BÀI TẬP TÀI CHÍNH HỌC KỲ.

11 830 2
BÀI TẬP TÀI CHÍNH HỌC KỲ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP TÀI CHÍNH HỌC KỲ.

MỞ ĐẦU Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, có vai trò lớn trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời là công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. tuy nhiên kể từ khi ban hành đến nay việc thực thi các luật thuế là chưa thật sự hiệu quả cao, số tiền thuế thất thu còn rất lớn mà nguyên nhân chủ yếu là từ tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Cùng với sụ phát triển của kinh tế - xã hội, những hành vi trốn thuế, gian lận thuế hiện nay càng ngày càng diễn ra phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn với những thủ đoạn rất tinh vi, vì vậy cần phải thực hiện chống gian lận trốn lậu thuế. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề nội dung bài viêt của em sẽ đi tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trốn lậu thuế hiện nay. NỘI DUNGI . MỘT SỐ VẤN VỀ GIAN LUẬN THUẾ VÀ TRỐN LẬU THUẾ1. Khái niệm liên quan. - Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. - Hành vi gian lận thuế, là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch các thông tin kế toán – tài chính làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. - Hành vi trốn lậu thuế - là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được 1 hoàn hoặc được miễn giảm. 2. Cơ sở để xác định hành vi gian lận, trốn lậu thuế là:- Chủ thể của hành vi là các cá nhân hoặc tổ chức thuộc đối tượng nộp thuế.- Hậu quả của hành vi vi phạm này là dẫn đến việc làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.3. Đặc điểm của hành vi gian lận, trốn lậu thuế. Về chủ thể: thực hiện các hành vi gian lận, trốn lậu thuế là các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hay các hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng chịu thuế đã thực hiện các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Về đối tượng: đối tượng của các hành vi trốn thuế, gian lận thuế là các quy định pháp luật về thuế liên quan đến số thuế phải nộp hoặc số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Về mục đích - hậu quả của hành vi: Mục đích của hành vi trốn thuế và gian lận thuế là giống nhau, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.4. Các văn bản pháp lý quy định hành vi trốn thuế, gian lận thuế 3.1. Luật quản lý thuế 20063.2. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế3.3. Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP). 3.4. Thông tư số 61/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về thuế.5. Một số hành vi gian lận, trốn lậu thuế như: - Hành vi khai man không đúng sự thật về tình hình thu nhập.- Hành vi trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn 2 bất hợp pháp, hay không phát hành hóa đơn bán hàng.- Hành vi trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến việc nộp hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế.- Hành vi liên quan đến việc ghi chép sai lệch, không đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán. - Một số hành vi gian lận, trốn thuế thu nhập khác được pháp luật quy định;- Ngoài ra có một số hành vi gian lận, trốn thuế khác xảy ra trong thực tế như: Một trong những hành vi phổ biến mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để gian lận, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là hành vi kê khai tăng về lao động và tài sản cố định trong doanh nghiệp so với thực tế quản lý và nhu cầu sử dụng. Hiện nay có tình trạng những doanh nghiệp thành lập chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp, thu lợi bất chính, tiếp tay cho các doanh nghiệp khác trốn thuế, gian lận thương mại, gây thất thu thuế của nhà nước, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ thì không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn thấp hơn giá bán để chiếm dụng tiền thuế của nhà nước. Đặc biệt, cơ quan thuế đã phát hiện tình trạng trốn thuế rất tinh vi bằng hình thức “chuyển giá” trong các công ty có giao dịch liên kết ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.II. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG GIAN LẬN, TRỐN LẬU THUẾ.1.Nguyên nhân chủ quan. Trước tiên, vấn đề chúng ta nhìn thấy rõ nhất là chính sách thuế hiện hành còn quá nhiều khe hở, quá nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa thật sự phù hợp với thực tại và yêu cầu phát triển của nền kinh tế, Luật được ban hành rất nhiều, gây khó khăn cho những người thực hiện, người quản lý. - Hiện nay khoản thuế từ các doanh nghiệp là rất lớn nhưng có thể thấy việc cho phép thành lập doanh nghiệp, công ty tuy nhiên theo quy định của luật thương mại điều kiện yêu cầu không cao, khá dễ dàng thực hiện được, nhưng khi thành lập 3 xong rồi thì việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó cụ thể như thế nào, thực tế hoạt động ra sao lại buông lỏng chưa chặt chẽ cụ thể. Từ khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép đến sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho việc thành lập các doanh nghiệp ma. Mặt khác cơ chế thanh toán giữa các giao dịch kinh tế còn chưa bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng do vậy rất khó kiểm soát việc các hoạt động kinh tế đó đã phát sinh thực tế hay chỉ trên giấy tờ.- Việc quy định trách nhiệm việc cung cấp các thông tin, tài liệu trong Luật quản lý thuế ngay khi đăng ký và có hoạt động phát sinh, nhưng trong quá trình hoạt động lại không thường xuyên cung cấp mà chỉ cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, cho nên có rất nhiều thông tin cần thiết nhưng cơ quan thuế không biết được đầu mối để cung cấp thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin. Ví dụ thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông thường các doanh nghiệp mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau, mà cơ quan thuế không biết doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp.- Luật Quản lý thuế một phần chưa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện, nên đã hạn chế tính khả thi của các quy định trong Luật Quản lý thuế và chính điều này chưa thực sự khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của chủ thể có nghĩa vụ thuế.- Thiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy quan lý thuế và nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thuế, đặc biệt trong xu thế quản lý thuế hiện đại. Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm của các cơ quan chức năng cũng chưa răn đe, chưa được quyết liệt. - Công tác kiểm tra còn lỏng lẻo, không thường xuyên kiểm tra mà chỉ đột xuất, hay khi có khả nghi về hành vi vi phạm xảy ra, thì mới kiểm tra.- Công tác giám sát chưa chặt chẽ, mà gần như hoạt động giám sát không nhiều.- Trong chế tài để xử phạt hành vi vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe,chưa thật hà 4 khắc. Ví dụ: Nếu làm thất thoát hàng trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng mà việc xử phạt vài ba triệu đồng thì như vậy không ai sợ, vì khoản lợi mà họ thu được là rất lớn. thậm chí có người còn chấp nhận ngồi tù vài ba năm để mang lại khoản lợi nhuận cao hàng tỷ đồng. Vì hiện nay hình phạt cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm tù còn mức phạt tiền cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm còn mức phạt tiền cao nhất chỉ giới hạn bằng 3 lần số tiền thuế trốn. Nếu không xử lý quyết liệt thì luật pháp không còn tính răn đe. Do đó, tình hình tội phạm liên quan đến thuế, mặc dù đã được công luận cảnh báo cơ quan chức năng, vẫn phát triển nhanh, đa dạng, tinh vi và ngày càng lớn về số tiền thuế chiếm đoạt.- Công tác xử lý vi phạm vẫn là một ẩn số, mà cần quan tâm. - Cơ quan thuế chưa thực sự chủ động trong công tác quản lý thuế. Một số cán bộ thuế chưa làm tròn trách nhiệm thậm chí thoái hóa, biến chất vì tư lợi riêng để lợi dụng. Không hiếm trường hợp chính cán bộ thuế gợi ý và tiếp tay cho một số cá nhân ăn cắp tiền thuế. Thứ ba, Hiện nay để xác định một chủ thể vi phạm số tiền thuế là bao nhiêu là một khó khăn lớn. Sau đó là trong quá trình xử lý vi phạm ở lĩnh vực xử lý hành chính và xử lý hình sự đều đang gặp nhiều khó khăn, đó là tình hình luôn luôn gặp phải. Ví dụ như xử lý vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định xử phạt mà các đối tượng không thi hành, dùng mọi thủ đoạn để trốn chạy, gây khó khăn cho việc thực thi, các cơ quan yêu cầu mãi mà không tìm được đối tượng, thì nản, rồi lại kệ để đó không làm đến nơi đến chốn, điều đó có nghĩa đã vô hiệu hóa các quyết định của cơ quan chức năng. Khi xử lý hình sự càng hết sức khó khăn nên một yêu cầu nhất thiết là Bộ Công an, Bộ Tài chính và hai tổng cục cần kết hợp với nhau để tháo gỡ vấn đề tồn tại, bàn bạc cân nhắc cụ thể. Thứ tư, Trong nhu cầu sử dụng hàng hóa phần lớn hiện nay công chúng đi mua hàng không lấy hóa đơn, đây là một thói quen mua hàng của chế độ cũ, chế độ nền kinh tế lạc hậu. Việc lấy hoá đơn gần như chưa hình thành, có nhiều trường hợp 5 được quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không đúng các quy định của thuế. Về phía người tiêu dùng, cũng từ sự thiếu hiểu biết, họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh nghiệp để thực hiện hành vi trốn lậu thuế. Hơn nữa họ còn cảm thấy phiền khi lấy hóa đơn, và cũng không có động cơ giữ hoá đơn để làm gì, không cảm thấy cần thiết. Đây là một sự yếu kém về khả năng nhận thúc của công dân. Thứ năm, Một nguyên nhân mà chúng ta có thể khắc phục trước làm cho hoạt động gian lận, trốn lậu thuế không xảy ra, hay xảy ra ít, dó là công tác xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp phòng, chống các hành vi vi phạm. Tuy nhiên công tác này chưa thực hiện triệt để, có đơn vị xây dựng kế hoạch nhưng thiếu bám sát, chỉ đạo thực hiện hoặc mới chỉ tập trung đấu tranh chống các hành vi vi phạm mà chưa có giải pháp giải quyết triệt để các trường hợp doanh nghiệp “ma”. Đây cũng là một vấn đề cần được sự quan tâm phối hợp của mọi lực lượng, mọi quần chúng nhân dân.2. Nguyên nhân khách quan Một là, nền kinh tế nước ta chưa phải nền kinh tế tiên tiến hiện đại, phần lớn những giao dịch chưa được thực hiện bởi công nghệ kỹ thuật cao, nền kinh tế nước ta vẫn mang bản chất nền kinh tế tiền mặt. Gần như tất cả các hạch toán và giao dịch đều có thể dùng tiền mặt như: tiền Việt Nam, vàng, ngoại tệ. Đồng thời cộng với đó là tâm lý của họ cũng muốn theo kiểu “tiền trao cháo múc”. Điều này được các doanh nghiệp khai thác lập bộ hồ sơ thanh toán giả tạo, không thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ và như vậy cơ quan thuế cũng rất khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời những hành vi đó. Đối với các cá nhân các doanh nghiệp sử dụng hành vi “trao tay” trực tiếp những khoản thu bằng tiền mặt đã giúp họ trốn được một khoản tiền thuế lớn pahir nộp. Giá trị thực tế lớn hơn rất nhiều so với giá trị được ghi nhận trong sổ sách của những khoản thu này. Việc làm này cũng được rất nhiều công ty áp dụng, mà các 6 cơ quan chức năng rất khó và không thể kiểm soát, quản lý được. Hai là, Nền kinh tế nước ta trong giai đang phát triển phần lớn các cơ sở kinh doanh quy mô theo kiểu doanh nghiệp tư nhân, họ không quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân. Không chỉ vậy mà họ cho cho rằng sổ sách kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát họ để thu thuế, mà không cho rằng sổ sách, tài khoản, chứng từ, . là những phương tiện cơ bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh được tốt hơn, chánh được những rư ro trước mắt, để đánh giá, đo lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như những dự đoán và dự báo cho tương lai của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, để đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Ba là, Hiện tượng này có nguyên nhân từ khía cạnh đạo đức, trình độ dân trí, trình độ cán bộ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật và một phần không nhỏ xuất phát từ sự buông lỏng pháp luật. Do hạn chế về nguồn nhân lực một số cán bộ còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý nên có lúc có nơi vẫn còn tình trạng thất thu thuế, trong khi tình hình doanh nghiệp “ma” ngày càng nhiều, mặc dù tập thể cán bộ của lực lượng Cảnh sát đều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - lực lượng chuyên trách trong điều tra về trốn và gian lận thuế đã tập trung tận lực nhưng vẫn chưa thể triệt phá hết . IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG, CHỐNG TÌNH TRẠNG GIAN LẬN, TRỐN LẬU THUẾ HIỆN NAY.Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế - Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà nước đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài, tránh sự thay đổi quá nhanh và nhiều làm cho các nhà quản lý thuế và người nộp thuế rơi vào tình trạng lúng 7 túng trong thi hành, gây nên sự hoài nghi của các nhà đầu tư, làm phương hại đến lợi ích của người nộp thuế, tăng trưởng kinh tế và lợi ích của quốc gia.- Tôn trọng thuộc tính trung lập của hệ thống thuế hiện đại, hạn chế tối đa các quy định miễn giảm, khấu trừ làm xói mòn những mục tiêu cốt lõi của thuế, dễ gây nên tình trạng trốn, lậu thuế. - Quá trình cải cách hệ thống thuế phải gắn chặt với vấn đề cải cách quan hệ tài khoá giữa các cấp chính quyền, năng lực quản lý hành chính thuế, khả năng thu thuế và “văn hoá” của người nộp thuế, như vậy mới tạo ra sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với việc triển khai thực hiện hệ thống thuế mới.- Việc cải cách chính sách thuế phải đi đôi với các biện pháp cải cách về thể chế, về cơ cấu trên toàn bộ nền kinh tế; đặc biệt coi trọng các lĩnh vực hỗ trợ cho cải cách hệ thống thuế như: hệ thống kế toán, kiểm toán, hệ thống các luật lệ liên quan đến hệ thống thuế.- Đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa các thủ tục về hồ sơ đăng ký thuế, nên tổ chức các địa điểm với các hình thức nộp thuế, hoàn thuế thuận lợi, công khai đối tượng nộp thuế, mức thuế. Đồng thời kiểm tra, xử lý thật nghiêm tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế”.Hai là, hoàn thiện phương thức quản lý thu thuế.Để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thuế, cơ quan thuế phải chú ý hoàn thiện các phương thức quản lý thu thuế, cụ thể như sau:8 - Thống nhất sử dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế, nối mạng vi tính trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra.- Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả trên cơ sở kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn thuế.- Khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước và áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh trong công tác hành thu và chấp hành luật thuế.- Các cơ quan chức năng của Nhà nước như thanh tra, điều tra và kiểm toán phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thu thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Hiện nay ngành thuế cũng áp dụng nhiều biện pháp trong in, phát hành, bán và quyết toán hóa đơn, tăng cường kiểm tra, đối chiếu chéo hóa đơn giá trị gia tăng, đưa vào triển khai việc áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều cho các hóa đơn giá trị gia tăng và xây dựng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cho tất cả các doanh nghiệp . Điều này thể hiện sự cố gắng của ngành thuế để kiểm soát các hóa đơn, chứng từ và đem lại hiệu quả cho công tác quản lý thuế đồng thời làm giảm đáng kể tình trạng trốn thuế, gian lận thuế.cơ quan chức năng cần định kỳ thực hiện kiểm tra tuân thủ chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời chuẩn hóa kế toán viên tại cơ sở kinh doanh bất kể quy mô nào . Chúng ta nên xem xét với việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề cho kế toán viên thông qua các kỳ kế toán chuyên môn. Ba là, nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nướcĐối với kiểm toán viên nhà nước, khi thực hiện kiểm toán ở các cơ quan thuế, các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cần đặc biệt quan tâm việc phân loại các sai phạm trong lĩnh vực thuế để có biện pháp củng cố chứng cứ và hồ 9 sơ, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là khai thác tối đa quyền điều tra của kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước, nhằm làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.Trong hoạt động kiểm toán khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, gian lận, trốn lậu thuế kiểm toán viên cần phân tích và xem xét kỹ lưỡng về bản chất hành vi để tiến hành xác minh đến cùng một sự việc và kết luận cụ thể, rõ ràng mức độ vi phạm của tập thể và cá nhân, nếu các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không nên ngại khó, ngại khổ mà né tránh, không xử lý dứt điểm và nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.Bốn là, thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ, công chức ngành thuế, hải quan, để lực lượng này tăng cả về lượng và chất nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới, việc đào tạo, rèn luyện phẩm chất và nghiệp vụ cho cán bộ thuế, hải quản giúp nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Luân chuyển các bộ giúp hạn chế tối đa tình trạng tiếp tay của cán bộ thuế cho các doanh nghiệp tại địa phương.Năm là, tăng cường điều chỉnh tổ chức nội bộ ngành, xây dựng và tăng cường quy chế phối hợp với các ngành, nhất là giữa cơ quan thuế với cơ quan công an để giám sát, điều tra và xử lý các vi phạm kịp thời. Phối hợp với Kho bạc, Tổng cục Hải quan để nắm bắt thông tin về xuất nhập khẩu, hàng hóa, trao đổi cung cấp các thông tin liên quan, tăng cường thu thập thông tin để làm cơ sở đấu tranh với các doanh nghiệp.Sáu là, luôn tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật giáo dục – hỗ trợ về thuế cho mọi đối tượng. Các thông tin về thuế phải được cập nhật nhanh chóng lên mạng và hoàn toàn miễn phí.10 [...]... nghiệp “ma” ngày càng nhiều, mặc dù tập thể cán bộ của lực lượng Cảnh sát đều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - lực lượng chuyên trách trong điều tra về trốn và gian lận thuế đã tập trung tận lực nhưng vẫn chưa thể triệt phá hết IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỊNG, CHỐNG TÌNH TRẠNG GIAN LẬN, TRỐN LẬU THUẾ HIỆN NAY. Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế - Hoàn thiện... GIẢI PHÁP NHẰM PHỊNG, CHỐNG TÌNH TRẠNG GIAN LẬN, TRỐN LẬU THUẾ HIỆN NAY. Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế - Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà nước đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài, tránh sự thay đổi quá nhanh và nhiều làm cho các nhà quản lý thuế và người nộp thuế rơi vào tình trạng lúng 7 ... quy định hành vi trốn thuế, gian lận thuế 3.1. Luật quản lý thuế 2006 3.2. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 3.3. Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP). 3.4. Thông tư số 61/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về thuế. 5.... tư nhân, họ khơng quan tâm đến chế độ kế tốn quốc dân. Không chỉ vậy mà họ cho cho rằng sổ sách kế tốn là cơng cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát họ để thu thuế, mà không cho rằng sổ sách, tài khoản, chứng từ, là những phương tiện cơ bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh được tốt hơn, chánh được những rư ro trước mắt, để đánh giá, đo lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như những . hành lang pháp lý và chính sách về thuế - Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà nước đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có. thuế phải gắn chặt với vấn đề cải cách quan hệ tài khoá giữa các cấp chính quyền, năng lực quản lý hành chính thuế, khả năng thu thuế và “văn hoá” của

Ngày đăng: 05/10/2012, 19:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan