bài báo khoa học thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm một nghiên cứu so sánh hoa kỳ, canada và việt nam

15 957 2
bài báo khoa học   thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm  một nghiên cứu so sánh hoa kỳ, canada và việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THANH THIẾU NIÊN THAM GIA VÀO CÁC BĂNG NHÓM TỘI PHẠM: MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH HOA KỲ, CANADA VÀ VIỆT NAM Phạm Thụy Thùy Trâm, Đỗ Ngọc Tiên, Ngô Thị Nhật Linh, Chu Thị Thanh, Nguyễn Hải Nhật Lam TÓM TẮT Trên cơ sở tìm hiểu phân tích tổng hợp một số nghiên cứu, bài viết có liên quan đến các băng đảng tội phạm thanh thiếu niên từ các nguồn tư liệu khác nhau Bài viết này đề cập đến thực trạng, nguyên nhân hình thành băng đảng tội phạm có sự tham gia của lứa tuổi vị thành niên và làm tiền đề cho những nghiên cứu về giải pháp nhằm phòng chống, giáo dục trẻ vị thành niên tốt hơn cũng như giúp chúng tránh xa những băng đảng phạm tội này Từ khóa: Thanh thiếu niên, Băng nhóm, Tội phạm, băng nhóm tội phạm thanh thiếu niên 1 Giới thiệu Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật trong thời gian vừa qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, phát triển giáo dục, rút ngắn và xóa bỏ khoảng cách về mặt địa lý trong công tác thông tin, liên lạc, Tuy nhiên, đi kèm sự phát triển đó là hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh, trong đó tội phạm nói chung và băng nhóm tội phạm thanh thiếu niên nói riêng đang là vấn đề đáng báo động ở nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới Tỷ lệ thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm ở Mỹ chiếm 35% tổng số thành viên trong các băng nhóm tội phạm (Nation Youth Gang Center, 2012) Báo cáo từ cuộc điều tra Cảnh sát Canada năm 2002 về băng nhóm thanh niên cũng đưa ra con số 434 băng nhóm thanh niên với khoảng 7000 thành viên trên toàn quốc (Astwood Strategy Corporation, 2002) Trong khi đó, thanh thiếu niên là lực lượng nồng cốt trong hoạt động lao động, học tập, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai Tỷ lệ thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm sẽ gây nên những nguy cơ lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Nghiên cứu nhằm đánh giá rõ hơn thực trạng băng nhóm thanh thiếu niên cũng như tìm hiểu những nguyên nhân hình thành băng nhóm tội phạm thanh thiếu niên, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm làm giảm nhẹ, phòng ngừa xuất hiện mới các băng nhóm thanh thiếu niên cũng như giảm thiểu số lượng thành viên tham gia vào băng nhóm và số lượng băng nhóm tội phạm, hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội 2 Cơ sở lý luận 1 1.1 Hệ thống khái niệm 1.1.1 Khái niệm “Tội phạm” Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam thì vấn đề tội phạm và định nghĩa tội phạm được thể hiện cụ thể như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng + Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; + Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; + Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; + Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (Tội phạm là gì?, 2015) 1.1.1 “Băng nhóm” Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Wikipedia, Một băng nhóm tội phạm là một nhóm các cá nhân định kỳ liên kết bạn bè hoặc gia đình với sự lãnh đạo xác định và tổ chức nội bộ, việc xác định có hay đòi quyền kiểm soát lãnh thổ trong một cộng đồng, và tham gia cá nhân hoặc tập thể trong những hành vi bạo lực hoặc bất hợp pháp (Gang, 2015) 1.1.1 Khái niệm “Thiếu niên” Khái niệm Thiếu niên trong ngành Tâm lý học được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 12-17- lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, chứa đựng nhiều diễn biến mang tính khủng hoảng Những người đang trong giai đoạn tuổi thiếu niên thường gặp phải sự xáo trộn mạnh mẽ trong tình cảm và hành vi Chúng ta có thể xác định mốc của giai đoạn lứa tuổi này một cách tương đối Thông thường trẻ bắt đầu có những biểu hiện hành vi ứng xử như thiếu niên sớm hơn nhiều so với khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sinh lý (Trương Thị Khánh Hà, 2015) 2 2.1.4 Khái niệm “Thanh niên” Khái niệm Thanh niên được các nhà khoa học trong lĩnh vực Tâm lý học định nghĩa là những người thuộc độ tuổi 18-24 Cũng giống giai đoạn thiếu niên, giai đoạn thanh niên cũng trải qua giai đoạn khủng hoảng để chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn Đây là giai đoạn cuối cùng của tự xác định bản thân và là giai đoạn đầu của sự phát triển nghề nghiệp của tương lai (Trương Thị Khánh Hà, 2015) 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Lý thuyết nhóm khác biệt Theo thuyết nhóm khác biệt của Edwin thì “ người phạm tội đã học việc phạm tội thông qua nhóm khác biệt qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những người khác và những người này có ảnh hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm” Sutherland đã nhấn mạnh vai trò của học lại từ xã hội được giải thích như là nguyên nhân của tội phạm Ông cho rằng tất cả những hành vi có ý nghĩa của con người chẳng qua là sự học lại và hành vi phạm tội là hình thửc của hành vi cùng không nằm ngoài phạm trù đó và ông đã chỉ ra 9 nguyên lí của “thuyết nhóm khác biệt”, trong đó có nguyên lý có khả năng ứng dụng để giải thích hiện tượng thanh, thiếu niên gia nhập nhóm băng đảng phạm tội: - Hành vi phạm tội là sự học lại Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kế gen Bất kì ai cũng cỏ thể học lại hành vi phạm tội từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm - Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với những người khác - Nội dung cơ bản của việc học lại của hành vi phạm tội xảy ra trong nhóm người có quan hệ mật thiết - Một người phạm tội vì mục đích có lợi chứ không phải phạm tội vì bất lợi “Thuyết nhóm khác biệt” có đóng góp lớn đối với tội phạm học Ông đã nghiên cứu hiện tượng tội phạm dưới cả góc độ cá nhân và xã hội Qua thuyết này ta hiểu rõ hơn phạm tội không những do ý thức cá nhân mà còn do môi trường xung quang tác động, việc phạm tội có thể do cá nhân tôi phạm học lại từ nhóm bạn thân thiết, hay người thân trong gia đình,…tìm hiểu sâu xa hơn thì những thanh thiếu niên tham gia vào một nhóm tội phạm là do được rủ rê, lôi kéo từ bạn bè hay do tác động từ gia đình, môi trường xã hội…mới có hành vi lệch lạc (Dương Tuyết Miên, 2010) 1.1.2 Lý thuyết kiểm soát xã hội Thuyết kiểm soát xã hội đã coi vấn đề nhân cách con người kết hợp với môi trường sống là nguyên nhân phát sinh tội phạm Tác giả của thuyết quy ước xã hội là giáo sư, tiến sĩ Travis Hirschi cho rằng tội phạm là kết quả của sự yếu kém hoặc phá vỡ quy ước của cá nhân với xã hội Kiểm soát xã hội đối với hành vi của con người thông qua quy ước của cá nhân đối với xã hội và 3 như vậy, quy ước xã hội có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong đó có tội phạm Hirschi cho rằng, trong xã hội có tồn tại mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội Một khi cá nhân tuân thủ tốt các quy ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi quy ước đó, giảm thiểu hành vi tội phạm Ông cho rằng mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội được giới hạn trong bốn điểm cơ bản sau: - Sự gắn bó: sự gắn bó biểu hiện sự chia sẻ quyền lợi của cá nhân với những người khác trong xã hội Sự gắn bó càng mật thiết thì thu nhận các quy tắc xã hội càng hiệu quả - Sự cam kết: Một cá nhân có được sự cam kết tự nguyện về mục tiêu giáo dục, hoạt động nghề nghiệp lâu dài thì ít khi đi chệch khỏi mục tiêu đó, và như vậy, ít đi chệch khỏi những quy tắc của xã hội, của pháp luật - Sự ràng buộc: Khi các cá nhân có sự ràng buộc trong một thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội thì chắc chắn hiện tượng lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra - Tín ngưỡng: Sự chia sẻ cá giá trị và hệ thống giá trị các quan niệm đạo đức Tín ngưỡng được quy vào giá trị tự thân Nếu tín ngưỡng lành mạnh thì hành vi lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra Theo Hirschi, một cá nhân hội tụ đủ 4 đặc điểm này trong quan hệ với quy ước xã hội thì người đó rất ít có khả năng trở thành người phạm tội Đồng thời, ông cùng với Gottfredson phát triển thuyết tự kiểm soát vào năm 1990 Hai ông cho rằng, người phạm tội vẫn có khả năng kiểm soát đối với ham muốn của mình Khi ham muốn cá nhân xung đột với lợi ích của xã hội,những người thiếu tự chủ, thiếu khả năng kiểm soát bản thân đã để cho ham muốn lấn át trong khoẳng khắc nhất định, dẫn đến có hành vi vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm Do vậy,nếu quy ước xã hội giữa cá nhân và xã hội phát triển tốt sẽ tạo ra được cơ chế hiệu quả cho việc tự kiểm soát của cá nhân Đồng thời, ông cũng cho rằng tự kiểm soát là khái niệm quan trọng giải thích tất cả cả hình thức phạm tội cũng như các loại hành vi khác Lý thuyết này cho chúng ta cái nhìn đa chiều về nguyên nhân gia nhập các băng nhóm tội phạm là do nguyên nhân từ sự kiểm soát cá nhân và sự kiểm soát của xã hội đối với cá nhân đó Cá nhân có hành vi lệch chuẩn là do có sự suy yếu của sự kiểm soát của bản thân cá nhân đó, sự suy yếu của xã hội trong việc kiểm soát hành vi cá nhân và có thể do cả 2 nguyên nhân trên (Dương Tuyết Miên, 2010) 3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3.1 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 3.2 Tổng quan tài liệu Thanh thiếu niên là những đối tượng được xã hội quan tâm bởi lứa tuổi này là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở một quốc gia Chính vì lý do đó mà hiện tượng thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề băng nhóm thanh thiếu 4 niên, tuy nhiên trong khả năng giới hạn của nhóm nghiên cứu, chúng tôi chỉ có thể tìm hiểu và tổng hợp được 5 tài liệu từ quốc tế và Việt Nam Đầu tiên là công trình nghiên cứu “Các băng nhóm thanh thiếu niên trong trường học” của James C Howell and James P Lynch đã chỉ ra rằng các băng nhóm là rất phổ biến trong các trường học Hơn một phần ba (37%) học sinh được khảo sát trong năm 1995 báo cáo băng nhóm trong các trường học của họ Con số này bao gồm gần 2/3 học sinh gốc Tây Ban Nha, gần một nửa số sinh viên da đen, 1/3 của học sinh da trắng Những học sinh ở tuổi vị thành niên sống trong gia đình có thu nhập ít hơn $7,500 có khả năng tham gia vào các băng nhóm cao hơn Những băng nhóm hoạt động mạnh mẽ nhất là thường xuyên tuyển chọn thêm nhiều thành viên có độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi của cả hai giới 2/3 số học sinh báo cáo rằng các băng nhóm được tham gia không có hoặc chỉ một trong ba loại hành vi phạm tội: bạo lực, buôn bán ma túy, hoặc vũ khí Và một phần nhỏ tỷ lệ các băng nhóm trong trường học (8%) có tham gia vào tất cả ba loại tội phạm (James C Howell and James P Lynch, 2000) Còn trong báo cáo “Băng nhóm thanh niên và Trường học”, Trung tâm Sức khỏe Tâm thần tại Trường học khái quát tình hình các băng nhóm thanh thiếu niên trong trường học đang diễn ra rất phổ biến Báo cáo xem xét yếu tố tâm lý xã hội, sức khỏe tâm thần và mối quan tâm liên quan đến giáo dục trẻ em và thanh niên là vấn đề riêng biệt và rời rạc, chẳng hạn như trốn học, lạm dụng thuốc, bắt nạt, các băng nhóm, bỏ học…Mục đích là để cung cấp kiến thức cho thanh thiếu niên có ý định tham gia vào các băng nhóm thanh thiếu niên, xem xét các nguồn lực (bao gồm nhân sự và các chương trình) trong trường học, địa phương và cộng đồng để tăng cường nỗ lực giáo dục trang bị kiến thức cho trẻ em và thanh thiếu niên tránh xa các băng nhóm Thực hiện khảo sát gần 6.000 học sinh lớp 8 trong 11 thành phố có tham gia băng đảng tại địa phương Phát triển băng đảng và tham gia băng đảng là một hiện tượng xã hội, học sinh trung học tham gia vào các băng nhóm ít bị phát hiện cho nhiều hoạt động phòng ngừa hơn là những học sinh không tham gia vào các băng nhóm Điều này cho thấy nhiều thanh niên có nguy cơ cao nhất do họ chủ động tìm hiểu (Center for Mental Health in Schools, 2007) Một nghiên cứu khác trong quyển “Hiểu các băng nhóm đương đại tại Mỹ: Một tiếp cận liên ngành của Rebecca D.Petersen đã chứng minh được các băng nhóm thanh thiếu niên đã trở nên phổ biến ở Mỹ Nghiên cứu sự vận động và phát triển của tội phạm vị thành niên và hình thức xử lý Từ đó đưa ra các nghiên cứu để có thể giảm tối thiểu tội phạm là băng nhóm thanh thiếu niên, hiểu một cách toàn diện hơn hiện tượng băng đảng của các thanh thiếu niên, xây dựng một cơ sở tri thức, sử dụng để thông báo hoặc có hiệu lực chính sách tư pháp hình sự Sử dụng phương pháp phỏng vấn có ghi âm, nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu với mẫu là 34 thanh niên ở cơ sở cải tạo thiếu niên ở phía Tây Nam, 103 lá thư gửi qua bưu điện, 4 thông báo cho cha mẹ của 34 bé gái Giải thích về vấn đề băng đảng, các định nghĩa của các băng nhóm và sự khác nhau giữa các băng nhóm và các nhóm đồng đẳng có thể được sử dụng như một cơ sở cho băng đảng trong 5 tương lai nhằm mục đích phòng ngừa và hỗ trợ chính sách (Rebecca D.Petersen, Thế kỷ 21) Còn nghiên cứu của James C Howell và Scott H Decker đưa ra số liệu từ những năm 1980 về sự gia tăng trong giới trẻ băng đảng bạo lực và sự gia tăng của các giao dịch cô-ca-in, nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai vấn đề này phải chăng có mối liên hệ với nhau hay không Để chúng ta hiểu mối tương quan của các yếu tố và giải quyết các câu hỏi có liên quan như sau: "Buôn bán ma túy có phải là hoạt động chính của các băng nhóm thanh thiếu niên?"; "Buôn bán ma túy có phải là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực trong các băng nhóm thanh thiếu niên?"; "Những vấn đề nào có thể dẫn đến các vấn để bạo lực trong các băng nhóm thanh thiếu niên?" Thực hiện các cuộc phỏng vấn với các tù nhân nhà tù và 261 nhân viên cảnh sát, phân tích các dữ liệu có được từ các cuộc phỏng vấn Bài báo này đã sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu Các băng nhóm thanh thiếu niên bao gồm vị thành niên và thanh thiếu niên từ độ tuổi từ 12-24 và các băng nhóm ma tuý và băng đảng đường phố Giải quyết được các câu hỏi mà phần đặt vấn đề đưa ra, băng nhóm thanh thiếu niên là công cụ trong việc gia tăng buôn bán Cô-ca-in và ma túy nên dẫn đến bạo lực, hầu hết các băng đảng đường phố có liên quan đến buôn bán ma túy cho một số phạm vi, phân phối theo mạng lưới cá nhân và theo nhóm nhỏ (James C Howell and Scott H Decker, 1999) Một hướng nghiên cứu khác của Ngô Hoàng Oanh (2010) lại đi tìm những bằng chứng chứng minh rằng tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, và nó đang là một những vấn đề nóng bỏng được xã hội quan tâm Bài viết này phản ánh thực trạng về tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên cả nước, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em chưa thành niên phạm tội Sử dụng phương pháp phân tích các số liệu, thống kê 416 tội phạm vị thành niên tại Hà Nội công an đã bắt giữ năm 2009 Tuổi của các đối tượng phạm tội có nguy cơ trẻ hoá (tội phạm dưới 14 tuổi chiếm 11%), nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm vị thành niên bao gồm những yếu tố sau: hoàn cảnh gia đình, sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự phát triển các tệ nạn xã hội, tâm lý trẻ em giai đoạn vị thành niên, hình thức xử lý tội phạm vị thành niên chủ yếu là đưa vào trường giáo dưỡng (Ngô Hoàng Oanh, 2010) Trong điều kiện cho phép về thời gian và nguồn lực của nhóm nghiên cứu, chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế việc thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm 4 Kết quả nghiên cứu 3.1 Thực trạng các băng đảng thanh thiếu niên 3.1.1 Số lượng băng nhóm thanh thiếu niên và thành viên tham gia vào các băng nhóm Số lượng băng nhóm và thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm là rất lớn Theo báo cáo từ cuộc điều tra của Cảnh sát Canada năm 2002 về băng nhóm thanh niên đã chỉ ra rằng: “Canada có 434 băng nhóm thanh niên với khoảng 7000 thành viên trên toàn quốc (Astwood Strategy Corporation, 2002) Tương tự như Canada, tại Mỹ, trong 6 báo cáo nghiên cứu “Các băng nhóm thanh thiếu niên trong trường học” của mình, James C Howell và James P Lynch đã chỉ ra rằng các băng nhóm là rất phổ biến trong các trường học Hơn một phần ba (37%) học sinh được khảo sát trong năm 1995 báo cáo băng nhóm trong các trường học của họ (James C Howell and James P Lynch, 2000) Các số liệu nêu trên vạch rõ cho chúng ta bức tranh về thực trạng số lượng các băng nhóm và các thanh niên tham gia vào băng nhóm là rất lớn và có mặt ở khắp mọi nơi Đây là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của từng môi trường đó 3.1.1 Tuổi của các thành viên tham gia vào băng nhóm Thanh thiếu niên đều có khả năng gia nhập vào các băng nhóm tội phạm Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về độ tuổi tham gia trong các băng nhóm, tỷ lệ người lớn (từ 18 tuổi trở lên) tham gia vào băng nhóm tội phạm thấp hơn so với tỷ lệ người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) Báo cáo Phân tích khảo sát Băng nhóm Thanh niên Quốc gia của Trung tâm Băng nhóm Thanh niên Quốc gia đưa ra nhận định rằng “giai đoạn từ năm 1996-2011, cơ quan thực thi pháp luật báo cáo rằng tỷ lệ của người lớn là thành viên băng đảng lớn hơn so với tỷ lệ người chưa thành niên” Báo cáo này cũng đưa ra những con số cụ thể để minh chứng cho nhận định của họ Cụ thể là năm 1996, tỉ lệ người lớn và vị thành niên tham gia vào băng nhóm ngang nhau với tỉ lệ bằng nhau là 50% Nhưng bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2011, tỷ lệ này bắt đầu thay đổi với xu hướng người thành niên tham gia vào băng nhóm cao hơn gần 2 lần so với người chưa thành niên (xem bảng 1) (Nation Youth Gang Center, 2012) Năm 1996 1998 1999 2001 2002 2004 2005 2006 2008 2011 Vị thành niên (dưới 18 tuổi) 50,0 40,1 37,3 33,2 38,0 41,1 38,9 36,5 41,4 35,0 Người lớn (18 tuổi trở lên) 50,0 59,9 62,7 66,8 61,9 58,9 61,1 63,5 58,6 65,0 Bảng 1: Tuổi của thành viên trong băng nhóm (giai đoạn 1996-2011) 3.1.1 Giới tính của các băng nhóm thanh niên 7 Cả 2 giới tính nam và nữ đều tham gia vào các băng nhóm Điều này thể hiện rõ trong báo cáo Phân tích khảo sát Băng nhóm Thanh niên Quốc gia, có một nhận định rằng “Các đối tượng tham gia các băng đảng thanh thiếu niên rất đa dạng, mang tính phổ biến trong độ tuổi và thuộc cả 2 giới tính nam và nữ” (Nation Youth Gang Center, 2012) Trong báo cáo “Các băng nhóm thanh thiếu niên trong trường học” của James C Howell và James P Lynch đã chỉ ra rằng “Những băng nhóm hoạt động mạnh mẽ nhất là thường xuyên tuyển chọn thêm nhiều thành viên có độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi của cả hai giới” (James C Howell and James P Lynch, 2000) Tuy nhiên, có một sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ giới tính nữ và giới tính nam khi trong các băng nhóm tội phạm, cụ thể là giới tính nữ có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với giới tính nam Báo cáo từ cuộc điều tra Cảnh sát Canada năm 2002 về băng nhóm thanh niên đã chỉ ra rằng: “Đối với các nước nói chung, đại đa số các thành viên băng đảng thanh thiếu niên là nam giới (94%)” (Astwood Strategy Corporation, 2002) Tương tự ở Canada, ở Mỹ, Báo cáo Phân tích khảo sát Băng nhóm Thanh niên Quốc gia của Trung tâm Băng nhóm Thanh niên Quốc gia đã chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giới tham gia vào các băng nhóm tội phạm trong giai đoạn từ 1998-2010 thấp hơn gần 9 lần so với giới tính nam (chỉ có 7,7% năm 1998; 6,4% năm 2000; 7,3% năm 2002; 6,1% năm 2004; 6,6% năm 2007 và 7,4% năm 2010) (xem hình 1) (Nation Youth Gang Center, 2012) Hình 1: Giới tính của các thành viên trong băng nhóm (1998-2010) Mặt khác, bảng số liệu này, cung cấp cho ta một các nhìn khái quát về tỷ lệ giới tính nữ tham gia vào các băng nhóm tội phạm tuy có mức tăng, giảm không đồng đều nhưng có xu hướng tăng liên tục trong khoảng thời gian 6 năm gần đây (tăng liên tục từ 6,1% năm 2004 lên 6,6% năm 2007 và số liệu gần đây nhất là 7,4 của năm 2010) Không chỉ chỉ riêng ở Hoa Kỳ, trong Báo cáo từ cuộc điều tra Cảnh sát Canada năm 2002 về băng nhóm thanh niên cũng đề cập đến thông tin: “Cơ quan công an và các tổ chức của thổ dân chỉ ra rằng có một tỷ lệ ngày càng tăng của các thành viên băng đảng nữ ở các tỉnh miền Tây Canada, bao gồm British Columbia (12%), Manitoba (10%) và Saskatchewan (9%)” (Astwood Strategy Corporation, 2002) Đây cũng là một vấn đề đáng lưu ý đối với những người làm công tác ban hành và thực thi pháp luật, những người làm công tác giáo dục và những bậc phụ huynh có trẻ em gái 3.1.1 Dân tộc của các thành viên tham gia vào băng nhóm Các thành viên tham gia vào các băng nhóm thuộc nhiều dân tộc khác nhau và tỷ lệ các dân tộc không đồng đều Báo cáo Phân tích khảo sát Băng nhóm Thanh niên Quốc gia của Trung tâm Băng nhóm Thanh niên Quốc gia đưa ra những con số cụ thể trong giai đoạn 1996-2011 về tỷ 8 lệ các dân tộc ở Mỹ tham gia vào các băng nhóm Trong giai đoạn này, tỷ lệ người gốc Tây Ban Nha/ các nước châu Mỹ La-tinh tham gia vào các băng nhóm chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50%, người da đen/người Mỹ gốc Phi lại chiếm tỷ lệ gần 1/3 số người tham gia vào băng nhóm trên cả nước, trong khi người da trắng chỉ chiếm trên dưới 10% và các dân tộc khác chỉ chiếm từ 5-8% qua các năm (xem bảng 2) (Nation Youth Gang Center, 2012) Năm 1996 1998 1999 2001 2002 2004 2005 2006 2008 2011 Tây Ban Nha/ châu Mỹ La tinh 45.2 46.5 47,3 49,0 47.0 48.7 50.1 49.5 50.2 46.2 Da Đen/ Mỹ gốc Phi 35.6 33.6 30.9 33.7 35.7 37.8 32,6 35.2 31.8 35,3 Da trắng Dân tộc khác 11.6 11.8 13.4 10.3 10.4 7.9 9,5 8.5 10.5 11.5 7.5 8.0 8.4 7.0 6.9 5.7 7.7 6.8 7.6 7.0 Bảng 2: Các dân tộc thành viên của băng nhóm (1996-2011) Báo cáo từ cuộc điều tra Cảnh sát Canada năm 2002 về băng nhóm thanh niên đưa ra con số “thành viên băng đảng thanh thiếu niên là người Canada gốc Phi (25%), người bản xứ (21%) và người da trắng là 18% (Astwood Strategy Corporation, 2002) 3.1.1 Hình thức phạm tội của các băng nhóm thanh thiếu niên Hình thức phạm tội của các băng nhóm mà thanh, thiếu niên tham gia rất đa dạng nhưng chủ yếu là các tội hình sự liên quan đến bạo lực, ma túy Báo cáo “Các băng nhóm thanh thiếu niên trong trường học” của James C Howell và James P Lynch đề cập đến con số “2/3 số học sinh báo cáo rằng băng nhóm mà tham gia không có hoặc chỉ một trong ba loại hành vi phạm tội: bạo lực, buôn bán ma túy, hoặc vũ khí.Và một phần nhỏ tỷ lệ các băng nhóm trong trường học (8%) có tham gia vào tất cả ba loại tội phạm (James C Howell and James P Lynch, 2000) Báo cáo từ cuộc điều tra Cảnh sát Canada năm 2002 về băng nhóm thanh niên đã chỉ ra rằng: “Nhiều thanh niên tham gia các băng nhóm cũng đã được xác định là thanh thiếu niên đang sử dụng ma túy và đã tham gia vào tội phạm nghiêm trọng và bạo lực” (Astwood Strategy Corporation, 2002) Đồng quan điểm là nghiên cứu của James C Howell và Scott H Decker: “Băng nhóm thanh thiếu niên là công cụ trong việc gia tăng buôn bán Cô-ca-in và ma túy nên dẫn đến bạo lực, hầu hết các băng đảng đường phố có liên quan đến buôn bán ma túy cho 9 một số phạm vi, phân phối theo mạng lưới cá nhân và theo nhóm nhỏ” (James C Howell and Scott H Decker, 1999) 3.1 Nguyên nhân hình thành các băng nhóm tội phạm thanh thiếu niên Các băng đảng rội phạm thanh thiếu niên chủ yếu được hình thành từ những yếu tố chủ yếu sau: Nguyên nhân khách quan và chủ quan 3.1.1 Nguyên nhân khách quan 3.1.1.1 Thanh, thiếu niên học lại các “thói hư, tật xấu” từ những người trong gia đình, bạn bè và xã hội Một môi trường sống có nhiều yếu tố lệch lạc, không phù hợp với chuẩn mực của xã hội làm gia tăng nguy cơ tham gia vào các nhóm tội phạm thanh thiếu niên do cá nhân học lại những hành vi lệch chuẩn đó Thanh thiếu niên trong quá trình giao tiếp với người thân trong gia đình, bạn bè và cộng đồng có tham gia vào băng đảng tội phạm thì dễ dàng tham gia vào băng nhóm tội phạm Trung tâm Băng nhóm Thanh niên Quốc gia lưu ý rằng “khi được hỏi, các thành viên trong băng đảng cho biết rằng lý do phổ biến nhất cho việc gia nhập là: (1) xã hội "thanh niên tham gia được do có bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình (đặc biệt là anh chị em ruột hoặc họ hàng) có tham gia vào các băng đảng" (National Youth Gangs Center, 2014) Không chỉ riêng ở Mỹ, tại Việt Nam, việc thanh thiếu niên phạm tội cũng chiếm một tỉ lệ lớn nguyên nhân là do trong gia đình cá người thân có hành vi lệch chuẩn và phạm tội Trong nghiên cứu của mình, Ngô Hoàng Oanh đã chỉ ra có 30% các em có cha mẹ nghiện hút, 21% cha mẹ làm ăn phi pháp, 8% có anh chị là bị can, 49% là bắt nguồn từ bạo hành gia đình (xem hình 2) Hình 2: Nguyên nhân tội phạm vị thành niên (Ngô Hoàng Oanh, 2010) 4.2.1.2 Sự kiểm soát không chặt chẽ từ phía gia đình và cộng đồng Gia đình, cộng đồng đóng vai trò quan trọng việc kiểm soát và điều chỉnh kịp thời các hành vi của mỗi cá nhân Cá nhân có sự gắn bó mật thiết với các thành viên trong gia đình sẽ hành động vì sự phát triển bền vững của gia đình, chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thành viên trong gia đình Chính vì thế mà nguy cơ gây ra hành vi phạm tội thấp Ngược lại, những thanh thiếu niên thiếu sự gắn bó và giám sát chặt chẽ từ các thành viên trong gia đình thì nguy cơ hình thành hoặc tham gia vào nhóm băng đảng cao hơn Trong nghiên cứu “Băng nhóm Thanh thiếu niên và Trường học” của Trung tâm Phát triển Tâm thần học đã đề cập đến dữ kiện “Năm 1998, Moore mô tả quá trình hình thành băng nhóm thanh thiếu niên phải có những tiêu chí sau: (1) Một khu phố có nhiều thanh thiếu niên không bị giám sát chặt chẽ; (2) những thanh thiếu niên này phải có nhiều thời gian rảnh để tham gia vào các hoạt động của băng nhóm (3) Có ít cơ hội bị quản lí và trừng phạt bởi người lớn ( cha mẹ ) và những đơn vị khác như trường học đồn công an … và (4) các thành viên băng đảng có thể tụ tập và hoạt động” (Center for Mental Health in Schools, 2007) 10 Bên cạnh đó, “Hiểu biết về băng nhóm thanh niên: Một sự hướng dẫn dành cho phụ huynh” của Trung tâm Băng nhóm Thanh thiếu niên Quốc gia đề cập đến việc “Các chuyên gia đồng ý rằng phụ huynh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa việc liên quan đến băng đảng bao gồm việc theo dõi các hoạt động của con em quý vị, sử dụng các sách lược kỷ luật tích cực, nói chuyện với con em quý vị về các nguy cơ của băng đảng, và gặp gỡ bạn bè của con em họ (National Youth Gangs Center, Understanding Youth Bangs: A Guide for Parents, 2009) Một nghiên cứu của Ngô Hoàng Oanh cũng nhận thấy rằng: “Những em thiếu sự quan tâm của bố mẹ sẽ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp Hoặc các em sẽ dễ tái phạm tội nếu sau khi hết thời gian giáo dục cải tạo về địa phương mà không được quan tâm, quản lý.” Những con số trong hình 2: Nguyên nhân tội phạm vị thành niên cũng là những minh chứng cụ thể cho nguyên nhân thanh thiếu niên phạm tội là do không có sự quan tâm, chăm sóc từ phía gia đình (với tỷ lệ hơn 2/3, cụ thể là 70%), Cha mẹ ly dị chiếm tỉ lệ gần 1/3 (32%) và 1/5 là bị bố mẹ nuông chiều quá mức (21%) (Ngô Hoàng Oanh, 2010) Trên thực tế, gia đình đã và đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát các hành vi của thanh thiếu niên Việc kiểm soát nếu không đủ mạnh, không toàn diện có thể để lại nhiều hậu quả cho bản thân thanh thiếu niên, gia đình và cả xã hội 4.2.2 Nguyên nhân chủ quan 4.2.2.1 Yếu tố tâm lý lứa tuổi Giai đoạn đầu của tuổi thiếu niên và giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 độ tuổi thiếu niên và thanh niên là những độ tuổi có nguy cơ phạm tội cao Nguyên nhân do ở độ tuổi này sự gặp khủng hoảng của tâm lý lứa tuổi, ý muốn được khẳng định mình đã làm cho trẻ em có những hành vi lệch lạc nhằm gây sự chú ý, chứng tỏ cho người lớn thấy chúng có thể làm được nhiều thứ hơn so với suy nghĩ của người lớn Chúng tìm đến những bạn bè đồng trang lứa – những người có cùng suy nghĩ để được chấp nhận và hòa nhập “Hiểu biết về băng nhóm thanh niên: Một sự hướng dẫn dành cho phụ huynh” của Trung tâm Băng nhóm Thanh thiếu niên Quốc gia cho rằng: “Tuổi thanh thiếu niên là một thời đoạn trong đời sống khi trẻ em bắt đầu xác định nhân dạng riêng của chúng Nhiều trẻ em tìm nhóm bạn mới như một phương tiện để được chấp nhận Băng đảng có thể hội đủ nhu cầu này.” (National Youth Gangs Center, Understanding Youth Bangs: A Guide for Parents, 2009) Một nghiên cứu trong nước của Ngô Hoàng Oanh cũng nhận định rằng: “Trẻ vị thành niên có tâm lý thiếu ổn định, xốc nổi, thích độc lập và thích khẳng định mình Điều này dẫn đến thái độ sống không đúng đắn và những hành vi xấu của trẻ Vì vậy, nếu chúng ta không kịp uốn nắn, đó là nguyên nhân dẫn đến tội phạm” (Ngô Hoàng Oanh, 2010) Vì thế mà các bậc phụ huynh và nhà trường trong quá trình giáo dục thanh, thiếu niên nên chú ý đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để hạn chế thấp nhất nguy cơ các em tham gia vào các băng nhóm 4.2.2.2 Mong muốn được đáp ứng sở thích, nhu cầu Mỗi cá nhân đều có những nhu cầu và mong muốn được đáp ứng những nhu cầu của bản thân Tuy nhiên, trên thực tế không phải cá nhân nào cũng được đáp ứng đầy đủ 11 5 những nhu cầu và nếu không có khả năng kiểm soát những hành vi của mình thì cá nhân dễ dàng bị những băng nhóm dụ dỗ, rủ rê Chính vì thế mà thanh, thiếu niên có xu hướng tham gia vào các băng nhóm với mục đích được yêu thương và cung cấp vật chất Quan niệm trong “Hiểu biết về băng nhóm thanh niên: Một sự hướng dẫn dành cho phụ huynh” của Trung tâm Băng nhóm Thanh thiếu niên Quốc gia khẳng định rằng “Băng đảng có thể cung cấp những thứ mà trẻ em có thể không có được ở nhà hay nơi nào khác - không chỉ được chấp nhận, mà còn có sơ sở, tiền bạc, thực phẩm, các hoạt động, tình bạn, và thậm chí còn được yêu thương Trẻ con không chạy về hướng băng đảng, chúng đang chạy trốn thứ nào khác và tìm thấy băng đảng (National Youth Gangs Center, Understanding Youth Bangs: A Guide for Parents, 2009) Ở Việt Nam, TS Ngô Hoàng Oanh trong bài viết Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp của mình đã đề cập đến: “Phần lớn trẻ đều hành động theo băng nhóm vì đó là thế giới riêng của trẻ mà chúng không tìm thấy khi chúng sống ở gia đình (Ngô Hoàng Oanh, 2010) Chính vì những sở thích, nhu cầu không được gia đình và nhà trường đáp ứng đầy đủ mà khả năng làm chủ bản thân chưa cao đã đẩy trẻ em đến với băng nhóm tội phạm nhanh hơn so với điều kiện bình thường của chúng Kết luận Vấn đề thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm là một vấn đề mà nhiều quốc gia đang lưu tâm bởi nó có nguy cơ làm tổn hại đến nguồn lao động, kinh tế, văn hóa, giáo dục,… của quốc gia đó, nghiêm trọng hơn là gây ảnh hưởng đến các nước trong khu vực và trên thế giới Nghiên cứu đã phát thảo nên một bức tranh thực trạng về số lượng lớn băng nhóm tội phạm thanh thiếu niên và thanh thiếu niên tham gia các băng nhóm tội phạm Các băng nhóm này mang tính phổ biến, phức tạp về giới tính, dân tộc và có nguy cơ gia tăng về địa bàn, hình thức phạm tội Hiểu được những nguyên nhân thanh thiếu niên tham gia vào các băng nhóm tội phạm là do nhiều tác nhân gây nên, từ bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội Đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng cho những nghiên cứu về phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục phổ biến pháp luật nói riêng trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO Astwood Strategy Corporation (2002) 2002 Canadian Police Survey on Youth Gangs Canada: Astwood Strategy Corporation Center for Mental Health in Schools (2007) Youth Bangs and School The United States of America: Center for Mental Health in Schools Dương Tuyết Miên (2010) Giáo trình Tội phạm học Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 12 Gang (2015, 10 28) Wikipedia Retrieved 10 30, 2015, from Wikipedia Website: https://en.wikipedia.org/wiki/Gang James C Howell and James P Lynch (2000) Youth Gangs in Schools The United States of America: U.S Department of Justice James C Howell and Scott H Decker (1999) The Youth Gangs, Drugs, and Violence Connection The United States of America: US Department of Justice Nation Youth Gang Center (2012) National Youth Gang Survey Analysis The United States of America: Nation Youth Gang Center National Youth Gangs Center (2009) Understanding Youth Bangs: A Guide for Parents California: National Gangs Youth Center National Youth Gangs Center (2014) United State of America: National Youth Gangs Center Ngô Hoàng Oanh (2010) Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp Tạp chí Nghề luật, 8-12 Rebecca D.Petersen (Thế kỷ 21) The definition of a gang and influence public policy United State of America Tội phạm là gì? (2015, 06 30) Công ty Luật Minh Khê Retrieved 10 30, 2015, from Website Công ty Luật Minh Khê: https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-hinhsu/toi-pham-la-gi-.aspx Trương Thị Khánh Hà (2015) Tâm lý học phát triển Việt Nam: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 13

Ngày đăng: 18/11/2016, 13:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan