Giao an tuan 14 (đặc biệt)

11 503 0
Giao an tuan 14 (đặc biệt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T Tiết : 41 Ngày soạn:21. 11. 08 ĐỌC “TIỂU THANH KÍ” (ĐỘC TIỂU THANH KÍ - Nguyễn Du) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : - Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỷ XVIII quan tâm : số phận của những người phụ nữ tài sắc. - Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghóa nhân đạo trong văn học Trung đại : không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm, rách áo mà còn quan tâm đến thân phận của những người làm ra những giá trò văn hóa tinh thần cao đẹp nhưng bò xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trò văn hoá tinh thần. - Quan niệm về con người trong sáng tác Nguyễn Du đã toàn diện hơn : con người không chỉ cần có điều kiện vật chất để tồn tại mà cần có cả những giá trò tinh thần, cần tôn vinh cả những chủ nhân làm nên các giá trò văn hoá tinh thần đó. - Thấy được những thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, về kết cấu… Và rèn kỹ năng đọc hiểu thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. II. CHUẨN BỊ : GV : - Phương tiện : - SGK, SGV, thiết kế bài học. - Phương pháp :- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. HS : SGK, vở bài tập, vở soạn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC : 1.Ổn đònh tổ chức lớp : Kiểm tra só số và đồng phục của HS 2.Kiểm tra bài cũ : (1) Đọc thuộc bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và phát biểu chủ đề. (2) Qua bài “Nhàn”, nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trước thời cuộc ? 3. Tiến trình tổ chức bài mới : GV giới thiệu bài mới : Từ tiếng thơ “rưng rưng” khi viết về cô Cầm, người đàn bà gẩy đàn ở Long Thành đến Đạm Tiên, Thuý Kiều, dường như mọi đau khổ của cuộc đời trong xã hội cũ Nguyễn Du đều dành sự chia sẻ và cảm thông cho người phụ nữ. Trong cuộc đời và số phận bất hạnh ấy, ta không thể quên nàng Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du trên ba trăm năm. Nguyễn Du đã tìm thấy tiếng nói đồng cảm với cuộc đời của nàng. Để thấy được tấm lòng ấy của Nguyễn Du như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV giới thiệu sơ lược lại cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Du. HS đọc tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi : Hỏi : Nêu hiểu biết về nàng Tiểu Thanh? Hỏi : Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? GV giảng về kết cấu của bài thơ. I. Giới thiệu : 1. Tác giả : Sơ lược về Nguyễn Du và các tác phẩm của ông. 2. Bài thơ : a. Nàng Tiểu Thanh : SGK. b. Đề tài : Khách phong lưu - Phận má hồng. c. Hoàn cảnh sáng tác : Đưa ra các giả thiết - Đi sứ sang TQ, đến Tây Hồ, Cô Sơn (BHTL) - Ở Việt Nam đọc “Tiểu Thanh Ký” tưởng cảnh, nhớ người. d. Kết cấu : (Bố cục)3 cách : - 4 phần : Đề, thực, luận, kết. - 6 câu đầu, 2 câu cuối. - 2 - 4 - 2 (chọn cách này) 1 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV hướng dẫn HS đọc bài thơ : giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, cảm thông. Hai câu cuối: âu lo, thảng thốt. Hs đọc chú thích. Hỏi : Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ ? Xác đònh ý từng câu thơ theo cách diễn xuôi ? Cảnh vật gợi cho em cảm nghó gì ? GV - Giảng thêm về từ “tẫn” - Đối chiếu với phần dòch nghóa. - Giảng thêm về cách hiểu “Tiểu Thanh kí” -> Truyện kể về nàng Tiểu Thanh HS đọc 4 câu tiếp và đối chiếu với dòch thơ. Hỏi : Nguyễn Du đứng về phía ai để ca ngợi nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh ? Nêu cách hiểu về từ “l” ? Hỏi : Khách là ai ? Sự đồng cảm của tác giả với người xưa thể hiện như thế nào ? GV liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Du, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dò. Hỏi : Hai câu kết, Nguyễn Du đã thể hiện nội dung gì ? GV gợi ý : - Nguyễn Du băn khoăn, lo lắng điều gì ? - Vì sao ông lại có suy nghó như vậy ? Điều băn khoăn ấy có chính đáng không? HS tự do phát biểu thảo luận. HS đọc phần ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn HS tự làm bài tập. 4. Củng cố : Theo phần luyện tập. 5. Dặn dò : - HS đọc các bài đọc thêm. - HS chuẩn bò bài “Các phép tu từ” : Ẩn dụ và hoán dụ. * Rút kinh nghiệm : II. Đọc - hiểu : 1. Đọc : - Văn bản : SGK - Chú ý từ khó:Phần chú thích SGK 2. Tìm hiểu : a. Hai câu đầu : Hoàn cảnh bộc lộ cảm xúc - Cảnh : Tây Hồ : đẹp -> gò hoang => Sự đổi thay theo thời gian (qui luật hưng phế, hưng vong) - Tâm trạng : “Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” -> viếng người qua trang sách : Đọc sách -> tưởng cảnh, nhớ người. * Hai câu đầu ta cảm nhận được nỗi lòng của tác giả : Sự đồng cảm, thương xót cho thân phận người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh. b. Bốn câu tiếp : Nỗi niềm của tác giả đối với nàng Tiểu Thanh : * Hai câu thực : - Chi phấn : -> sắc đẹp của Tiểu Thanh - Phần dư : -> tài văn chương của TT ( di cảo gồm 12 bài thơ và 1 bức chân dung) - L : Tiểu Thanh và Nguyễn Du -> Số phận oan trái, bất hạnh của con người. * Hai câu luận : - Đồng cảm với phận hồng nhan như một đònh mệnh + Tiểu Thanh hận, Nguyễn Du hận. + Hận người vợ cả, hận trời đất, hận cuộc đời bất công. -> Sự tương đồng giữa hai số phận. - Nỗi oán hận của khách má hồng cũng là của khách phong lưu -> Sự bất lực : Câu hỏi không có câu trả lời. c. Hai câu cuối : - Hỏi Tiểu Thanh (tâm sự) - Hỏi mình (giải bày) - Hỏi hậu thế (lo lắng, băn khoăn) -> Nguyễn Du khóc cho người của “ba trăm năm” trước : Sự đồng cảm xót thương cho con người tài hoa bạc mệnh. + Khóc cho con người của thế kỷ XVIII : Trời đất và xã hội vô tình trước sự cống hiến giá trò tinh thần và số phận của những con người có tài văn chương, nghệ thuật. + Mong ước tương lai : có người đồng cảm với mình. => Nỗi niềm lo lắng, băn khoăn mang tính đặc thù của trái tim người nghệ só. * Ghi nhớ : SGK tr 134. III. Luyện tập : 2 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T Tiết : 43 : Ngày soạn:21. 11. 08 VẬN NƯỚC (QUỐC TỘ) - Pháp Thuận CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI (CÁO TẬT THỊ CHÚNG) - Mãn Giác HỨNG TRỞ VỀ (QUY HỨNG) - Nguyễn Trung Ngạn. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : - Hiểu thêm một số biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo trong văn học thời trung đại : + Ý thức trách nhiệm, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước, khát vọng và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam (Vận nước - Pháp Thuận). + Quan niệm về hóa sinh tuần hoàn của đạo Phật, khẳng đònh con người đã giác ngộ đạo có thể vượt lên lẽ hóa sinh thông thường. Quan niệm nhân sinh cao đẹp : nuối tiếc thời gian trôi, tuổi già đến, con người không thể sống vô nghóa. Con người với lòng yêu đời có cái nhìn lạc quan trước cuộc sống (Cáo bệnh bảo mọi người - Mãn Giác). + Nỗi nhớ quê hương, gắn bó tha thiết với cuộc sống bình dò ở quê nhà. Yêu mến và tự hào về quê hương nghèo vật chất nhưng giàu tấm lòng (Hứng trở về - Nguyễn Trung Ngạn) - Nắm thêm đặc điểm một số thể loại thơ và đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại : + Vận nước : Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, có hình thức như một châm ngôn để khẳng đònh vận nước hưng thònh, lâu dài. + Cáo bệnh bảo mọi người : Bài kệ chủ yếu truyền bá, giải thích đạo Phật, ý tứ sâu xa (Cách nói ẩn dụ, kín đáo). Bài thơ mang tính triết lí nhưng được diễn đạt bằng hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức truyền cảm, gợi cảm lớn. + Hứng trở về : Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng hình ảnh bình dò quen thuộc của cuộc sống nơi thôn dã nhưng có sức gợi cảm lớn, tác động mạnh mẽ tới tình yêu quê hương đất nước của mọi người, sử dụng kiểu câu khẳng đònh, hình thức đối lập … -> Cái bình dò, cái đời thường cũng là đối tượng thẩm mỹ trong văn học. II. CHUẨN BỊ : GV : - Phương tiện : - SGK, SGV, thiết kế bài học. - Phương pháp :- GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. HS : SGK, vở bài tập, vở soạn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC : 1.Ổn đònh tổ chức lớp : Kiểm tra só số và đồng phục của HS 2.Kiểm tra bài cũ : (1) Đọc thuộc bài “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du và phát biểu chủ đề. (2) Vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh ? Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ ? 3. Tiến trình tổ chức bài mới : GV giới thiệu bài mới : Biểu hiện của cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo trong văn học thời trung đại rất phong phú và đa dạng. Để hiểu thêm một số biểu hiện mới về chủ nghóa yêu nước và chủ nghóa nhân đạo trong văn học thời kỳ này ta tìm hiểu một số bài thơ : Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người và Hứng trở về. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc tiểu dẫn SGK tr138 trả lời câu hỏi: Hỏi : Nêu hiểu biết về tác giả Đỗ Pháp Thuận ? GV nhận xét và chốt ý. GV giới thiệu một số nội dung sau : Hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm về thể loại và hình thức nghệ thuật của bài thơ Vận nước . GV hướng dẫn HS đọc bài thơ . I. VẬN NƯỚC (Quốc tộ) - Pháp Thuận : 1. Giới thiệu : a. Tác giả Đỗ Pháp Thuận (915-990), nhà sư từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê. b. Bài thơ “ Vận nước” : - Tác giả là pháp sư được vua Lê Đại Hành tin dùng, kính trọng. Nhà vua hỏi về vận nước và được đáp lại bằng một bài thơ ngắn gọn mà sâu sắc. 3 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc phiên âm, dòch nghóa và dòch thơ của bài thơ “Vận nước”. GV chú thích từ khó và hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ. Hỏi : Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ ? Xác đònh ý từng câu thơ theo cách diễn xuôi ? Hai câu thơ gợi cho em cảm nghó gì về tâm trạng của nhà thơ ? GV chốt ý và giảng thêm về hoàn cảnh đất nước sau loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước. Hỏi : Em hiểu nội dung hai câu cuối nói gì ? Thể hiện truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam ? GV giảng, Hs nghe không cần ghi chỉ chốt ý. HS đọc tiểu dẫn SGK tr140 trả lời câu hỏi: Hỏi: Nêu hiểu biết về tác giả Mãn Giác ? GV nhận xét và chốt ý. GV giới thiệu một số nội dung sau : Thể loại kệ và đặc điểm bài Cáo bệnh bảo mọi người . GV hướng dẫn HS đọc bài thơ. HS đọc phiên âm, dòch nghóa và dòch thơ của - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, có hình thức như một châm ngôn để khẳng đònh vận nước hưng thònh, lâu dài. 2. Đọc - hiểu : a. Đọc : - Văn bản : SGK - Chú ý từ khó:Phần chú thích SGK b. Tìm hiểu : * Hai câu đầu : Vận nước như mây quấn Trời Nam mở thái bình - Nghệ thuật so sánh : dùng hình tượng thiên nhiên nói lên sự bền chặt, sự lâu dài, sự thònh vượng - Khẳng đònh vận may của đất nước và khát vọng hoà bình. => Thể hiện niềm tin vào vận nước, tâm trạng phơi phơi niềm vui, niềm tự hào, lạc quan … * Hai câu cuối : Vô vi trên điện các Chốn chốn dứt đao binh - “Vô vi ” : 2 cách hiểu + Theo Lão Tử : Thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. + Theo Nho giáo - Khổng Tử (học thuyết chính trò - đạo đức) : Vua dùng đức để cảm hóa dân, khiến dân tin phục -> xã hội tự đạt được trạng thái trò bình, vua không làm gì hơn. - “Cư điện các” : ở nơi triều chính điều hành chính sự. => Nhà sư khuyên vua trong điều hành chính sự nên “vô vi” : thuận theo quy luật tự nhiên, lấy đức mà cảm hóa dân. Được như thế thì đất nước thái bình, thònh trò. - “Thái bình” : chính là vận nước + Cuộc sống no ấm. + Không còn nạn đao binh, chiến tranh. => Khát vọng hoà bình, truyền thống yêu chuộng hoà bình - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. II. CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI (Cáo tật thò chúng) - Mãn Giác : 1. Giới thiệu : a. Tác giả : Mãn Giác (1052-1096) tên Lí Trường, từng hầu vua Lí Nhân Tông, được trọng đãi. b. Bài thơ “ Cáo bệnh bảo mọi người” : - Bài kệ chủ yếu truyền bá, giải thích đạo Phật, ý tứ sâu xa (Cách nói ẩn dụ, kín đáo). - Bài thơ mang tính triết lí nhưng được diễn đạt bằng hình tượng nghệ thuật sinh động, có sức truyền cảm, gợi cảm lớn. 4 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt bài thơ “Cáo bệnh bảo mọi người”. GV chú thích từ khó và hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ. Hỏi : Bốn câu thơ đầu nói lên quy luật gì của tự nhiên và con người ? Hãy phân tích ? GV gợi ý cho HS thảo luận các nội dung : - Nhóm 1 : Hai câu đầu nói gì về quy luật của của tự nhiên ? Nhận xét về hình ảnh thơ và ý nghóa sâu xa của câu thơ ? - Nhóm 2 : Hai câu tiếp nói gì về quy luật của đời người ? Nhận xét về hình ảnh thơ và ý nghóa sâu xa của câu thơ ? - Nhóm 3 : Qua bốn câu đầu em rút ra được bài học gì về cuộc sống ? Sống như thế nào cho có ý nghóa - nhất là với HS ? - Nhóm 4 : Tranh luận, bổ sung. GV chốt và giảng thêm về quy luật “sinh , lão, bệnh, tử”. Hỏi : Em hiểu nội dung hai câu cuối thể hiện điều gì ? GV gợi ý : - Triết lí Phật giáo như thế nào ? - Triết lí nhân sinh như thế nào ? HS tự do phát biểu thảo luận. GV giảng thêm về hình ảnh hoa mai - tiêu biểu cho khuynh hướng trang nhã trong văn học trung đại giai đoạn đầu, Hs nghe không cần ghi chỉ chốt ý. HS đọc tiểu dẫn SGK tr142 trả lời câu hỏi: Hỏi: Nêu hiểu biết về tác giả Nguyễn Trung Ngạn ? GV nhận xét và chốt ý. GV giới thiệu một số nội dung sau : Đặc điểm thể thơ và đặc điểm nghệ thuật của bài thơ Hứng trở về. 2. Đọc - hiểu : a. Đọc : - Văn bản : SGK - Chú ý từ khó : Phần chú thích SGK b. Tìm hiểu : * Bốn câu đầu : Quy luật hoá sinh tuần hoàn của tự nhiên và con người. Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa nở. Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi. - Tự nhiên : Xuân qua - hoa rụng ; xuân tới - hoa tươi : quy luật sinh trưởng và phát triển của tư nhiên -> quy luật tuần hoàn của sự sống. => Hình ảnh thơ ước lệ, thiên nhiên đẹp tươi tắn thể hiện cảm nhận về sự sống sinh sôi, bất diệt. - Con người : đối nghòch với hoa : “trăm hoa tươi”>< “trước mắt việc đi mãi, trên đầu già đến rồi” + Sự vô thuỷ vô chung của thời gian -> con người nuối tiếc, chưa làm được điều gì có ý nghóa thì tuổi già vội đến. (Cuộc đời là khoảnh khắc hư ảo) + Quan niệm đạo Phật : “sinh, lão, bệnh, tử” -> quy luật của cuộc đời con người mà không ai tránh khỏi. => Tác giả khuyên con người nên ý thức được sự tồn tại có thực của đời người mà sống một cách có ý nghóa. * Hai câu cuối : Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai - Triết lí Phật giáo : con người nên giác ngộ đạo (hiểu chân lí, nắm được quy luật của đời người) để vượt lên trên lẽ hoá sinh thông thường -> trở về cõi vónh hằng, không sinh - không diệt. - Triết lí nhân sinh : niềm lạc quan, yêu đời + Niềm tin mãnh liệt vào sự sống (khởi đầu là : xuân tàn, hoa rụng ; kết thúc là : một nhành mai (tươi)) + Vẻ đẹp hoa mai : thanh cao, tinh khiết vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, vượt lên trên sự phàm tục. I. VẬN NƯỚC (Quốc tộ) - Pháp Thuận : 1. Giới thiệu : a. Tác giả Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) hiệu Giới Hiên, làm quan đến chức Thượng thư, từng đi sứ đáp lễ Nhà Nguyên. b. Bài thơ “ Hứng trở về” : - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng hình ảnh bình dò quen thuộc của cuộc sống nơi thôn dã nhưng có sức gợi cảm lớn, tác động 5 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc phiên âm, dòch nghóa và dòch thơ của bài thơ “Hứng trở về”. GV chú thích từ khó và hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ. Hỏi : Hai câu thơ đầu thể hiện nỗi nhớ quê nhà của tác giả có gì đặc sắc ? Hãy phân tích ? GV nhận xét và chốt ý. Hỏi : Hình thức nghệ thuật nào ở hai câu cuối giúp tác giả thể hiện tình yêu quê hương và niềm tự hào về đất nước của mình ? GV giảng thêm về xu hướng bình dò trong văn học trung đại giai đoạn sau này, liên hệ với thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến. mạnh mẽ tới tình yêu quê hương đất nước của mọi người, sử dụng kiểu câu khẳng đònh … - Cái bình dò, cái đời thường cũng là đối tượng thẩm mỹ trong văn học. 2. Đọc - hiểu : a. Đọc : - Văn bản : SGK - Chú ý từ khó:Phần chú thích SGK b. Tìm hiểu : * Hai câu đầu : Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm bông thơm cua béo ghê. - Hình ảnh dân dã, quen thuộc của quê hương gợi nỗi nhớ quê hương tha thiết. - Lòng yêu nước bình dò, kín đáo mà sâu sắc. * Hai câu cuối : Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt, Dầu vui đất khách chẳng bằng về. - Cách nói chân tình, mộc mạc, thể hiện quan niệm nhân sinh “bần diệc hảo” (nghèo vẫn tốt) - Kiểu câu khẳng đònh “Dầu … chẳng …” thể hiện niềm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước. => Nỗi nhớ quê hương chân thật, bình dò thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và niềm tự hào về đất nước. 4 Củng cố : Theo nội dung bài học. 5. Dặn dò : - HS học thuộc các bài thơ đọc thêm và viết bài văn (khoảng 20 dòng) nêu cảm nghó của em về bài thơ đó. - HS soạn bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo nhiên đi Quảng Lăng” : + Tìm hiểu thêm về Thơ Đường và về Lý Bạch + Đọc kỹ văn bản SGK, so sánh ý nghóa giữa phần phiên âm và phần dòch thơ. + Trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài. • Rút kinh nghiệm : Tiết : 44 : Ngày soạn:22. 11. 08 TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : - Hiểu được tình cảm chân thành, thắm thiết, trong sáng của nhà thơ đối với bạn. 6 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T - Hiểu được đặc điểm cơ bản của Tho Đường : ý ở ngoài lời. - Rèn kỹ năng phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng. - Bồi dưỡng tình cảm bạn bè thân thiết, trong sáng. II. CHUẨN BỊ : GV : - Phương tiện : - SGK, SGV, thiết kế bài học. - Phương pháp :- Thảo luận, tích hợp, coi trọng hoạt động của học sinh HS : SGK, vở bài tập, vở soạn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC : 1.Ổn đònh tổ chức lớp : Kiểm tra só số và đồng phục của HS 2.Kiểm tra bài cũ : (1) Đọc thuộc phiên âm, dòch thơ của một trong ba bài đọc thêm đã học ở tiết 43 và nêu cảm nhận của em về bài thơ đó ? (2) Em biết gì về văn học Trung Quốc ? Nêu một số thành tựu về thơ ca của người Trung Quốc mà em biết ? 3. Tiến trình tổ chức bài mới : GV giới thiệu bài mới : Từ câu hỏi (2) kiểm tra bài cũ, giáo viên giới thiệu bài học. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt GV giới thiệu về Thơ Đường, HS nghe không cần ghi. Hỏi : Kể tên một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu mà em biết hoặc đã học ở cấp 2? (Xa ngắm thác núi Lư (Lí Bạch), Bài hát gió thu tốc mái nhà (Đỗ Phủ), Tì bà hành (Bạch Cư Dò), Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu) …) HS đọc tiểu dẫn SGK tr 143 và trả lời câu hỏi : Hỏi : Em hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Lí Bạch và về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ ? GV giới thiệu về bài thơ, giảng thêm về đề tài : đây là đề tài phổ biến của thơ Đường. GV gọi 3 HS đọc phần phiên âm, dòch nghóa, dòch thơ và chú thích. Hỏi : Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người để tạo nên khung cảnh chia li trong bài thơ ? I. GIỚI THIỆU : 1. Thơ Đường : Thành tựu rực rỡ của thơ ca Phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng. - Nội dung :phong phú -> một số nội dung cơ bản: + Tình yêu thiên nhiên, đất nước. + Ngợi ca tình người (tình bạn, tình yêu …) + Phản ánh hiện thực (nỗi bất bình, phẫn nộ trước những bất công xã hội ; niềm cảm thông với những nỗi khổ đau của con người …) - Nghệ thuật : +Ngôn ngữ tinh luyện hết sức sáng tạo (tinh tế, phong phú, hàm súc, uyên thâm) + Tứ thơ dựa vào các mối quan hệ, chủ trương không nói hết ý (ý tại ngôn ngoại) ->độc giả tự luận ra điều tác giả muốn gửi gắm. 2. Lý Bạch : - Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch. - Sở thích : đọc sách, đấu kiếm, ngao du sơn thuỷ, tầm sư phỏng đạo. - Có hoài bão lớn, tích cực nhập thế nhưng thất bại trên đường đời nên cuối đơi u uất, bi phẫn. - Để lại hơn 1000 bài thơ. - Phong cách : phóng khoáng, bay bổng, thanh cao nhưng rất tự nhiên, giản dò. => Nhà thơ lãng mạn lớn, mệnh danh “Thi Tiên” 3. Bài thơ “ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ” : - Hoàn cảnh sáng tác : nhan đề. - Đề tài : tống biệt. - Bút pháp : tả cảnh ngụ tình, ý ở ngoài lời. 7 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T GV gợi ý : Khung cảnh chia li đẹp nhưng buồn. Vì sao vậy ? - Con người : Từ “bạn” và “cố nhân” khác nhau về sắc thái nghóa như thế nào ? - Không gian : nơi đi và nơi đến gợi cho người đọc suy nghó về điều gì ? - Thời gian : “yên hoa” có những nghóa nào ? Hỏi : Mối quan hệ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn ? HS trả lời, GV chốt ý. Hỏi : Cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào ở hai câu cuối ? GV gợi ý : - So sánh : Hình ảnh “bóng buồm” và “cô phàm”, “bầu không” và “bích không tận” - Nhận xét về bức tranh phong cảnh. - Sông TG là huyết mạch giao thông ở MN TQ. Mùa xuân trên sông thuyền bè xuôi ngược mà Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” GV liên hệ với bài thơ của Nguyễn Bính: “Hôm qua dưới bến xuôi đò, Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau. Ai đi đâu đấy, ai về đâu ? Cánh buồm nâu. Cánh buồm nâu. Cánh buồm…” HS thảo luận nội dung sau : - Nhóm 1 :Phát biểu cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm tình của Lí Bạch trong buổi tiễn biệt? - Nhóm 2 : Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ này ? - Nhóm 3 : Rút ra bài học gì về tình bạn sau khi học xong bài thơ ? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý. HS đọc phần ghi nhớ SGK tr 144. 4. Củng cố : * Luyện tập : 2 tr 144. - HS viết khoảng 10 dòng : suy ngẫm về vò trí và ý nghóa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay. - GV tổ chức cho HS thảo luận. 5. Dặn dò : - HS học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung và nghệ thuật. Về nhà làm bài tập 1-2-3 tr 97 SBT. - HS chuẩn bò bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ” và soạn “Cảm xúc mùa thu” (Đỗ Phủ) + Đọc phần viết ở SGK . II. ĐỌC - HIỂU : 1. Đọc văn bản : - Đọc diễn cảm. - Đọc chú thích SGK. 2. Phân tích : a. Hai câu đầu : Khung cảnh cuộc chia li - Đối tượng chia tay : “cố nhân” (người cũ) : tình bạn thân thiết, nhiều kỉ niệm -> gợi tình cảm bòn ròn, nhớ thương khi chia tay. - Đòa điểm (không gian) : Phía tây lầu Hoàng Hạc theo sông Trường Giang đi về phía đông -> Nơi đến : Dương Châu - rất xa nơi đưa tiễn, chốn phồn hoa đô hội -> gợi buồn. - Thời gian : tháng ba, hoa khói, cảnh đẹp mùa xuân - > càng gợi buồn. => Hai câu thơ không chỉ miêu tả bối cảnh tiễn biệt trong mùa xuân đẹp, nơi tiên cảnh mà ẩn sâu trong đó là tình cảm quyến luyến, thương nhớ bạn của nhà thơ b. Hai câu cuối : Tình cảm của tác giả đối với bạn qua bức tranh phong cảnh. - Hình ảnh “cô phàm” : cánh buồm lẻ loi, đơn chiếc -> chỉ còn là hình ảnh xa xôi. - Hình ảnh “bích không tận” : bầu trời xanh bao la. - Chỉ thấy ds Trường Giang tiếp giáp với bầu trời -> Tâm cảnh : nhà thơ chỉ dõi mắt theo bạn mà không chú ý gì khác ngoài con thuyền chở Mạnh Hạo Nhiên tan biến trên dòng sông bao la tiếp nối tới chân trời. => Hai câu thơ tả cảnh người đi nhưng gợi nỗi buồn của người ở lại. Lí Bạch mượn khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vó để nói lên tình cảm nhớ bạn da diết của mình sau buổi tiễn đưa. III. TỔNG KẾT : 1. Nội dung : - Bức tranh thiên nhiên đẹp một cách thanh cao, hùng vó. - Thể hiện nỗi buồn da diết khi tiễn biệt và thiếu vắng bạn. 2. Nghệ thuật : - Từ ngữ giản dò, gợi cảm, hàm súc, tinh luyện, ý ở ngoài lời. - Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. => phong cách hào phóng, bay bổng của Lí Bạch. * Ghi nhớ : SGK tr 144 8 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T + Làm bài tập luyện tập SGK. + Tìm hiểu thêm về Đỗ phủ. Trả lời câu hỏi SGK * Rút kinh nghiệm : Tiết : 45 : Ngày soạn:24. 11. 08 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh : - Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. - Có kỹ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép tu từ nói trên. - Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp. II. CHUẨN BỊ : GV : - Phương tiện : - SGK, SGV, thiết kế bài học, bảng phụ (nếu có) - Phương pháp : - Qui nạp, tích hợp, coi trọng hoạt động của học sinh HS : SGK, vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC : 1.Ổn đònh tổ chức lớp : Kiểm tra só số, vắng trễ, tác phong. 2.Kiểm tra bài cũ : (1) Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? (2) Nêu và phân tích những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? - Kiểm tra vở bài tập 2 HS. (3) Ở lớp 6, em đã học những phép tu từ nào ? Cho ví dụ ? 3. Tiến trình tổ chức bài mới :Dựa vào câu hỏi (3) kiểm tra bài cũ -> GV dẫn dắt vào bài học. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt GV gợi dẫn hs ôn lại kiến thức cũ : Hỏi : Kể tên các phép tu từ đã học ? Cho ví dụ về phép tu từ ẩn dụ ? Từ đó hãy cho biết thế nào là phép tu từ ẩn dụ ? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. GV giúp HS phân biệt ẩn dụ từ vựng (ẩn dụ ngôn ngữ) và ẩn dụ tu từ (ẩn dụ nghệ thuật) -> Thiết kế bài giảng tập 1/325. Hỏi : Có mấy kiểu ẩn dụ ? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý và cho ví dụ cụ thể để minh hoạ. GV gợi ý HS làm bài tập : * Bài tập 1/135 : a. Xác đònh nội dung ý nghóa sâu xa của các hình ảnh ẩn dụ : Thuyền, bến, cây đa bến cũ, con đò khác … b.Làm thế nào để hiểu đúng nội dung hàm ẩn I. ẨN DỤ : 1. Ôn tập kiến thức cũ : a.Khái niệm : Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Các kiểu ẩn dụ : Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp : - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2. Thực hành : * Bài tập 1/135 : a. Những từ ấy còn mang một nội dung ý nghóa khác: - Thuyền được ngầm so sánh với chàng - Bến được ngầm so sánh với thiếp - Cây đa bến cũ ẩn dụ về 1kỉ niệm đẹp, hẹn ước trong tình yêu. - Con đò ẩn dụ về một cô gái lấy người khác. b. Bến đứng yên - thuyền di động. Nhưng sự ẩn dụ đã thay đổi ý nghóa như trên. Để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong 2 câu ca dao cần lưu ý 9 Trường THPT Lê Hoàn  Giáo án: Ngữ văn 10  Người thực hiện: V.Q.T của 2 câu đó ? * Bài tập 2/135-136 : Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các đoạn trích đã cho ? HS thảo luận, trả lời GV nhận xét, chốt ý. GV gợi dẫn hs ôn lại kiến thức cũ : Hỏi : Cho ví dụ về phép tu từ hoán dụ ? Từ đó hãy cho biết thế nào là phép tu từ hoán dụ ? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. GV giúp HS phân biệt hoán dụ từ vựng (hoán dụ ngôn ngữ) và hoán dụ tu từ ( hoán dụ nghệ thuật) -> Thiết kế bài giảng tập 1/331. Hỏi : Có mấy kiểu hoán dụ ? HS trả lời GV nhận xét, chốt ý và cho ví dụ cụ thể để minh hoạ. GV gợi ý HS làm bài tập : * Bài tập 1/136 : a. Tìm và phân tích các hình ảnh hoán dụ : đầu xanh, má hồng, áo nâu, áo xanh, nông thôn, thò thành … b.Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi đó ? HS thảo luận, trả lời GV nhận xét, chốt ý. GV gợi ý HS làm bài tập : đặc điểm tương đồng và quan hệ tương đồng trong khung giao tiếp cụ thể. * Bài tập 2/135-136 : a. Ở câu thơ 1 nhà thơ sử dụng “lửa lựu lập loè” là ẩn dụ chỉ mùa hè -> tác dụng làm cho cảnh sắc mùa hè sinh động, đầy màu sắc. b. Ở đoạn trích 2 Nguyễn Đình Thi sử dụng các ẩn dụ đầy hình tượng, sống động : “thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thoả thuê, tình cảm gầy gò …” c. Ở đoạn thơ 3 nhà thơ hình tượng hoá tiếng hót của chim chiền chiện bằng “giọt long lanh rơi” d. Ở đoạn thơ 4 : “thác” là ẩn dụ chỉ những khó khăn gian khổ của nhân dân ta trong k/c chống Mỹ; “thuyền” là ẩn dụ chỉ sự nghiệp CM chính nghóa của nhân dân ta. e. Ở đoạn thơ 5 các hình ảnh ẩn dụ “phù du” (kiếp sống nhỏ bé, vô nghóa), “phù sa” (chỉ cuộc sống với màu mỡ, tươi đẹp) -> câu thơ gợi cảm, hình tượng khẳng đònh niềm vui với cuộc sống mới. II. HOÁN DỤ : 1.Ôn lại kiến thức cũ : a. Khái niệm : Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Các kiểu hoán dụ : Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp - Lấy một bộ phận để thay toàn thể - Lấy vật chứa để thay vật bò chứa - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng 2. Thực hành : * Bài tập 1/136 : a. Cả hai câu thơ đều sử dụng phép hoán dụ : - Câu thơ 1 : + “Đầu xanh” gợi : tuổi trẻ, tuổi thơ, thanh niên + “Má hồng” chỉ : người con gái trẻ đẹp - Câu thơ 2 : “Áo nâu”, “Áo xanh” là các hình ảnh hoán dụ chỉ nông dân, công nhân. b. - Câu thơ 1 : dùng từ chỉ bộ phận -> chỉ con người. - Câu thơ 2 : lấy dấu hiệu -> chỉ sự vật ; vật chứa -> vật bò chứa (nông thôn, thò thành) III. PHÂN BIỆT HOÁN DỤ VÀ ẨN DỤ : (Thực hành) * Bài tập 2/137 : 10 [...]... biệt phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu người thôn Đông thơ của Nguyễn Bính ? -> phép hoán dụ lấy vật chứa chỉ vật bò chứa - “cau thôn Đoài” , “trầu không thôn nào” : chỉ những người đang yêu (liên tưởng tương đồng với mối quan hệ giữa trầu-cau khăng khít) -> phép ẩn dụ b Cùng thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu nhưng Nguyễn Bính b.Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng câu thơ dùng hình ảnh hoán dụ (thôn Đoài,... (thuyền, bến) * Bài tập 3/137 : Gọi tên một số cách nói ẩn dụ và hoán dụ : GV gợi ý HS làm bài tập : - một cây toán xuất sắc : một hs giỏi toán - một chân bóng đá cừ khôi : một cầu thủ bóng đá giỏi - con oanh vàng thỏ thẻ: giọng nữ nói nhỏ nhẹ rất hay … 4 Củng cố : - HS chốt lại nội dung đã thực hành - Lập bảng so sánh phép tu từ ẩn dụ và phép tu từ hoán dụ như sau : (HS về nhà làm) n dụ Hoán dụ Giống nhau... trường nghóa 5 Dặn dò : - HS hoàn thành bài tập - HS soạn bài đọc thêm “Cảm xúc mùa thu” (Đỗ Phủ) Chú ý : Đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi SGK * Rút kinh nghiệm : - Giữa 2 sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tiếp cận tức đi đôi, gần gũi với nhau - Cơ sở của hoán dụ là dựa trên sự liên tưởng kề cậ của 2 đối tượng mà không so sánh - Không chuyển trường nghóa . Tiểu Thanh và Nguyễn Du -> Số phận oan trái, bất hạnh của con người. * Hai câu luận : - Đồng cảm với phận hồng nhan như một đònh mệnh + Tiểu Thanh hận,. hiểu “Tiểu Thanh kí” -> Truyện kể về nàng Tiểu Thanh HS đọc 4 câu tiếp và đối chiếu với dòch thơ. Hỏi : Nguyễn Du đứng về phía ai để ca ngợi nhan sắc và

Ngày đăng: 13/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan