Xuất khẩu lao động của việt nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008

205 425 0
Xuất khẩu lao động của việt nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 Ngành: KINH TẾ NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN HÀ NỘI – 2013BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 Ngành : Kinh tế Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 62. 31. 01. 06 NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. Nguyễn Thị Mơ Hà Nội 2013i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án không trùng lặp và chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó. Tác giả luận án NGUYỄN THỊ HOÀNG LANii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ......................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VÀ CƠ SỞ....................5 LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................................5 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................................6 VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................6 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................9 1.3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu ...........................................12 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 13 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................13 2.2. Lý thuyết nghiên cứu ..............................................................................13 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................14 2.4. Về hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài.................................................15 Kết luận................................................................................................................16 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................17 Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 .....................................................................................................................................17 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG................................................ 17 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về xuất khẩu lao động......................................17 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động ........................................................28 1.1.3. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động ..........................................31 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động....................................35iii 1.2. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG................................................ 39 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.......................................................................................................39 1.2.2. Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu lao động.........................................................................................49 1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC.................. 54 1.3.1. Kinh nghiệm của Philippine .................................................................55 1.3.2. Kinh nghiệm của Indonesia..................................................................58 1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ.......................................................................61 Chương 2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 ..................................63 2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008....................................................... 63 2.1.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 ......................................................................63 2.1.2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến hiện nay...............................................................79 2.1.3. Nhận xét chung về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến hiện nay ..............................90 2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM ................................... 97 2.2.1. Những tác động tiêu cực ......................................................................97 2.2.2. Những tác động tích cực ....................................................................103 Chương 3.QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008..............................................................................................................109 3.1. DỰ BÁO VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................. 109 3.1.1. Về cầu lao động trong xuất khẩu lao động trong thời gian tới.............109 3.1.2. Về nguồn cung lao động của thị trường lao động Việt Nam cho xuất khẩu lao động trong thời gian tới ................................................................112iv 3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 115 3.2.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian tới......115 3.2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới......116 3.3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008..................... 119 3.3.1. Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.........................................119 3.3.2. Nhóm giải đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới..............................................................................................123 3.3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới..........................142 KẾT LUẬN......................................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Chữ viết tắt Tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Anh ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BIT International office jobs Văn phòng việc làm Quốc tế CONACYT Consejo Nacional de Ciencia y Tecnologia National Council of Science and Technology Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc Gia Mexico CECA Committee for Education and Cultural Action Ủy ban về Hành động Văn hóa và Giáo dục FED Federal Reserve System Cục Dự trữ liên bang FTA Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự do FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATS General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMM Japan Association of Japanese Small and medium Enterprises Hiệp Hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế IOM International Organization for Migration Tổ chức Di cư Quốc tế JITCO Japan International Traning Organization Tổ chức Đào tạo Quốc tế Nhật Bảnvi KOTEF Korea Industrial Technology Foundation Tổ chức Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc KOTRA Korea Trade Investment Promotion Agency Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc MOU Memorandum Of Understanding Bản ghi nhớ NBER National Agency U.S economic Research Cơ quan Quốc gia nghiên cứu Kinh tế của Mỹ OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế POEA Philippine Ocerseas Employment Administration Cục Quản lý việc làm Ngoài nước Philippine RCPs Regional Consultation Process Tiến trình Tư vấn Khu vực TIS Translating and Interpreting Service Dịch vụ biên phiên dịch UAE United Arab Emirates Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giớivii Tiếng Việt BLĐTBXH Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội CQLĐNN Cục Quản lý lao động Ngoài nước DN Doanh nghiệp DNĐTGD Dạy nghề Đào tạo – Giáo dục DN XKLĐ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động EPS Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc HH Hàng hóa KTQT Kinh tế quốc tế LĐ Lao động NK Nhập khẩu NKLĐ Nhập khẩu lao động NKHH Nhập khẩu hàng hóa NNK Nước nhập khẩu NXK Nước xuất khẩu TNS Tu nghiệp sinh TTS Thực tập sinh XK Xuất khẩu XKHH Xuất khẩu hàng hóa XKLĐ Xuất khẩu lao độngviii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính giai đoạn 20002007..............65 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề giai đoạn 20032005.................66 Bảng 2.3: Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 20002007 ................70 Bảng 2.4: Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia giai đoạn 20022007...72 Bảng 2.5: Số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan theo cơ cấu ngành nghề giai đoạn 2000 2007...................................................................................74 Bảng 2.6: Số lượng lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc giai đoạn 20032007 và tỷ trọng so với cả nước ..............................................................................................75 Bảng 2.7: Số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2007 và tỷ trọng so với cả nước ..............................................................................................77 Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu Việt Nam tại Nhật Bản giai đoạn 20002007.....................................................................................................78 Bảng 2.9: Số lượng tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản bỏ trốn giai đoạn 20022006.....................................................................................................78 Bảng 2.10: Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 4 tháng đầu năm 2013 ........................................................................................................82 Bảng 2.11: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường ...92 Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường...................94 Bảng 2.13: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động ...........................96 Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm do khủng hoảng kinh tế Thế Giới (Từ 01102008 đến 31052009).........99 Bảng 2.15: Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước trước hạn giai đoạn 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011 ...........................................................102 Bảng 2.16: XKLĐ gia tăng tại các thị trường mới trong giai đoạn 20082012 .....104 Bảng 3.1: Dự báo về lực lượng lao động Việt Nam trong thời gian tới ................113 Bảng 3.2: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới................114ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ Biểu đồ 2.1: So sánh số lượng lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc với Malaysia và Đài Loan từ năm 2003 đến năm 2007 .................................................................... 76 Biểu đồ 2.2: So sánh số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản với Malaysia và Đài Loan giai đoạn 20022007 ..............................................................................77 Biểu đồ 2.3: So sánh cơ cấu LĐXK trước và sau khủng hoảng ..............................84 Biểu đồ 2.4: So sánh hình thức xuất khẩu lao động trước và sau khủng hoảng.......89 Đồ thị Đồ thị 1.1: Tỷ lệ thất nghiệp trên Thế giới (từ tháng 32008 đến tháng 82009) ..... 51 Đồ thị 2.1: Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 20002007..............63 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Di cư lao động quốc tế và xuất khẩu lao động....................................... 24 Sơ đồ 3.1: Mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ...............1371 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những thập niên gần đây, các quốc gia trên thế giới đã và đang chứng kiến sự lan rộng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại. Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại là một xu thế khách quan mà không một quốc gia nào nằm ngoài xu thế chung này lại có thể tồn tại và phát triển. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại kéo theo sự di chuyển tự do của hàng hóa, vốn và sức lao động. Nhờ có quá trình toàn cầu hóa mà sự di chuyển sức lao động từ nước này sang nước khác hay “xuất khẩu lao động” đã mang lại những giá trị kinh tế không nhỏ và những lợi ích xã hội đáng kể cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Xuất khẩu lao động (XKLĐ) luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. XKLĐ cũng là biện pháp tích cực trong việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên môn, về ngoại ngữ, về tác phong công nghiệp, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và nâng cao công tác quản lý Nhà nước về hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên, cũng như các hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ khác, XKLĐ cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự biến động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và lan rộng ra phạm vi toàn cầu, đã và đang đặt hoạt động XKLĐ của nước ta trước những thách thức to lớn khi thị trường lao động quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, các nước XKLĐ trong khu vực có điều kiện tương đồng đang ra sức giành giật thị trường, trong khi các nước tiếp nhận lao động lại có xu hướng giảm dần nhập khẩu lao động phổ thông, tăng lao động có trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề. Chính vì lẽ đó, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay, hoạt động XKLĐ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do nhiều thị trường bị mất. Số lao động phải về nước trước thời hạn không phải là ít đã và đang đặt ra hàng2 loạt các vấn đề phức tạp không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với cả các doanh nghiệp XKLĐ cũng như các chính quyền địa phương và gia đình người lao động. Phải làm sao để giành lại thị trường cho XKLĐ Việt Nam? Phải làm thế nào để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động về nước trước thời hạn, làm thế nào để thúc đẩy XKLĐ trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang suy thoái và đặc biệt trong thời gian tới khi nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng? Để có câu trả lời đúng đắn cho những vấn đề này cần phải có sự nghiên cứu những tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến XKLĐ của Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm vượt qua những khó khăn mà cuộc khủng hoảng gây ra và đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn vấn đề “Xuất khẩu lao động của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008” làm đề tài của luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu: Xem Phần B của luận án 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước và sau khủng hoảng nhằm nêu bật những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến XKLĐ của Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới giai đoạn sau khủng hoảng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận án có nhiệm vụ cụ thể dưới đây: Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về XKLĐ, về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và về những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 tới hoạt động XKLĐ ở phạm vi quốc tế và ở Việt Nam Đánh giá thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, đặc biệt nêu bật những tác động tiêu cực đối với người lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.3 Nêu rõ những nguyên nhân yếu kém trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong thời gian qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực từ chính cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như trong giai đoạn khi nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả các quy định của Việt Nam về XKLĐ, đặc biệt là chính sách phát triển XKLĐ của Đảng và Nhà nước ta trước, trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả việc phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc đẩy mạnh XKLĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án giới hạn ở việc phân tích những tác động, kể cả tác động tiêu cực và tích cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam theo hình thức XKLĐ trực tiếp: Đó là hình thức đưa người lao động Việt Nam (bao gồm cả chuyên gia và tu nghiệp sinh, thực tập sinh) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài một cách có tổ chức, hợp pháp thông qua các hiệp định chính phủ, thông qua các hợp đồng của doanh nghiệp được cấp phép XKLĐ, hoặc theo các hợp đồng nhận thầu khoán công trình, các hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo các hợp đồng cá nhân. Luận án không nghiên cứu về XKLĐ tại chỗ, XKLĐ giáp ranh. Phạm vi về không gian: Đề tài lựa chọn 3 nước là Philippin, Indonesia và Ấn Độ để tìm hiểu kinh nghiệm về XKLĐ. Lý do chọn 3 nước này là vì Philippin, Indonesia đều là thành viên của ASEAN (giống Việt Nam); Ấn Độ là nước Châu Á và là nước đang phát triển có nhiều thành công, tạo lập được thế mạnh cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế nhờ chiến lược XK chuyên gia công nghệ thông tin.4 Phạm vi về thời gian: Khi đánh giá thực trạng XKLĐ của Việt Nam, đề tài lấy mốc từ năm 2003 (tức là 5 năm trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008) cho đến nay. Khi đề xuất giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam trong thời gian tới, đề tài lấy mốc từ nay đến năm 2015, và xa hơn, đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án được hoàn thành trên cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về XKLĐ cũng là cơ sở cho phương pháp luận nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu mang tính truyền thống như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích và luận giải, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh cũng được áp dụng để hoàn thiện luận án. Đặc biệt, tác giả chú trọng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành lấy phiếu phỏng vấn nhà quản lý và chuyên gia về các yếu tố tác động đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam (Xem Mẫu phiếu phỏng vấn tại Phụ lục số 6 ở cuối Luận án); Phiếu lấy ý kiến về chính sách sử dụng nguồn lao động sau xuất khẩu lao động (Xem Mẫu phiếu lấy ý kiến tại Phụ lục số 7 ở cuối Luận án) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy phiếu ý kiến của cán bộ của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC (Trung tâm thương mại và Hợp tác quốc tế), Tập đoàn dầu khí Việt Nam, để nắm rõ vai trò của XKLĐ, nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện các chính sách cho XKLĐ Việt Nam sau khủng hoảng. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận liên quan đến XKLĐ, trong đó có làm rõ hơn khái niệm về xuất khẩu lao động; Luận án đã phân tích những tác động (cả tiêu cực và tích cực) của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến XKLĐ nói chung và đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói riêng và phân tích thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008;5 Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhằm đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm 3 phần: PHẦN MỞ ĐẦU CỦA LUẬN ÁN PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI PHẦN NỘI DUNG LUẬN ÁN Nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của xuất khẩu lao động trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Chương 2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Chương 3. Quan điểm, định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.6 PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài có các công trình nghiên cứu đề cập riêng lẻ, từng khía cạnh khác nhau về di cư lao động, về các vấn đề liên quan đến khủng hoảng kinh tế thế giới, về XKLĐ v.v... Tuy nhiên, chưa có công trình nào được công bố có chủ đề trùng với tên đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ này. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu được công bố trước đó cũng là tài liệu tham khảo bổ ích để tác giả tham khảo khi thực hiện luận án này. Tiêu biểu trong số đó có các công trình nghiên cứu dưới đây: Cuốn sách có tên gọi:“The Great Crash of 1929” của John Kenneth Galbraith (xuất bản năm 2009) nghiên cứu cuộc Đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930, và hơn thế, tác giả này đã phân tích về những sai lầm của con người trong tham vọng làm giàu không giới hạn. Đây là cuốn sách đầu tiên đưa tên tuổi của Galbraith đến với công chúng Mỹ. Đây là cuốn sách cần phải đọc đầu tiên nếu muốn tìm hiểu về nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính năm 1929 tại Mỹ. Ngày 24 tháng 10 năm 1929, Phố Wall rối loạn. Gần 13 triệu cổ phiếu nhiều gấp ba lần số lượng giao dịch thông thường bị các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trên thị trường chứng khoán New York. Ngày này đi vào lịch sử như ngày thứ Năm đen tối (Black Thursday) mở đầu cho cuộc Đại khủng hoảng (Great Crash) của thị trường chứng khoán Mỹ và cuộc Đại suy thoái (Great Depression) kéo dài từ năm 1929 tới năm 1933. Chỉ số Dow Jones sụt giảm từ mức cao kỷ lục 381,2 ngày 3 tháng 9 năm 1929 xuống còn 230,1 ngày 29 tháng 10 năm 1929 và đạt điểm đáy ngày 8 tháng 7 năm 1932 khi đóng cửa ở mức 41,2 giảm gần 90% so với mức đỉnh nó từng đạt được ba năm trước. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính kéo theo suy thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Riêng tại Mỹ, sản xuất công nghiệp giảm 45%, GDP giảm 30%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25% và 60% người Mỹ sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Gần 83 năm sau, cuộc Đại khủng hoảng lại xảy ra, thế giới lại phải7 chứng kiến sự quay trở lại của tình trạng suy thoái và khủng hoảng toàn cầu. Không khó khăn trong việc nhận ra những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng toàn cầu này: chúng đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính, là hậu quả của tình trạng đầu cơ tài chính địa ốc. Trong cuốn sách này, Galbraith đã chỉ ra con đường dẫn tới đại khủng hoảng ở Mỹ. Bắt đầu từ việc đầu cơ bất động sản ở Florida những năm 1920, nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng bong bóng, các nhà đầu tư bất động sản đầu cơ sinh lời, hy vọng rằng giá cả thị trường tiếp tục tăng. Các ngân hàng tiếp sức cho những hành động đầu cơ bằng việc cho vay dễ dàng. Thị trường chứng khoán ngày càng phồng lên, tới khi “vỡ tung” vào cuối năm 1929, đưa kinh tế Mỹ vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Đọc Galbraith, dường như chúng ta bắt gặp lại những hiện tượng mới xảy ra ở Thái Lan năm 1998, ở Mỹ năm 2008 hay ở Việt Nam thời gian gần đây. Công trình nghiên cứu “Why Some Companies Emerge Stronger and Better from a Crisis: 7 Essential Lessons for Surviving Disaster” của tác giả Ian I. Mitroff, (xuất bản tháng 6 năm 2009) đề cập đến những khác biệt cơ bản trong kinh doanh của các Công ty trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Theo Ian I. Mitroff, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu luôn tái hiện sự phức tạp, nó có sức mạnh hủy diệt vô cùng lớn: Khủng bố, gian lận tài chính,… Công trình này đã chỉ ra 7 bài học chủ yếu mà các công ty cần phải có để đối phó với kịp thời với khủng hoảng kinh tế thế giới. Điều quan trọng chính là Ian I. Mitroff đã vạch ra kế hoạch chi tiết cho việc kết hợp các lý tưởng sâu rộng vào thực tiễn hàng ngày để các công ty có thể vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng, để các công ty sẵn sàng đón nhận và hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Đây là công trình chứa đựng sự đam mê, khôn ngoan, và thực tế giúp cho các tổ chức, các công ty trên toàn thế giới rút ra bài học đắt giá từ khủng hoảng kinh tế để trở nên mạnh mẽ, hoàn thiện hơn. Bài báo “The real reason for the global financial crisic… the story no one’s talking about” (2008), của tác giả Shah Gilani, đăng trên tờ báo Money Morning, Money Map Press. Bài báo đã đề cập vấn đề “ hoán đổi tín dụng mặc định” các yếu tố kích thích cuộc khủng hoảng thị trường vốn trên toàn thế giới. Tác giả Gilani,S đã cảnh báo về sự nguy hiểm của các giao dịch hoán đổi tín dụng mặc định. Đồng thời cũng chỉ ra, về cơ bản, “hoán đổi tín dụng mặc định” là hợp đồng bảo hiểm8 giữa người mua và người bán thông qua Công ty. Gilani,S đã chỉ ra những gì đang diễn ra trong chứng khoán và thị trường tín dụng, sự can thiệp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Bộ Tài chính Mỹ. Trong khi nhiều nhà phân tích kinh tế lo sợ thì các nhà đầu tư khôn ngoan vẫn có thể vượt qua và sẽ không phải lo lắng, các nhà đầu tư có thể tận dụng lợi nhuận một lần trong một đời: Đó là làm thế nào để có được lợi nhuận từ chính sự suy thoái của nền kinh tế, từ chính cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó chính là mục đích chính mà tác giả muốn mang đến cho độc giả trên toàn thế giới. Trong số các công trình nghiên cứu về XKLĐ, một số tác giả đã phân tích về vai trò của XKLĐ đối với các nước, về những tác động của lượng kiều hối từ người lao động ở nước ngoài chuyển về cũng như những vấn đề đặt ra do ảnh hưởng của di cư lao động… tiêu biểu trong số đó là: Công trình nghiên cứu nhan đề: “The Impact of Labour Immigration on households” của tác giả GodFrey Gunatilleke (năm 1992). Công trình này đề cập đến ảnh hưởng của việc di cư lao động đối với các hộ gia đình. Công trình nêu rõ lợi ích kinh tế và cán cân thanh toán của một số nước trong khu vực đã bị ảnh hưởng lớn do lượng kiều hối từ người lao động ở nước ngoài chuyển về. Đặc biệt như ở các khu vực Vịnh Ba Tư, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka và Thái Lan v.v… Ảnh hưởng của phong trào Quốc tế Lao động Thương mại và phát triển cũng được đề cập trong cuốn sách này. Công trình này chỉ ra việc di cư lao động sẽ tạo cơ hội làm thêm việc ở nước ngoài cho lao động các nước, trong đó có lao động Việt Nam. Lượng kiều hối do lao động chuyển tiền về hoặc mang về do tiết kiệm là khá lớn. Công trình cũng chỉ ra những thành công và thất bại mà người lao động di cư phải gánh chịu. Bài báo“International Migration Law”, đăng trên tờ International Organization for Migration, phân tích, nêu rõ các vấn đề liên quan đến pháp luật về di cư quốc tế. Bài báo cũng nêu rõ trách nhiệm quốc tế của các quốc gia trong di cư lao động quốc tế. Bài báo đồng thời phân tích rõ quyền di cư lao động quốc tế của con người được pháp luật quốc tế chấp nhận. Bài báo chỉ ra vấn đề lao động di cư đã được giải quyết ở cấp độ đa phương thông qua các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng như của Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của các lao động di cư9 và các thành viên trong gia đình họ. Ngoài ra còn có số lượng lớn các công cụ song phương giữa các nước gửi và nhận điều chỉnh khu vực này. Điều ước quốc tế về vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em cũng được đề cập và quy định rõ các quốc gia phải có những quy định về “cấm không được buôn bán phụ nữ và trẻ em; cấm buôn lậu” là hai trong số các Nghị định thư của Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Nghị định thư chống buôn lậu người di cư bằng đường biển, hàng không và đường bộ nhằm mục đích để ngăn chặn và chống buôn lậu, nhập cư và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong việc bảo vệ quyền lao động của người di cư. Tháng 7 năm 2009, công trình nghiên cứu có tên gọi: “ Out of Crisis” của tác giả W.Edwards Deming đã phân tích về những tác động của khủng hoảng kinh tế đối với thị trường lao động và kết luận rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 sẽ tác động đến sự còn và mất thị trường trong đó có thị trường lao động, cũng như mang lại cả việc làm và sự thất nghiệp cho nhiều nền kinh tế. Những phân tích trên đây cho thấy việc nghiên cứu để đưa ra những phân tích và đánh giá về những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đối với XKLĐ nói chung và đối với XKLĐ của Việt Nam nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, bài viết của các tác giả đăng tại trên các tạp chí khoa học ở trong nước nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động XKLĐ, đến khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến XKLĐ. Tiêu biểu trong số đó có các công trình dưới đây: Luận án tiến sĩ với đề tài: Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 19952010 do nghiên cứu sinh Trần Văn Hằng thực hiện và bảo vệ năm 1996. Luận án thuộc chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa quốc dân, mục đích nghiên cứu của luận án này là nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước XKLĐ theo cơ chế thị trường từ10 thực tiễn của hoạt động XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn 19952010 đồng thời đề xuất giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về XKLĐ; Năm 2004 nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Linh đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường”. Luận án này nghiên cứu thực trạng những yếu kém của công tác quản lý tài chính trong XKLĐ và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường cho giai đoạn sau năm 2005 đến năm 2010; Năm 2006, tác giả Trần Thị Thu công bố công trình nghiên cứu có tên gọi: “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay” trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010; Năm 2007 tác giả Nguyễn Phúc Khanh đã xuất bản cuốn sách có tên gọi: “Xuất khẩu sức lao động với chương trình quốc gia về việc làm thực trạng và giải pháp” trong đó phân tích những vấn đề về xuất khẩu sức lao động và đưa ra giải pháp để đẩy mạnh XKLĐ trong mối quan hệ với xây dựng chương trình quốc gia về việc làm. Ngoài các công trình nghiên cứu trên đây nhiều tác giả còn có các bài viết đăng tải trong các tạp chí quốc gia phân tích mối quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế và XKLĐ. Tiêu biểu trong số đó có: Bài viết có tựa đề: “Một số tác động và bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ” (đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11 năm 2008) của các tác giả Nguyễn Minh Phong Lê Tự Minh, trong đó đánh giá những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính ở Mỹ và đưa ra các bài học kinh nghiệm trong đó có bài học về đẩy mạnh XKLĐ; Năm 2008 tác giả TS Nguyễn Lương Trào có bài: “Giải pháp nào để doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam vượt qua thách thức và về đích năm 2008”, đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội (Số 329 năm 2008). Đây là bài viết phân tích những thách thức mà hoạt động XKLĐ Việt Nam phải đối mặt trên thị trường lao động quốc tế những năm 2008 và đề xuất các giải pháp cụ thể về nâng cao chất lượng nguồn lao động, về tuyển chọn, về đào tạo, về giáo dục định hướng cho các doanh nghiệp11 XKLĐ và các trường dạy nghề nhằm cải thiện chất lượng hàng hóa sức lao động của người lao động Việt Nam. Tác giả này cũng đưa ra các giải pháp đẩy mạnh về quản lý, đào tạo lao động Việt Nam trước và sau khi sang lao động, học tập và làm việc tại nước ngoài; Năm 2011 tác giả Nguyễn Thị Hoàng Lan có bài “Vấn đề lao động, việc làm ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại (Số 46 tháng 3 năm 2011) trong đó đưa ra một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại và giảm thiểu tác động tiêu cực của tiến trình này đến lao động, việc làm của Việt Nam; Tiếp theo, tác giả Nguyễn Thị Hoàng Lan có bài “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội (Số 414 từ 11592011) trong đó tác giả đã phân tích kỹ bên cạnh việc song song giữ vững các thị trường XKLĐ truyền thống, Việt Nam đã mở rộng thị phần tại một số thị trường mới như: Trung Đông, các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Cata,… Đồng thời bài viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam khi sang làm việc, lao động và học tập tại nước ngoài; Năm 2011 bài viết có tựa đề: Thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với quản lý Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Huyền (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – Số 8) phân tích những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về XKLĐ và đưa ra một số giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ; Năm 2012, tác giả Nguyễn Lương Trào công bố bài viết nhan đề: “Nâng cao sức cạnh tranh nhằm mở rộng và giữ vững thị phần xuất khẩu lao động trong bối cảnh mới”, trong đó phân tích những thách thức, khó khăn khách quan của XKLĐ Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cho đến nay, cùng với sự biến động về chính trị, khiến trên 10.000 lao động Việt Nam từ Libya phải về nước trước thời hạn. Bài viết này cũng nêu ra 4 giải pháp cụ thể nhằm giữ vững thị phần XKLĐ của Việt Nam trong bối cảnh mới… Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên phân tích vấn đề XKLĐ của Việt Nam ở nhiều góc độ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ12 thống và toàn diện, cả về mặt lý luận và thực tiễn, về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và những tác động của nó đến XKLĐ của Việt Nam. Đặc biệt chưa có công trình nào phân tích thực trạng XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 để lấy đó làm cơ sở so sánh với tình hình XKLĐ của Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam trong giai đoạn mới – giai đoạn hậu khủng hoảng. Có thể nói đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 1.3. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, những công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước đã phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau về XKLĐ, về khủng hoảng kinh tế, về di cư lao động quốc tế; về những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế các nước, đến hoạt động XKLĐ của các nước trong đó có Việt Nam… Nhìn chung, các bài viết hoặc công trình nêu trên chưa đề cập một cách toàn diện đến những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến XKLĐ Việt Nam. Qua tìm hiểu tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra một số đánh giá như sau: Về xuất khẩu lao động. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên đã phân tích khá cụ thể về vấn đề XKLĐ, về đặc điểm của XKLĐ, về các yêu cầu đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, những công trình nêu trên chưa phân tích thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 để tìm ra những nhân tố tác động đến XKLĐ của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 và dự báo về những tác động của nhân tố đó đến XKLĐ của Việt Nam cho cả giai đoạn sau khủng hoảng nhằm đề xuất giải pháp hữu hiệu trong việc đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới. Về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 trong mối quan hệ với xuất khẩu lao động. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích về nguyên nhân, đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện, cả về mặt lý luận và thực tiễn, về những tác động (kể cả tác động tiêu cực và tác động tích cực) của nó đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam để trên cơ sở đó đề xuất giải pháp13 hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong những năm sắp tới, đặc biệt khi nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng. Tóm lại, tác giả cho rằng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của XKLĐ Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới, chưa có một luận án tiến sĩ nào công bố trùng với tên và nội dung của luận án. Có thể nói, luận án không trùng lặp với các công trình đã công bố trước đó. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục đích nghiên cứu đặt ra ở trên và trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến nội dung và hướng tiếp cận của đề tài luận án, tác giả luận án xác định một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của luận án. Những câu hỏi đó là: Thứ nhất, XKLĐ là gì? XKLĐ có đặc điểm gì so với XKHH? XKLĐ có vai trò như thế nào đối với nước XK, đối với nước NK và đối với Việt Nam? Có những nhân tố nào tác động tới XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng hoảng kinh tế năm 2008? Thứ hai, Nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008? Hoạt động xuất khẩu lao động trên thế giới nói chung và XKLĐ của Việt Nam nói riêng chịu những tác động như thế nào của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008? Tình hình XKLĐ của Việt Nam trong thời gian trước khi có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 có gì khác so với tình hình XKLĐ của Việt Nam sau năm 2008 đến nay? Đâu là những tác động tiêu cực và đâu là cơ hội (tức ảnh hưởng tích cực) của cuộc khủng hoảng này đến XKLĐ của Việt Nam? Thứ ba, những yêu cầu đặt ra cho việc phải tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới đây là gì? Đâu là giải pháp phát huy những tác động tích cực, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, cho XKLĐ Việt Nam và đâu là giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực? Trong điều kiện hiện nay, để đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam, cần phải bảo đảm những điều kiện nào? 2.2. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết liên quan đến xuất khẩu lao động: Lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa14 (XKHH); lý thuyết về người lao động, về hàng hóasức lao động; lý thuyết về thị trường xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng hóa sức lao động; lý thuyết về các hình thức XKLĐ; lý thuyết về các yếu tố tác động đến hoạt động XKLĐ. Lý thuyết liên quan đến khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008: Sự hình thành, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và mối quan hệ giữa cuộc khủng hoảng này đến XKLĐ của Việt Nam 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu (1). Giả thuyết nghiên cứu là: Các quan niệm về XKLĐ, vai trò của XKLĐ, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ; khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 chỉ có tác động tiêu cực hay có cả tác động tích cực đến hoạt động XKLĐ. Đây là những giả thuyết chưa có sự nhìn nhận một cách thống nhất và sáng tỏ, do đó cần phải được nghiên cứu và luận giải Vì vậy, kết quả nghiên cứu phải có cách hiểu thống nhất về những vấn đề trên. (2). Giả thuyết nghiên cứu là: Hiện nay XKLĐ của Việt Nam đang chịu tác động như thế nào của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008? Vấn đề này chưa được phân tích một cách hệ thống, đầy đủ và cụ thể. Do đó, kết quả nghiên cứu (dự định) là phải khẳng định và làm rõ được những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến nền kinh tế của Việt Nam trong đó phải làm rõ được những tác động của nó đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam. (3). Giả thuyết nghiên cứu là: Những yêu cầu nào đặt ra cho việc phải tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ sau khủng hoảng? Những giải pháp nào được coi là thiết thực nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, đặc biệt là những biện pháp hữu hiệu nào để giải quyết những vấn đề tiêu cực đối với số lao động bị về nước trước hạn: Chính sách xã hội? Chính sách kinh tế? Nghĩa vụ và trách nhiệm của Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ từ Trung ương đến địa phương? Nghĩa vụ và trách nhiệm của các doanh nghiệp XKLĐ… Kết quả nghiên cứu (dự kiến): Đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam cho giai đoạn hiện nay và cho cả giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 200815 2.4. Về hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài Như đã phân tích ở trên, những vấn đề về XKLĐ, về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và về những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới nói chung và đến nền kinh tế mỗi nước nói riêng đều đã có nhiều tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, với riêng luận án tiến sĩ này, hướng tiếp cận của đề tài luận án là tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp), những tác động (tiêu cực và tích cực) của chính cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Nói cách khác, hướng tiếp cận của luận án là sẽ phân tích thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước năm 2008 và đặt nó trong mối quan hệ để so sánh với tình hình XKLĐ của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhằm tìm xem đâu là những tác động thật sự của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh XKLĐ với ý nghĩa là một hoạt động mang tầm chiến lược quốc gia trong giai đoạn mới, giai đoạn sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực XKLĐ khi nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam vượt qua khủng hoảng và phục hồi sau suy thoái. Luận án tiến sĩ này là Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Quốc tế. Do đó, những giải pháp mà luận án đề xuất sẽ nhấn mạnh vào những giải pháp mang tính vĩ mô. Đó là những giải pháp liên quan đến những quy định trong chính sách quốc gia về phát triển XKLĐ, những quy định trong pháp luật do Nhà nước ban hành có liên quan đến XKLĐ… Tất nhiên, những giải pháp đối với doanh nghiệp XKLĐ hay đối với phía người lao động Việt Nam cũng sẽ được luận án phân tích, tuy nhiên, phương pháp tiếp cận chủ yếu vẫn là những đề xuất liên quan đến chính sách vĩ mô của Nhà nước. Với phương pháp tiếp cận nêu trên, khi nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về XKLĐ, luận án cũng tập trung phân tích kinh nghiệm của các nước có nhiều thành công trong lĩnh vực XKLĐ do vì các nước này đã đưa ra được nhiều giải pháp vĩ mô, tức là giải pháp về phía Chính phủ và các cơ quan quản lý của họ, trong việc đổi mới công tác quản lý nhà nước và trong việc đề ra những chính sách phù hợp để thúc đẩy XKLĐ của mỗi nước trong giai đoạn mới.16 Kết luận Qua nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tên đề tài của luận án tiến sĩ này, có thể thấy: Vấn đề về XKLĐ, vấn đề về khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động XKLĐ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài đều hướng đến mục tiêu là phân tích và tìm kiếm biện pháp để đẩy mạnh XKLĐ với ý nghĩa là hoạt động kinh tế đối ngoại mang tầm chiến lược của quốc gia. Tuy nhiên, do vì những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vẫn còn đang tiếp diễn, do đó những công trình nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về tác động của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, chưa có công trình nào phân tích một cách cụ thể về thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước khủng hoảng và đặt nó trong mối quan hệ với tình hình XKLĐ của Việt Nam từ năm 2008 đến nay để đưa ra dự báo về triển vọng XKLĐ của Việt Nam trong thời gian sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam cho những năm tiếp theo, đặc biệt cho giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Điều này thúc đẩy tác giả luận án tập trung nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp phù hợp cho XKLĐ của Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 Những giải pháp của tác giả sẽ phải bao gồm các giải pháp vĩ mô và vi mô, trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp vĩ mô của Chính phủ, kể cả nhóm giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đối với XKLĐ của Việt Nam lẫn nhóm giải pháp vận dụng kinh nghiệm XKLĐ các nước để đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.17 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về xuất khẩu lao động 1.1.1.1. Xuất khẩu lao động là gì? Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hiện tượng kinh tế xã hội xuất hiện từ cuối thế kỷ IXX. Cho đến nay, XKLĐ trở nên rất phổ biến và là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, XKLĐ là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích, trong đó có vấn đề về việc xác định khái niệm về XKLĐ. Mặc dù vậy, thế nào là XKLĐ thì cho đến nay vẫn có quá ít công trình nghiên cứu, mổ xẻ để làm rõ khái niệm này. Theo tác giả Nguyễn Phúc Khanh: “XKLĐ là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia nhằm thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động” (Nguyễn Phúc Khanh 2005, tr.5). Khái niệm này nhấn mạnh rằng XKLĐ là một lĩnh vực hoạt động của hoạt động kinh tế đối ngoại, theo đó một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác. Khái niệm này cũng chỉ ra rằng XKLĐ là hoạt động có thời hạn và là hoạt động hợp pháp được quốc gia đưa và nhận lao động thỏa thuận thực hiện. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa lột tả được thế nào là XKLĐ, mà chủ yếu nêu rõ rằng XKLĐ là việc cung ứng lao động từ quốc gia này cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, hợp pháp được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. Theo người viết, muốn hiểu rõ XKLĐ là gì thì cần phải làm rõ xuất khẩu là gì và lao động là gì?18 Xuất khẩu là khái niệm được đề cập đến nhiều trong các tài liệu, văn bản, sách báo nhưng lại ít có tài liệu đưa ra khái niệm về xuất khẩu mà chỉ có khái niệm về xuất khẩu hàng hóa. Theo Điều 28 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01012006), xuất khẩu hàng hóa là việc “hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam…theo qui định của pháp luật”. Nếu hiểu xuất khẩu hàng hóa theo quy định nêu trên của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì XKLĐ là việc đưa người lao động Việt Nam ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là XKLĐ, tức là việc đưa người lao động ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước có đặc điểm gì? Và người lao động có phải là hàng hóa hay không? Người viết cho rằng khi đưa người lao động ra nước ngoài, điều mà nước nhận người lao động và nước đưa người lao động ra khỏi lãnh thổ của mình quan tâm chính là lao động của người đó. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo lập, thay đổi những vật thể tự nhiên để đáp ứng hoặc làm cho phù hợp với nhu cầu của mình. Lao động là hoạt động thuộc về bản chất và là phẩm chất đặc biệt của con người, nó khác với hoạt động theo bản năng của loài vật. Về điều này, C.Mác khẳng định: “Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi” (Giáo trình kinh tế chính trị MácLê Nin 2006, tr.39). Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người, làm cho con người thay đổi cả về thể lực và trí lực. Như vậy, lao động của con người nói lên kỹ năng, tay nghề, kinh nghiệm được thể hiện qua công việc mà người đó thực hiện. Cái mà nước nhận lao động và nước đưa người lao động ra nước ngoài quan tâm chính là công việc mà người lao động đảm nhận. Nếu người lao động thực hiện công việc này một cách tốt nhất thì cũng có nghĩa là người lao động đã làm hài lòng người sử dụng lao động của họ. Để thực hiện được công việc một cách tốt nhất thì người lao động phải có sức khỏe, phải có thể lực, phải có năng lực thực hiện công việc đó. Đó chính là sức lao động của con người. Lao động là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho người lao động, cho người sử dụng lao19 động và cho xã hội. Với tinh thần này, C.Mác cho rằng “Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động” (Giáo trình Kinh tế chính trị MácLê Nin 2006, tr.7). Sức lao động là quá trình tổng hợp lao động đồng thời với quá trình sử dụng sức lao động nhằm tạo ra của cải cho xã hội. Con người sử dụng sức lao động tiềm tàng của mình để tạo ra của cải vật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 Ngành: KINH TẾ NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN HÀ NỘI – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 Ngành : Kinh tế Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 62 31 01 06 NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN Người hướng dẫn khoa học: GS,TS Nguyễn Thị Mơ Hà Nội - 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng Các số liệu nêu luận án trung thực Những kết luận khoa học luận án không trùng lặp chưa công bố công trình nghiên cứu trước Tác giả luận án NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ix PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu nước 1.2 Tình hình nghiên cứu Việt Nam .9 1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 12 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 13 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 13 2.2 Lý thuyết nghiên cứu 13 2.3 Các giả thuyết nghiên cứu .14 2.4 Về hướng tiếp cận nghiên cứu đề tài 15 Kết luận 16 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 17 Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 .17 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 17 1.1.1 Khái niệm đặc điểm xuất lao động 17 1.1.2 Các hình thức xuất lao động 28 1.1.3 Vai trò tác động xuất lao động 31 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất lao động 35 iii 1.2 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 39 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên nhân khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 .39 1.2.2 Những tác động khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 đến xuất lao động .49 1.3 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC 54 1.3.1 Kinh nghiệm Philippine 55 1.3.2 Kinh nghiệm Indonesia 58 1.3.3 Kinh nghiệm Ấn Độ .61 Chương 2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 63 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 63 2.1.1 Thực trạng xuất lao động Việt Nam trước xẩy khủng hoảng kinh tế năm 2008 63 2.1.2 Thực trạng xuất lao động Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 79 2.1.3 Nhận xét chung thực trạng xuất lao động Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 90 2.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 97 2.2.1 Những tác động tiêu cực 97 2.2.2 Những tác động tích cực 103 Chương 3.QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 109 3.1 DỰ BÁO VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 109 3.1.1 Về cầu lao động xuất lao động thời gian tới 109 3.1.2 Về nguồn cung lao động thị trường lao động Việt Nam cho xuất lao động thời gian tới 112 iv 3.2 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 115 3.2.1 Quan điểm phát triển xuất lao động Việt Nam thời gian tới 115 3.2.2 Định hướng phát triển xuất lao động Việt Nam thời gian tới 116 3.3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 119 3.3.1 Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực phát huy tác động tích cực khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 119 3.3.2 Nhóm giải đẩy mạnh xuất lao động Việt Nam thời gian tới 123 3.3.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm thực giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất lao động Việt Nam thời gian tới 142 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Chữ viết tắt ASEAN BIT Tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Anh Association of Southeast Asian Hiệp hội quốc gia Đông Nations Nam Á International office jobs Văn phòng việc làm Quốc tế Consejo Nacional de Ciencia y CONACYT Tecnologia - National Council of Science and Technology CECA Hội đồng Khoa học Công nghệ Quốc Gia Mexico Committee for Education and Ủy ban Hành động Văn hóa Cultural Action Giáo dục FED Federal Reserve System Cục Dự trữ liên bang FTA Free Trade Area Khu vực Thương mại Tự FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước GATS GDP IMM Japan IMF ILO IOM JITCO General Agreement on Trade in Hiệp định chung Thương mại Services Dịch vụ Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Association of Japanese Small Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ and medium Enterprises vừa Nhật Bản International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Organization International Organization for Migration Japan International Organization Tổ chức Di cư Quốc tế Traning Tổ chức Đào tạo Quốc tế Nhật Bản vi KOTEF KOTRA MOU NBER OECD Korea Industrial Technology Tổ chức Công nghệ Công Foundation nghiệp Hàn Quốc Korea Trade Investment Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Promotion Agency Thương mại Hàn Quốc Memorandum Of Bản ghi nhớ Understanding National Agency U.S economic Cơ quan Quốc gia nghiên cứu Research Kinh tế Mỹ Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác Phát triển operation and Development Kinh tế Philippine Ocerseas Cục Quản lý việc làm Ngoài Employment Administration nước Philippine RCPs Regional Consultation Process Tiến trình Tư vấn Khu vực TIS Translating POEA and Interpreting Service Dịch vụ biên phiên dịch Tiểu Vương quốc Ả rập Thống UAE United Arab Emirates WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới vii Tiếng Việt BLĐTB&XH Bộ Lao động Thương Binh Xã hội CQLĐNN Cục Quản lý lao động Ngoài nước DN Doanh nghiệp DN-ĐT-GD Dạy nghề - Đào tạo – Giáo dục DN XKLĐ Doanh nghiệp xuất lao động EPS Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước Hàn Quốc HH Hàng hóa KTQT Kinh tế quốc tế LĐ Lao động NK Nhập NKLĐ Nhập lao động NKHH Nhập hàng hóa NNK Nước nhập NXK Nước xuất TNS Tu nghiệp sinh TTS Thực tập sinh XK Xuất XKHH Xuất hàng hóa XKLĐ Xuất lao động viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu lao động xuất theo giới tính giai đoạn 2000-2007 65 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề giai đoạn 2003-2005 .66 Bảng 2.3: Số lượng lao động xuất Việt Nam giai đoạn 2000-2007 70 Bảng 2.4: Số lượng lao động Việt Nam làm việc Malaysia giai đoạn 2002-2007 72 Bảng 2.5: Số lượng lao động Việt Nam xuất sang Đài Loan theo cấu ngành nghề giai đoạn 2000 - 2007 74 Bảng 2.6: Số lượng lao động xuất sang Hàn Quốc giai đoạn 2003-2007 tỷ trọng so với nước 75 Bảng 2.7: Số lượng lao động xuất sang Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2007 tỷ trọng so với nước 77 Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề lao động xuất Việt Nam Nhật Bản giai đoạn 2000-2007 78 Bảng 2.9: Số lượng tu nghiệp sinh, thực tập sinh Việt Nam Nhật Bản bỏ trốn giai đoạn 2002-2006 78 Bảng 2.10: Số lượng lao động xuất Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến tháng đầu năm 2013 82 Bảng 2.11: Thu nhập bình quân hàng tháng người lao động số thị trường 92 Bảng 2.12: Hiệu kinh tế người lao động số thị trường 94 Bảng 2.13: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất lao động 96 Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình lao động Việt Nam làm việc nước bị việc làm khủng hoảng kinh tế Thế Giới (Từ 01/10/2008 đến 31/05/2009) .99 Bảng 2.15: Lao động Việt Nam làm việc nước nước trước hạn giai đoạn 2008 đến tháng đầu năm 2011 102 Bảng 2.16: XKLĐ gia tăng thị trường giai đoạn 2008-2012 104 Bảng 3.1: Dự báo lực lượng lao động Việt Nam thời gian tới 113 Bảng 3.2: Dự báo số lượng lao động xuất Việt Nam thời gian tới 114 10 XKLĐ, số giai đoạn gây khan cục LĐ lĩnh vực cần LĐ giản đơn, lao động đòi hỏi tay nghề cao, nước khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, XKLĐ tăng cao thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bền vững Hiện tượng “chảy máu chất xám” nước gia tăng có gia tăng XKLĐ có trình độ chuyên môn cao gây nhiều khó khăn cho nước XKLĐ, đặc biệt nước phát triển nước thực trình công nghiệp hóa đại hóa đất nước - XKLĐ ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn - xã hội: Khi người LĐ nước làm việc mặt tích cực mà họ tiếp thu từ nước ngoài, phận người LĐ tiếp nhận thói hư, tật xấu xã hội nước nhập cư Về nước họ mang theo thói xấu có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội quê nhà Ngoại tệ người LĐ gửi gia đình số trường hợp không sử dụng hiệu dẫn đến tiêu cực, gây trật tự xã hội - XKLĐ làm gia tăng tội phạm hình sự: Do quản lý XKLĐ buông lỏng, tiêu XKLĐ thấp số lượng người LĐ muốn làm việc nước cao số DN XKLĐ xảy tình trạng tiêu cực đút lót, hối lộ, lừa đảo người LĐ phải trả mức phí cao để LĐ thị trường có thu nhập cao thông qua môi giới XKLĐ Điều phần làm gia tăng tội phạm hình sự, gây phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội 1.1.3.2 Đối với nước nhập lao động - NKLĐ góp phần giải nhu cầu thiếu hụt lao động nước nhập khẩu: Việc NKLĐ góp phần cải thiện tình hình khan lao động nước tiếp nhận, làm tăng cung lao động, giảm căng thẳng cung cầu thị trường LĐ, công việc nặng nhọc mà LĐ xứ không muốn làm không quen làm - NKLĐ tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho người lao động: Nếu không NKLĐ, nước NKLĐ phải bỏ khoản chi phí để nuôi dưỡng đào tạo công dân nước tuổi LĐ Nếu nhập LĐ có tay nghề tiết kiệm cho nước nhập cư khoản chi phí đào tạo không nhỏ - NKLĐ góp phần phát triển kinh tế tích lũy cho xã hội: Những người LĐNK tham gia vào trình sản xuất, tiêu dùng nước NK đóng góp phần định vào phát triển KT-XH nước NKLĐ, đồng thời thông qua khoản đóng góp họ thuế thu nhập, phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế loại phí khác… họ làm gia tăng phần tích lũy cho xã hội nước NKLĐ 11 Ngoài vai trò quan trọng mà NKLĐ mang lại cho nước nhập khẩu, NKLĐ có tác động tiêu cực nước NKLĐ, như: - NKLĐ gây trì trệ việc áp dụng tiến khoa học đổi công nghệ: Các chủ sử dụng LĐ dựa vào NKLĐ không lành nghề với giá rẻ nên quan tâm đến việc áp dụng tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất việc đổi trang thiết bị lao động khiến cho sở sử dụng LĐNK trở nên trì trệ, chậm đổi ảnh hưởng không nhỏ đến trình đại hóa nước NKLĐ - NKLĐ dẫn đến tình trạng có số ngành phụ thuộc vào lao động nhập khẩu: Thực tế, LĐNK đến làm việc thời gian ngắn, thường đến năm, nên không ổn định số lượng trình độ chuyên môn, chưa kể đến việc NKLĐ phụ thuộc vào sách nhập cư Chính phủ tình hình kinh tế trị, … Do đó, việc phụ thuộc vào nguồn LĐNK lâu dài có tác động không tốt số ngành công nghiệp nước NKLĐ - NKLĐ tạo cộng đồng lao động nhập cư: Những lao động nhập cư mang đến điều tốt thói hư tật xấu lối sống, sinh hoạt làm ảnh hưởng đến an ninh, đến trật tự xã hội, gây đoàn kết cộng đồng, gây nên phản ứng xích dân tộc làm xấu quan hệ hữu nghị nước 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất lao động 1.1.4.1 Cầu xuất lao động: Cầu XKLĐ số nước phụ thuộc vào nhu cầu tiếp nhận LĐ thị trường NKLĐ, vào thu nhập, điều kiện sống, làm việc người LĐ nước ngoài, vào sách NKLĐ nước tiếp nhận lao động Các yếu tố khác tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống tác động đến cầu lao động Khi cầu LĐNK tăng, hoạt động XKLĐ có hội phát triển mạnh mẽ Khi sản xuất nước NKLĐ bị thu hẹp, nạn thất nghiệp gia tăng cầu LĐNK giảm, hoạt động XKLĐ gặp khó khăn thị trường 1.1.4.2 Nguồn cung xuất lao động: Phụ thuộc vào số lượng, chất lượng LĐ sẵn sàng tham gia XKLĐ, sách XKLĐ nước Thị trường lao động giới có sàng lọc sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, chất lượng LĐ tham gia XKLĐ định đến cung XKLĐ 1.1.4.3 Cơ chế tổ chức, quản lý điều hành hoạt động xuất lao động: Được xây dựng dựa chủ trương, sách, pháp luật nước XKLĐ nước NKLĐ 12 1.2 CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên nhân khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 1.2.1.1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế: khủng hoảng kinh tế giới, gọi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, suy giảm nghiêm trọng hoạt động kinh tế mà biểu suy thoái kinh tế diễn nhanh chóng theo chu kỳ với quy mô vực dậy với ảnh hưởng tiêu cực đến KT nhiều quốc gia KT toàn cầu 1.2.1.2 Đặc điểm khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 Thứ nhất, khởi nguồn khủng hoảng tài tiền tệ Hoa Kỳ Thứ hai, khủng hoảng tài Hoa Kỳ lan đến hầu Châu Âu nước khác Thứ ba, khủng hoảng tài Mỹ dẫn đến khủng hoảng kinh tế phạm vi toàn cầu 1.2.1.3 Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 Thứ nhất, rủi ro cao tiềm ẩn sách dễ dãi việc cho phép ngân hàng thương mại hoạt động đa Thứ hai, thiếu kiểm soát Chính phủ Hoa Kỳ hoạt động công cụ tài Thứ ba, sách Chính phủ Hoa Kỳ cho phép mở rộng hoạt động mang tính đầu ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Thứ tư, tình trạng bong bóng thị trường bất động sản kiểm soát Chính phủ Hoa Kỳ Những phân tích cho thấy khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 kết chạy đua tìm kiếm lợi nhuận cách không kiểm soát, đẩy kinh tế rơi vào suy thoái, kéo theo suy thoái kinh tế nhiều nước dẫn đến khủng hoảng kinh tế mới, khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 1.2.2 Những tác động khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 đến xuất lao động 1.2.2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 có tác động tiêu cực đến cầu xuất lao động 1.2.2.2 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 làm thay đổi nguồn cung 13 xuất lao động 1.2.2.3 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 buộc nước XKLĐ phải xem xét lại chế tổ chức, quản lý điều hành hoạt động XKLĐ 1.2.2.4 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 làm cho thị trường XKLĐ bị xáo trộn 1.3 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1.3.1 Kinh nghiệm Philippine 1.3.1.1 Kinh nghiệm tăng cường vai trò Chính phủ việc quản lý hoạt động XKLĐ Chính phủ Philippin khuyến khích công ty XKLĐ tư nhân lập quỹ lao động riêng họ để sử dụng trường hợp NLĐ công ty đưa nước làm việc bị nước trước thời hạn 1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý chặt chẽ công ty tuyển dụng LĐXK Chính phủ Philippin quy định người LĐ Philippin làm việc nước cấp loại hộ chiếu có đóng dấu đặc biệt Trung tâm dịch vụ LĐ thuộc POEA Quy định giúp Chính phủ Philippin quản lý sát số LĐXK họ sống LĐ nước 1.3.1.3 Kinh nghiệm xây dựng thực nhiều sách ưu đãi với người lao động làm việc nước đường hợp pháp Chính phủ cấp cho người LĐXK giấy chứng nhận “Balik Manggagawa” đảm bảo sau họ nước tiếp tục nhận vào nơi làm việc trước đi.Với sách thiết Chính phủ, người lao động Philippin làm việc nước bỏ trốn sau hết hợp đồng lao động Đây kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam nghiên cứu áp dụng từ Philippin hoạt động XKLĐ 1.3.2 Kinh nghiệm Indonesia 1.3.2.1 Kinh nghiệm việc coi XKLĐ quốc sách, ngành công nghiệp hàng đầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Chính phủ Indonesia trực tiếp quản lý hoạt động XKLĐ thông qua chế quản lý, điều hành chương trình việc làm nước Bộ Nhân lực Di trú Indonesia thành lập có nhiệm vụ cấp giấy phép, giám sát hoạt động XKLĐ đưa hình thức xử lý vi phạm sở tư nhân hoạt động lĩnh vực tuyển dụng LĐXK 1.3.2.2 Kinh nghiệm việc giao nhiệm vụ tuyển dụng LĐXK cho quan Nhà nước đảm nhiệm Cơ quan tuyển dụng lao động Indonesia (PJTKI) trực thuộc Bộ 14 Lao động Indonesia quan Nhà nước chịu trách nhiệm tuyển dụng gửi người LĐ nước làm việc Tuy nhiên, vai trò PJTKI nhiều hạn chế mạng lưới hoạt động tập trung thành phố, chưa vươn đến vùng nông thôn nghèo nơi có nhu cầu lớn XKLĐ người dân Đây kinh nghiệm cần Việt Nam quan tâm xem xét trước áp dụng 1.3.2.3 Kinh nghiệm việc tạo lập chế hữu hiệu để bảo vệ người LĐ thời gian người LĐ làm việc nước họ nước Sau người lao động hồi hương, Indonesia có bệnh viện chuyên điều trị cho người sau LĐ hồi hương Việt Nam cần xem xét áp dụng hình thức 1.3.3 Kinh nghiệm Ấn Độ 1.3.3.1 Kinh nghiệm xử phạt nghiêm minh với chế tài phù hợp Cơ quan có thẩm quyền tịch thu phần toàn số tiền ký quỹ tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tuyển chọn đưa người LĐ nước tổ chức vi phạm cam kết Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ yêu cầu hủy bỏ hợp đồng cung ứng LĐXK cấm đưa người LĐ sang số nước khác 1.3.3.2 Kinh nghiệm xuất chuyên gia công nghệ thông tin Để tiếp tục giữ vững thị phần XKLĐ, chuyên gia CNTT trước biến động cung cầu XKLĐ tác động khủng hoảng kinh tế gới năm 2008, Chính phủ Ấn Độ tích cực ký thỏa thuận hợp tác với nước Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á lĩnh vực y tế, giáo dục kỹ thuật liên quan đến hoạt động XKLĐ Điều tạo thuận lợi để chuyên gia Ấn Độ sử dụng dịch vụ cách tốt lao động họ làm việc nước Chương THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 2.1.1 Thực trạng xuất lao động Việt Nam trước xẩy khủng hoảng kinh tế năm 2008 2.1.1.1 Về số lượng lao động xuất Việt Nam đưa lao động nước làm việc có thời hạn 33 năm XKLĐ Việt Nam có bước đột phá số lượng Chia khoảng thời gian 2000-2007 thành hai giai đoạn với mốc phân chia năm 2004, đánh dấu sụt 15 giảm đáng kể số lượng lao động xuất Từ 2000-2003, số lao động làm việc nước năm 2003 tăng mạnh, đạt 75.000 người (tăng 62,6% so với năm 2002 107,03% so với năm 2001) Năm 2003, chiến tranh Iraq dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) nên Malaysia Hàn Quốc tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam từ 1/4/2003, Đài Loan hạn chế kiểm tra Visa lao động Việt Nam chặt chẽ số lao động XKLĐ tăng nhanh Điều có mặt nhờ vào chuyển đổi chế, sách Nhà nước, mặt khác hỗ trợ tích cực ngành, địa phương nỗ lực doanh nghiệp việc mở rộng thị trường XKLĐ 2.1.1.2 Về cấu lao động xuất Cơ cấu theo giới tính: Trong năm trước khủng hoảng kinh tế giới năm 2008, Việt Nam chủ yếu xuất lao động nam nước Trung bình giai đoạn 2000-2007, số lao động nam tham gia vào hoạt động xuất lao động chiếm gần 70% tổng số lao động nhập Việt Nam Việt Nam nước xuất nhiều lao động nam cố tăng dần tỷ trọng lao động nữ lao động nước Lý lao động nữ Việt Nam lực chưa tốt, ngoại ngữ yếu lao động nữ lực lượng khó tìm việc làm Thu nhập nước họ thấp nam giới, hội tìm kiếm việc làm nước phù hợp với LĐ nữ không nhiều, thu nhập lại bấp bênh Số lao động nữ chủ yếu làm số công việc như: Công nhân nhà máy dệt, may mặc, giúp việc gia đình, hộ lý… Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề: Về trình độ tay nghề, lao động Việt Nam nước làm việc phần lớn có trình độ tay nghề thấp, chí tay nghề Đa số lao động Việt Nam tốt nghiệp cấp II, người có trình độ văn hoá cấp III đào tạo nghề trước nước làm việc Cơ cấu lao động theo ngành nghề: Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, lao động Việt Nam làm việc nước bị hạn chế ngành nghề lao động Trong giai đoạn từ năm 2000-2007, lao động Việt Nam nước làm việc ngành nghề thuộc lĩnh vực khác xây dựng, công nghệ dân dụng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, dịch vụ vận tải biển Lao động nhập Việt Nam đảm nhận công việc thủ công, không đòi hỏi trình độ hay kỹ chuyên môn cao thợ xây dựng, thuyền viên, thợ mỏ, y tá, canh tác nông nghiệp…Và vị trí công việc thường có thu nhập thấp, điều kiện làm việc môi trường lao động khó khăn, không thuận lơi 16 2.1.1.3 Về thị trường xuất lao động Trong thời gian trước khủng hoảng, tức giai đoạn 2000-2007, thị trường xuất lao động Việt Nam mở rộng, lao động Việt Nam có mặt 40 quốc gia vùng lãnh thổ, song đông đảo châu Á, có thị trường xuất lao động truyền thống Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc Malaysia, Singapore… Như vậy, trước xẩy khủng hoảng kinh tế giới năm 2008, thị trường nhập lao động chủ yếu Việt Nam thị trường XKLĐ truyền thống, gồm Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc Nhật Bản 2.1.2 Thực trạng xuất lao động Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 2.1.2.1 Về số lượng lao động xuất Do tác động khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 nên số lượng lao động xuất bị giảm sút Trong tháng 3/2013, Việt Nam đưa 6.943 người lao động làm việc nước (Đài Loan 2.998 người; Hàn Quốc 1.563 người; Nhật Bản 236 người; Malaysia 842 người; UAE 43 người, Ả rập Xê út 92 người ) Tính chung, ba tháng đầu năm 2013 đưa 19.814 người nước làm việc (Phong Cầm, 2013) Dự báo đến cuối năm 2013 Việt Nam khó hoàn thành mục tiêu xuất lao động đặt 2.1.2.2 Về cấu lao động xuất Số lượng lao động phổ thông giảm từ 77,98% xuống 55,39%, lao động qua đào tạo tăng từ 22,02% lên 44.61%, đặc biệt chuyên gia kỹ thuật lao động lành nghề tăng từ 2,44% lên 12,49% Các ngành nghề xuất lao động mở rộng từ xây dựng, công nghiệp, y tế…sang lâm nghiệp, vận tải, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, sân gôn, bán hàng, quản lý chung cư, bảo vệ siêu thị, cửa hàng, khu thương mại… 2.1.2.3 Về thị trường xuất lao động Tại thị trường Malaysia: Do tác động khủng hoảng kinh tế giới năm 2008, từ năm 2009 đến nay, luật pháp Malaysia khắt khe hơn, thị trường lao động Malaysia chênh lệch thu nhập theo hợp đồng bên nên số lao động phá vỡ hợp đồng bỏ trốn làm việc Malaysia không đáng kể, chiếm 1% tổng số lao động đưa Tại thị trường Đài Loan: Do có cạnh tranh khốc liệt sau khủng hoảng nên năm 2012 Việt nam đưa sang Đài Loan 30.533 người; Trong tháng đầu năm 2013 11.810 người 17 Tại thị trường Hàn Quốc: Tính đến tháng năm 2013, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn Hàn Quốc có dấu hiệu giảm không đáng kể Tình hình đặt cho Chính phủ quan chức Việt Nam nhiều thách thức, thử thách lớn để có giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, liệt lao động sang làm việc học tập thị trường Tại thị trường Nhật Bản: Năm 2013, Nhật Bản tăng số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam từ 7.000 lao động (năm 2012) lên khoảng 8.000-9.000 lao động năm 2013 (Phong Cầm, Tienphongonline ngày 7/2/2013) Đây hội tốt để đưa nhiều lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc năm 2013 năm 2.1.2.4 Về hình thức xuất lao động Hình thức xuất lao động có thay đổi định trước khủng hoảng, hình thức xuất lao động mà Việt Nam ưa chuộng hình thức xuất lao động thực doanh nghiệp tổ chức nghiệp (chiếm tới 82%) sau khủng hoảng, hình thức chiếm 73% Xuất lao động theo hình thức đấu thầu đầu tư nước chiếm 8% giai đoạn trước khủng hoảng sau khủng hoảng, hình thức chiếm 14,84% Xuất lao động theo hình thức hợp đồng cá nhân chiếm 1% giai đoạn trước khủng hoảng, sau khủng hoảng, hình thức chiếm 4% 2.1.3 Nhận xét chung thực trạng xuất lao động Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 2.1.3.1 Về thị trường XKLĐ: Việt Nam giữ thị trường XKLĐ trọng điểm truyền thống (Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản) Nhu cầu nhập lao động từ Việt Nam sang thị trường cao cho dù có biến động định cung cầu lao động sau khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 Với thị trường Nhật Bản, thay đổi quan hệ đối ngoại – Việt Nam có nhiều khả phát triển XKLĐ sang Nhật Bản năm tới với đơn hàng đa dạng Đây thuận lợi thành công hoạt động XKLĐ Việt Nam Bất cập lớn XKLĐ Việt Nam kể trước sau khủng hoảng, tình trạng người LĐVN lại nước Sở cách bất hợp pháp ngày gia tăng Tình trạng biện pháp ngăn chặn, xử lý mạnh lực cạnh tranh XKLĐ Việt Nam giảm sút khó giữ thị trường Đồng thời nguồn cung cho XKLĐ phạm vi toàn cầu dôi dư 18 nước xuất lao động tìm biện pháp để cạnh tranh, giành giật thị trường xuất lao động 2.1.3.2 Về chất lượng XKLĐ cấu ngành nghề: Từ sau khủng hoảng kinh tế giới năm 2008, nhận thấy biến động cung cầu chất lượng nguồn LĐNK theo nước NKLĐ, kể nước nhập nêu gia tăng nhu cầu NKLĐ qua đào tạo, lao động có kỹ thuật (lao động sỹ quan biển, lao động ngành CNTT…), đặc biệt lao động có kỹ quản lý (quản lý nhà hàng, quản lý khu chung cư…), năm gần Nhà nước doanh nghiệp Việt Nam kịp thời chuyển hướng sang XKLĐ đối tượng lao động Đây thành công đáng kể hoạt động XKLĐ nay, đặc biệt sau khủng hoảng Tất nhiên số lượng lao động chưa tăng đáng kể 2.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 2.2.1 Những tác động tiêu cực 2.2.1.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm gia tăng lượng lớn lao động Việt Nam phải nước trước thời hạn Năm 2009, năm XKLĐ tiếp tục chịu tác động khủng hoảng kinh tế năm 2008: Cầu LĐXK giảm sút, phận đáng kể lao động việc làm dẫn đến hậu có khoảng 9.000 lao động Việt Nam làm việc nước phải nước trước hạn việc làm (Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2009) Tại Đài Loan: Do tác động khủng hoảng năm 2008, Đài Loan cắt giảm hàng nghìn lao động nước có Việt Nam (nhà máy giảm làm, LĐ việc, làm thêm, công nhân bị chuyển đổi nhà máy…, số cắt giảm phải nước trước hạn) (Cục quản lý lao động Ngoài nước, 2010) Tại Malaysia: Do khó khăn kinh tế, thị trường xuất hàng hóa bị thu hẹp, nhiều nhà máy - xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm làm, Chính phủ Malaysia đưa sách cắt giảm mạnh số lượng lao động nước có lao động Việt Nam Tại Nhật Bản: Khủng hoảng kinh tế khiến kinh tế Nhật Bản, đặc biệt khu vực khí, chế tạo bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 4,4% cao năm gần Sự cắt giảm lao động toàn giới nói chung số thị trường nước khiến lao động Việt Nam phải nước trước thời hạn với số lượng ngày gia tăng 19 2.2.1.2 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 làm suy giảm số lượng lao động xuất Việt Nam Tại hầu hết thị trường XKLĐ, số LĐ Việt Nam làm việc nước bị việc làm ngày gia tăng, nhiều LĐ làm thủ tục xong lại từ chối không tham gia XKLĐ, LĐ bỏ hợp đồng khủng hoảng kinh tế (Nhà máy giảm làm, công nhân việc, công nhân chuyển nhà máy chủ giảm làm…) làm ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp XKLĐ 2.2.1.3 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 làm giảm thu nhập lao động Việt Nam, dẫn tới giảm sút nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia Sự suy giảm nguồn kiều hối lao động xuất bị việc làm làm gia tăng nghèo đói tăng khoảng cách giàu nghèo Theo đánh giá Ngân hàng giới (WB) nguồn kiều hối năm 2009 giảm khoảng 0,9%, trường hợp xấu 6% Do lao động không muốn gửi tiền nước qua kênh thống suy giảm lòng tin tính ổn định hệ thống ngân hàng (Bích Thảo, 2009) 2.2.1.4 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam doanh nghiệp XKLĐ điêu đứng trước số lượng lao động bị nước trước thời hạn; Tình trạng chậm không thực hợp đồng XKLĐ doanh nghiệp Việt Nam ký với DN (đối tác) nước ngoài; Ảnh hưởng đến nguồn nhân lực nước chủ trương xóa đói giảm nghèo; Ảnh hưởng không tốt đến quan hệ Việt Nam với nước khác Khủng hoảng diễn khiến cho việc thực hiệp định song phương XKLĐ ký với nước đối tác bị chậm tiến độ 2.2.2 Những tác động tích cực 2.2.2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kích thích tính động, nhạy bén doanh nghiệp XKLĐ nhằm tìm lối thoát Nhiều doanh nghiệp XKLĐ chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường thị trường trọng điểm truyền thống; Nhiều doanh nghiệp XKLĐ ứng phó tốt với tình trạng lao động phải nước trước hạn; Một số thị trường khủng hoảng có dấu hiệu suy giảm, nước tiếp nhận lao động bắt đầu đưa đơn hàng lao động, số doanh nghiệp XKLĐ tìm cách đàm phán để giảm thiểu phí môi giới cho người lao động, ký kết đơn hàng hiệu thiết thực đến thu nhập, việc làm, quyền lợi người lao động 2.2.2.2 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 hội để quan quản lý Nhà nước thể khả ứng phó linh hoạt trước biến động 20 từ kinh tế giới Bộ LĐTB&XH Bộ đạo triển khai giải pháp nhằm ổn định thị trường XKLĐ, tiếp tục đưa lao động XK đồng thời chuẩn bị điều kiện để đẩy mạnh XKLĐ nhu cầu lao động giới tăng lên; Công tác quản lý giải vấn đề phát sinh LĐXK làm việc nước thực thi tốt cách ban hành kịp thời văn hướng dẫn, đặc biệt trường hợp lao động phải nước trước hạn 2.2.2.3 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 khiến doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam có nhiều sáng tạo việc giải vấn đề phát sinh lao động làm việc nước nước trước thời hạn Dưới tác động khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 có hàng loạt lao động Việt Nam phải nước trước thời hạn Đồng thời phát sinh tranh chấp lao động với chủ sử dụng doanh nghiệp XKLĐ Số lao động nước doanh nghiệp XKLĐ làm thủ tục lý hợp đồng theo quy định pháp luật Doanh nghiệp theo sát tình hình thị trường để phát giải vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động, tránh tình trạng lao động gửi đơn thư khiếu kiện gây ảnh hưởng đến công tác XKLĐ Với doanh nghiệp có số lượng lớn lao động làm việc nước ngoài, có tranh chấp phát sinh doanh nghiệp khẩn trương cử cán phối hợp với đối tác chủ sử dụng lao động, Ban Quản lý lao động Cục Quản lý lao động Ngoài nước để phối hợp giải theo sách quy định nước Sở không để gây ảnh hưởng đến dư luận chung xã hội 2.2.2.4 Cuộc khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 hội để Nhà nước doanh nghiệp XKLĐ nhìn nhận lại điểm tồn tại, hạn chế công tác quản lý hoạt động XKLĐ, từ có giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh hoạt động giai đoạn sau khủng hoảng Hạn chế rõ số lượng LĐXK tăng hàng năm nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu người lao động Số lao động theo hợp đồng nhận thầu, trúng thầu lao động có trình độ kỹ thuật cao ít; Ý thức tuân thủ pháp luật, cam kết hợp đồng lao động Việt Nam chưa cao Nhiều doanh nghiệp XKLĐ chưa mạnh Một số doanh nghiệp không trọng công tác quản lý lao động nước ngoài, chậm phát xử lý vấn đề phát sinh người lao động Hoạt động Ban đạo xuất lao động địa phương chưa hiệu 21 Chương QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 3.1 DỰ BÁO VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Về cầu lao động xuất lao động thời gian tới 3.1.1.1 Về độ tuổi lao động Tại Châu Á dân số độ tuổi lao động tăng bình quân 0,87%/ năm từ 1,89 tỷ năm 2010 lên 1,99 tỷ năm 2015 2,06 tỷ người năm 2020 phân bổ không nước Xét từ góc độ tích cực, tình trạng thất nghiệp phạm vi toàn cầu tạo sức ép mạnh mẽ lao động việc làm 3.1.1.2 Về thị trường xuất lao động Thứ nhất: Thị trường XKLĐ động thái bị canh tranh gay gắt Đó canh tranh nước XKLĐ việc giành giật thị trường Thứ hai: Quan hệ cung – cầu LĐ thị trường giới khu vực từ khó khăn nhân công thị trường việc làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sau khủng hoảng, nhiều quốc gia phát triển chuyển đầu tư sang nước phát triển để sử dụng nhân công giá rẻ Thứ ba: Việc tiếp nhận lao động giản đơn có xu hướng giảm dần, cạnh tranh thị trường nhập lao động giản đơn trở nên khốc liệt Thứ tư: Sự tiến công nghệ thông tin làm cho quốc gia có nhu cầu sử dụng LĐNK quốc gia XKLĐ có lựa chọn nhanh chóng đối tác cần tiếp cận cần trọng nâng cao chất lượng nguồn LĐ 3.1.2 Về nguồn cung lao động thị trường lao động Việt Nam cho xuất lao động thời gian tới 3.1.2.1 Về độ tuổi lao động lực lượng lao động Lợi lớn nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội đất nước cho thấy khả cung lao động cho hoạt động XKLĐ Việt Nam thời gian tới Dân số Việt Nam 89 triệu người; Sẽ đạt 91,64 triệu người vào năm 2015 đạt 96,12 triệu người vào năm 2020 tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050 Lao động dôi dư thành thị với tỷ lệ bình quân cho giai đoạn 2011-2020 4,10% 3.1.2.2 Về số lượng lao động phân bổ theo thị trường XKLĐ Hiện khoảng 10 năm tới, thị trường LĐ nước ta giai đoạn cung lao động lớn cầu lao động Thị trường LĐ nước phát triển có tác động tích cực cho 22 việc lựa chọn nguồn lực LĐ cho XKLĐ Bên cạnh đó, thị trường lao động nước phát triển không đồng với phân tầng đa dạng, phức tạp tác động thị trường giới vào thị trường lao động Việt Nam mạnh làm cho cạnh tranh ngày gay gắt cho nguồn cung XKLĐ XKLĐ Việt Nam tác động khủng hoảng kinh tế giới năm 2008, , số lượng lao động xuất thời gian tới dự báo đạt 100.000 vào năm 2015; 120.000 vào năm 2020 3.2 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1 Quan điểm phát triển XKLĐ Việt Nam thời gian tới 3.2.2 Định hướng phát triển XKLĐ Việt Nam thời gian tới 3.2.2.1 Phát triển XKLĐ Việt Nam thời gian tới phải coi chiến lược quan trọng, lâu dài nghiệp CNH-HĐH đất nước Không đẩy mạnh XKLĐ mà Nhà nước phải xây dựng chiến lược XKLĐ bền vững, phải có tầm nhìn chiến lược việc cung cấp nguồn lao động đủ số lượng tốt chất lượng cho XKLĐ, để bảo đảm nguồn lực lao động XKLĐ Việt Nam thời gian tới, đặc biệt suy thoái kinh tế qua đi, cạnh tranh ngang thị trường lao động quốc tế với nguồn lực lao động có lựa chọn sàng lọc kỹ XKLĐ với nước khác 3.2.2.2 Mục tiêu nhiệm vụ phát triển XKLĐ Việt Nam thời gian tới phải điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với biến động thực tế thị trường XKLĐ Mục tiêu mà Bộ lao động Thương binh Xã hội phấn đấu để đạt giai đoạn 2012 đến 2015, năm phải đưa 100.000 lao động Việt Nam nước làm việc, tức bình quân hàng năm phải đưa từ 140 ngàn đến 160 ngàn lao động, để đến năm 2015 có triệu lao động thường xuyên làm việc nước (Bộ LĐTB & XH, 2012) Việc tìm kiếm thị trường XKLĐ cần phải đặc biệt ý nhằm gia tăng số lượng LĐXK mà mục tiêu đặt 3.2.2.3 Phát triển XKLĐ Việt Nam thời gian tới phải bảo đảm giữ vững thị trường xuất trọng điểm, truyền thống mở rộng sang thị trường xuất tiềm Việt Nam cần có giải pháp đột phá để giữ vững thị trường trọng điểm (Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản) để thị phần mà ngược lại phải trì giữ vững thời gian tới Ngoài ra, cần đẩy mạnh XKLĐ sang thị trường tiềm 23 3.3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 3.3.1 Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực phát huy tác động tích cực khủng hoảng kinh tế giới năm 2008 Đối với Nhà nước Thứ nhất, Nhà nước cần có sách tái hòa nhập kịp thời cho người lao động phải nước trước thời hạn Thứ hai, Nhà nước cần quy định cụ thể sách bồi dưỡng, đào tạo lại nghề nghiệp cho người lao động phải nước trước thời hạn Thứ ba, xây dựng sở y tế dành riêng cho người lao động xuất sau nước Đối với doanh nghiệp xuất lao động Trích quỹ dự phòng rủi ro cho người lao động (NLĐ); Bố trí việc làm tạm thời cho NLĐ; Kết hợp với quyền địa phương giới thiệu việc làm cho NLĐ 3.3.2 Nhóm giải đẩy mạnh xuất lao động Việt Nam thời gian tới Giữ vững thị trường lao động truyền thống đồng thời mở rộng thị phần sang thị trường có điều kiện làm việc thu nhập tốt cho NLĐ 3.3.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm thực giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất lao động Việt Nam thời gian tới 3.3.3.1 Kiến nghị quan quản lý Nhà nước Với Quốc hội Với Chính phủ Với Bộ Lao động Thương binh Xã hội Với Bộ, ngành Ủy ban nhân dân cấp có liên quan 3.3.3.2 Kiến nghị với doanh nghiệp xuất lao động 3.3.3.3 Kiến nghị người lao động Chương đưa dự báo biến động nhân tố liên quan đến XKLĐ Việt Nam thời gian tới Chương lần khẳng định tính khách quan cần thiết phải đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam, điều phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 24 KẾT LUẬN Xuất lao động, phần di chuyển lao động Quốc tế trở thành loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng mang tính tất yếu thiết nhiều nước giới Trong giai đoạn toàn cầu hóa diễn sôi động mạnh mẽ kinh tế phát triển, đời sống người dân cải thiện đáng kể Phát triển XKLĐ hội nhập kinh tế Quốc tế nhằm phát huy lợi ích trao đổi Quốc tế “Sức lao động” nước XKLĐ nước NKLĐ Đẩy mạnh XKLĐ biện pháp để giải vấn đề xóa đói giảm nghèo… Hiện nay, nhiều nước giới xem XKLĐ ngành kinh tế mũi nhọn Bởi vậy, hoạt động XKLĐ ngừng lại mà tiếp tục phát triển quy mô rộng lớn cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội giới, XKLĐ đồng thời góp phần thực tốt sách Quốc gia việc làm giai đoạn 2011-2021 Việc tổ chức XKLĐ cách có quản lý hỗ trợ tối đa từ phía Nhà nước, có chiến lược phát triển XKLĐ gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trung dài hạn vô quan trọng Năm 2008-2009, giới lâm vào khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến tranh lao động việc làm ảm đảm Công việc bị cắt giảm, lao động phải nước trước hạn, lao động không tiếp nhận, đơn hàng bị hủy bỏ… Việt Nam không nằm tình hình chung Tuy nhiên, kinh tế giới có dấu hiệu phục hồi, nhiều thị trường khôi phục trở lại tiếp nhận lao động nước Điều đặt cho Việt Nam toán làm để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ nước ta sau “cơn bão khủng hoảng” vừa qua Sau 33 năm đưa lao động nước làm việc, XKLĐ Việt Nam có bước phát triển rõ rệt, số lao động đưa hàng năm ngày có sàng lọc hơn, hiệu năm sau đạt cao năm trước Tuy nhiên, XKLĐ Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro mà hầu giới chịu tác động khủng hoảng kinh tế tài suy giảm kinh tế toàn cầu Hy vọng kết từ nghiên cứu luận án kinh nghiệm thực tế giúp doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam tận dụng thực tế cách hơn, tránh sai lầm tiêu cực phát huy tối đa tác động tích cực khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến hoạt động XKLĐ Việt Nam điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày diễn gay gắt

Ngày đăng: 03/11/2016, 17:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

    • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

      • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

      • Ngành : Kinh tế

      • Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế

      • LỜI CAM ĐOAN

      • MỤC LỤC

      • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

      • DANH MỤC CÁC BẢNG

      • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

      • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • PHỤ LỤC

      • PHẦN MỞ ĐẦU

        • 1.1.1.1. Xuất khẩu lao động là gì?

        • 1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động

        • 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao độngတတတတတတတတ

        • 1.1.3. Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động

          • 1.1.3.1. Đối với nước xuất khẩu lao động

          • 1.1.3.2. Đối với nước nhập khẩu lao động

          • 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động

            • 1.1.4.2. Nguồn cung về xuất khẩu lao động: Phụ thuộc vào số lượng, chất lượng LĐ

            • sẵn sàng tham gia XKLĐ, chính sách XKLĐ của từng nước. Thị trường lao động

            • thế giới đang có sự sàng lọc sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, chất lượng LĐ

            • tham gia XKLĐ quyết định đến cung trong XKLĐ.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan