THỰC TRẠNG sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên

48 1.1K 2
THỰC TRẠNG sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT Qua một thời gian học tập và tìm hiểu về Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên em đã có những cái nhìn khái quát nhất về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Ban đầu khi đi tìm hiểu về lịch sử hình thành và các điều kiện về nguồn vốn,hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và các chỉ tiêu về sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của Công ty để rút ra những thuận lợi khó khăn mà Công ty gặp phải. Từ đó em còn đưa ra những nhận xét về giải pháp và phương hướng cho Công ty.Sau đó đi vào thực tế để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Qua những số liệu những biểu đồ những thông tin về Công ty để rút ra những thông tin hữu ích cho đề tài. Cuối cùng mục tiêu cũng chính cũng là chủ đề của đề tài là có một cái nhìn nhận đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Từ đó rút ra những bài học nêu ra những giải pháp sử dụng vốn nâng cao hữu ích này.   LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại Khoa Kinh Tế Trường Đại học Kinh tế QTKD Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Công Ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái nguyên” Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Kinh tế Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô trong khoa Kinh tế Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Hoàn thành báo cáo này, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã tận tình giúp đỡ em và đưa ra những ý kiến chỉ dẫn qúy báu trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của em. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Công Ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.Mặc dù có nhiều cố gắng học tập nghiên cứu trong suốt thời gian thực tập, song do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa được sâu sắc nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các anh chị trong Công ty và các bạn sinh viên để báo cáo được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Tháng 3 năm 2016 Sinh viên: Nguyễn Thị Bình MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 1 2.1.Mục tiêu chung 1 2.2.Mục tiêu cụ thể 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1.Đối tượng nghiên cứu 2 PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 3 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 3 1.1.Tên và địa chỉ 3 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.2.1.Thời điểm hình thành 4 1.2.2.Các mốc lịch sử phát triển 4 2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 5 2.1.Chức năng 5 2.2.Nhiệm vụ 5 3.Đặc điểm về lao động của Công ty 6 4.Cơ cấu tổ chức của Công ty 9 4.1.Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 10 4.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 12 PHẦN 2.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 15 1.Thực trạng sử dụng vốn của Công ty 15 1.1.Cơ cấu nguồn vốn 15 1.2.Nguồn vốn của công ty 16 1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 18 2.Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 24 2.1.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 24 2.1.1.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định 24 2.1.2.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 26 3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công Ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 29 3.1.Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 29 3.1.1.Những hạn chế 29 3.1.1.1.Về vốn cố định 29 3.1.1.2.Về vốn lưu động 30 3.1.2.Những nguyên nhân 31 PHẦN 3.NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 33 1.Những kết quả đạt được 33 1.1.Về vốn cố định 33 1.2.Về vốn lưu động 33 2.Phương hướng chung của Công ty trong giai đoạn 2016 – 2020 35 3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 36 2.1.Về vốn cố định 38 2.2.Về vốn lưu động 39 Kết luận và kiến nghị 39 1.Kết luận 40 2.Kiến nghị 42 2.1.Một số kiến nghị với Nhà nước 42 2.2.Một số kiến nghị với Công ty TNHH MTV Khai Thác Thủy Lợi Thái Nguyên 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43   DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước 4 NN PTNT Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn 5 TSCĐ Tài sản cố định 6 TSLĐ Tài sản lưu động 7 CSH Chủ sở hữu DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động tại Công ty 7 Mô hình 1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11 Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm 15 Bảng 1.3: Nguồn vốn của Công ty qua các năm 20132015 17 Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 19 giai đoạn 2013 – 2015 19 Bảng 1.5.Kết quả doanh thu kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 20132015 22 Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định 25 Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 27 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có một lượng vốn nhất định. Đây có thể coi là một tiền đề cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn cả là phải làm sao để sử dụng đồng vốn đó một cách có hiệu quả. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển liên tục. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt này, mỗi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính nhất định. Nghĩa là phải có một số lượng vốn kinh doanh cần thiết (biểu hiện bằng tiền của tài sản kinh doanh) để mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua vật tư, tiền mặt, nhân lực, thông tin, uy tín của doanh nghiệp được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Tất cả những tài sản này của doanh nghiệp đều được trang trải bằng những nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được. Việc phân tích, đánh giá hoạt động sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng và là mối quan tâm của nhiều đối tượng như: các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các ngân hàng... Làm tốt việc này sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng của doanh nghiệp mình về mặt quản lý và sử dụng vốn nói riêng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Qua đó, họ cũng thấy được mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp mình để từ đó làm căn cứ, cơ sở đưa ra các chiến lược, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhận thức được tầm quan trọng đó nên sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên., em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên” nhằm đánh giá hoạt động sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần giúp Công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi một doanh nghiệp, cụ thể là Công TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tình hình sử dụng vốn và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: + Các số liệu sử dụng được lấy từ báo cáo tài chính các năm 20013, 2014, 2015. 4. Kết cấu của đề tài Phần 1:Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Phần 2: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Phần 3: Nhận xét và đánh giá chung về Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Kết luận và kiến nghị PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 1.1.Tên và địa chỉ 1. Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 2. Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 3. Mã số doanh nghiệp: 4600106301 4. Ngày cấp mã DN: 22091998 | Ngày bắt đầu hoạt động: 06041993 5. Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) 6. Địa chỉ trụ sở: Số 9A, tổ 9, ngõ 566, đường Lương Ngọc Quyến, , Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 02803854131 Email: Fax: 02803653137 7. Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Công Thịnh 8. Giám đốc: Phí Ngọc Lâm Ngành nghề kinh doanh + Vận hành tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn huyện. + Kinh doanh vật tư thiết bị thủy lợi, thủy điện và nước sinh hoạt. + Lập dự án đầu tư các dự án xây dựng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở hạ tầng: thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước. Dịch vụ hỗ thợ kĩ thuật, quán lý dự án kĩ thuật, giám sát dự án thi công tưới tiêu công trình thủy lợi, tư vấn đấu thầu, thẩm tra hồ sơ dự án. 1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 1.2.1.Thời điểm hình thành Công ty TNHH TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. (mà tiền thân là Công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái ) được thành lập theo quyết định số 174QĐ UB ngày 09111992 của UBND Tỉnh Bắc Thái. Năm 2005 thực hiện chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà Nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) của Nhà Nước, thành Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 1.2.2. Các mốc lịch sử phát triển 09111992 Công ty quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 4 đơn vị: Công ty thủy nông Núi Cốc, Xí Nghiệp. thủy nông Phổ Yên, Xí Nghiệp thủy nông Đại Từ, Xí Nghiệp vật tư thủy lợi và thành lập một số trạm thủy nông Định Hóa, trạm thủy nông Phú Bình, cụm thủy nông Võ Nhai, Trạm bơm Cổng Táo. 05041997 UBND Tỉnh Thái Nguyên ra quyết định số 94QĐUB chuyển công ty từ đơn vị hành chính sự nghiệp thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thực hiện công việc quản lý, bảo vệ, khai thác và kiểm tra, kiểm soát công trình thủy lợi trong phạm vi toàn tỉnh Năm 1997 trên cơ sở tách Tỉnh Bắc Thái thành Tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn, Công ty quản lý các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái thành Công ty quản lý các công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên. Sau khi tách các công trình thủy lợi được bàn giao bớt cho Công ty quản lý thủy nông tỉnh Bác Cạn quản lý và khai thác do vậy nguồn thu chính của Công ty phí cũng bị giảm bớt. Năm 2003 thực hiện chủ trương của bộ Nông Nghiệp Công ty tiến hành bàn giao lại việc thu thủy lợi phí cho các huyện thành thị. Trên cơ sở thủy lợi phí thu được của người dân các huyện tiến hành trình nộp lại cho Công ty 30% tổng số thủy lợi phí thu được trong năm. Các hoạt động khác của Công ty được ngân sách nhà nước cấp bù trên cơ sở số liệu thẩm định của Liên Sở: Tài Chính, Kế Hoạch Đầu Tư, Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2005 thực hiện chủ trương chuyển đổi nhà nước thành công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.Đơn vị chủ quản lúc này không còn là sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà là UBND tỉnh Thái Nguyên.Sở Nông nghiệp là đơn vị quản lý ngành dọc. Năm 2008 thực hiện chủ trương miễn giảm thủy lợi phí của bộ Nông Nghiệp. Công ty được bộ Nông Nghiệp cấp bù thủy lợi phí trên cơ sở được xác nhận diện tích tưới của UBND các huyện thành thị có công trình do công ty trực tiếp quản lý. Năm 2009 thực hiện quyết định 566QĐUB của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thí điểm đặt hàng cấp nước tưới theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ( NNPTNT ). Công ty đã kí kết hợp đồng dịch vụ cấp tưới nước với sở NN PTNT. Đây cũng chính là cơ sở để xác định doanh thu của công ty, ngân sách nhà nước không phải cấp bù cho công ty nữa. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1. Chức năng Công ty là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt đọng công ích nên chức năng của Công ty là ổn định và phát triển sản xuất trong toàn tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ Quản lý, bảo vệ, khai thác các công trình thủy lợi trong phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng các quy trình vận hành công trình thực hiện theo quy trình được duyệt, hàng năm thực hiện kế hoạch sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi. Tổ chức và quản lý, khai thác bảo vệ trực tiếp các công trình và hạnh mục công trình thủy lợi có năng lực tưới từ 50ha trở lên và các hồ đập có chiều cao đập từ 15m trở lên, trạm bơm tiêu úng Cống Táo Phổ Yên và hệ thống thủy nông Hồ Núi Cốc. Điều tra, theo dõi, quan sát và thu thập số liệu về khí tượng thủy văn, chất lượng nước, tình hình diễn biến của các công trình: úng, lụt, thực tế các công trình khác với thiết kế ban đầu để đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý trình các cấp có thẩm quền phê duyệt Phối hợp với các ngành quản lí quy hoạch nguồn nước, quản lý môi sinh, quản lý môi trường nước và nguồn nước các công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Tư vấn giúp các huyện thành thị tổ chức quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi được tỉnh giao cho các huyện, thành thị quản lý. Đảm bảo nước tiêu tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước khác của xã hội như: cấp nước sinh hoạt, cấp nước tạo nguồn nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưởng, giải trí, phát điện, vận tải giao thông đường thủy, sản xuất công nghiệp. Thi công xây dựng sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng, khảo sát thiết kế và giám sát các công trình. Kinh doanh thủy sản trong điều kiện thuận lợi cho phép Thực hiện nhiệm vụ khác khi UBND tỉnh giao cho 3. Đặc điểm về lao động của Công ty Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự thành công của Công ty, xuất phát từ quan điểm đó ban lãnh đạo của Công ty đã duy trì theo đuổi chính sách lấy con người làm trọng tâm để xây dựng và củng cố cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp tận tụy. Trong nhưng năm qua Công ty đã không ngừng đào tạo và tuyển dụng lao động có trình độ và tay nghề cao bao gồm: kĩ sư, kiến trúc sư, cử nhân và nhưng lao động có tay nghề và kinh nghiệm cho sự phát triển của Công ty trong giai đoạn mới. Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động tại Công ty Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Biến động Tương đối (%) Tuyệt đối (%) 2014 2013 2015 2013 2015 2014 2014 2013 2015 2013 2015 2014 Tổng số lao động(người) 254 310 365 22.04 43.7 17.74 56 111 55 Trình độ lao động Đại học, trên đại học 57 115 146 17.54 56.14 26.95 58 89 31 Cao đẳng 32 57 14 78.12 43.75 24.56 25 18 43 Trung cấp 14 84 198 6 14.28 35.71 70 184 114 Công nhân 151 54 7 35.76 46.35 12.96 97 144 47 Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính Qua bảng trên ta thấy: Số lao động của Công ty năm 2014 tăng 56 người so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 22.04%. Cũng như thế số lao động năm 2015 cũng tăng 55 người so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ 43.7%. Điều này phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất của Công ty. Quy mô lao động của Công ty không những tăng lên về mặt số lượng mà còn tăng lên về mặt chất lượng lao động của Công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Qua bảng phân tích ta thấy, trình độ đại học, trên đại học năm 2014 tăng 58 người so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ 17.54%, số lao động có trình độ cao đẳng năm 2014 tăng 25 người so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ 78.12%. số lao động có trình độ trung cấp cũng tăng từ năm 2013 so với năm 2014 là 70 ngưới tương ứng với tỷ lệ 6%. Số lao động của công nhân lại giảm rõ rệt từ năm 2014 đến năm 2013 là 97 người tương ứng với tỷ lệ 35.76%. Nguyên nhân trình độ lao động trong Công ty tăng là do Ban Giám Đốc đã chú trọng đến nguồn nhân lực thực sự trong những năm gần đây. Thực tế trong năm 2013 Công ty đã cử nhiều lượt đi đào tạo và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của công nhân trong công việc. Hệ Đại học tại chức thủy lợi cử 30 người, cao đẳng kỹ thuật điện cử 10 người, trung cấp lý luận chính trị cử 20 người và nhiều lượt cán bộ công nhân viên tham dự các lớp các khóa học tập nghiệp vụ huấn luyện chuyên môn tại chỗ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung qua 3 năm trình độ lao động của công ty ngày càng được nâng cao như: trình độ đại học, trên đại học năm 2015 tăng 31 người so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 56.14%, trình độ cao đẳng năm 2015 lại giảm so với năm 2014 là 43 người tương ứng với tỷ lệ 43.75%, trình độ trung cấp năm 2015 lại tăng so với năm 2014 là 114 người tương ứng với tỷ lệ 14.28%, trình độ công nhân năm 2015 so với năm 2014 giảm rõ rệt trông thấy đó là 47 người tương ứng với tỷ lệ 46.35%. Điều này cho thấy số lao động của Công ty đang phát triển hơn so với những chỉ tiêu mà công ty đã đề ra. Trên đây là nhưng lực lượng không nhỏ của công ty đóng vai trò quan trọng đối với Công ty, là đội ngũ công nhân kĩ thuật được đào tạo chính quy qua các trường lớp và Công ty, cũng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho các cán bộ, công nhân viên thông qua hình thức đào tạo tại các lớp nghiệp vụ chuyên môn. Số lượng công nhân có tay nghề cũng tăng lên đáng kể.Điều này cho thấy Công ty cũng đang phát triển không phải về nhưng mặt kinh tế, thủy lợi, mà nhân sự, cán bộ công nhân viên của Công ty cũng đang được trú trọng đến. Độ tuổi trong lao động của công ty năm 2015 được chia thành 3 nhóm thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2015 52.4% 30.2% từ 35 đến 45 Từ 21 đến 35 17.4% Từ 45 trở lên Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính Từ 45 tuổi trở lên: 54 lao động chiếm 17.4%. Đây là lực lượng lao động đã gắn bó với công ty từ ngày thành lập, có kinh nghiệm thực tế lâu năm. Từ 21 35 tuổi: 98 lao động chiếm 30.2% . Đây là lực lượng trẻ tuổi mới vào công ty được đào tạo bài bản có nhiệt huyết trong công việc, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm thực tế trong công tác. Từ 35 45: 213 lao động chiếm 52.4%. Đây là lực lượng kế cận thay thế lao động sắp về hưu, được đào tạo chính quy, bài bản và có kinh nghiệm đào tạo thực tế công tác, có chuyên môn vững vàng, tay nghề thành thạo và nghiệp vụ tinh thông. Đây là lực lường trẻ tuổi mới vào Công ty được đào tạo bài bản có nhiệt huyết trong công việc, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm thực tế trong công tác. Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty trẻ, trong ngành thủy lợi phải có nhưng người trẻ trung, năng động sáng tạo, có trình độ và sức khỏe tốt. Ngành nghề kinh doanh của công ty Quản lý khai thác di tu sửa chữa, xử lý và cung cấp nước các công trình thủy lợi Sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất nuôi trồng thủy sản Xây dựng các công trình dân sinh Sản xuất truyền tải và phân phối điện Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật Buôn bán máy móc thiết bị Đại lý du lịch Khai thác thủy sản ………………….. 4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 4.1.Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Một Công ty có cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, gọn nhẹ và khoa học có quan hệ phân công cụ thể về quyền hạn và rõ ràng về trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi cho quá trình làm việc. Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức trực tuyến theo sơ đồ sau: Mô hình 1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Nguồn: Phòng tài chính kế toán Ban giám đốc: Gồm 01 Giám Đốc và 02 phó Giám Đốc Phòng ban: + Phòng kỹ thuật: 11 người + Ban quản lý dự án: 09 người + Phòng tài chính – kế toán: 15 người + Phòng tổ chức hành chính: 10 người + Phòng quản lý nước và công trình: 06 người Các đơn vị trực thuộc phục vụ sản xuất kinh doanh + Xí nghiệp khai thác thủy lợi Hồ Núi Cốc + Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản + Trạm khai thác thủy lợi Định Hóa + Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Lương + Trạm khai thác thủy lợi huyện Đạt Từ + Trạm khai thác thủy lợi huyện Đồng Hỷ + Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Bình + Trạm khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai + Trạm khai thác thủy lợi huyện Phổ Yên + Trạm khai thác thủy lợi huyện Gành Chè 4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý  Giám Đốc: Lãnh đạo, điều hành chung công việc của toàn Công ty là người quyết định cuối cùng về mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà Nước về mọi hoạt động của công ty. Đảm bảo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như việc quản lý về nhân sự, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Trực tiếp quản lý, điều hành phòng quản lý nước và công trình, phòng tố chức kinh doanh.  Phó Giám Đốc kỹ thuật: Được Giám Đốc phân công và ủy quyền phụ trách kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Trực tiếp chỉ đạo sản xuất, kỹ thuật chất lượng trong toàn bộ công trình trong Công ty. Điều động thiết bị, bố trí cho các thiết bị vật tư cho các công trình theo tổ chức kinh doanh của Công ty. Tiếp nhận và áp dụng các quy trình công nghệ mới thi công. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công trình.Quảnlý và điều hành trực tiếp phòng kỹ thuật, khai thác thủy lợi Hồ Núi Cốc. Phụ trách về mặt kỹ thuật như: thiết kế, sửa chữa, tu bổ, xây dựng các công trình thủy lợi khi có kế hoạch của UBND tỉnh đề ra.  Phó Giám Đốc Kinh Doanh: Giúp đôn đốc điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Giấm Đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, hợp đồng kinh tế. Trực tiếp chỉ đạo thanh quyết toán các công trình với chủ đầu tư và thanh quyết toán với nội bộ. Trực tiếp điều hành phòng quản lý – kế toán.  Phòng tài chính – kế toán: ghi chép phản ánh đúng đắn kịp thời các hoạt đọng tài chính kinh doanh trong sản xuất của Công ty, lập báo cáo kế toán theo định kỳ. Quản lý nguồn tài chính của công ty theo hình thức tập trung tại phòng kế toán và áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đề xuất cho ban lãnh đạo và cơ chế chính sách về quản lý, chế độ khen thưởng, đưa ra nhưng quy định để thực hiện tốt cho người lao động, chính xác đến tùng cá nhân từng công việc cụ thể, đôn đốc thu nộp phí của từng huyện.  Phòng tố chức – hành chính: Công tác tài chính cán bộ, lao động tiền lương, an toàn về sinh lao động, phòng cháy chữa cháy nổ, an ninh trật tự, dân quân tự vệ, quản lý tài sản công, phương tiện: ô tô, vệ sinh nơi làm việc, nhận và gửi công văn, soạn thảo văn bản  Phòng kế hoạch – kỹ thuật: lập, khảo sát, thiết kế, dự toán, sửa chữa các công trình thủy lợi thuộc công ty quản lý, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.Quản lý thu chi tài chính,xây dựng kế hoạch tài chính nhằm quyết toán tài chính năm, quản lý hồ sơ quyết toán công trình, thanh toán các công trình.  Ban quản lý của dự án: Quản lý và thực hiện các dự án nhỏ, được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Công ty thực hiện.  Phòng quản lý nước và công trình: Quản lý các công trình hồ đập kênh mương thuộc công ty quản lý, kế hoạch tích nước các hồ chứa và điều tiết nước cho các đơn vị sử dụng, bảo vệ hành lang các công trình thủy lợi.  Xí nghiệp khai thác thủy lợi Hồ Núi Cốc: Trực tiếp theo dõi mực nước Hồ Núi Cốc, điều tiết đóng mở nước trên hệ thống kênh để phục vụ nước tưới cho các xã.Quản lý tu bổ các hạng mục công trình trong hệ thống hồ Núi Cốc dưới sự giám sát của phòng Kỹ Thuật của Công ty. Đôn đốc việc thu nộp thủy lợi phí của các xóm, xã thuộc địa bàn quản lý của xí nghiệp.Tưới một phần diện tích đất nông nghiệp huyện Phú Bình, Phổ Yên, nước sinh hoạt tại tành phố Thái Nguyên, Khu Công Nghiệp Yên Bình, Cấp nước nông nghiệp cho ba huyện Bắc Giang.  Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản: Sản xuất cá giống và nuôi cá thành phẩm trên Hồ Núi Cốc  Trạm khai thác thủy lợi Định Hóa: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Đạt Từ: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Lương: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Đồng Hỷ: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Bình: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Phổ Yên: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn huyện.  Trạm khai thác thủy lợi huyện Gành Chè: Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên địa bàn xã Bỉm Sơn thuộc thành phố Sông Công PHẦN 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 1. Thực trạng sử dụng vốn của Công ty 1.1. Cơ cấu nguồn vốn Vốn đầu tư của Công ty gồm vốn tự có, vốn Nhà Nước, vốn vay của Công ty được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nguồn vốn ( triệu đồng) Cơ cấu % Nguồn vốn (triệu đồng) Cơ cấu % Nguồn vốn (triệu đồng) Cơ cấu % Tổng nguồn vốn 541.855.670,017 100 559.771.394,402 100 593.490.608,515 100 Vốn Nhà Nước 256.739.505,017 47,38 280.258.202,402 50,06 290.971.300,500 49,03 Vốn tự có 139.974.388,455 25,83 141.166.066,266 25,22 151.654.241,515 25,55 Vốn vay 145.141.776,545 26,79 138.346.870,734 24,72 150.865.066,500 25,42 Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm Từ bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm ta thấy vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư của Công ty. Ta thấy rõ hơn tổng nguồn vốn đầu tư qua các năm tăng dần. Năm 2013 tổng vốn đầu tư là 541.855.670,017 đồng đến năm 2015 là 593.490.608,515 đồng, bao gồm: vốn nhà nước, vốn tự có và vốn vay Trong đó: Vốn nhà nước liên tục tăng về mặt số lượng, năm 2013 là 256.739.505,017 đồng đến năm 2015 là 290.971.300,500 đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư có sự biến động không đồng đều qua các năm.Cụ thể, năm 2013 tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư là 47,38%, năm 2014 tăng lên 50,06% nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống còn 49,03%. Sở dĩ sự biến động tỷ trọng này là do vốn tự có và vốn vay. Vốn tự có có cả sự biến động về số lượng và tỷ trọng, tuy nhiên sự biến động này là tích cực của Công ty so với 3 năm vừa qua, nhất là năm 2014 hoạt động kinh doanh của công ty có sự thắng lợi cao đã làm tăng nguồn vốn tự có đáng kể. Cụ thể năm 2013 là 139.974.388,455 đồng tương đương với 25,22% trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2014 là 141.166.066,266 đồng tương đương với 39.04% trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2015 là 151.654.241,515 đồng tương đương với 25,55% trong tổng nguồn vốn đầu tư. Vốn vay chủ yếu của Công ty được vay chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tỷ trọng vốn vay chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư. Bời vì, Công ty đầu tư vào các hạng mục công trình và có thời gian thu hồi vốn dài. Từ bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta thấy công ty đang hoạt động phát triển, nguồn vốn của Công ty ít bị phụ thuộc vào bên ngoài chủ yếu là vốn nhà nước và vốn tự có. 1.2.Nguồn vốn của Công ty Nguồn vốn của Công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: vốn tự có của chủ sở hữu, vốn vay tín dụng ngân hàng, tổ chức tài chính khác, vốn phát hành trái phiếu, vay các tổ chức ngoài Công ty….. Bảng 1.3: Nguồn vốn của Công ty qua các năm 20132015 ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Số dư cuối kì 2013 2014 2015 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 9.039.719.382 3.616.843.444 7.435.824.143 Nợ ngắn hạn 8.715.545.382 3.328.051.444 Vay ngắn hạn Phải trả cho người bán 1.548.952.284 2.745.931,284 7.164.895.284 Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộpNN 673.178.693 408.384.052 397.038.400 Phải trả công nhân viên Các khoản phải trả, phải nộp khác 6.493.405.405 173.736.108 297.590.929 Nợ dài hạn 324.174.000 288.792.000 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 532.815.950.635 556.154.550.958 586.054.784.372 Nguồn vốn Quỹ 911.601.825.009 974.561.502.095 1.010.110.644.364 Nguồn kinh phí – Quỹ khác 378.785.874.347 418.406.951.137 424.055.859.992 TỔNG NGUỒN VỐN 541.855.670.017 559.771.394.402 593.490.608.515 Nguồn: Phòng Tổ chức – Tài chính Bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn của chủ sở hữu (CSH) năm 2013 là 532.8 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 556.1 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt 586 tỷ đồng. Như vậy, năm 2014 nguồn vốn CSH tăng lên 4,38% so với năm 2013, đến năm 2015 nguồn vốn CSH tăng lên 5% so với năm 2014 Mặt khác, tỷ trọng nguồn vốn CSH trên tổng nguồn vốn năm 2013 là 98.33% đến năm 2015 là 98.75%. Điều này cho thấy sự ổn định của tăng vốn trong Công ty góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và thặng dư. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ Công ty làm ăn rất tốt. Nợ phải trả năm 2013 là 9 tỷ đồng, năm 2014 giảm xuống còn 3.6 tỷ đồng. Nhưng năm 2015 lại tăng lên 7.4 tỷ đồng. Nên nợ phải trả năm 2014 giảm 59.99% so với năm 2013 và năm 2015 nợ phải trả tăng 5.59% so với năm 2014. Tỷ trọng nợ phải trả năm 2013 là 1.67% năm 2014 là 0.63% năm 2015 là 1.25%. Từ những con số này tỷ trọng nợ của Công ty là nhỏ thể hiện tình hình tài chính hoạt động rất tốt và có hiệu quả. Tuy nhiên, những con số này chưa phản ánh hết được thực trạng cơ cấu vốn của công ty là tốt hay xấu mà nó còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, và nguồn nợ đó xuất phát từ đâu và chi phí vốn là cao hay thấp. Trong 3 năm thì tỷ trọng của nguồn vốn CSH so với tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần và tỷ trọng nguồn vốn nợ phải trả có xu hướng giảm dần. Thông qua các thông số trên thì ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và phát triển. Công ty gần như độc lập về tài chính và khả năng thanh toán nợ cao. 1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Sau 24 năm hoạt động bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ công nhân viên, Công ty đã không ngừng mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong thi công công trình thủy lợi. Với sự nhiệt tình trong công việc, các cán bộ công nhân viên đã xây dựng và phát triển một Công ty ngày càng vững mạnh thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2013 – 2015 Chi tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 Tổng Doanh thu Tỷ đồng 87.652 103.587 126.301 Tổng chi phí Tỷ đồng 82.974 107.739 100.203 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 4.579 5.958 7.619 Thuế TNDN % 1.144,75 1.489,5 1.676,18 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 3.434,25 4.469,5 5.942,82 Tỷ số lợi nhuận sau thuếdoanh thu % 10,19 10,82 11,99 Nguồn: Phòng tài chính – kết toán Nhìn bảng trên, ta thấy doanh thu của Công ty trong 3 năm có tiến triển tích cực.Tổng doanh thu của năm 2013 là 87.652 tỷ đồng (tăng 15.935 tỷ đồng so với năm 2014) doanh thu tăng trưởng trung bình năm 2015 tăng 13.649 tỷ đồng so với năm 2013 Bên cạnh đó, với mức tăng trưởng của doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng liên tục trong giai đoạn 20132015. Trong 3 năm 2013 2015 thì tổng chi phí tăng 17.551 tỷ đồng với mức tổng chi phí năm 2013 là 82.974 tỷ đồng và năm 2015 là 100.203 tỷ đồng Nhìn chung thì ta thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tương đối đề qua các năm. Cụ thể năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.379 tỷ đồng, năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.661 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng cho thấy tín hiệu tốt là công ty đang đi vào hoạt động hiệu quả và từng bước phát triển mới. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 3.434,25 tỷ đồng sau năm 2014 thì lợi nhuận tăng 1.035,25 tỷ đồng so với năm 2013, năm 2015 tăng 2.508,57 so với năm 2013. Năm 2015 Công ty đã hoạt động phát triển do công ty đã tiến hành lựa chọn những vật tư, trang thiết bị phù hợp với việc phục vụ nhu cầu tươi tiếu cho người dân Tỷ số lợi nhuận sau thế doanh thu tăng từ 10.19% lên 11.99% điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động có lãi. Tỷ số này càng lớn càng tốt, Công ty phải tăng cường phục vụ hoạt động cho người dân nhằm phát triên Đất Nước vững mạnh. Bảng 1.5.Kết quả doanh thu kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 20132015 (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 20142013 20152014 20152013 1 Quản lý khai thác di tu sửa chữa, cung cấp nước 23.725 25.520 30.265 107,56 118,56 127,56 2 Sản xuất vật liệu XD 7.352 9.635 11.575 127,38 123,60 120,13 3 SX giống thủy sản 9.637 10.246 12.424 106,32 121,26 128,92 4 Nuôi trồng thủy sản 15.525 17.268 20.565 111,23 119,09 132,46 5 XD các công trình dân sinh 9.634 11.586 11.654 120,26 100,59 120,96 6 SX truyền tải và phân phối điện 4.257 8.652 8.722 203,24 100,81 204,88 7 HĐ kiến trúc và tư vấn kĩ thuật 6.760 8.570 9.245 128,48 107,87 136,76 8 Buôn bán máy móc thiết bị 4.250 6.864 8.665 161,51 126,24 203,88 9 Đại lý du lịch 6.332 5.246 12.186 82,85 232,30 192,45 Tổng cộng 87.652 103.587 126.301 118,18 121,93 144,09 Nguồn:Phòng tổ chức tài chính kinh tế Qua bảng 1.5: Kết quả doanh thu kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 20132015. Ta thấy,Công ty đang làm ăn rất ổn định và phát triển . Đặc biệt ngành trọng điểm của Công ty là quản lý khai thác di tu sửa chữa, cung cấp nước luôn đứng đầu và phát triển nhanh chóng so hơn với các ngành khác là năm 2013 là 23.725 tỷ đồng tăng 1.795 tỷ đồng so với năm 2014 là 25.520 tỷ đồng tương ứng với 107,56% Cũng tương tự năm 2015 là 30.265 tỷ đồng tăng 4.745 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với 118,56%. Ngoài ra các ngành còn lại có một số ngành cũng không thua kém ngành trọng điểm của Công ty như: sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các công trình dân sinh cũng tăng đáng kể. Sản xuất giống thủy sản năm 2013 là 9.637 tỷ đồng tăng lên 2.787 tỷ đồng so với năm 2015 là 12.424 tỷ đồng tương ứng với 128,92%. Ngành nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 15.525tỷ đồng tăng lên 1.743 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với 111,23%. Năm 2015 là 20.565 tỷ đồng cũng tăng lên 2.937 tỷ đồng so với năm 2014. Ngành xây dựng các công trình dân sinh năm 2013 là 9.634 tỷ đồng tăng mạnh lên 2.02 tỷ đồng so với năm 2015 là 11.654 tỷ đồng. Còn lại các ngành khác của công ty như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất truyền tải và phân phối điện, hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật, buôn bán máy móc thiết bị cũng tăng nhưng không tăng mạnh so với các ngành khác. Vì đây là Công ty quản lý chuyên sửa chữa khai thác di tu bổ dưỡng các công trình thủy lợi nên Công ty chú trọng đến các ngành như sản xuất nông nghiệp thủy lợi, quản lí khai thác di tu sửa chữa, cung cấp nước cho các hồ đập, kênh mương nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ cho nông nghiệp nhiều hơn. Đăc biệt ngành đại lý du lịch tăng mạnh nhất trong tất cả các ngành như: Năm 2013 là 6.332 tỷ đồng tăng lên 5.854 tỷ đồng so với năm 2015 là 12.186 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Công ty cũng đang hoạt động phổ biến trên thị trường nhằm tạo điều kiện phát triển cho khu nông nghiệp được biết đến trên mọi nơi không chỉ của tỉnh Thái Nguyên mà các tỉnh khác nữa. Từ bảng kết quả doanh thu kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 20132015. Ta thấy công ty đang làm ăn ngày càng phát triển và thu được nhiều lợi nhuận. Điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động ổn định và dần đần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, được sự tín nhiệm của cấp trên cũng như người dân trong các hoạt động phục vụ tưới tiêu, các công trình hồ đập, sửa chữa tu bổ lại các hệ thống tưới tiểu. 3 năm qua là một chặng đường ghi dấu những nỗ lực, sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao kết hợp đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn. Công ty đảm bảo nguồn n¬ước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp n¬ước sinh hoạt cho nhà máy n¬ước các công trình từng bước đ¬ược đầu tư sửa chữa nâng cấp, chỉnh trang cảnh quan phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp của Tỉnh. Tất cả các công trình đều xây dựng đ¬ược các phương án phòng chống lụt bão hằng năm, phù hợp với từng công trình. Các hồ chứa lớn và vừa đều có quy trình vận hành phù hợp với điều kiện thực tế đảm bảo vận hành có hiệu quả trong mọi tình huống. 2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 2.1.1. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Trong nền kinh tế thì trường bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng dặt ra mục tiêu là phải đạt được lợi nhuận cao nhất, để đạt được mục tiêu đó thì đòi hỏi việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả là yếu tố quyết định. Nguồn vốn huy động được nhiều nhưng đầu tư ko có hiệu quả thì chỉ gây lãng phí các nguồn lực. Doanh nghiệp phải đưa ra những chính sách sử dụng nguồn vốn một cách tối ưu nhất, ta sẽ xem xét vấn đề sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2014 2013 2015 2014 2015 2013 2013 2014 2015 I TSCĐ hữu hình 18.189 30.214 39.608 166.11 131.09 217.76 1 Nguyên giá 45.445 57.849 72.861 127,29 125,95 160,33 2 Giá trị hao mòn 27.256 27.635 33.253 101,39 120,33 122,00 II TSCĐ thuê tài chính 710 1 Nguyên giá 780 2 Giá trị hao mòn 70 III Chi phí XDCB dở dang 7.498 289 38,54 1 XDCB dở dang 7.467 270 36,16 2 Sửa chữa lớn TSCĐ 31 34 109,68 Tổng cộng 18.189 37.214 40.622 204,60 109,16 223,33 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. TSCĐ của doanh nghiệp là một phần tài sản rất quan trọng quyết định quy mô, cũng như năng lực sản xuất của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều TS khác nhau: TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình… Trong đó chiếm chủ yếu hình thành nên TSCĐ là TSCĐ hữu hình gồm các tài sản như:Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý. Sự tăng lên về giá trị cũng như tỷ trọng của máy móc, thiết bị chính là nguyên nhân làm sụt giảm tỷ trọng của nhà cửa, vật kiến trúc trong TSCĐ hữu hình. Vì vai trò hết sức quan trọng của máy móc, thiết bị nên năm nào Công ty cũng mua sắm, đầu tư máy móc, thiết bị mới: năm 2013 là 18.189 tỷ đồng; năm 2014 là 2.945 tỷ đồng và năm 2015 là 8.072 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn thanh lý, nhượng bán những máy móc, thiết bị đã cũ, lạc hậu hoặc không sử dụng đến. Chính vì những điều đó nên tỷ trọng của máy móc, thiết bị về nguyên giá trong TSCĐ hữu hình của Công ty đã tăng từ 37,8% năm 2013 lên 40,99% năm 2014 và thành 43,48% năm 2015. Qua các bảng số liệu, ta cũng có thể thấy giá trị của phương tiện vận tải và thiết bị, dụng cụ quản lý của Công ty có sự tăng lên đáng kể qua các năm: năm 2013, phương tiện vận tải chiếm 9,13% còn thiết bị, dụng cụ quản lý chiếm 0,83% nguyên giá của TSCĐ hữu hình nhưng đã tăng lên tương ứng là 9,43% và 1,17% năm 2014 và đến năm 2015 là 10,19% và 0,87%. Ngoài việc năm nào Công ty cũng tiến hành các hoạt động: mua sắm mới, thanh lý, nhượng bán phương tiện vận tải và thiết bị, dụng cụ quản lý thì Công ty còn thực hiện hoạt động thuê tài chính đối với phương tiện vận tải. Ta có thể thấy Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào phương tiện vận tải và thiết bị, dụng cụ quản lý tuy nhiên vẫn còn tương đối thấp. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế thì Công ty cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến hai loại tài sản này trong thời gian tới. Năm 2014, Công ty tiến hành xây dựng công trình thủy lợi và sửa chữa lớn TSCĐ nên đã phát sinh chi phí XDCB dở dang ở năm 2014 và 2015. Nhưng sang năm 2015, công trình thủy lợi đã gần hoàn thiện nên chi phí XDCB dở dang đã giảm từ 7.498 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 289 tỷ đồng năm 2015 Ta có thể thấy cơ cấu tài sản cố định của Công ty đang được thay đổi theo chiều hướng hợp lý nhưng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa thì Công ty vẫn cần phải chú ý nhiều hơn. 2.1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là một trong 2 loại vốn dùng trong hoạt động sản xuất, nó là nguồn vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa. Vận hành và có thể luân chuyển theo không gian và có giá trị khác nhau theo thời gian là nguồn được hình thành từ các khoản như : tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TS lưu động khác. Vốn lưu động là một trong 2 loại vốn dùng trong hoạt động sản xuất, nó là nguồn vốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Vận hành và có thể luân chuyển theo không gian và có giá trị khác nhau theo thời gian là nguồn được hình thành từ các khoản như : tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, TS lưu động khác. Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 2014 2013 2015 2014 2015 2013 I Tiền và các khoản tương đương tiền 10.395 13,28 8.114 9,36 9.833 12,08 93,63 121,18 94,59 1 Tiền 5.127 5,11 864 1,32 809 1,43 27,63 93,63 157,79 2 Các khoản tương đương tiền 5.268 8,17 5.250 8,04 6.024 10,65 99,66 114,74 114,35 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.680 20,15 8.036 12,31 2.564 4,53 63,37 31,91 20,22 III Các khoản phải thu ngắn hạn 20.620 31,81 20.112 30,81 12.030 21,26 97,54 59,82 58,34 1 Phải thu của khách hàng 15.422 25,20 17.370 26,61 9.733 17,20 112,63 56,03 63,11 2 Trả trước cho người bán 99 0,15 217 0,38 219,19 5 Các khoản phải thu khác 5.198 6,67 2.643 4,05 2.098 3,71 50,85 79,38 40,36 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 36 0,06 18 0,03 50,00 IV Hàng tồn kho 20.525 33,18 28.652 44,05 33.523 59,25 139,60 117,00 163,33 V Tài sản ngắn hạn khác 652 1,58 2.266 3,47 1.631 2,88 347,54 71,98 250,15 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 401 0,71 2 Thuế GTGT được khấu trừ 110 0,19 4 Tài sản ngắn hạn khác 652 1,58 1.991 3,05 1.120 1,98 305,37 56,25 171,80 Tổng cộng 64.872 100,00 70.525 100,00 59.581 100,00 108,71 84,48 91,84 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH 1TV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Qua bảng số liệu ta có thể thấy vốn lưu động của công ty tăng giảm thất thường qua các năm. Vốn lưu động năm 2014 bằng 108.71% năm 2013 tức là tăng 2.985 tỷ đồng so với năm 2013 nhưng sang đến năm 2015 thì vốn lưu động của Công ty lại chỉ bằng 84,48% năm 2015 tức là giảm 5.291 tỷ đồng so với năm 2014.nhưng đến năm 2015 Công ty lại giảm 10.944 tỷ đồng so với năm 2014 Công ty chỉ còn 91,84%. Trong vốn lưu động thì tiền và các khoản tương đương tiền giữ một vị trí vô cùng quan trọng vì nó được dùng để thanh toán các khoản nợ đến hạn của Công ty. Tuy nhiên nếu giữ nó quá nhiều sẽ gây lãng phí nguồn vốn nên Công ty đã tiến hành cắt giảm khối lượng tiền của mình từ 3.127 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 0.809 tỷ đồng năm 2015 nên kéo theo tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh từ 8.127 tỷ đồng năm 2013 xuống thành 6.833 tỷ đồng năm 2015. Công ty không chỉ cắt giảm khối lượng tiền mà còn cắt giảm cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn của mình. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2013 là 12.680 tỷ đồng nhưng đã giảm xuống còn 8.036 tỷ đồng năm 2015. Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty cũng giảm từ 19.469 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 12.030 tỷ đồng năm 2015. Có thể nói việc này đã đem lại nhiều điều tích cực cho công ty vì công ty đã thu được khoản vốn bị chiếm dụng tương đối lớn để có thể tiến hành đầu tư vào nhiều việc khác nhằm tăng thêm lợi nhuận cho mình. Cũng từ bảng số liệu, ta thấy hàng tồn kho của Công ty ngày càng tăng cao: năm 2013 là 20.525 tỷ đồng; năm 2014 là 28.652 tỷ đồng và đến năm 2015 đã tăng lên thành 33.523 tỷ đồng. Như chúng ta đã biết hàng tồn kho là bộ phận không sinh lời nên nếu hàng tồn kho càng lớn sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn cho Công ty hoạt động, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế nên Công ty cần phải chú ý hơn đến vấn đề này. Có thể nói Công ty đã thấy được tầm quan trọng cũng như sự phức tạp trong kết cấu của vốn lưu động nên đã quản lý tương đối chặt chẽ trong việc sử dụng. 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. 3.1. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 3.1.1. Những hạn chế Để thực hiện thành công công tác huy động vốn doanh nghiệp phải chịu tác động của nhiều yếu tố và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta khẳng định tầm quan trọng của Công tác huy động tức là làm thế nào để có vốn đầu tư vào hoạt động và việc tu sửa,lập khảo sát các công trình hồ đập kênh mương, điều tiết nước tiếu, bảo vệ hành lang các công trình thủy lợi thuộc Công ty quản lý. Cùng với công tác huy động thì hiệu quả sử dụng vốn chính là kết quả cuối cùng của công tác huy động vốn. Nhưng thực trạng sử dụng vốn của Công ty còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Đây là mặt tồn tại lớn mà hiện nay Công ty chưa cải thiện được. Mặc dù đã có sự chuẩn bị chu đáo, trong đó có tính đến các phương án phòng, chống lụt bão đối với từng công trình thuỷ nông, song vấn đề thiên tai như chúng ta biết thường diễn ra phức tạp, khôn lường nên rất cần sự chủ động và cảnh giác cao độ của các ngành, cơ quan chức năng. Theo chỉ đạo chuyên môn, khi có báo động cấp II trở lên thì phát hiệu lệnh tập trung Ban Chỉ huy Phòng Chống Lụt Bão và các lực lượng thường trực để có phương án ứng cứu công trình hồ chứa nước kịp thời... 3.1.1.1 Về vốn cố định Trong những năm vừa qua, Công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ, tiến hành thanh lý nhượng bán số máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý cũ, lạc hậu. Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho Công ty có được một cơ cấu TSCĐ hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Không chỉ vậy, Công ty còn tiến hành lập khấu hao cho từng năm. Việc này đã giúp cho Công ty kế hoạch hóa được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này.Công ty cũng quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình để đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Vốn cố định chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn của Công ty. Công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc hoặc sử dụng với hiệu suất kém. Phương tiện vận tải và các thiết bị, dụng cụ quản lý chưa được đầu tư đúng mức. Dù Công ty có kế hoạch sửa chữa định kì nhưng vẫn chưa thực hiện tốt trong thực tế, chưa xác định được hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại TSCĐ cụ thể.Hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng VCĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ đều tăng qua 3 năm phân tích. 3.1.1.2.Về vốn lưu động Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Tuy tỷ trọng này có giảm xuống trong giai đoạn 2013 2015 nhưng điều này cũng cho thấy nguồn vốn của công ty không bị ứ đọng, Công ty phất triển hơn trong kinh doanh cũng như trong khả năng thanh toán của mình. Công ty tăng rất nhanh cả về nguyên, vật liệu; công cụ, dụng cụ; sản phẩm sản xuất dở dang và thành phẩm nên đã làm giảm đi phần nào hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Tuy khả năng thanh toán của công ty có thể chấp nhận được nhưng nó vẫn là khá thấp trong khi tỷ lệ nợ phải trả của Công ty lại tương đối cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến công ty nếu không tìm ra giải pháp khắc phục ngay. Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao trong khi doanh thu biến động thất thường làm cho lợi nhuận giảm nhanh chóng kéo theo hiệu quả sử dụng vốn của công ty cũng giảm qua các năm. Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Tuy tỷ trọng này có giảm xuống trong giai đoạn 2013 2015 nhưng điều này cũng cho thấy nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng, công ty gặp khó khăn hơn trong kinh doanh cũng như trong khả năng thanh toán của mình. Hàng tồn kho của công ty tăng rất nhanh cả về nguyên, vật liệu; công cụ, dụng cụ; sản phẩm sản xuất dở dang và thành phẩm nên đã làm giảm đi phần nào hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.Tuy khả năng thanh toán của Công ty có thể chấp nhận được nhưng nó vẫn là khá thấp trong khi tỷ lệ nợ phải trả của Công ty lại tương đối cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến Công ty nếu không tìm ra giải pháp khắc phục ngay.Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao trong khi doanh thu biến động thất thường làm cho lợi nhuận giảm nhanh chóng kéo theo hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cũng giảm qua các năm. 3.1.2. Những nguyên nhân Một số nguyên nhân cơ bản đã gây ra những tồn tại nêu trên là: Khủng hoảng kinh

Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình TÓM TẮT Qua thời gian học tập tìm hiểu Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên em có nhìn khái quát đánh giá hiệu sử dụng vốn Công ty Ban đầu tìm hiểu lịch sử hình thành điều kiện nguồn vốn,hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn tiêu sử dụng vốn cố định vốn lưu động Công ty để rút thuận lợi khó khăn mà Công ty gặp phải Từ em đưa nhận xét giải pháp phương hướng cho Công ty.Sau vào thực tế để tìm hiểu hiệu sử dụng vốn Công ty Qua số liệu biểu đồ thông tin Công ty để rút thông tin hữu ích cho đề tài Cuối mục tiêu cũng chủ đề đề tài có nhìn nhận đầy đủ hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Từ rút học nêu giải pháp sử dụng vốn nâng cao hữu ích i Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, học tập Khoa Kinh Tế Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, giúp đỡ thầy cô giáo, em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu sử dụng vốn đầu tư phát triển Công Ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái nguyên” Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa Kinh tế- Trường Đại học kinh tế quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên Em xin chân thành cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình đóng góp ý kiến quý báu thầy cô khoa Kinh tế- Trường Đại học kinh tế quản trị kinh doanh Thái Nguyên Hoàn thành báo cáo này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền, người tận tình giúp đỡ em đưa ý kiến dẫn qúy báu suốt trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp em Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn anh chị Công Ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho em trình thực tập.Mặc dù có nhiều cố gắng học tập nghiên cứu suốt thời gian thực tập, song thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa sâu sắc nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, em mong góp ý thầy, cô giáo, anh chị Công ty bạn sinh viên để báo cáo hoàn thiện nâng cao Tháng năm 2016 Sinh viên: Nguyễn Thị Bình ii Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình MỤC LỤC TÓM TẮT i TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 iii Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ TNHH MTV UBND Ủy ban nhân dân DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước NN & PTNT TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động CSH Chủ sở hữu Trách nhiệm hữu hạn thành viên Nông Nghiệp Phát triển Nông Thôn iv Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động Công ty Mô hình 1.1.Cơ cấu tổ chức máy quản lý Công ty 11 Bảng 1.2: Cơ cấu vốn Công ty qua năm 15 Bảng 1.3: Nguồn vốn Công ty qua năm 2013-2015 17 Bảng 1.4: Kết hoạt động kinh doanh Công ty .19 giai đoạn 2013 – 2015 19 Bảng 1.5.Kết doanh thu kinh doanh Công ty giai đoạn 2013-2015 .22 Bảng 1.6: Một số tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn cố định .25 Bảng 1.7: Một số tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn lưu động 27 v Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Bất doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần có lượng vốn định Đây coi tiền đề cho việc hình thành phát triển doanh nghiệp điều có ý nghĩa quan trọng phải để sử dụng đồng vốn cách có hiệu Có doanh nghiệp tồn phát triển liên tục Muốn tồn phát triển môi trường cạnh tranh gay gắt khốc liệt này, doanh nghiệp phải có lực tài định Nghĩa phải có số lượng vốn kinh doanh cần thiết (biểu tiền tài sản kinh doanh) để mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua vật tư, tiền mặt, nhân lực, thông tin, uy tín doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh Tất tài sản doanh nghiệp trang trải nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động Việc phân tích, đánh giá hoạt động sử dụng vốn, hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng mối quan tâm nhiều đối tượng như: nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng Làm tốt việc giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy thực trạng doanh nghiệp mặt quản lý sử dụng vốn nói riêng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung Qua đó, họ thấy mặt mạnh, mặt yếu doanh nghiệp để từ làm cứ, sở đưa chiến lược, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn hiệu sản xuất kinh doanh.Nhận thức tầm quan trọng nên sau thời gian thực tập tìm hiểu thực tế Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên., em lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu sử dụng vốn đầu tư phát triển Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên” nhằm đánh giá hoạt động sử dụng vốn hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên, từ đề xuất số giải pháp để góp phần giúp Công ty sử dụng vốn hiệu Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung đề tài nghiên cứu là: Phân tích tình hình sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên 2.2 Mục tiêu cụ thể Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình - Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên - Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài tình hình sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giới hạn phạm vi doanh nghiệp, cụ thể Công TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tình hình sử dụng vốn đưa giải pháp nhằm khắc phục tồn để nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: + Các số liệu sử dụng lấy từ báo cáo tài năm 20013, 2014, 2015 Kết cấu đề tài Phần 1:Giới thiệu chung Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Phần 2: Thực trạng sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Phần 3: Nhận xét đánh giá chung Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Kết luận kiến nghị Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 1.Lịch sử hình thành phát triển Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên 1.1.Tên địa Tên Công ty viết tiếng Việt: Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Tên Công ty viết tiếng nước ngoài: TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Mã số doanh nghiệp: 4600106301 Ngày cấp mã DN: 22/09/1998 | Ngày bắt đầu hoạt động: 06/04/1993 Trạng thái: Đang hoạt động (đã cấp GCN ĐKT) Địa trụ sở: Số 9A, tổ 9, ngõ 566, đường Lương Ngọc Quyến, , Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 02803854131 E-mail: Fax: 02803653137 Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Công Thịnh Giám đốc: Phí Ngọc Lâm - Ngành nghề kinh doanh + Vận hành tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhu cầu tiêu dùng địa bàn huyện + Kinh doanh vật tư thiết bị thủy lợi, thủy điện nước sinh hoạt + Lập dự án đầu tư dự án xây dựng, sửa chữa nâng cấp sở hạ tầng: thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước Dịch vụ hỗ thợ kĩ thuật, quán lý dự án kĩ thuật, giám sát dự án thi công tưới tiêu công trình thủy lợi, tư vấn đấu thầu, thẩm tra hồ sơ dự án Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình 1.2.Lịch sử hình thành phát triển 1.2.1.Thời điểm hình thành Công ty TNHH TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên (mà tiền thân Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái ) thành lập theo định số 174/QĐ - UB ngày 09/11/1992 UBND Tỉnh Bắc Thái Năm 2005 thực chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà Nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà Nước, thành Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên 1.2.2 Các mốc lịch sử phát triển - 09/11/1992 Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái thành lập sở hợp đơn vị: Công ty thủy nông Núi Cốc, Xí Nghiệp thủy nông Phổ Yên, Xí Nghiệp thủy nông Đại Từ, Xí Nghiệp vật tư thủy lợi thành lập số trạm thủy nông Định Hóa, trạm thủy nông Phú Bình, cụm thủy nông Võ Nhai, Trạm bơm Cổng Táo -05/04/1997 UBND Tỉnh Thái Nguyên định số 94/QĐ-UB chuyển công ty từ đơn vị hành nghiệp thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thực công việc quản lý, bảo vệ, khai thác kiểm tra, kiểm soát công trình thủy lợi phạm vi toàn tỉnh - Năm 1997 sở tách Tỉnh Bắc Thái thành Tỉnh Thái Nguyên Bắc Cạn, Công ty quản lý công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái thành Công ty quản lý công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên Sau tách công trình thủy lợi bàn giao bớt cho Công ty quản lý thủy nông tỉnh Bác Cạn quản lý khai thác nguồn thu Công ty phí bị giảm bớt - Năm 2003 thực chủ trương Nông Nghiệp Công ty tiến hành bàn giao lại việc thu thủy lợi phí cho huyện thành thị Trên sở thủy lợi phí thu người dân huyện tiến hành trình nộp lại cho Công ty 30% tổng số thủy lợi phí thu năm Các hoạt động khác Công ty ngân sách nhà nước cấp bù sở số liệu thẩm định Liên Sở: Tài Chính, Kế Hoạch - Đầu Tư, Nông Nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình - Năm 2005 thực chủ trương chuyển đổi nhà nước thành công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.Đơn vị chủ quản lúc không sở Nông Nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà UBND tỉnh Thái Nguyên.Sở Nông nghiệp đơn vị quản lý ngành dọc - Năm 2008 thực chủ trương miễn giảm thủy lợi phí Nông Nghiệp Công ty Nông Nghiệp cấp bù thủy lợi phí sở xác nhận diện tích tưới UBND huyện thành thị có công trình công ty trực tiếp quản lý -Năm 2009 thực định 566/QĐ-UB UBND tỉnh Thái Nguyên việc thí điểm đặt hàng cấp nước tưới theo định Bộ Nông Nghiệp phát triển nông thôn ( NN&PTNT ) Công ty kí kết hợp đồng dịch vụ cấp tưới nước với sở NN & PTNT Đây sở để xác định doanh thu công ty, ngân sách nhà nước cấp bù cho công ty Chức nhiệm vụ Công ty 2.1 Chức Công ty doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt đọng công ích nên chức Công ty ổn định phát triển sản xuất toàn tỉnh 2.2 Nhiệm vụ - Quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi phạm vi toàn tỉnh Xây dựng quy trình vận hành công trình thực theo quy trình duyệt, hàng năm thực kế hoạch sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi - Tổ chức quản lý, khai thác bảo vệ trực tiếp công trình hạnh mục công trình thủy lợi có lực tưới từ 50ha trở lên hồ đập có chiều cao đập từ 15m trở lên, trạm bơm tiêu úng Cống Táo Phổ Yên hệ thống thủy nông Hồ Núi Cốc - Điều tra, theo dõi, quan sát thu thập số liệu khí tượng thủy văn, chất lượng nước, tình hình diễn biến công trình: úng, lụt, thực tế công trình khác với thiết kế ban đầu để đề xuất kịp thời biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quền phê duyệt Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình cá nhân phòng ban việc sử dụng tài sản để đảm bảo tài sản sử dụng mục đích có hiệu Vốn cố định chiếm tỷ trọng thấp tổng vốn Công ty Công ty mua máy móc, thiết bị máy móc cũ hỏng hóc sử dụng với hiệu suất Phương tiện vận tải thiết bị, dụng cụ quản lý chưa đầu tư mức Dù Công ty có kế hoạch sửa chữa định kì chưa thực tốt thực tế, chưa xác định hiệu công tác sửa chữa loại TSCĐ cụ thể.Hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng VCĐ hiệu sử dụng VCĐ tăng qua năm phân tích 3.1.1.2.Về vốn lưu động Các khoản phải thu Công ty chiếm tỷ trọng lớn tổng vốn lưu động Công ty Tuy tỷ trọng có giảm xuống giai đoạn 2013 - 2015 điều cho thấy nguồn vốn công ty không bị ứ đọng, Công ty phất triển kinh doanh khả toán Công ty tăng nhanh nguyên, vật liệu; công cụ, dụng cụ; sản phẩm sản xuất dở dang thành phẩm nên làm giảm phần hiệu sử dụng VLĐ Công ty Tuy khả toán công ty chấp nhận thấp tỷ lệ nợ phải trả Công ty lại tương đối cao Điều ảnh hưởng xấu đến công ty không tìm giải pháp khắc phục Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao doanh thu biến động thất thường làm cho lợi nhuận giảm nhanh chóng kéo theo hiệu sử dụng vốn công ty giảm qua năm Các khoản phải thu công ty chiếm tỷ trọng lớn tổng vốn lưu động Công ty Tuy tỷ trọng có giảm xuống giai đoạn 2013 - 2015 điều cho thấy nguồn vốn Công ty bị ứ đọng, công ty gặp khó khăn kinh doanh khả toán Hàng tồn kho công ty tăng nhanh nguyên, vật liệu; công cụ, dụng cụ; sản phẩm sản xuất dở dang thành phẩm nên làm giảm phần 30 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình hiệu sử dụng VLĐ công ty.Tuy khả toán Công ty chấp nhận thấp tỷ lệ nợ phải trả Công ty lại tương đối cao Điều ảnh hưởng xấu đến Công ty không tìm giải pháp khắc phục ngay.Chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao doanh thu biến động thất thường làm cho lợi nhuận giảm nhanh chóng kéo theo hiệu sử dụng vốn Công ty giảm qua năm 3.1.2 Những nguyên nhân Một số nguyên nhân gây tồn nêu là: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kéo dài đến đầu năm 2009 khiến cho thị trường vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề đến chưa hoàn toàn thoát khỏi khó khăn Nếu sách Chính phủ công ty khó đạt doanh thu cao Sự biến động giá vật tư đầu vào cho sản xuất công trình thủy lợi,hoàn thành hồ đập chi phí khác như: bảo hiểm, lương tăng dẫn tới giá thành tăng cao gây khó khăn lĩnh vực cạnh tranh.Công tác giao nhận quản lý vật tư chưa tốt nên gây thất thoát nguyên, nhiên vật liệu; chất lượng vật tư làm ảnh hưởng đến thành phẩm lãng phí vốn Công ty chưa có kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí đồng thời trang thiết bị, nguyên vật liệu chưa sử dụng hiệu nên làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sửa chữa TSCĐ chưa quản lý chặt chẽ chưa có định mức cụ thể chưa đánh giá kết thực Công ty chưa nắm bắt tình hình tài khả trả nợ khách hàng nên khoản phải thu Công ty tăng cao Công ty chưa trọng nhiều đến TSCĐ nên chất lượng, sản phẩm Công ty chưa mong muốn, chưa phát huy hết khả sẵn có Trình độ kinh nghiệm số cán thiếu nên bố trí công việc chưa thích ứng nhanh Việc tuyển dụng đào tạo cán 31 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình cán bố trí cho sở sản xuất chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn Ngoài nguyên nhân nêu có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu sử dụng vốn Công ty như: hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước nhiều nhân tố khác Trên số mặt hạn chế công tác huy động vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Những nguyên nhân nêu phân tích chủ yếu phụ thuộc lớn vào chiến lược hoạt động doanh nghiệp Công ty cần có chiến lược hoạt động cụ thể định hướng hoạt động nhằm thực tốt hoạt động sản xuất kinh doanh 32 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN Những kết đạt Qua công tác tìm hiểu công ty, em biết công ty hoạt động ổn định phát triển qua giai đoạn 2013-2015, Công ty bước vững mạnh khẳng định vị thị trường Ngoài Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên công ty tư nhân có vốn đầu tư Nhà Nước, nên Công ty hưởng nhiều ưu đãi so với Công ty tư nhân mà có vốn bên như: đóng thuế cho ngân sách nhà nước, côn ty làm ăn thua lỗ Nhà Nước hỗ trợ vốn cho hoạt động kinh doanh Công ty Trong kinh tế thị trường vốn ngày đóng vai trò quan trọng, công tác huy động vốn ngày trở nên thiết khó khăn Trong năm qua công ty sử dụng số phương thức huy động vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt số kết sau: 1.1.Về vốn cố định Trong năm vừa qua, Công ty trọng đầu tư vào TSCĐ, tiến hành lý nhượng bán số máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý cũ, lạc hậu Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho Công ty có cấu TSCĐ hợp lý với máy móc, phương tiện đại phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất cá nhân phòng ban việc sử dụng tài sản để đảm bảo tài sản sử dụng mục đích có hiệu 1.2.Về vốn lưu động Công ty đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn lưu động cho trình sản xuất kinh doanh Kết doanh thu Công ty cao nên thu nhập 33 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình người lao động tăng lên rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần ngày cải thiện Khả toán tỷ số nợ Công ty nằm giới hạn cho phép.Hơn nữa, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên luôn làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước nộp ngân sách đủ, hạn nên góp phần không nhỏ vào việc tăng ngân sách quốc gia Để có thành tựu cố gắng nỗ lực cán công nhân viên Công ty; khâu tổ chức, quản lý phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp; cán động, sáng tạo; uy tín thương hiệu Công ty nhiều người biết đến đặc biệt cấp ủy Đảng, quyền, ban ngành đoàn thể quan tâm giúp đỡ Công ty Trong thời gian qua công tác huy động vốn Công ty không đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà có dự án đầu tư xây dựng cải tạo sở hạ tầng, mở rộng công trình tưới tiêu nước cho huyện, thị xã lân cận nhằm đảm bảo giúp người dân phát triển sản xuất, bước áp dụng tiến khoa học kĩ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Về thị trường, Công ty ngày mở rộng mối quan hệ nhiều lĩnh vực Những mối quan hệ giúp Công ty không ngừng mở rộng thị trường mình, không tham gia công trình tỉnh mà tham gia nhiều công trình tỉnh khác Kể từ công ty UBND tỉnh giao quản lý toàn phần diện tích mặt nước khu vực nhờ biết phát huy nội lực, tranh thủ hỗ trợ từ bên ngoài, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên khẳng định hướng đắn mình,là chặng đường ghi dấu nỗ lực, cố gắng tập thể ban lãnh đạo toàn thể cán công nhân viên toàn Công ty phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch giao kết hợp đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái địa bàn 34 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình Trên số kết mà công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.đã đạt trình huy động vốn, thành tựu công tác huy động vốn Công ty tồn số hạn chế định Phương hướng chung Công ty giai đoạn 2016 – 2020 Mọi hoạt động sản xuất Công ty bị chi phối định UBND, sau quan điểm nhà quản trị Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên: Phải khai thác nguồn vốn cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi.Tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh Công ty phải huy động sử dụng nguồn vốn bên bên với chi phí thấp Quản lý vốn chặt chẽ để vốn không bị thất thoát, bị sử dụng sai mục đích Chính sách miễn thủy lợi phí tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương, đáp ứng chủ trương giảm bớt phần chi phí người nông dân sản xuất, người nông dân đồng tình ủng hộ, phấn khởi có thêm động lực sản xuất.Các địa phương, đơn vị có điều kiện để tập trung việc công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, nâng cao lực điều hành phát huy hiệu công trình Đó sở để đánh giá tầm quan trọng hiệu kinh tế mang lại ngành khai thác thủy lợi Phải sử dụng vốn cách có hiệu hợp lý nhất.Các đội thủy nông có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối nước tưới theo dõi, phát xử lý kịp thời cố, tu sửa, trì, bảo dưỡng, vận hành đảm bảo an toàn công trình kiểm tra sủa chữa công trình Công ty phải tổ chức thực tốt phong trào thi đua, chế độ quyền lợi cho cán công nhân viên nội quy lao động, công tác phòng chống chấy nổ, công tác xây dựng quan văn hoá, xây dựng tổ chức đoàn thể vững mạnh Và quy chế dân chủ sở, Phong trào thi đua lao động giỏi tập thể cán công nhân viên với mục tiêu quản lý tốt công trình thuỷ lợi, đảm bảo an toàn, đủ nguồn nước tới, tiêu kịp thời, không để xẩy úng, 35 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình hạn làm ảnh hưởng đến phục vụ sản xuất, tăng cường đầu tư nâng cấp hồ đập, kiên cố hoá kênh mơng đầu tư khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp dân sinh kinh tế Để giảm thiểu thiệt hại cải, vật chất đảm bảo an toàn tính mạng cho bà nhân dân nơi Ban lãnh đạo Công ty khuyến cáo bà nhân dân quyền địa phương sở tại, cần có biện pháp tuyên truyền, vận động cho bà không nên tận dụng, sử dụng trái phép vùng bán ngập thuộc công ty quản lý để nuôi trồng, sản xuất sinh sống ven khu vực lòng hồ Bên cạnh đó, Công ty đề nghị cấp, ban ngành tỉnh thường xuyên đạo, phối hợp với quyền địa phương, nhằm tuyên truyền, vận động bà nhân dân thực chủ 3.Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu lớn tăng nhuận, tăng tích lũy vốn Đây mục tiêu đảm bảo cho doanh nghiệp tồn phát triển Để thực mục tiêu doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu Một yếu tố định đến thành công doanh nghiệp hiệu sử dụng vốn Hiệu sử dụng vốn lại bị ảnh hưởng nhiều yếu tố, nâng cao hiệu sử dụng vốn việc cân thiết doanh nghiệp Hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp kết tổng thể hàng loạt biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật, tài Việc đảm bảo đầy đủ kịp thơi vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh tác động mạnh mẽ đến hiệu sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Chính vai trò to lớn nên biện pháp chung nhằm nâng cao hiệu huy động vốn sau: • Vốn phải sử dụng hợp lý tiết kiệm, tránh thất thoát lãng phí, tránh tình trạng ứ đọng, luân chuyển vốn chậm • Huy động vốn có hiệu đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu kinh doanh 36 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình • Việc sử dụng vốn phải đảm bảo yêu cầu mục tiêu phát triển doanh nghiệp • Nâng cao trình độ cán quản lí tài Công ty nên có sách khuyến khích cán quản lí tài nâng cao trình độ chuyên môn cử học lớp chuyên ngành dài hạn ngắn hạn, hỗ trợ kinh phí học cho cán bộ, đảm bảo cho họ vị trí tốt sau học xong • Nâng cao định mức tín nhiệm công ty Định mức tín nhiệm uy tín công ty thị trường, Công ty có định mức tín nhiệm cao dễ dàng việc huy động vốn Công ty tạo tin tưởng cho nhà tài trợ Chính công ty cần nâng cao định mức tín nhiệm thị trường cách nâng cao hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh, minh bạch lành mạnh hóa tình hình tài tăng cường quảng bá hình ảnh thị trường Hiệu phân phối nước: Lượng cấp nước tưới tương đối, công phân phối nước vùng đầu cuối nguồn.Hiệu tu, bảo dưỡng: Được thểhiện chất lượng công trình thủy lợi, mức tiết kiệm chi phí tu, bảo dưỡng tỷ lệ công trình thủy lợi tu, bao dưỡng Hiệu quản lý tài chính: Được thể hợp lý sử dụng nguồn tài cấp để quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi.Hiệu sử dụng công trình thủy lợi: Mức tăng suất trồng, vật nuôi tưới tiêu mang lại; mức độ phát triển ngành nghề khác hưởng lợi từ công trình thủy lợi; mức tăng GDP người dân công trình thủy lợi mang lại Tính bền vững công trình thủy lợi: Sau công trình thủy lợi hoàn thành, quan quản lý, cộng đồng có khả để quản lý, khai thác bảo vệ công trình lâu dài Mức độ đóng góp cộng đồng vốn, công lao động xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho lợi ích họ, ý thức làm chủ người dân công trình thủy lợi.Hiệu môi trường sinh thái: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đất, tác động 37 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình công trình thủy lợi đến việc thay đổi cảnh quan, bảo vệ môi trường, cân sinh thái 3.1.Về vốn cố định Việc mua sắm TSCĐ phương hướng, mục đích có ý nghĩa to lớn quan trọng để nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định nói riêng hiệu sử dụng vốn nói chung Tuy nhiên mua sắm TSCĐ, Công ty phải dựa khả có lao động, khả tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu kỹ lưỡng TSCĐ định đầu tư mặt tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo sức cạnh tranh sản phẩm thị trường Vì vốn đầu tư mua sắm đổi TSCĐ chủ yếu vốn vay nên công ty phải có trách nhiệm trả lãi theo định kỳ hoàn gốc thời gian định đó, thúc đẩy công ty phải phân tích kỹ lưỡng, tìm giải pháp tốt để đưa TSCĐ vào sử dụng cách có hiệu cho kết kinh doanh thu bù đắp đủ tất chi phí có chi phí trả lãi vốn vay đồng thời phải có lãi để mở rộng sản xuất, có tích lũy để hoàn trả gốc hết thời hạn Để làm điều đó, công ty phải cố gắng đầu tư, sử dụng tốt vốn nói chung VCĐ nói riêng cách: phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn nên đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy móc thiết bị chủ yếu; trình sản xuất kinh doanh phải sử dụng tốt TSCĐ sở đưa máy móc thiết bị vào hoạt động cách đồng bộ, công suất hoạt động máy lớn, số máy số ca máy hoạt động cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đắn Có vậy, Công ty hoàn thành tốt công tác nâng cao hiệu sử dụng vốn Hiệu sản xuất kinh doanh cao, lợi nhuận đạt ngày lớn giúp công ty lớn mạnh Từ đó, công ty hoàn trả hết số vốn vay, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nâng cao uy tín thị trường Hơn nữa, việc đổi TSCĐ có ý nghĩa quan trọng việc tăng suất lao động vào đảm bảo an toàn lao động Xét góc độ tài chính, việc đầu tư, đổi TSCĐ nhân tố quan trọng việc hạ 38 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình thấp chi phí lượng, nguyên vật liệu, giảm chi phí sửa chữa, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất để sửa chữa, làm tăng lực hoạt động, suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên liệu, chống hao mòn vô hình điều kiện khoa học công nghệ phát triển 3.2 Về vốn lưu động Thường xuyên theo dõi trạng vốn, làm tốt biện pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty Tiếp tục tranh thủ sử dụng cách hợp lý có hiệu nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp từ khoản phải trả chưa đến hạn toán (phải trả người bán, phải trả công nhân viên, thuế khoản phải nộp Nhà nước) Mọi hoạt động Công ty đòi hỏi phải có vốn Công ty phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động mình, tổ chức huy động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời đầy đủ cho hoạt động Việc tổ chức huy động nguồn vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu hoạt động Công ty để đến định lựa chọn hình thức phương pháp huy động vốn thích hợp cần xem xét, cân nhắc nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, điểm lợi bất lợi hình thức huy động vốn Tiếp theo Công ty phải tổ chức sử dụng tốt vốn có, quản lý chặt chẽ khoản thu chi, đảm bảo khả toán tài Công ty, huy động tối đa số vốn có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải phóng kịp thời nguồn vốn ứ đọng Số nợ ngắn hạn Công ty tương đối cao nên để giảm bớt số nợ ngắn hạn Công ty cần nhanh chóng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng tồn đọng lớn phận vốn nguyên nhân khiến cho Công ty phải vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn.Đối với vốn chủ sở hữu, kế hoạch Công ty không trì, bảo toàn vốn mà điều quan trọng phải không ngừng bổ sung nguồn vốn cách tăng cường huy động từ lợi nhuận 39 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Việt Nam đà phát triển hội nhập quốc tế Cùng với sựu phát triển Đất Nước ngành thủy lợi phát triển mạnh mẽ Hằng năm nhiều dự án công trình thủy lợi xây mới, nâng cấp sửa chữa để phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất kinh tế xã hội, chứng tỏ vai trò quan trọng then chốt ngành Chính vậy, để đứng vững khẳng định vị xã hội cần cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ toàn thể đội ngũ cán công nhân viên Công ty Với mục tiêu phát triển kinh doanh hiệu bền vững, phát huy mạnh Công ty có khắc phục, đẩy lùi thiếu sót thời gian qua Trong năm vừa qua kinh tế nước ta chuyển sang chế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề huy động nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh doanh nghiệp vấn đề quan trọng định tồn phát triển doanh nghiệp Hiệu sử dụng vốn cao kết thu từ lượng vốn bỏ lớn Với lượng vốn định huy động, muốn nâng cao hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp phải có kết hợp hài hoà việc nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định vốn lưu động cho phù hợp với điều kiện doanh nghiệp Nâng cao hiệu sử dụng vốn bao gồm tổng hợp biện pháp kinh tế – kỹ thuật – tài chính, có ý nghĩa góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu nguồn lực doanh nghiệp, từ tác động mạnh mẽ tới hiệu sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Vấn đề hiệu sử dụng vốn riêng đối tượng mà tất nhà kinh doanh, từ thành lập doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng đến phương hướng, biện pháp sử dụng vốn đầu tư cách có hiệu nhất, sinh nhiều lợi nhuận Thực tế cho thấy, để thực điều đơn giản Bước sang chế thị trường có quản lý nhà nước chục năm hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp nhà nước vấn đề nan giải Rất nhiều doanh nghiệp không đứng vững 40 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình chế thị trường, làm ăn thua lỗ gây thâm hụt nguồn vốn từ ngân sách cấp cho Nhưng bên cạnh có nhiều doanh nghiệp thuộc nghành kinh tế khác đạt thành công, khẳng định vị trí thị trường nước giới Để thích nghi với chế thị trường, doanh nghiệp phải làm chủ vốn kinh doanh thông qua công cụ đắc lực tìm kiếm nguồn cung ứng vốn nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh Doanh nghiệp cần nắm bắt lợi mình, nhận xu hướng phát triển chung tận dụng sách Nhà nước để có hướng đắn Sử dụng đồng vốn có hiệu hưng thịnh đất nước, phát triển doanh nghiệp thành viên Bất doanh nghiệp mong muốn có tình hình tài lành mạnh, sản xuất kinh doanh đạt hiệu Chính vậy, sử dụng vốn cho có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao vấn đề lớn tất doanh nghiệp Từ thành lập, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên không ngừng cố gắng để phát triển Công ty tự khẳng định trước biến động thị trường, cạnh tranh doanh nghiệp ngành để vươn lên vị trí cao Hơn nữa, Công ty góp phần không nhỏ vào việc tăng ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán công nhân viên Công ty Sau thời gian thực tập Công ty, em nhận thấy sử dụng vốn xem vấn đề quan trọng đồng thời khó khăn thực nên em tìm hiểu nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu sử dụng vốn đầu tư phát triển Công ty TNHH Một Thành Viên Khai Thác Thủy Lợi Thái nguyên” Với cố gắng thân hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình giảng viên Ths Nguyễn Thị Thanh Huyền cô Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên em hoàn thành đề tài này, từ đưa số giải pháp, đề xuất nhằm mục đích nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty Hy vọng đóng góp nhỏ bé phần giúp ích cho trình phát triển Công ty Kiến nghị 41 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình 2.1.Một số kiến nghị với Nhà Nước Hiện giá nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất tín dụng tăng cao, cộng thêm biến động tỷ giá, thị trường bất động sản ế ẩm khiến nhiều lĩnh vực kinh tế chao đảo, có doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Tuy có tín hiệu khả quan như: tín dụng bất động sản nới lỏng, giá thành nguyên vật liệu bớt biến động, không khó khăn doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Chính phủ cần phải xem xét lại sách tiền tệ cho hợp lý, để thắt chặt không dẫn đến đình đốn sản xuất; có biện pháp tháo gỡ vốn lãi suất, không, nhiều đơn vị không trả nợ Đồng thời, Chính phủ cần tìm giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ trực tiếp đến doanh nghiệp nội phát huy mạnh doanh nghiệp Việt Nam Tiếp tục cải cách liệt thủ tục hành Cải cách thủ tục hành có tác động to lớn việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thông qua việc cải cách thủ tục hành gỡ bỏ rào cản thủ tục hành môi trường kinh doanh đời sống người dân, giúp cắt giảm chi phí rủi ro người dân doanh nghiệp việc thực thủ tục hành Khi tất giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành thông qua cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành mà xã hội phải gánh chịu, hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí tiết kiệm tái phân bổ vào hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam nói chung bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng nước quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng Việt Nam tính minh bạch, môi trường kinh doanh lực cạnh tranh Đây giá trị vô hình có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước cụ thể có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội,… 42 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình 2.2 Một số kiến nghị với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên Để phát huy tốt mạnh khắc phục hạn chế tồn tại, Công ty nên có thay đổi nhân Cụ thể, Công ty nên tiến hành tuyển dụng thêm cử nhân tốt nghiệp khối ngành kinh tế thông qua sách thu hút người tài Công ty có lợi có trụ sở đặt gần trung tâm thành phố, vậy, Công ty đưa sách đãi ngộ hấp dẫn hướng đến đối tượng này, Công ty thu hút nhiều nhân tài để thay cho lớp người cũ Có người động sáng tạo chắn Công ty ngày lớn mạnh hơn.Trong thời buổi kinh tế khó khăn, sức mua chậm, tồn kho tăng mạnh để đảm bảo phát triển ổn định, lâu dài Công ty cần phải đầu tư, phát triển có kế hoạch, bám sát vào quy hoạch; cải tiến công nghệ, sản xuất để đạt suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn; nâng cao trình độ quản lý, điều hành 43 Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư Sinh viên: Nguyễn Thị Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên (2013), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm, Lưu hành Hành Tổng hợp [2] Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên (2014), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm, Lưu hành Hành Tổng hợp [3] Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên (2015), Báo cáo hoạt động kinh doanh năm, Lưu hành Hành Tổng hợp [4] Phạm Văn Hùng (2008), Giáo trình thị trường vốn , NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội; [5] Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình kinh tế đầu tư , NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội; [6] Bùi Đức Triệu (2012), Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội; 44

Ngày đăng: 02/09/2016, 19:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan