Quan điểm tam cương trong triết học nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay

74 1K 8
Quan điểm tam cương trong triết học nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRẦN THỊ QUAN ĐIỂM “TAM CƯƠNG” TRONG TRIẾT HỌCNHO GIÁO VÀ sự ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIÊC XÂY • • DƯNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngưòi hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Giang HÀ NỘI, 2016 Để có được thành công của đề tài này chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn tói ThS Nguyễn Thị Giang về sự giúp đỡ, hướng dẫn và dìu dắt tận tình của cô trong suốt quá trình em thực hiện đề tài khóa luận Sự giúp đỡ của cô đã giúp em có nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thảnh đề tài khóa luận tốt nghiệpLỜI này.CẢM Qua đây em cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 nói chung và các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị - Giáo dục công dân nói riêng đã tạo điều kiện cho em được học tập trong môi trường tốt, được tham gia làm khóa luận Đây là điều kiện thuận lợi để em được học hỏi, tiếp thu tri thức mới Đây cũng là cơ hội để em khẳng định bản thân mình, rèn luyện các kỹ năng thực tế như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng thảo luận nhóm Thông qua đây em cũng chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ trung tâm thư viện thông tin Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em được mượn tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài khóa luận này Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành ủng hộ em hoàn thành đề tài khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thưc hiên ■• LỜI CẢM Trần Thi Tươi Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sư hướng dẫn của cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Giang Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nôi, ngày tháng năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thi Tươi s MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lí do chon đề tài Gia đình là tế bào của xã hội Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể chất lẫn nhân cách Với hai chức năng cơ bản của gia đình: tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại Sức mạnh trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội - phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia đình và gia đình văn hóa Không những thế, gia đình còn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững; đồng thòi loại bỏ các hủ tục, lạc hậu và tiếp thu các giá trị hiện đại là xu hướng phát triển của mỗi gia đình Ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược quốc gia Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỉ quả độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “Gia đình là tể bào của xã hội, là cái nói thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sổng và hình thành nhân cách Các chính sách của Đảng và Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ẩm, hòa thuận, tiến bộ Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đổi với mọi lớp người” [9, tr 76 - 77] Với tư cách là một thiết chế xã hội văn hóa, gia đình Việt Nam trong truyền thống và hiện đại vẫn là nơi hội tụ, gắn kết mỗi thành viên trong gia đình vói nhau Khi vui người ta luôn san sẻ cùng gia đình và khi buồn cũng tìm sự an ủi, chở che từ gia đình thân yêu Vì thế, đối với mỗi con người Việt Nam mang tâm hồn Việt, gia đình là nơi thiêng liêng nhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình yêu thương Nét đẹp trong văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam đã góp phần làm phong phú hơn lên bản sắc văn hóa dân tộc, ngày nay những giá trị đó cần được kế thừa và phát huy Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định và phát triển của xã hội Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người Những quy định này, nếu loại bỏ những yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến nay, vẫn còn có giá trị Ke thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình ừong việc xây dựng gia đình mới, gia đình có văn hóa ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết Theo quan niệm Nho giáo, mọi ngưòi trong xã hội đều bị trói buộc bởi Tam cương gồm: vua- tôi, cha-con, vợ-chồng Tam cương quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội Trong quan hệ gia đình, Nho giáo rất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân, tức là năm mối quan hệ tự nhiên Đó là: quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh em, bạn - bè Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện Bởi chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì con người mới trở thành con người xã hội Đồng thời, theo tư tưởng Tam cương, Nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà to cũng hòa thuận Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết càn có những gia đình hòa thuận, hạnh phúc Tư tưởng Tam cương của Nho giáo đã làm cho các thành viên trong gia đình ứng xử vói nhau theo trật tự luân thường đạo lý, góp phần làm cho gia đình có văn hóa, phù họp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường cùng vói lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào cùng vói các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng kí kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân ngày càng gia tăng Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình Đặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm Như vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm “xây đi đôi vói chống và lấy xây làm chính” Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên nên nghiên cứu quan điểm Tam cương của triết học Nho giáo và sự vận dụng những giá trị của tư tưởng đó vào xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay” 2 Lịch sử nghiền cứu đề tài Ở Việt Nam, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đến Nho giáo và gia đình cũng như gia đình văn hóa Có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu ở hai loại hình chủ yếu sau: về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo (2004) của tác giả Minh Anh, Tạp chí Triết học, số 8, tr.46; Việt Nam phong tục (2001) của tá giả Phan Kế Bính, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội; Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình mới của cách mạng (1974) của tác giả Lê Duẩn, Nxb Sự thật, Hà Nội; Văn hóa đổi mới (1994) của tác giả Phạm Văn Đồng, Nxb CTQG, Hà Nội; Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế- xã hội (1996) của tác giả Phạm Minh Hạc, Nxb KHXH, Hà Nội; Quyền lực của vợ- chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam (2007) của tác giả Phạm Thị Huệ, Tạp chí xã hội học, số 3, Ừ.47; về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo (1989) của tác giả Trần Đình Hượu, Tạp chí xã hội học, số 2, ta.25; Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược gia đình hiện nay (2003) của tác giả Lê Thị Qúy, Tạp chí cộng sản, số 30, tháng 10; Gia đình Việt Nam ừong bối cảnh đất nước đổi mới (2003) của tác giả Lê Thi, Nxb Khoa học Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình, văn hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, sự biến đổi của gia đình và văn hoá gia đình trong bối cảnh mói, những vấn đề của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện tại, cũng như ảnh hưởng của văn hoá gia đình đối vói sự phát triển của cá nhân và xã hội Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết trên các tạp chí, các bài báo đã đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên, nhìn chung các bài, các đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát nhất sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với các lĩnh vực văn hóa tinh thần Việt Nam, song chưa có đề tài nào đề cập tới sự vận dụng những giá trị của tư tưởng Tam cương vào việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Do đó, trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa kiến thức, những quan điểm khoa học của người đi trước dưới góc độ Triết học Mác - Lênin, tôi sẽ nghiên cứu rõ hơn về đề tài: “Quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối vái việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay ” với mong muốn bước đầu nhìn nhận toàn diện và hệ thống hơn về vấn đề này 3 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu vấn đề lý luận chung về tư tưởng Tam cương ừong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 3.2 Phạm vi nghiên cứu Sự ảnh hưởng của tư tưởng “Tam cương” ừong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1 Mục đích nghiên cứu Khóa luận góp phần làm rõ vấn đề lý luận chung về tư tưởng Tam cương trong triết học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó cần vận dụng trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nêu trên đề tài đề ra nhiệm vụ cụ thể đó là: Tìm hiểu quan điểm “Tam cương” của triết học Nho giáo Tìm hiểu về gia đình và gia đình văn hóa ở Việt Nam Sự ảnh hưởng của quan điểm “Tam cương” đối vói việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiền cứu của đề tài 5.1 Cơ sở lý luận Đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vật trong quá trình nghiên cứu đề tài như: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình văn hóa 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về gia đình văn hóa Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp liên ngành, phương pháp điều ưa xã hội học, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng họp, lôgic và lịch sử để tiếp cấn và giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài 6 Đóng góp của đề tài Đề tài nêu lên một cách có hệ thống, khoa học về tư tưởng “Tam cương” tíong triết học Nho giáo Đồng thời làm rõ quan niệm về gia đình văn hóa trong cả nước Mặt khác, đề tài còn nêu rõ sự ảnh hưởng của nó vào việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp do khả năng còn hạn chế nên việc nghiên cứu còn chưa thực sự đầy đủ và hoàn chỉnh Do đó, vấn đề này còn càn được tiếp tục nghiên cứu về sau 7 Bố cuc của đề tài ■ Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 chương, 5 tiết là nguy cơ trực tiếp của sự tan vỡ gia đình Hơn nũa, hiện nay Phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng so với nam giới, do vậy họ chưa phát huy hết vai trò của bản thân trong xay dựng gia đình văn hóa, đồng thời hạn chế sự đóng góp của họ cho toàn xã hội Phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, được chia sẻ về công việc gia đình, hỗ trợ về các dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp 2.2 Một số giải pháp nhằm phát huy những quan điểm” Tam cương” đối vói việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Xây dựng gia đinh văn hóa phải trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đinh Phát huy những giá trị truyền thống của gia đình như sự cố kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình, mối quan hệ tốt đẹp của gia đình với tình làng nghĩa xóm Nhưng cũng càn từng bước khắc phục, loại bỏ những giá trị không còn họp lý với gia đình truyền thống như: sự bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng giữa các thế hệ, hay là tình trạng cha mẹ không quan tâm chăm sóc con cái để con cái sa vào các tệ nạn xã hội Trong gia đoạn hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu, chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại Những giá trị văn hóa ấy chỉ có thể được chọn lọc, được tiếp thu một khi các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống được bảo tồn, được phát huy dung nạp những giá trị mới phù hợp với văn hóa và đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam Như vậy, cần phải tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình Xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình Đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình nhằm hướng tới những phẩm chất của con người Việt Nam Đặc biết, xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam cần tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của các thành viên đối với tổ ấm gia đình Hơn nữa, trong gia đình, nuôi dạy, giáo dục là nghĩa vụ và trách nhiệm đồng thời là quyền lợi thiêng liêng của gia đình và của các thành viên với nhau Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy, bảo ban con cái Ngược lại, con cái phải hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc cha mẹ Do đó, giáo dục gia đình mang tính cá biệt, cụ thể cho từng đứa trẻ và đối với hoàn cảnh từng gia đình cụ thể, lỉnh hoạt theo sự phát triển của từng thành viên, theo sự thay đổi của cuộc sống gia đình và xã hội Trước hết, cần xây dựng bầu không khí gia đình hòa thuận, ấm êm thì mọi thành viên trong gia đình phấn chấn, vui vẻ, tin tưởng, yêu thương, quý mến lẫn nhau, thống nhất với nhau trong mọi hoạt động, trong một mái nhà tạo nên chiều hướng thuận tiện cho quá trình phát triển nhân cách Không khí gia đình lục đục, các thành viên xảy ra xích mích thì cuộc sống của mỗi thành viên sẽ cảm thấy nặng nề, buồn chán, không gắn kết thiết tha, tương trợ cho nhau trong quá trình học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân Trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, dạy bảo, ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục gia đình, thông qua các hoạt động của gia đình mà cha mẹ truyền đạt những nội dung văn hóa truyền thống cho con cái như giáo dục nề nếp gia đình, gia phong, rèn luyện nề nếp học tập, đức tính ham học hỏi, trau dồi tri thức, giáo dục đức tính siêng năng, đức tính hiếu học mong muốn các thế hệ con cháu sẽ duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của gia đình, đặc biệt nêu cao truyền thống nhân nghĩa, ăn ơ hòa thuận, hiếu đễ, lễ phép Qua đó, con cái ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình và cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân Ngoài ra, ừong gia đình văn hóa ở Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến sự bình đẳng trong quan hệ vợ-chồng Kết họp nhiều biện pháp, giải pháp trong đó có sự đồng bộ của việc đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục, góp phần quan trọng tạo ra và từng bước củng cố quan hệ bình đẳng vợ-chồng đối với việc tham gia quyết định các vấn đề trọng đại của gia đình cũng như tham gia các hoạt động xã hội 2.2.2 cần có các giải pháp để hạn chế những tiêu cực trong quan điểm “Tam cương” đối với việc xây dựng gia đinh văn hóa ở Việt Nam hiện nay Trong thời đại ngày nay, ảnh hưởng của quan điểm “Tam cương” ừong triết học Nho giáo đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay đang mất dần đi nhưng không phải là không còn Những tư tưởng của Nho giáo về gia đình vẫn còn có ý nghĩa nhất định đối với chúng ta trong việc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, có trật tự kỉ cương góp phần ổn định xã hội Vậy để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay chứng ta có những giải pháp sau: Thứ nhất, đó là quan hệ vua-tôi Đe không còn tình trạng ngu trung, ngu hiếu mà thay vào đó thì phải trung với nước, hiếu với dân thì mỗi cán bộ, Đảng viên phải tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Ngoài ra, để phát huy sự nghiệp xây dựng và bảo vê Tổ quốc hiện nay đòi hỏi phải giữ vững niềm tin, tự nguyện gắn bó với dân, hết lòng hết sức phụng sự cho Tổ quốc, phụng sự nhân dân Từ đó Đảng và Nhà nước ta sẽ được nhân dân tin cậy, yêu mến Hơn nữa, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân Cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua thì Quân đội nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất dù phải đối mặt với bao thế lực đế quốc, thực dân tàn bạo hòng cướp nước và nô dịch nhân dân ta Nhưng với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của cách mạng với tinh thần tự tôn dân tộc, quân đội ta luôn giữ vững lời thề “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” Tinh thần bất khuất , kiên trung, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân đã được lớp cán bộ, chiến sĩ kế thừa và phát huy làm cho bản chất và truyền thống cách mạng của quân đội ta càng thêm sâu sắc Và ừong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn xung kích trong đấu tranh cách mạng, thường xuyên phải đối mặt vơi những khó khắn, thách thức, ác liệt, hy sinh, đổ máu để giành độc lập cho dân tộc, Tổ quốc Thực tế, đã chứng minh lòng trung thành tuyệt đối của quân đội ta với Đảng, với nhân dân với sự nghiệp cách mạng, tinh thần đó được xác định là bổn phận thiêng liêng, trách nhiệm nặng nề nhưng cũng vô cùng vinh dự, vẻ vang Chính vì vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn, góp phàn cùng toàn dân tạo nên những kỳ tích ừong chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Còn trong thời bình, truyền thống trung với nước, hiếu với dân của Quân đội ta tiếp tục được phát huy, càng tỏ rõ phẩm chất trung-hiếu của mình, giữ vững vai trò nòng cốt của toàn dân giữ yên bờ cõi, bảo vệ vững chắc Tổ quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Từ biên giới hay những vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trong mọi tình huống, cán bộ, chiến sĩ không ngại gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng chiến đấu quên mình để giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc Trong thiên tai, lũ lụt, cháy rừng biết bao tấm gương cán bộ, chiến sĩ quân đội dũng cảm quên mình lao vào cứu dân trong các tình huống khẩn cấp Cán bộ, chiến sĩ hăng hái xông pha vào những việc khó, có mặt khắp ở các hang cùng ngõ hẻm, vùng xâu, vùng xa của đất nước để làm điểm tựa cho dân trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đẩy lùi bệnh tật, nâng cao dân trí, từng bước xây dựng cuộc sống mới Thực tế cho thấy, ở đâu có bộ đội đến chung lòng dốc sức giúp đỡ nhân dân, ở đó cuộc sống của bà con được cải thiện hơn, thôn bản được thanh bình, ấm áp hơn, tạp niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai tươi sáng của đất nước Nhờ thấm nhuần, thực hiện truyền thống trung với nước, hiếu với dân mà Quân đội ta không ngừng nâng cao sức mạnh nội sinh, sức mạnh chiến đấu, là cơ sở để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó ừong giai đoạn cách mạng mới Để những giá trị của truyền thống trung với nước, hiếu với dân tiếp tục phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thấu triệt sâu sắc đường lối của Đảng về xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới, luôn vững vàng và sẵn sàng về mọi mặt để đập tan mọi âm mưu xâm chiếm, vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, bảo đảm cho Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu, xứng đáng là nòng cốt của thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân bảo vệ To quoc Thứ hai, đó là quan hệ cha-con Trước hết, trong gia đình càn phải có sự gương mẫu của cha mẹ về đạo đức Cha mẹ là người lớn trong gia đình phải là tấm gương đạo đức cho con cái noi theo Hành vi đạo đức của cha mẹ không chỉ để lại “quả đức” cho con cái mà còn là sự gieo trồng đạo đức cho thế hệ mai sau Hiện nay, còn phát động phong trào “cha mẹ gương mẫu, con cái thảo hiền” chính là sự tiếp nối truyền thống và kinh nghiệm của cha ông trong việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, cha mẹ phải dậy dỗ, uốn nắn con khi còn nhỏ dại, dậy dỗ bắt vào khuôn phép ngay khi chúng một hay hai tuổi, cần có những quy luật ừong gia đình về vấn đề vâng lời, lễ phép, không láo, đập phá, không bầy bừa Cần có những hình phạt sao cho con cái không bi đau đớn hay oán ghét cha mẹ Cha mẹ cũng nên đọc hay kể cho con cái nghe các câu chuyện cổ tích Việt Nam để chúng biết được những chuyện về chữ hiếu Hơn nữa, cha mẹ phải cho con cái biết được truyền thống xây đắp gia phong và gia đình gia phong là như thế nào Trong các gia đình cần phát huy bằng cách: đối với gia đình đã có gia phong cần kế thừa bằng việc thường xuyên ôn lại truyền thống khuyên nhủ, động viên con em phấn đấu theo bước cha anh, tự hào về cha anh và xứng đáng với cha anh như một giá trị làm người Những gia đình chưa có gia phong thì phải biết tạo dựng gia phong bằng sự phấn đấu của cha mẹ ừong cuộc sống hiện nay để con cái học tập và noi theo Mỗi sự cố gắng sẽ đem lại thành quả tốt đẹp nào đó là một sự đóng góp nho nhỏ sẽ tạo nên một bề dày truyền thống Hiện nay, cũng có nhiều người con có hiếu với cha mẹ mình Khi còn sống thì luôn luôn yêu mến, tôn kính cha mẹ và vâng lời cha mẹ Đặc biêt, là con cái chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ nhất là khi cha mẹ già cả, ốm đau, thiếu thốn Vì vậy, con cái cần tận tâm tận lực phụng dưỡng, lo thuốc thang đầy đủ, vui vẻ thăm nom cha mẹ sớm tối để cha mẹ luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc, tự hào về các con Còn khi cha mẹ qua đời thì con cái phải tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ, hết lòng thương tiếc và cầu nguyệ cho cha mẹ Như vậy, đạo làm con thì phải biết kính trọng, biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, còn khi đã lớn thì phải nuôi dưỡng cha mẹ mình, không được làm điều gì nhục nhã, xấu hổ cho cha mẹ phiền lòng Thứ ba, đó là quan hệ chồng-vợ Để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sực quan trọng của người phụ nữ trong gia đình Ho có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình, là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hôi Khoongchir chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghệp của chồng Là người mẹ hiền hết lòng vì con cái, họ thực sự là tấm gương cho con cái noi theo Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, nguời vợ sự yên tĩnh ừong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống Chính người vợ, người phụ nữ ấy đã tiếp sức cho người chồng vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hạnh phúc, hữu ích Để cho mọi người thừa nhận vị trí của người phụ nữ, người vợ trong gia đình thì chúng ta phải nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình để họ hiểu được vị trí, vai trò của người phụ nữ, người vợ trong gia đình Bên cạnh đó, càn phải gạt bỏ, thay đổi tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Để làm được điều này thì phải tuyên truyền bình đẳng giới để họ có thể phát huy vai trò của bản thân trong xây dựng gia đình và đóng góp cho toàn xã hội Vì vậy người phụ nữ cần tiếp tục được giải phóng, được chia sẻ công việc gia đình cho người chồng và hỗ trợ về dịch vụ gia đình để họ có thời gian phát triển sự nghiệp Trên đây là một số biện pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quan điểm “Tam cưomg” đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Để những giải pháp đó thực sự có hiệu quả chúng ta cần đi sâu vào khai thác và cụ thể hóa hom nữa những tư tưởng của Nho giáo về gia đình phù họp với từng thời kỳ cụ thể của đất nước Chính vì lẽ đó, chúng ta phải biết kế thừa những yếu tố tốt đẹp, tích cực phù hợp của Nho giáo và hạn chế những yếu tố lạc hậu, bảo thủ để xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam mới vừa mang những nét truyền thống lại vừa tiếp thu những yếu tố hiện đại Từ đó góp phàn ổn định xã hội bởi gia đình là tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc vào rất nhiều vai trò sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình Tiểu kết chương 2 Hiểu được vị trí, vai trò cuả gia đình là một ừong những nhân tố quan trọng quyết định sự thảnh công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội Coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững; gia đình có trách nhiệm đối với các thành viên và xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình Xây dựng gia đình văn hóa phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ; vận dụng những giá trị trong quan điểm Tam cương vào xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự kỉ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội Vai trò của gia đình trong việc ngăn chặn sự tha hóa nhân cách, bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống trước sức ép của văn hóa ngoại lai sẽ ngày càng mang ý nghĩa sống còn Trong bối cảnh đó, nội dung, tính chất của công tác xây dựng gia đình văn hóa không thay đổi thậm chí còn đòi hỏi cao hơn để chống lại những hiện tượng tiêu cực đi liền với quá trình toàn cầu hóa Vì vậy, chất lượng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa càn được duy trì và tiếp tục được nâng lên tầm cao mới Qua phân tích ở chương này có thể thấy rằng, tư tưởng “Tam cương” trong triết học Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc, đáng kể đối với việc xây dưng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Sự tác động, ảnh hưởng đó ở cả hai mặt vừa có tích cực, vừa có những hạn chế nhất định Do vậy, cần vận dụng những giá trị tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của tư tưởng Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và lâu dài KÉT LUẬN Việt Nam đã có hơn hai nghìn năm lịch sử phong kiến và Nho giáo luôn là tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, văn hóa của dân tộc Cho đến hôm nay cũng không thể phủ nhận những giá trị văn hóa to lớn mà tư tưởng Nho giáo để lại ừong cuộc sống của các gia đình và đời sống xã hội Đặc biêt, nói đến tư tưởng Nho giáo người ta không thể nhắc đến ba mối quan hệ: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, đã ừải qua nhiều gia đọan lịch sự, cho đến bây giờ những giá trị nhân văn của tư tưởng đó thể hiện qua ba mối quan hệ cũng gắn liền với sự chuyển biến của xã hội hiện tại, ở một phương diện khía cạnh nào đó đã thể hiện với những tư tưởng và cách suy nghĩ không giống xưa, cũng như tầm quan ừọng của ba mối quan hệ thể hiện ừong trình tự sắp xếp vua - tôi, cha - con, vợ - chồng Trong trào lưu hội nhập và nhất là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, “Toàn càu hóa” hiện nay thì những giá tri của gia đình được lấy làm giá trị trung tâm trong mọi giá trị của đời sống văn hóa xã hội, tạo sức mạnh cho toàn xã hội Đó chính là những giá trị về sự tôn trọng đạo đức làm người, lối sống, cách sống được chắt lọc từ truyền thống và tiếp nhận những giá trị mới của thời đại, ra sức học tập, nâng cao năng lực nhận thức và trí tuệ của con người Việt Nam Đây là chìa khóa vạn năng cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta Có thể khẳng định rằng, phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Tam cương của Nho giáo Đó là tinh thần xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ; giữ gìn lễ nghĩa, hiếu đễ, tôn ti trật tự, kỉ cương trong gia đình và xã hội Cha mẹ phải chăm sóc, nuôi dạy con cái, ngược lại con cái phải có nghĩa vụ kính ừọng, hiếu thảo với cha mẹ, vợ chồng luôn luôn hòa thuận, bình đẳng Làm được như vậy, chính là chúng ta đã góp phần tích cực vào việc xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mọi thành viên, là tế bào lành mạnh của xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh và lịch sự Tuy nhiên, việc xây dựng gia đình văn hóa, là một vấn đề khóa khăn và phức tạp Đây không phải là việc làm tự phát, phong trào mà cần phải có một chiến lược lâu dài, có kế hoạch và tiêu chí cụ thể, cần được quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền, cần sự hưởng ứng của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư Với khả năng và ý nghĩa thiết thực của phong trào này thì chắc chắn sẽ thực hiện thành công phong trào xây dụng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Minh Anh (2004), “Ve học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, số 8, tr.46 2 Phan Ke Bính (2001), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội 3 Bộ Văn hóa Thông tin - Cục Văn hóa Thông tin cơ sở (1988) - Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới 4 Bộ Tư pháp (2000), Luật Hôn nhăn và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5 c Mác - PhẨnghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6 Hà Lê Dũng (2003), Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKH Huế 7 Lê Duẳn (1974), Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình mới của cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam (199 ụ, Cương lĩnh xây dựng đẩt nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội 9 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011) - Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội 10 Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội 11 Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội 12 Phạm Thị Huệ (2007), Quyền lực của vợ - chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam, Tạp chí xã hội học, số 3, tr.47 13 Tràn Đình Hượu (1989), Ve gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo, Tạp chí xã hội học, số 2, tr.25 14 Trung Kiên (2009), Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng nhanh, Báo gia đình và xã hội 15 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 16 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 04/11/2016, 17:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QUAN ĐIỂM “TAM CƯƠNG” TRONG

  • TRIẾT HỌCNHO GIÁO VÀ sự ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

  • ĐỐI VỚI VIÊC XÂY DƯNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

  • Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    • Sinh viên thưc hiên ■ •

    • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chon đề tài

    • 2. Lịch sử nghiền cứu đề tài

    • 3. Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

    • 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiền cứu của đề tài

    • 6. Đóng góp của đề tài

    • 1.2. Nội dung của quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo

    • Tiểu kết chương 1

    • Chương 2

    • ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN ĐIỂM “TAM CƯƠNG” ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DựNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    • 2.1. Một số ảnh hưởng của quan điểm “Tam cương” đối yói việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

    • 2.2. Một số ảnh hưởng tiêu cực

    • 2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những quan điểm” Tam cương” đối vói việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

    • Tiểu kết chương 2

    • KÉT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan