ĐỀ TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐỊA LÝ 2007-2008

12 3.1K 16
ĐỀ TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐỊA LÝ  2007-2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 12 - NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn: Địa Lí Thời gian: 180' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 - 11 – 2007 (Đề thi có 02 tờ) . Câu 1: (2,5 điểm) a. Những nơi nào trên địa cầu có giờ khu vực và giờ địa phương trùng nhau? Tại sao? b. Xác định tọa độ các điểm A,B,C trong hệ tọa độ địa lí dưới đây: B A C Câu 2: (2 điểm) a. Điền số liệu thích hợp vào các ô trống: Khoảng cách trên bản đồ (cm) 1,5 ? 4 4,5 Khoảng cách thực địa (km) ? 15 ? 9 Tỉ lệ bản đồ 1/40.000 1/1 000.000 1/500.000 ? (học sinh kẻ lại bảng và điền số liệu thích hợp vào bảng) b. Về mùa hè người ta thường đi nghỉ mát ở đâu? vì sao? Câu 3: (4 điểm) a. Sắp xếp lại các số liệu trong bảng dưới đây sao cho thích hợp, giải thích vì sao có sự sắp xếp đó? Nhiệt độ ( 0 C) Lượng hơi nước (g/m 3 ) 0 10 20 30 30 17 2 5 (học sinh kẻ lại bảng và điền số liệu thích hợp vào bảng) b. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió mậu dịch nói chung khô và ít mưa, còn gió tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? 140 0 120 0 100 0 20 0 40 0 60 0 Câu 4: (2,5 điểm) a. Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, nhận xét sự phân bố lượng mưa theo lãnh thổ nước ta từ tháng V đến tháng X. b. Nhận xét và giải thích hiện tượng lũ lụt ở miền trung nước ta. Câu 5: (3 điểm) a. Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, tính mật độ dân số ở một số tỉnh và thành phố sau: Điện Biên; Hà Nội; Thái Bình; Nghệ An; Đăk Nông; TP Hồ Chí Minh; Đồng Nai; An Giang (làm tròn đến số nguyên). b. Nhận xét và giải thích sự phân bố của dân cư nước ta. Câu 6: (6 điểm) a. Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện rõ cơ cấu các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm. b. Qua biểu đồ nhận xét sự thay đổi cơ cấu của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thời kì trên. (Học sinh được sử dụng ATLAT Địa Lí Việt Nam để làm bài) - Hết - KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ ĐỀ DỰ BỊ LỚP 12 - NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn: Địa Lí Thời gian: 180' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: (Đề thi có 02 tờ) . Câu 1: (3 điểm) a. Những nơi nào trên địa cầu có giờ quốc tế, giờ khu vực và giờ địa phương trùng nhau? tại sao? b. Xác định các hướng còn lại qua sơ đồ sau: Điểm A B C D E G H I Hướng (học sinh kẻ lại bảng trên và điền hướng thích hợp vào bảng) Câu 2: (3,5 điểm) a. Vẽ sơ đồ sự vận động của trái đất quanh Mặt Trời. b. Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Câu 3: (2 điểm) Tính góc nhập xạ của các địa điểm sau: Tôkiô (35 0 B); Buênôt Airet (34 0 4'N),vào các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12. Câu 4: (2 điểm) Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, giải thích tại sao ở Phan Rang tuy giáp biển nhưng lượng mưa trung bình năm lại thấp nhất nước ta. Câu 5 (6 điểm) a. Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, tính năng suất lúa của Việt Nam qua các năm (tạ/ha). b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện năng suất lúa của nước ta qua các năm. c. Nhận xét và giải thích sự phát triển của ngành trồng lúa ở nước ta. Câu 6: (3,5 điểm) A B C D E G H I Tây-tây nam a. Tính cơ cấu giá trị khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta theo bảng số liệu: Năm Thủy sản (tỉ đồng) Khai thác Nuôi trồng 1990 5559 2576 1995 9214 4310 2000 13901 7876 2004 15026 19004 b. Nhận xét sự phát triển và thay đổi cơ cấu của ngành thủy sản ở nước ta thời kì trên. (Học sinh được sử dụng ATLAT Địa Lí Việt Nam để làm bài) -Hết- KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 12 - NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn: Địa Lí Thời gian: 180' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 24 - 11 - 2007 Câu Đáp án Điểm Câu 1: 2,5 a.Những nơi trên địa cầu có giờ quốc tế và giờ khu vực trùng nhau: - Các địa phương nằm trên các đường kinh tuyến giữa của các múi giờ đều có giờ khu vực và giờ địa phương trùng nhau. - Nguyên nhân: Vì giờ địa phương của các đường kinh tuyến giữa các múi giờ được quy ước là giờ khu vực của các múi giờ đó. 0,5 0,5 b. Xác định tọa độ địa lí: A 0 0 130 40 T N      B 0 0 100 30 T N      C 0 0 110 50 T N      (Mỗi tọa độ xác định đúng được 0,5 điểm) 1,5 Câu 2: 2,0 a. Tính mỗi kết quả đúng được 0,25 điểm K/C trên bản đồ (cm) 1,5 1,5 4 4,5 K/C thực địa (km) 0,6 15 20 9 Tỉ lệ bản đồ 1/40.000 1/1.000.00 0 1/500.00 0 1/200.000 (học sinh kẻ lại bảng và điền số liệu thích hợp vào bảng) Mỗi kết quả đúng được 0,25 điểm 1,0 b. Về mùa hè người ta thường đi nghỉ mát ở đâu: - Về mùa hè người ta thường đi nghỉ mát ở vùng núi cao và ven biển. - Nguyên nhân: + Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì vậy khí hậu ở vùng núi cao thường mát mẻ. + Do nước hấp thụ nhiệt chậm hơn so với đất. Mặt khác độ ẩm không khí ở mặt biển cao hơn mặt đất, lên bờ biển có khí hậu mát mẻ hơn so với nội đại 0,5 0,25 0,25 Câu 3: 4,0 a. Sắp xếp lại các số liệu và giải thích: - Sắp xếp: Nhiệt độ ( 0 C) Lượng hơi nước (g/m 3 ) 0 10 20 30 2 5 17 30 (học sinh kẻ lại bảng và điền số liệu thích hợp vào bảng) * Lưu ý: Học sinh nếu sai một số liệu sẽ không được điểm. - Giải thích: + Độ ẩm bão hòa của hơi nước trong không khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ. + Nhiệt độ càng cao mật độ không khí trong một đơn vị thể tích càng giảm, khả năng chứa hơi nước càng lớn. 1,0 0,5 0,5 b. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió mậu dịch nói chung khô và ít mưa còn gió tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều: - Gió mậu dịch nói chung khô và ít mưa vì: + Gió mậu dịch thổi từ áp cao chí tuyến về xích đạo, gió di chuyển từ tới vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn. + Nhiệt độ càng cao hơi nước càng tiến xa độ bão hòa và không khí càng trở lên khô. - Gió tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều vì: + Gió tây ôn đới cũng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng thổi về phái cực, gió di chuyển tới vùng có nhiệt độ trung bình thấp hơn. + Nhiệt độ càng thấp khả năng chứa hơi nước càng giảm, hơi nước trong không khí nhanh đạt đển độ bão hòa vì thế gió tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4: 2,5 a. Phân bố tổng lượng mưa nước ta từ tháng V đến tháng X của nước ta không đều nhau. +Đại bộ phận lãnh thổ nước ta có lượng mưa trung bình từ 1200 mm đến 1600 mm . - Nơi có lượng mưa cao nhất là Lũng Cú trung bình trên 2000 mm - Nơi có lượng mưa thấp nhất là Phan Rang dưới 800 mm . 0,25 0,25 0,25 0,25 b. - Nhận xét: + Hiện tượng lũ ở miền trung nước ta thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 với đặc điểm lưu lượng nước các sông lên xuống rất nhanh. - Nguyên nhân: + Mùa mưa ở miền trung nước ta diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa tập trung lớn. Đặc biệt vào tháng 10 và tháng 11. + Địa hình miền trung chủ yếu là đồi núi, sông ngòi có đặc điểm ngắn và dốc lên thủy chế rất thất thường. 0,5 0,5 0,5 Câu 5: 3,0 a.Mật độ dân số trung bình một số tỉnh và thành phố: ( ĐV: người/km 2 ). Tỉnh, TP Điện Biên Thái Bình Nghệ An Đắk Nông Đồng Nai An Giang Hà Nội TP Hồ Chí Minh Mật độ dân số 46 1.122 172 56 339 598 3.018 2.533 1,0 b. Nhận xét: - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều. + Dân cư tâp trung đông ở đồng bằng, ven biển và các thành phố lớn. Mật độ dân số ở các vùng này rất cao, đại bộ phận các địa phương có mật độ dân số trung bình từ 500 người/km 2 trở lên. Đặc biệt như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trung bình trên 2000 người/km 2 . + Dân cư thưa thớt ở miền núi và trung du. Phần lớn các tỉnh ở khu vực này có mật độ dân số trung bình từ 100 người/km 2 đến dưới 50 người/km 2 . - Nguyên nhân: Đồng bằng và thành phố có mật độ dân số cao vì: + Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời. + Do trình độ phát triển kinh tế cao, tập trung nhiều thành phố và các trung tâm công nghiệp. + Do điều kiện tự nhiên thuận lợi có sức thu hút lớn với dân cư. - trung du và miền núi có mật độ dân cư thấp vì không có đầy đủ các điều kiện trên (điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp). 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6: 6,0 a. Biểu đồ: - Xử lí số liệu: (Đơn vị: %) Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 1990 82,5 6,6 10,9 1995 81,6 5,0 13,4 1998 81,7 4,3 14,0 2000 80,2 4,2 15,6 - Vẽ biểu đồ: * Vẽ biểu đồ miền *Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Tính chính xác: Biểu đồ được vẽ phải đảm bảo thể hiện đúng các số liệu đã xử lí (biểu đồ được chia 3 phần mỗi phần tương ứng với 1 ngành). + Biểu đồ phải hoàn chỉnh: Có tên biểu đồ, chú giải và ghi đơn vị %, năm vào vị trí thích hợp. + Biểu đồ phải trực quan: sạch, đẹp và dễ nhận thấy sự tương quan giữa các đối tượng, 2,0 2,0 Lưu ý: + Nếu vẽ biểu đồ dạng khác không cho điểm. + Thiếu 1 trong các yêu cầu trên trừ 0,5 điểm b. Nhận xét cơ cấu: - Tỉ trọng các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta không đều. + Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao, luôn trên 80%. + Ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp, dao động từ 4,2% đến 6,6%. + Tỉ trọng ngành thủy sản chiếm tỉ trọng thấp, dưới 10%. - Tỉ trọng các ngành có sự thay đổi theo hướng sau: + Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 82,5% (1990) xuống còn 80,2% (2000). + Tỉ trọng ngành lâm nghiệp giảm nhanh từ 6,6% (1990) xuống còn 4,2% (2000). + Tỉ trọng ngành thủy sản tăng nhanh từ 10,9% (1990) lên 15,6% (2000). 2,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Hết- [...]...KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 - NĂM HỌC 2007 - 2008 ĐỀ DỰ BỊ Môn: Địa Lí Thời gian: 180' (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Câu 1: (3 điểm) a Những nơi nào trên địa cầu có giờ quốc tế, giờ khu vực và giờ địa phương trùng nhau? tại sao? b Xác định các hướng còn lại qua sơ đồ sau: A B I Tây-tây nam H C D G Điểm Hướng A B C E D E G H I (học sinh kẻ lại bảng trên và điền hướng... ngày đêm dài ngắn theo mùa Câu 3: (2 điểm) Tính góc nhập xạ của các địa điểm sau: Tôkiô (350 B); Buênôt Airet (3404'N), vào các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12 Câu 4: (2 điểm) Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, giải thích tại sao ở Phan Rang tuy giáp biển nhưng lượng mưa trung bình năm lại thấp nhất nước ta Câu 5 (6 điểm) a Căn cứ vào ATLAT Địa Lí Việt Nam, tính năng suất lúa của Việt Nam qua các năm (tạ/ha) . trên. (Học sinh được sử dụng ATLAT Địa Lí Việt Nam để làm bài) - Hết - KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ ĐỀ DỰ BỊ LỚP 12 - NĂM HỌC 2007 - 2008 Môn: Địa. kì trên. (Học sinh được sử dụng ATLAT Địa Lí Việt Nam để làm bài) -Hết- KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC LỚP 12 - NĂM HỌC 2007

Ngày đăng: 05/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan