này người bán phải:- Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu của cảng đích.- Cung cấp vận đơn và/hoặc lệnh giao hàng và các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng từ cầu cảng.- Trả tiền chi phí dỡ hàng. Còn người mua phải: - Nhận hàng trên cầu cảng của cảng đến - Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đó đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình trên cầu của cảng dỡ. Giao tại biên giới Ký hiệu quốc tế DAF. Theo điều kiện này người bán phải:-Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó sau khi đã hoàn thành thủ tục về xuất khẩu hàng hoá đó.-Cung cấp cho người mua các chứng từ sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó (Ví dụ: Chứng từ vận tải hoặc giấy biên lai kho hàng). Còn người mua phải:- Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó.- Trả tiền cước chuyên chở tiếp.-Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu (nếu cần).- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá kể từ khi hàng đó đã đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới. Giao tại đích chưa nộp thuế Ký hiệu quốc tế DDU. Theo điều kiện này, người bán hàng phải thực hiện những nghĩa vụ như trong điều kiện DDP trừ nộp thuế quan nhập khẩu và các loại thuế hàng hoá (như VAT chẳng hạn) ở nước nhập khẩu. Các loại thuế này do người mua phải nộp. Giao tại đích đã nộp thuế (delivered .duty paid), ký hiệu quốc tế DDP. Theo điều kiện này người bán phải: - Giao hàng tại địa điểm đích quy định.- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu nếu cần (chẳng hạn người ta có thể quy định cho người bán được miễn thuế giá trị gia tăng và/hoặc thuế: DDP exclusive of VAT and/or taxes).- Cung cấp các chứng từ vận tải hoặc biên lai kho hàng sao cho người mua có thể nhận hàng tại điạ điểm đích quy định.- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hoá cho đến khi hàng đó được đặt dưới quyền định đoạt của người mua ở điểm đích quy định. Còn người mua phải :Nhận hàng tại điểm đích quy định. Ngoài những điều kiện cơ sở giao hàng đã được giải thích ở trên, trong buôn bán quốc tế, người ta còn sử dụng cả những biến dạng của những điều kiện đó như:- FOB điều kiện tàu chợ ( FOB berth terms): Do tiền cước tàu chợ đã bao gồm cả chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng nên người bán không phải trả chi phí bốc hàng.- FOB chở tới đích ( FOB shipment to destination): Ngoài những nghĩa vụ như trình bày trong điều kiện FOB của Incôthơm, người bán còn nhận trách nhiệm thuê tàu chở hàng đến cảng đích, theo sự uỷ thác của người mua và do người mua chịu phí tổn.- FOB san hàng (FOB trimmed) hoặc FOB xếp hàng (FOB stowed): Ngoài những nghĩa vụ trình bày trong điều kiện FOB của Incôthơm, người bán hàng còn nhận trách nhiệm và chịu chi phí san hàng hoặc xếp hàng trong khoang tàu. Rủi ro và tổn thất về hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng đã được san xong hoặc xếp xong trong khoang tàu. Sự giải thích về FOB xếp hàng vẫn còn có thể gặp ý kiến trái ngược. Vì vậy để tránh sự hiểu lầm, trong hợp đồng cần ghi rõ: " FOB san hàng, mọi chi phí và rủi ro về san hàng do người bán phải chịu" (FOB Stowed, all cost and risks associated with stowing for seller’s account).-FOB dưới cần cẩu (FOB under tackle): rủi ro và tổn thất về hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi móc cẩu đã móc vào hàng (để đưa vào tàu) tại cảng bốc hàng.- CFR hàng nổi (CFR afloat) hoặc CIF hàng nổi ( CIF afloat): hàng hoá đối tượng hợp đồng đã ở trên tàu (trên đường đi) từ trước khi hợp đồng được ký kết.- CFR lên bờ (CFR landed hoặc CIF lên bờ (CIF landed): Ngoài những nghĩa vụ như điều kiện CFR hoặc CIF, người bán còn chịu thêm trách nhiệm và chi phí dỡ hàng lên bờ cảng dỡ, kể cả phí lõng hàng nếu có. [...]... Giao tại đích chưa nộp thuế Ký hiệu quốc tế DDU. Theo điều kiện này, người bán hàng phải thực hiện những nghĩa vụ như trong điều kiện DDP trừ nộp thuế quan nhập khẩu và các loại thuế hàng hoá (như VAT chẳng hạn) ở nước nhập khẩu. Các loại thuế này do người mua phải nộp. Giao tại đích đã nộp thuế (delivered duty paid), ký hiệu quốc tế DDP. Theo điều kiện này người bán phải: - Giao hàng tại địa điểm... Giao tại biên giới Ký hiệu quốc tế DAF. Theo điều kiện này người bán phải: -Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó sau khi đã hoàn thành thủ tục về xuất khẩu hàng hố đó. -Cung cấp cho người mua các chứng từ sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó (Ví dụ: Chứng từ vận tải hoặc giấy biên lai kho hàng). Còn người mua phải: - Nhận hàng tại biên... định. - Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu nếu cần (chẳng hạn người ta có thể quy định cho người bán được miễn thuế giá trị gia tăng và/hoặc thuế: DDP exclusive of VAT and/or taxes). - Cung cấp các chứng từ vận tải hoặc biên lai kho hàng sao cho người mua có thể nhận hàng tại điạ điểm đích quy định. - Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hố cho đến khi hàng đó được đặt dưới . I: Hợp đồng mua bán quốc tế I. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế Khái niệm Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng. = Hợp đồng đã giao kết Hoặc ÿặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng đã giao kết 3. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán quốc tế Một hợp đồng mua

Ngày đăng: 08/10/2012, 16:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan