de thi+dap an ki 1 khoi 12

8 579 2
de thi+dap an ki 1 khoi 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT Thanh Hóa Trường THPT Thường Xuân 2 KIỂM TRA HỌC I Môn: Lịch sử khối 12 - Ban Cơ bản Thời gian: 45' Năm học: 2008 - 2009 Họ và tên: . Lớp: Đề 1 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) * Hãy điền vào chỗ trống ( ) của các câu sau để được đáp án đúng Câu 1: Ngày 17 - 6 - 1929 đại biểu các tổ chức cơ sở Cộng sản ở Bắc họp Đại hội tại nhà đã quyết định . Câu 2: Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản bắt đầu họp từ ngày đến ngày . do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Câu 3: Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là: . Câu 4: Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên - Nghệ An ngày . có nông dân tham gia. Câu 5: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 7-1936 quyết định thành lập Mặt trận . đến tháng 3 năm 1938 đổi thành Mặt trận Câu 6: Phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 - 1939 là . II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1936 - 1939? Câu 2 (2 điểm): Nêu khái quát bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào 1936 - 1939? Câu 3 (3 điểm): Tóm tắt diễn biến Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sở GD&ĐT Thanh Hóa Trường THPT Thường Xuân 2 KIỂM TRA HỌC I Môn: Lịch sử khối 12- Ban cơ bản Thời gian: 45' Năm học: 2008 - 2009 Họ và tên: . Lớp: Đề 2 I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) * Hãy điền vào chỗ trống ( ) của các câu sau để được đáp án đúng Câu 1: Cuối tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc họp tại . đã lập ra Câu 2: Tháng 9 - 1929 những người giác ngộ Cộng sản trong . tuyên bố thành lập Câu 3: Mục tiêu đấu tranh của phong trào 1936 - 1939 là Câu 4: Tháng 10 - 1930, tại Hương Cảng - Trung Quốc, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp quyết định . Câu 5: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 3-1938, quyết định đổi tên Mặt trận . thành Mặt trận . Câu 6: Phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1931 là . II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Câu 2 (2 điểm): Nêu khái quát bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào 1930 - 1931? Câu 3 (3 điểm): Tóm tắt diễn biến Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945? HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC I MÔN LỊCH SỬ Thời gian: 45 phút Khối 12 - Ban cơ bản Năm học 2008 - 2009 Đề 1 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1: tại số nhà 312 phố Khâm Thiên - Hà Nội . Đông Dương Cộng sản Đảng. Câu 2: từ mùng 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930. Câu 3: đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương giảm giờ làm, nông dân đòi giảm sưu giảm thuế, đả đảo Chủ nghĩa Đế quốc, người cày có ruộng. Câu 4: ngày 12 - 9 - 1930 . 8.000. Câu 5: Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương. Câu 6: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất họp pháp. II- PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Ý nghĩa: + Là phong trào quần chúng rộng lớn có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi dân sinh, dân chủ . + Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ, được tập hợp trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất . + Đội ngũ cán bộ, Đảng viên được tôi luyện và trưởng thành 1 - Bài học: + Bài học xây dựng Mặt trận Thống nhất . + Bài học tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, phối hợp nhiều hình thức phong phú * Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng Khởi nghĩa tháng Tám sau này. 1 2 - Tình hình thế giới: + Chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh . + Quốc Tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII . + Mặt trận Nhân dân Pháp thắng cử 0,75 - Tình hình trong nước: + Pháp ở Đông Dương đã thực hiện một số cải cách dân chủ tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động công khai + Kinh tế: Kinh tế Pháp ở Đông Dương hồi phục nhưng Pháp vẫn tiếp tục bóc lột nhân dân ta . + Đời sống nhân dân mọi tầng lớp nhân dân đều cực khổ . + Đảng Cộng sản Đông Dương tiến hành Hội nghị tháng 7 - 1936 đề ra nhiệm vụ mới, phương pháp đấu tranh mới cho Cách mạng Việt Nam 1,25 3 - Mở đầu, ngày 16 - 8 - 1945 một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên 0,5 - Ở Hà Nội, từ chiều 17 - 8 . đến tối 19 -8 - 1945 khởi nghĩa đã giành thắng lợi 1 - Ở Huế, ngày 20 - 8 đến 23-8 -1945 chính quyền về tay nhân dân 30 - 8 - 1945 . 0,5 - Ở Sài Gòn, ngày 25 - 8 - 1945 . 0,25 - Ở nơi khác: + Nhiều nơi đã giành chính quyền trước lệnh Tổng Khởi nghĩa + Một số nơi khác thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa đã giành chính quyền sớm nhất (18 - 8 0,75 - 1945): Bắc Giang, Hải Dương . Nơi muộn nhất đến 28 - 8 - 1045 cũng giành chính quyền . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC I MÔN LỊCH SỬ Thời gian: 45 phút Khối 12 - Ban cơ bản Năm học 2008 - 2009 Đề 2 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1: họp tại số nhà 5D phố Hàm Long - Hà Nội . lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 Đảng viên. Câu 2: trong Đảng Tân Việt . Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Câu 3: đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình chống chế độ phản động thuộc địa, chống Phát xít, chống chiến tranh. Câu 4: họp lần thứ nhất đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 5: Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương . Mặt trận thống nhất Dân chủ Đông Dương (Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Câu 6: bí mật, bất hợp pháp như bãi công, biểu tình, thị uy, khởi nghĩa vũ trang, cướp chính quyền. II - PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Ý nghĩa: + Khẳng định vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với công - nông + Khẳng định niềm tin của công - nông vào Đảng và vào chính mình + Khối liên minh công - nông được hình thành + Phong trào được Quốc Tế Cộng Sản đánh giá cao . 0,25 0,25 0,25 0,25 - Bài học kinh nghiệm: + Bài học xây dựng khối liên minh công - nông và xây dựng Mặt trận thống nhất . + Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh * Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 0,25 0,25 0,5 2 - Tình hình kinh tế Việt Nam trong chiến tranh: Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đến Việt Nam rất nặng nề, bắt đầu từ nông nghiệp . 0,5 - Tình hình xã hội Việt Nam trong chiến tranh: Mọi tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân và nông dân điêu đứng . thuế tăng, lương công nhân giảm, thất nghiệp . 0,5 - Tình hình chính trị Việt Nam trong chiến tranh: Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến dâng cao, nhiều cuộc đấu tranh bùng nổ, Pháp điên cuồng khủng bố những người yêu nước sau Khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 - 1930 0,5 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 0,5 3 - Mở đầu, ngày 16 - 8 - 1945 một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên 0,5 - Ở Hà Nội, từ chiều 17 - 8 . đến tối 19 -8 - 1945 khởi nghĩa đã giành thắng lợi 1 - Ở Huế, ngày 20 - 8 đến 23-8 -1945 chính quyền về tay nhân dân 30 - 8 - 1945 . 0,5 - Ở Sài Gòn, ngày 25 - 8 - 1945 . 0,25 - Ở nơi khác: + Nhiều nơi đã giành chính quyền trước lệnh Tổng Khởi nghĩa + Một số nơi khác thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa đã giành chính quyền sớm nhất (18 - 8 - 1945): Bắc Giang, Hải Dương . Nơi muộn nhất đến 28 - 8 - 1045 cũng giành chính 0,75 quyền . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC I MÔN LỊCH SỬ Khối 12 – Ban Cơ bản Thời gian: 45 phút Đề 1 Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 2 (0,5) 1 (2) 3 (3) Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1935 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1) Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (2) 3 (3) Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939 - 1945 . 1 (3) 1 (3) Tổng 4 (2) 2 (1) 2 (5) 1 (2) 9(10) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC I MÔN LỊCH SỬ Khối 12 – Ban Cơ bản Thời gian: 45 phút Đề 2 Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930 2 (0,5) 1 (2) 3 (3) Bài 14: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1935 1 (0,5) 1 (0,5) 1 (2) 3 (3) Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1) Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939 - 1945 . 1 (3) 1 (3) Tổng 4 (2) 2 (1) 2 (5) 1 (2) 9(10) CÂU HỎI ÂM VANG XỨ THANH GV: Nguyễn thị Hằng + Nguyễn Thị Thu Hương Câu 1: Ngày 17 - 6 - 1929 đại biểu các tổ chức cơ sở Cộng sản ở Bắc họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên - Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Câu 2: Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1đến ngày 8-2- 1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. có 2 đại biểu của Đông Dương CS Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng. Câu 3: Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên - Nghệ An ngày 12- 9-1930 có 8000 nông dân tham gia, sau đó lên đến 3 vạn người. Câu 4: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 7 - 1936 quyết định thành lập Mặt trận Nhân dân Phản đế đông Dương, đến tháng 3 năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Câu 5 : Cuối tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc họp tại số nhà 5D phố Hàm long, quyết định thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở VN. Câu 6: Tháng 9 - 1939 những người giác ngộ Cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Câu 7: Tháng 10 - 1930, tại Hương Cảng - Trung Quốc, Hội nghị Ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp lần thứ nhất tại Hương Cảng (trung Quốc) quyết định đổi tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 8: Xô Viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền dân chủ nhân dân (Sơ khai), lần đầu tiên ở VN. Câu 9: Ngày 1- 5-1930 tại nhà Đấu Sảo Hà Nội, cuộc mít tinh có 2 vạn rưỡi người tham gia. Câu 10: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta do Đảng CSĐD lãnh đạo diễn ra ở Bắc Sơn (27- 9-1940). Câu 11: Khởi nghĩa Nam ngày 23 - 11 - 1940 bùng nổ từ miền Đông đến Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh. Câu 12: Cuộc Binh Biến Đô Lương ngày 13 - 1 - 1941: Binh lính đồn Chợ Rạng - Nghệ An do Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) chỉ huy. Câu 13: Ngày 28 - 1- 1941, Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và chủ trì Hội nghị BCH TW lần 8 tại Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) từ mùng 10 đến 19 - 5 - 1941. Câu 14: Ngày 19 - 5 - 1941, Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh) ra đời. Câu 15: Tổ chức quần chúng của Mặt trận Việt Minh là các Hội cứu quốc. Câu 16: Năm 1943, Đảng đề ra Đề cương Văn hóa Việt Nam. Câu 17: Ngày 22 - 12 - 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Câu 18: Ngày 15 - 5 - 1945, đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân và Cứu Quốc Quân thống nhất thành Việt Nam Giải Phóng Quân (đây là tên gọi của lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám). Câu 19: Tháng 9 - 1945, Việt Nam Giải Phóng Quân đổi tên thành Vệ Quốc Đoàn và ngày 22 - 5 - 1946 lại đổi thành Quân đội Quốc Gia Việt Nam. Câu 20: Ngày 8 - 9 - 1945, Hồ Chí Minh sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để đảm đương việc xoá nạn mù chữ. . đến 19 30 2 (0,5) 1 (2) 3 (3) Bài 14 : Phong trào cách mạng Việt Nam 19 30 - 19 35 1 (0,5) 1 (0,5) 2 (1) Bài 15 : Phong trào dân chủ 19 36 - 19 39 1 (0,5) 1 (0,5). 9 -19 40). Câu 11 : Khởi nghĩa Nam Kì ngày 23 - 11 - 19 40 bùng nổ từ miền Đông đến Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh. Câu 12 : Cuộc Binh Biến Đô Lương ngày 13 - 1 - 19 41:

Ngày đăng: 16/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan