Đề kiểm tra GDCD 6 - Đề số 4

5 737 2
Đề kiểm tra GDCD 6 - Đề số 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề II MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu) Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng A. Xác định được nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông. Câu hỏi 1 TN (0,5 điểm) B. Nhận biết được biển báo nguy hiểm. Câu hỏi 2 TN(0,5 điểm) C. Nhớ được tuổi quy định được phép lái xe gắn máy. Câu hỏi 3 TN (0,5 điểm) D. Xác định được những trường hợp là công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những trường hợp không đúng. Câu hỏi 4 TN (1 điểm) E. Xác định được các hành vi vi phạm một số quyền cơ bản của công dân. Câu hỏi 1 TL (2 điểm) G. Biết các nhóm quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc. Nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em và những việc làm vi phạm quyền trẻ em trong thực tế. Câu hỏi 2 TL (1 điểm) Câu hỏi 2 TL (1,5 điểm) H. Đề xuất cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến một số quyền công dân đã học. Câu hỏi 3 TL (3 điểm) Tổng số câu hỏi 3 4 1 Tổng điểm 2 5 3 Tỉ lệ 20% 50% 30% ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Đường hẹp và xấu. B. Người tham gia giao thông không chấp hành quy định của pháp luật về đi đường. C. Người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. D. Pháp luật xử lí các vi phạm chưa nghiêm. Câu 2 (0,5 điểm) Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm? (khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng) A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen. D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam. Câu 3 (0,5 điểm) Người trong độ tuổi nào dưới đây không được phép lái xe gắn máy? (khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng) A. Dưới 15 tuổi; C. Dưới 17 tuổi; B. Dưới 16 tuổi; D. Dưới 18 tuổi. Câu 4 (1 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là công dân Việt Nam. B. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. C. Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam và là công dân Việt Nam. D. Người Việt Nam ở nước ngoài dù đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài, vẫn là công dân Việt Nam. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (2 điểm) Theo em, những hành vi dưới đây vi phạm quyền gì của công dân mà em đã học: a/ Con đến tuổi đi học mà cha mẹ không cho đến trường. b/ Nhặt được thư của người khác mở ra xem. c/ Chửi mắng, đánh đập người làm thuê. d/ Tự ý vào nhà người khác khi không có mặt chủ nhà. Câu 2 (2,5 điểm) Quyền trẻ em được nêu trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành những nhóm quyền nào? Hãy nêu 3 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 3 việc làm vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Câu 3 (3 điểm) Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau? a/ Em bị người khác xâm hại danh dự, nhân phẩm. b/ Em nhặt được thư của người khác. c/ Có người tự ý đòi vào khám xét nhà em. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Chọn câu B. Câu 2 (0,5 điểm) Chọn câu C. Câu 3 (0,5 điểm) Chọn câu B. Câu 4 (1 điểm) Đúng: B, C ; Sai: A, D II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (2 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm) a/ Yêu cầu học sinh nêu được 1 trong 2 ý sau : - Vi phạm quyền được giáo dục của trẻ em. - Vi phạm quyền học tập của công dân. b/ Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. c/ Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. d/ Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 2 (2,5 điểm) a/ Quyền trẻ em trong Công ước Liên hợp quốc có thể chia làm 4 nhóm: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. (1 điểm) b/ Nêu ví dụ (1,5 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm): - Học sinh kể 3 trong những việc làm thực hiện quyền trẻ em, ví dụ như: dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn; tổ chức tiêm phòng dịch; tham gia dạy ở lớp học tình thương; tổ chức các hoạt động vui chơi, câu lạc bộ - Học sinh kể 3 trong những việc làm vi phạm quyền trẻ em, ví dụ như: bóc lột trẻ em; lôi kéo hoặc ép buộc trẻ em làm những việc trái pháp luật như đánh bạc, tiêm chích ma tuý, buôn bán ma tuý; bắt trẻ làm việc nặng quá sức; không chăm sóc, bỏ rơi trẻ; ngược đãi, đánh đập trẻ em; v.v Câu 3 (3 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được cách ứng xử trong từng trường hợp phù hợp với quy định của pháp luật, thể hiện sự tôn trọng quyền của người khác và biết tự bảo vệ quyền của mình. a/ Khi bị xâm hại danh dự, nhân phẩm phải tỏ thái độ phản đối và báo cho nhà trường, các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương biết để xử lí. b/ Khi nhặt được thư của người khác thì không mở ra xem, tìm cách trả lại cho người nhận. c/ Không cho người đó vào nhà khám xét, nếu họ không từ bỏ ý định thì nhờ những người xung quanh can thiệp và báo cho người (hoặc cơ quan) có trách nhiệm ở địa phương. . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề II MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu). (1,5 điểm) H. Đề xuất cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến một số quyền công dân đã học. Câu hỏi 3 TL (3 điểm) Tổng số câu hỏi 3 4 1 Tổng điểm

Ngày đăng: 15/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan