Xây dựng mô hình hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại Thị Trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

89 512 2
Xây dựng mô hình hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại Thị Trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Thị Trấn Thứa 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 1.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 7 1.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 10 1.1.4. Thực trạng phát triển đô thị 11 1.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 11 1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu 13 1.2.1 Cơ sở pháp lý xây dựng hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của cộng đồng 13 1.2.2 Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước 16 1.2.3 Quy trình xây dựng và triển khai hương ước, quy ước BVMT 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 2.2 Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26 2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 26 2.3.3 Phương pháp tham vấn cộng đồng 26 2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 27 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường tại Thị Trấn Thứa 28 3.1.1. Hiện trạng môi trường nước 28 3.1.2 Hiện trạng môi trường không khí 34 3.1.3 Hiện trạng môi trường đất 36 3.1.4 Hiện trạng chất thải rắn 39 3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại thị trấn Thứa 43 3.2.1. Cơ sở pháp lý bảo vệ môi trường tại thị trấn Thứa 43 3.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại thị trấn Thứa 43 3.3. Xây dựng bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 46 3.3.1 Quy trình xây dựng bản hương ước, quy ước BVMT tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 46 3.3.2 Bản dự thảo hương ước, quy ước BVMT tại thị trấn Thứa 51 KẾT LUẬN 56 1. Kết luận 56 2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 59

LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội Khoa môi trường Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp Tên em là: Vũ Thị Hằng - Sinh viên nghành quản lý tài nguyên và môi trường Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm đồ án một cách khoa học, chính xác và trung thực Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn đều có thật, thu được trong quá trình ng hiên cứu và chưa từng được công bố trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào Bắc Ninh , ngày 27 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Hằng 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại đây Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồ án tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu giúp ích cho công việc của em sau này để em thành công hơn trong cuộc sống Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh người đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình viết và hoàn thành đồ án tốt nghiệp Mặc dù đã cố gắng nhiều để hoàn thành đồ án một cách hoàn chỉnh song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức, ít tiếp cận với thực tế và kinh nghiệm nên vẫn còn những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được Nên em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để đồ án được hoàn chỉnh hơn Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Môi trường nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau Em xin trân trọng cảm ơn! Bắc Ninh, ngày 27 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Hằng 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT CT TT CP NQ NĐ TW BCH TTLT UBND BVTV BVMT 3 : Chỉ thị : Thông tư : Chính phủ : Nghị quyết : Nghị định : Trung ương : Ban chấp hành : Thông tư liên tịch : Ủy ban nhân dân : Bảo vệ thực vật : Bảo vệ môi trường MỤC LỤC 4 DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH 6 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Thị Trấn Thứa được biết đến là một xã thuần nông của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh với gần 3.000 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trong xã dần dần khởi sắc Tuy nhiên, cùng với đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh ngày càng phức tạp Tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu do sản xuất nông nghiệp, từ các KCN và một lượng không nhỏ chất thải rắn sinh hoạt người dân thải ra đã khiến cho môi trường sống tại Thị Trấn Thứa đang xuống cấp Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi người dân, không phải là điều mới mẻ, thế nhưng chưa mấy ai làm được, nhất là đối với cư dân các vùng nông thôn Thực trạng này cũng diễn ra tại một số xã trên địa bàn huyện Lương Tài Do điều kiện sống, tập quán, và ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế nên lâu nay, người dân vẫn xả rác, nước thải gây ô nhiễm môi trường những năm qua, chính quyền địa phương luôn vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong nhân dân, đặc biệt là việc thu gom, đổ rác thải sinh hoạt đúng nơi qui định, xây bể chứa nước thải sinh hoạt trong từng hộ gia đình để không xả thẳng nước thải ra môi trường…Tuy nhiên, chuyển biến trong hành động của người dân còn rất chậm Hương ước bảo vệ môi trường (BVMT) được xây dựng trên cơ sở tham gia và đồng thuận của tất cả các thành viên trong cộng đồng dân cư tại địa phương; nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân xoá bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường Đồng thời, hương ước BVMT có tác dụng nâng cao trách nhiệm, tính tự lực của từng người dân đối với nhiệm vụ BVMT tại địa phương, làm cho quê hương làng xóm ngày càng xanh - sạch - đẹp, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả cộng đồng Bên cạnh đó, góp phần thực hiện tốt và đạt 17 tiêu chí về môi trường trong Bộ chỉ tiêu quốc gia về nông thôn mới Việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường ở thôn, xã cần có sự tham gia của cộng đồng trong việc phân tích hiện trạng môi trường tại địa phương, xác định những hành động và quy định nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường Đặc điểm 7 quan trọng của mô hình này là tập trung vào sự tham gia của cộng đồng và lồng ghép các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng trong tất cả các giai đoạn của Hương ước, quy ước, gồm những quy định cụ thể về vệ sinh nơi ở và những khu vực chung, quản lý rác thải, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và chất kích thích cây trồng một cách hợp lý, đồng thời quy định về việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học Vì vậy trong báo cáo đồ án tốt nghiệp em đã chọn đề tài “Xây dựng mô hình hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại Thị Trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.” 2 Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của cộng đồng nhằm thực hiện công tác xã hội hóa từ cấp trung ương đến địa phương tại Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 3 Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng môi trường tại thị trấn Thứa, Lương Tài, Bắc Ninh - Hiện trạng về công tác quản lý môi trường tại thị trấn Thứa - Bản hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của cộng đồng tại thị trấn Thứa 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Thị Trấn Thứa 1.1.1 Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Thị trấn Thứa được thành lập theo nghị định số 42/1998/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 1998 thị trấn Thứa thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, Thị trấn Thứa có tổng diện tích tự nhiên là 714,57 ha Phía Bắc giáp xã Tân Lãng, xã Quỳnh Phú (huyện Gia Bình) Phía Nam giáp xã Phú Lương Phía Đông giáp xã Trung Chính, xã Phú Hoà Phía Tây giáp xã Bình Định Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Lương Tài 9 Thị trấn Thứa gồm 8 thôn: Bùi, Giàng, Đông Hương, Phượng Giáo, Phượng Trì, Tân Dân, Đạo Sử, Kim Đào - Địa hình, địa mạo Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng Có hướng dốc chủ yếu từ Đông Bắc xuống Tây Nam về chênh lệch địa hình trong khoảng 2,3 - 4,2m so với mực nước biển, do vậy gặp khó khăn trong sản xuất vào mùa mưa - Khí hậu Thị trấn Thứa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 28,5 oc, độ ẩm trung bình 87,5 %, tổng lượng mưa 1750 mm Mùa đông ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 18,5 oC, tổng lượng mưa 255 mm Với điều kiện khí hậu như trên nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt và chăn nuôi Tuy nhiên có những giai đoạn khí hậu thay đổi thất thường, mùa hè nhiệt độ lên cao tới 34 oC - 36 oC Ngược lại mùa đông có ngày nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 10 oC Có những năm hết hạn hán kéo dài lại đến bão lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi Nhìn chung Thị trấn Thứa có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông lạnh khô làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng nhiều loại rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung, gây ra ngập úng các khu vực trũng và thấp, uy hiếp hệ thống đê điều thuỷ lợi gây khó khăn cho việc canh tác thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích - Thuỷ văn Thị trấn có sông chính là sông Thứa, sông Bùi, sông Đồng Khởi ngoài ra còn có hệ thống kênh mương nội đồng Đây là nguồn nước tốt để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Diện tích được tưới tiêu chủ động là 90% diện tích đất canh tác Nhưng điều này cũng gây trở ngại lớn cho việc canh tác vào mùa mưa 10 + Anh Nguyễn Văn Sinh, Bí thư đoàn thanh niên xã ý kiến về việc thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng nông thôn mới, gợi ý bà con không nên xây dựng nhà cửa quá gần chuồng trại chăn nuôi, gây mất vệ sinh Rác thải các gia đình nên thu gom và chon lấp trong khu vực đất vườn của gia đình, đồng thời đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện trong thời gian tới Hướng dẫn bà con cách thu gom, xử lý rác thải hợp vệ sinh quy mô hộ gia đình - Sau khi lấy được tương đối đầy đủ ý kiến của người dân cho Bản dự thảo hương ước, quy ước, Ông Vũ Đình Ngoan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn, Chủ tọa buổi họp kết luận và cho người dân biểu quyết từng nội dung các điều + Người dân Nhất trí 100% các điều của Bản dự thảo hương ước + Bổ sung thêm các chế tài xử phạt theo ý kiến của người dân + Nhất trí mỗi hô gia đình đóng phí vệ sinh môi trường xung quanh thôn là 10.000 đồng/1 tháng Số tiền này giao cho Đoàn thanh niên của Xã Đoàn thanh niên có trách nhiệm hàng tháng dọn vệ sinh môi trường xung quanh của thôn, xã vào ngày 30 hàng tháng + Số tiền thu được từ chế tài xử phạt giao cho Đoàn thanh niên quản lý, Đoàn thanh niên có trách nhiệm xây dựng cơ chế khen thưởng các hành vi tích cực trong công tác bảo vệ môi trường và có báo cáo cho Ủy ban Nhân dân xã vào cuối tháng 12 hàng năm - Trước khi kết thúc buổi họp, sinh viên Vũ Thị Hằng thông qua biên bản họp - Ông Vũ Đình Ngoan– Chủ tịch Ủy Ban nhân dân cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã giúp xã Xây dựng Hương ước, quy ước bảo vệ môi trường, đồng thời cảm ơn các vị đại biểu và nhân dân địa phương đến tham dự buổi họp đông đủ - Cuộc họp kết thúc vào 11h15 cùng ngày./ 75 CHỦ TỌA ĐẠI DIỆN NGƯỜI DÂN THƯ KÝ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Phụ lục 4 HƯƠNG ƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ TRẤN THỨA, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH CHƯƠNG I NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1 Các nguyên tắc của Hương ước bảo vệ môi trường thôn 1 Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả mọi tổ chức, cá nhân trong xã; 2 Công tác BVMT phải được thực hiện trên nguyên tắc tự giác và được duy trì thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường sống Mọi hộ dân trong xã đều có trách nhiệm thực hiện các biện pháp BVMT; 3 Xã bầu chọn Tổ tự quản BVMT, mỗi thôn bầu chọn nhóm tự quản BVMT; 4 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của Hương ước này; 5 Toàn thể hộ gia đình trong xã có trách nhiệm chấp hành sự điều hành của chủ tịch UBND xã, Nhóm tự quản BVMT; 6 Các hộ dân trong xã đều có quyền: Tham gia giám sát, tố giác các hành vi gây ảnh hưởng môi trường; Được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp; Được hưởng những lợi ích do môi trường đem lại; Được tiếp nhận các thông tin, kiến thức, pháp luật về môi trường; CHƯƠNG II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Điều 2 Quy định về thải bỏ, thu gom và xử lý chất thải rắn: 1 Xây dựng công trình nhà bếp, nhà tắm, hố xí, chuồng trại phải hợp vệ sinh (riêng đối với chuồng nuôi gia súc, gia cầm phải cách nhà ở và nguồn nước sinh hoạt, tối thiểu từ 50 m trở lên); 2 Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phải được phân loại (CTR thông thường, CTR trơ), tiêu hủy bằng cách chôn, đốt Nếu không tiêu hủy được cho vào thùng chứa rác có nắp đậy, tập kết đúng nơi và thời gian quy định; 76 3 Rác thải trong hoạt động nông nghiệp phải được thu gom, ủ hoai, tiêu hủy đúng quy định; 4 Các tổ chức, làng nghề, cơ sở xản xuất kinh doanh phải thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý chất thải rắn theo quy định; 5 Phân gia súc, gia cầm phải được xử lý hợp vệ sinh, không được đổ bỏ phân bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường; 6 Đối với động vật chết phải tìm nơi chôn cất xa các nguồn nước, chôn sâu cách mặt đất khoảng 50cm -100cm, rắc vôi khử trùng, hoặc thiêu đốt để khỏi gây ô nhiễm môi trường và lây bệnh, không được vứt bừa bãi ra sông,ao, hồ…; không được sử dụng động vật bị bệnh làm thực phẩm; 7 Xà bần, vữa và các phế phẩm trong hoạt động xây dựng không được đổ bỏ bừa bãi không đúng nơi quy định Khi đổ bỏ phải có sự đồng ý của chủ sử dụng đất hoặc chính quyền địa phương Điều 3 Quy định sử dụng nguồn nước, thoát nước và xử lý nước thải: 1 Tại các hộ gia đình, nước thải sinh hoạt phải có hệ thống cống rãnh và hầm rút hoặc hầm tự hoại hợp vệ sinh, không để nước tồn đọng, chảy tràn sang nhà bên cạnh hoặc chảy ra đường làm ô nhiễm môi trường trong thôn xóm; 2 Sử dụng các nguồn nước sạch hợp vệ sinh trong sinh hoạt (như: nước giếng hoặc nước từ các công trình cấp nước sạch); 3 Nước thải từ hoạt động chăn nuôi (tắm, dội chuồng trại) phải có rãnh thu gom qua hầm lắng, rút có nắp đậy hợp vệ sinh, không để nước tồn đọng, chảy tràn; 4 Các tổ chức, cơ sở xản xuất kinh doanh phải thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý nước thải theo quy định Điều 4 Quy định khí thải, tiếng ồn: 1 Các tổ chức, hộ gia đình phải có biện pháp xử lý khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, mùi phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Các tổ chức, hộ gia đình sản xuất gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý phải dừng sản xuất hoặc phải chuyển tới vị trí khác thích hợp theo quy định của pháp luật; 2 Đám cưới, đám tiệc sử dụng karaoker không gây tiếng ồn ảnh hưởng đến khu dân cư từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; 77 3 Khi có người chết vì nguyên nhân thông thường thì sau khi tắt thở từ 8-10 tiếng đồng hồ phải được nhập quan, phải chôn cất trước 48 giờ kể từ khi chết Trường hợp đặc biệt, muốn kéo dài thời gian, thi hài phải được lưu giữ ở phòng lạnh của bệnh viện hoặc phòng lạnh của nhà tang lễ Trường hợp chết vì dịch bệnh: Dịch tả, dịch hạch và các bệnh truyền nhiễm, khâm liệm tử thi phải theo hướng dẫn của cơ quan Y tế, sau đó phải chôn ngay, không được để quá 24 giờ và hạn chế việc đốt vàng mã, kèn trống; 4 Khi xây dựng, sửa chữa nhà hay công trình phải che chắn bụi, thực hiện các biện pháp hạn chế tiếng ồn, độ rung, không để ảnh hưởng đến dân cư xung quanh 5 Khi bốc xếp, vận chuyển nguyên, vật liệu không được để rơi, vãi gây ô nhiêm môi trường và làm mất mỹ quang thôn, xóm Điều 5 Qui định về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất tăng trưởng cây trồng: 1 Thực hiện 5 đúng: - Sử dụng thuốc đúng; - Phun đúng thời điểm; - Dùng đúng liều lượng; - Phun đúng kỹ thuật; - Xử lý vỏ chai, bao bì đựng thuốc BVTV đúng quy định (bằng cách đốt hoặc chôn lấp) 2 Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã được Nhà nước cấm hoặc quá thời hạn sử dụng; 3 Nước rửa dụng cụ đựng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được đổ vào ruộng vườn, cấm đổ vào các nguồn nước sông suối, kênh mương, ao hồ gần giếng nước và khu dân cư 4 Các loại phân chuồng phải ủ hoai mới được đem sử dụng cho cây trồng Các loại phân các loại phân hóa học, phân vi sinh phải được bảo quản và sử dụng đúng kỹ thuật theo hướng dẫn 78 Điều 6 Quy định ngày Xanh - Sạch - Đẹp: 1 Tất cả mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống và hoạt động trong thôn phải tham gia làm vệ sinh tại từng hộ gia đình, đơn vị và khu công cộng như: quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, giải tỏa vật cản lấn chiếm lề đường, dòng chảy sông suối, ao hồ… vào ngày chủ nhật hàng tuần 2 Hàng năm, tham gia tổng vệ sinh môi trường vào các Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và ngày làm cho Thế giới sạch hơn 19/9 và các ngày Lễ lớn ( 30/4; 1/5; 2/9 dương lịch; ngày mùng 10/3 âm lịch; trước, trong và sau tết Nguyên đán) và những ngày lễ hội của thôn CHƯƠNG III KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 7 Khen thưởng: 1 Việc thực hiện tốt các quy định của Hương ước là một trong những tiêu chí để được xét công nhận gia đình an toàn về an ninh trật tư và gia đình văn hóa; 2 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành gương mẫu các qui định trong Hương ước bảo vệ môi trường thôn, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các dấu hiệu vi phạm Hương ước và các quy định khác về bảo vệ môi trường thì được biểu dương và khen thưởng Điều 8: Xử lý vi phạm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm các qui định tại Điều 2 đến Điều 6 của Hương ước này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị nhắc nhở, phê bình, xử lý theo quy định của thôn hoặc xử phạt theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội và các quy định khác theo quy định hiện hành Hình thức xử lý tại thôn khi vi phạm một trong những quy định của Hương ước như sau: a Vi phạm lần thứ nhất: nhắc nhở, giáo dục tại thôn, buộc khắc phục lỗi vi phạm; b Vi phạm lần thứ hai: Buộc lao động 02 ngày công (do Ban BVMT xã thực hiện xử lý), nhằm khắc phục các lỗi vi phạm và phê bình trước cuộc họp thôn 79 c Vi phạm lần thứ ba: Ban BVMT xã sẽ báo cáo lên UBND xã xử phạt đúng theo quy định của Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31/12/2009 hoặc Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, ngày 12/7/2010 của Chính phủ và các quy định khác theo quy định hiện hành; d Khi nhận được giấy báo của thôn mời đến để làm việc mà không chấp hành (vắng mặt mà không có lý do chính đáng) hoặc không khắc phục lỗi vi phạm các quy định của Hương ước thì buộc lao động một ngày công /1 lần Nếu không chấp hành thì Ban BVMT xã sẽ báo lên UBND xã để xử phạt theo quy định của pháp luật CHƯƠNG IV.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 9 Ban BVMT xã sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, tổ chức giáo dục, phê bình các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của Hương ước hoặc trình lên UBND xã xử lý các hành vi vi phạm quy định tại điều 8 của Hương ước này Hương ước này có giá trị thực hiện trong xã và sẽ xem xét sửa đổi bổ sung hàng năm tại hội nghị xã khi xét thấy không còn phù hợp với thực tế và đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung Điều 10 Bản Hương ước này được toàn thể đại diện của các hộ dân trong các thôn bàn bạc, thảo luận, góp ý và thống nhất thông qua cấp ủy, UBND xã và các đoàn thể Tất cả mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống và hoạt động trên địa bàn thị trấn phải chấp hành nghiêm túc Hương ước này./ 80 Phụ lục 5 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN THỨA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN BÀN GIAO Về việc bàn giao bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại Thị Trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Hôm nay, ngày 31 tháng 5 năm 2016, Tại Ủy ban nhân dân Thị trấn Thứa tiến hành bàn giao bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại UBND thị trấn Thứa là sản phẩm của đồ án tốt nghiệp do sinh viên Vũ Thị Hằng thực hiện 1 BÊN BÀN GIAO: Vũ Thị Hằng - Sinh viên Khoa Môi Trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Địa chỉ: 41 A, đường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Số điện thoại: 01636747686 2 BÊN NHẬN BÀN GIAO: Ủy ban nhân dân Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Ông: Vũ Đình Ngoan Chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị trấn Thứa Địa chỉ: Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 3 NỘI DUNG BÀN GIAO Từ ngày 1 tháng 3 đến tháng ngày 31 tháng 5 năm 2016, Sinh viên Vũ Thị Hằng, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài là: “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại Thị Trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Nay, đã hoàn thành bản hương ước quy ước môi trường tại tiểu khu Chiềng Đi hoàn chỉnh, Sinh viên Vũ Thị Hằng xin bàn giao lại cho Ủy ban nhân dân Thị trấn Thứa Bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường cho Thị trấn Thứa, huyện Lương Tài Kính mong Ủy ban nhân dân Thị trấnThứa, trong thời gian tới triển khai thực hiện Bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường tại thị trấn Thứa 81 Biên bản này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau 82 BÊN GIAO SINH VIÊN BÊN NHẬN CHỦ TỊCH Vũ Thị Hằng Vũ Đình Ngoan Phụ lục 6 Hình ảnh điều tra 83 Hiện trạng xả nước thải vào các nguồn tiếp nhận khác nhau 84 85 Rác thải đổ tràn lan tại thị trấn Thứa 86

Ngày đăng: 06/10/2016, 21:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Nội dung nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  • 1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Thị Trấn Thứa

  • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Lương Tài

  • 1.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

  • Bảng 1. 1. Năng suất sản lượng lúa của thị trấn qua các năm

  • Bảng 1. 2. Tình hình phát triển chăn nuôi của thị trấn qua các năm

  • Bảng 1. 3. Thống kê các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn

  • 1.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

  • 1.1.4. Thực trạng phát triển đô thị

  • 1.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

  • 1.2 Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu

  • 1.2.1 Cơ sở pháp lý xây dựng hương ước, quy ước BVMT với sự tham gia của cộng đồng

  • 1.2.2 Nội dung và hình thức thể hiện của hương ước

  • 1.2.3 Quy trình xây dựng và triển khai hương ước, quy ước BVMT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan