Đề kiểm tra GDCD 6 - Đề số 3

5 1K 7
Đề kiểm tra GDCD 6 - Đề số 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề I MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu) Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng A. Xác định được trường hợp nào không phải là công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu hỏi1TN (0,5 điểm) B. Biết quy định về tuổi được phép đi xe đạp người lớn. Câu hỏi 2TN (0,5 điểm) C. Nhận biết được biển báo cấm Câu hỏi 3 TN (0,5 điểm) D. Xác định được đúng hoặc sai về nguyên nhân tai nạn giao thông, về quyền trẻ em, quyền bí mật thư tín, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu hỏi 4 TN (1 điểm) E. Nêu được nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu hỏi 1 TL (1 điểm) G. Xác định những quyền trẻ em bị vi phạm trong tình huống thực tế. Câu hỏi2TL (2,5 điểm) H. Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong trường hợp liên quan đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Câu hỏi 3 TL (3 điểm) I. HS tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân. Câu hỏi 4 TL (1 điểm) Tổng số câu hỏi 3 3 2 Tổng điểm 2 4 4 Tỉ lệ 20% 40% 40% ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam. B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam. Câu 2 (0,5 điểm) Trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây không được phép đi xe đạp người lớn? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Dưới 11 tuổi C. Dưới 13 tuổi B. Dưới 12 tuổi D. Dưới 14 tuổi Câu 3 (0,5 điểm) Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại biển báo gì? (khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em chọn) A. Biển báo nguy hiểm C. Biển báo hiệu lệnh B. Biển báo cấm D. Biển chỉ dẫn. Câu 4 (1 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. Khi con đến tuổi đi học mới làm khai sinh cho con là vi phạm quyền trẻ em. B. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông là do phương tiện cơ giới tăng nhanh. C. Thư của người thân nhất dù để ngỏ cũng không được tự ý xem . D. Không ai được phép khám xét chỗ ở của người khác. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Câu 2 (2,5 điểm) Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lò, phục vụ khách suốt từ sáng sớm đến khuya, có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi. Theo em, trong tình huống trên, những quyền nào của trẻ em bị vi phạm? Câu 3 (3 điểm) Cho tình huống sau: Nhà Bình ở cạnh nhà Hải. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Bình đã chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải. Hỏi : 1/ Bình đã vi phạm quyền gì của công dân? 2/ Hải có thể có những cách ứng xử nào? (nêu ít nhất 3 cách) 3/ Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó? Câu 4 (1 điểm) Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Chọn câu C Câu 2 (0,5 điểm) Chọn câu B Câu 3 (0,5 điểm) Chọn câu B. Câu 4 (1 điểm) - Đúng: A, C - Sai: B, D II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (1 điểm) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Câu 2 (2,5 điểm) Yêu cầu HS nêu được 5 quyền trẻ em bị vi phạm trong tình huống (mỗi quyền 0,5 điểm): - Quyền không bị bóc lột sức lao động. - Quyền được đi học. - Quyền được nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa. - Quyền được giao lưu, được kết bạn. - Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Câu 3 (3 điểm) 1/ Bình đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân. (0,5 điểm) 2/ Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được 3 trong những cách ứng xử có thể xảy ra. (1,5 điểm, mỗi cách ứng xử 0,5 điểm)) Ví dụ như: - Im lặng, không có phản ứng gì; - Tỏ thái độ phản đối hành vi của Bình; - Tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ; - Rủ anh trai đánh lại Bình; - V.v . 3/ Cách ứng xử phù hợp nhất là tỏ thái độ phản đối và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ. (0,5 điểm) Vì như vậy bảo vệ được quyền của mình mà không vi phạm pháp luật. (0,5 điểm) Câu 4 (1 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được ưu, khuyết điểm của bản thân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề I MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu). học tập của bản thân. Câu hỏi 4 TL (1 điểm) Tổng số câu hỏi 3 3 2 Tổng điểm 2 4 4 Tỉ lệ 20% 40% 40% ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) Câu 1

Ngày đăng: 15/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan