Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH tân thịnh

71 703 0
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH tân thịnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ THU Sinh viên thực hiện : NGÔ VĂN CƯỜNG Lớp : K8 – KTĐT A Thái Nguyên, tháng 042015 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một cơ hội quý báu để em có điều kiện tiếp xúc với những hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp. Đây cũng là đợt tập duyệt quan trọng cho em trong việc hệ thống hóa lại các kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế, đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc, làm tiền đề cho công việc của em sau này. Với ý nghĩa đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Tân Thịnh. Để hoàn thành được tốt báo cáo thực tập của mình, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế, các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Thu là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và luôn luôn động viên để em có thể hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú,anh, chị cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Tân Thịnh đã giúp đỡ, chỉ dẫn và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho em trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị, giúp em hoàn thành báo cáo đúng thời hạn quy định của nhà trường. Do thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn cũng như vốn kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thái nguyên, ngày 06 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực hiện Ngô Văn Cường MỤC LỤC PHỤ BÌA i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v MỞ ĐẦU 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty. 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 2 4. Bố cục của đề tài 2 PHẦN 1 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3 1.1.1. Sự ra đời 3 1.1.2. Các giai đoạn phát triển 3 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty 4 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 4 1.2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh 4 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 7 1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 7 1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ 8 1.3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty 9 PHẦN 2 11 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH 11 TÂN THỊNH 11 2.1. Tình hình tài chính của Công ty 11 2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty 14 2.2.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty 14 2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty 24 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 38 2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 38 2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 48 2.3.2.1 Nhân tố bên ngoài 48 2.3.2.2 Những nhân tố bên trong 48 PHẦN 3 50 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 50 3.1. Một số nhận xét, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh 50 3.1.1 Những kết quả mà Công ty đã đạt được và nguyên nhân 50 3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 58 3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 60 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty 61 3.2.1.1 Tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới. 61 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 62 3.2.3 Nhóm giải pháp về thị trường 63 3.2.4 Nhóm giải pháp vể nguồn nhân lực 64 3.2.5 Giải pháp về các khoản chi phí quản lí và chi phí bán hàng của doanh nghiệp 64 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng viết đầy đủ 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 NVL Nguyên vật liệu 3 BH Bán hàng 4 CCDV Cung cấp dịch vụ 5 CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp 6 LN Lợi nhuận 7 HĐKD Hoạt động kinh doanh 8 SXKD Sản xuất kinh doanh 9 DTBH Doanh thu bán hàng 10 GVHB Giá vốn hàng bán 11 DT Doanh thu 12 XDCB Xây dựng cơ bản 13 HTK Hàng tồn kho DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2013 2014. Trang 9 Bảng 2.1 Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2012 2014. Trang 13 Bảng 2.2 CơcấunguồnvốncủaCôngtytronggiaiđoạn 20122014. Trang 15 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty phân theo nguồn hình thành. Trang 20 Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản của Công ty. Trang 26 Bảng 2.5 Đầu tư tài sản cố định của Công ty. Trang 29 Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty giai đoạn 20122014. Trang 32 Bảng 2.7 Tổng hợp tình hình thanh toán giai đoạn 20122014. Trang 36 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. Trang 39 Bảng 2.9 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Trang 42 Bảng 2.10 Sự biến động của doanh thu thuần qua giaiđoạn 20122014. Trang 43 Bảng 2.11 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trang 45 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 2014. Trang 51 Bảng 3.2 Khấu hao tài sản cố định của Công ty năm 2013. Trang 52 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. Trang 5 Sơ đồ 1.2 Quy trình tiến hành xây dựng một công trình XDCB. Trang 8 Biểuđồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn. Trang 17 Biểuđồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn theo tỷ lệ phần trăm. Trang 18 Biểuđồ 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo nguồn hình thành. Trang 23 Biểuđồ 2.4 Biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 20122014. Trang 27 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là chìa khoá, là điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an toàn. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung chúng ta chưa đánh giá hết được vai trò thiết yếu của vốn nên dẫn đến hiện tượng sử dụng còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế này được bao tiêu cung ứng, chính vì thế hiệu quả sử dụng vốn không được chú ý đến, do đó không mang lại hiệu quả, làm lãng phí nguồn nhân lực Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ thì chịu. Bên cạnh đó nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều thấy rõ điều này, Nhà nước và doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập. Điều này đã tạo cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp năng động, sớm thích nghi với cơ chế thị trường còn không ít những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng nó luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị. Công ty TNHH Tân Thịnh là một trong những công ty luôn hướng tới mục tiêu phát triển, hội nhập. Một vấn đề luôn được ban lãnh đạo của Công ty quan tâm đó là làm thế nào để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn của mình, đưa doanh nghiệp thắng lợi trong cuộc hội nhập của toàn nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh gay gắt với rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành. Xuất phát từ thực tế đó, trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tân Thịnh, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé những kiến thức mà em đã được học tại trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh – Thái Nguyên, em chọn đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Từ cơ sở lý thuyết về vốn, hiệu quả sử dụng vốn và phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cũng như của các doanh nghiệp cùng nghành. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn 20122014. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Tân Thịnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH Tân Thịnh. + Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu được thu thập qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014. 4. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp có kết cấu gồm 3 phần chính sau: Phần I: Khái quát chung về địa điểm của công ty TNHH Tân Thịnh Phần II: Khực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Tân Thịnh Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dungjv ốn của công ty TNHH Tân Thịnh PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1. Sự ra đời Công ty TNHH Tân Thịnh là một đơn vị xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên, hạch toán kinh tế độc lập. Đăng ký lần đầu: 29012003 Đăng ký thay đổi lần thứ 9:29072011 Giấy phép đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp. Tên công ty: CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH + Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 10 – Phường Phan Đình Phùng Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 0280.385.4954 Số fax: 0280.385.4954 Email:congtytanthinhthainguyengmail.com + Địa chỉ chi nhánh: Thôn Khuổi Khiếu – xã Hữu Thác Huyện Na Rì Tỉnh Bắc Kạn Điện thoại: 0281.3887199 Fax: 0281.3887199 Mã chi nhánh: 4600307752001 Mã số thuế:4600307752 Tài khoản: 39010000008399 Tại NH Đầu tư và phát triển Thái Nguyên 1.1.2. Các giai đoạn phát triển Công ty TNHH Tân Thịnh Thái Nguyên tiền thân là cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ thành lập năm 1993. Đến năm 2001 chuyển đổi từ cơ sở lên Doanh nghiệp Tân Thịnh, đầu năm 2003 do sự phát triển nhanh của ngành xây dựng, cần sự tập trung vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hơn nữa, Công ty TNHH Tân Thịnh ra đời ngày 29 tháng 01 năm 2003 để bắt nhịp nhanh với thị trường. Công ty một đơn vị xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên, hạch toán kinh tế độc lập. 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty Công ty TNHH Tân Thịnh là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại NH Đầu tư và phát triển Thái Nguyên và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 1702000113 do së kế hoạch đầu t¬ư cấp ngày 29012003 theo số 1702000113 và đ¬ược cấp lại lần thứ 9 ngày 2972011. Hiện nay công ty có 4 phòng, 1 ban, 7 đội thi công sản xuất với tổng số 290 người. Về ngành nghề chủ yếu sau: 1. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. 2. Sản xuất các vật liệu xây dựng. 3. San lấp mặt bằng. 4. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. 5. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản. 6. Xây dựng các công trình dân dụng. 7. Bán NVL phục vụ công trình. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh Công ty TNHH Tân Thịnh Thái Nguyên là một Công ty TNHH hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, cơ cấu tổ chức của công ty như¬ sau: Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và một phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. Bộ máy quản lý công ty bao gồm các phòng ban giúp việc giám đốc, tổ chức thành 4 phòng chức năng và các tổ đội sản xuất và 1 ban quản lý dự án (chỉ thành lập sau khi có dự án đầu tư). Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh ( Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) +) Ưu điểm của mô hình: Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng. Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ. Chế độ trách nhiệm rõ ràng. Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban chức năng. +) Nhược điểm: Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện. 1.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo Công ty Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty có nhiệm vụ quản lý điều hành công ty, là ng¬ười có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đại diện cho công ty theo quy định của pháp luật. Sau đó là Phó giám đốc là ngư¬ời trợ giúp cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trư¬ớc Giám đốc về những công việc đư¬ợc giao. Công ty có 4 phòng ban chức năng, những phòng ban này có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty triển khai giám sát tình hình hoạt động toàn công ty, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. Công ty có 6 tổ đội sản xuất được gọi tên từ 16 và một đội xe. Đây là các đơn vị có trách nhiệm chính trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng của công ty, đảm bảo đúng các ngành nghề và sản phẩm theo giấy phép đăng ký kinh doanh. 1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty có nhiệm vụ quản lý điều hành công ty, là ng¬ười có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đại diện cho công ty theo quy định của pháp luật. Sau đó là Phó giám đốc là ngư¬ời trợ giúp cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trư¬ớc Giám đốc về những công việc đư¬ợc giao. Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các chức năng lập kế hoạch lao động, lập kế hoach quỹ tiền l¬ương tổ chức thực hiện về chế độ tiền l¬ương, tiền thưởng, bảo hộ lao động và an toàn lao động, đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân viên trong công ty. Phòng kế hoạch tiếp thi kinh doanh: Tìm và khai thác việc làm nhắm duy trì tồn tại và phát triển của công ty trong cơ chế và lập kế hoạch khai thác khả năng và lao động thiết bị máy móc, vật t¬ư hàng năm h¬ướng dẫn các độ trong việc sử dụng khả năng đó. Phòng kế hoạch điều độ thi công: Lập kế hoạch SXKD toàn công ty, quản lý hư¬ớng dẫn thi công cho các đội sản xuất, lập thiết kế dự toán và kiểm tra giám sát công trình. Phòng tài vụ kế toán: Quản lý tình hình doanh thu của công ty và đưa ra cho công ty những định hướng tốt hơn trong công tác sản xuất kinh doanh. Các đội thi công: Tiếp nhận các công trình của Công ty do Chủ đầu tư giao cho hoặc Công ty trúng thầu. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi. Xây dựng dân dụng. San lấp mặt bằng. Xây dựng các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước nói chung và hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn nói riêng. 1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chứng chỉ ngành nghề kinh doanh: Do Sở kế hoạch đầu t¬ư cấp ngày 29012003 theo số 1702000113 và đ¬ược cấp lại lần thứ 9 ngày 2972011 với ngành nghề chủ yếu sau: 1. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. 2. Sản xuất các vật liệu xây dựng. 3. San lấp mặt bằng. 4. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. 5. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản. 6. Xây dựng các công trình dân dụng. 7. Bán NVL phục vụ công trình. 1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ Công ty TNHH TÂN THỊNH là một đơn vị xây dựng cơ bản nên quy trình công nghệ cũng không có gì phức tạp. Nó bao gồm hai bước cư bản chủ yếu sau: Bước 1: Tiến hành tìm hiểu thị trường và đấu thầu các công trình phù hợp với khả năng của công ty. Bước 2: Sau khi trúng thầu mới bắt đầu triển khai xây dựng theo đúng thiết kế mà khách hàng yêu cầu theo quy trình như sau. ( Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính ) Sơ đồ 1.2: Quy trình tiến hành xây dựng công trình XDCB. 1.3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của Công ty là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chất lượng nguồn nhân lực là một tiềm năng lớn cần được khai thác triệt để. Bảng 1.1: Tình hình lao động Công ty qua 2 năm 20132014 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh Số LĐ Cơ cấu Số LĐ Cơ cấu % Tổng số lao động 276 100 290 100 14 5,07 I. Theo giới tính 1. Nam 180 65,22 188 64,83 8 4,44 2. Nữ 96 34,78 102 35,17 6 6,25 II. Theo tính chất công việc 1. Lao động trực tiếp 177 64,13 190 65,52 13 7,35 2. Lao động gián tiếp 99 35,87 100 34,48 1 1,01 III. Theo trình độ 1. Đại học, cao đẳng 165 59,78 185 63,79 20 12,12 2. Công nhân kỹ thuật 111 40,22 105 36,21 6 5,41 ( Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính ) Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty qua 2 năm tăng lên. Năm 2013 số lượng lao động là 276 người, đến năm 2014 là 290 người tức là tăng lên 5,07%. Trong đó: Lao động nữ năm 2013 là 96 người chiếm cơ cấu 34,78% trong tổng số lao động, năm 2014 tăng lên là 102 người chiếm 35,17% về cơ cấu lao động, tức là tăng 6 người tương ứng 6,25%. Lao động nam năm 2013 là 180 người chiếm 65,22%, năm 2014 tăng lên là 188 người chiếm 64,83%. Tỷ lệ lao động nam trong cơ cấu lao động giảm nhẹ so với năm 2012 là do số lao động nam tăng lên trong năm là 8 người lớn hơn số lao động nữ tăng lên, nhưng do tỷ lệ lao động nam trong công ty cao hơn tỷ lệ lao động nữ. Cơ cấu lao động nam, nữ của Công ty tương đối hợp lý, phù hợp với nhu cầu tổ chức hoạt động của Công ty. Tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên, năm 2013 tỷ lệ lao động trực tiếp là 177 người chiếm 64,13%, năm 2014 số lao động trực tiếp tăng lên là 190 người tương ứng với tỷ lệ 65,52%, tức là tăng 13 người tương ứng với 7,35%. Qua biểu trên cũng phản ánh chất lượng lao động trong Công ty. Do đặc thù kinh doanh của Công ty phải đòi hỏi công nhân có trình độ tay nghề, các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ năng lực. Nhìn chung số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng qua 2 năm đã tăng lên 20 người tương ứng với 12,12%. Lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu lao động. Năm 2013 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 59,78%, năm 2014 tăng lên 63,79%. Lao động có trình độ Công nhân kỹ thuật năm 2013 là 111 người chiếm 40,22%. Năm 2014 số lao động này là 105 người chiếm 36,21%. Tuy mới có sự thay đổi nhỏ nhưng có thể thấy xu hướng nâng cao dần chất lượng lao động trong toàn công ty. Thể hiện ở lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu lao động, và ngược lại lao động có trình độ công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp hơn. Bộ phận lao động khác (trình độ sơ cấp…) chủ yếu là lao động hợp đồng theo mùa vụ tại các Đội xây lắp va thi công các công trình, nó chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu lao động. PHẦN 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH 2.1. Tình hình tài chính của Công ty Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH TÂN THỊNH từ năm 2012 đến năm 2014 thể hiện qua bảng số 02 là: Tổng tài sản năm 2012 là 21.338.422.329 đồng, năm 2013 là 25.576.286.274 đồng tăng so với năm 2012 về số tuyệt đối là 4.237.863.945 đồng tương ứng 19,86%. Năm 2014 tài sản của Công ty là 27.630.386.896 tăng so với năm 2013 là 2.054.100.622 đồng tương ứng 8,03%, như vậy tổng tài sản của công ty trong thời gian này tăng lên liên tục vởi tốc độ phát triển bình quân đạt 13,946%.(bảng 2.1) Nợ phải trả của Công ty năm 2012 là 10.865.477.243 đồng. Tới năm 2013 nợ phải trả của Công ty là 14.921.467.738 tăng so với năm 2012 37,33% ứng với 4.055.990.495 đồng, Năm 2014 tổng nợ phải trả của công ty tăng nhẹ hơn so với năn 2013, với số tương đối chỉ là 12,60% tương ứng với số tiền là 1.880.237.428l, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,351%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày càng được cải thiện.(bảng 2.1) Doanh thu của công ty năm 2013 biến động tăng khá nhanh so với năm 2012. Cụ thể năm 2013 doanh thu tăng 19,96% tương ứng 3.920.300.093 đồng so với năm 2012. Năm 2014 chỉ tiêu này là 31.883.889.698 đồng tăng lên 35,32% tương ứng với 8.322.072.106 đồng so với năm 2013. Với tốc độ tăng trưởng trong 3 năm qua là 27,408%,(bảng 2.1) một con số khá ấn tượng trong thời kỳ nước ta vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Có được điều này là do công ty là một doanh nghiệp nhỏ, với số vốn điều lệ thấp, 10 tỷ đồng nên việc tăng trưởng doanh số nhanh cũng là điều dễ hiểu bên cạnh đó phải kể tới sự nỗ lực hết mình từ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặc dù trong thời gian này nền kinh tế nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng lợi nhuận thuần của công ty vẫn tăng lên qua các năm, cụ thể. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty là 220.452.620 đồng, đến năm 2013 con số này là 231.817.592 đồng tăng 11.364.972 đồng, tương úng với 5,16%, và đến năm 2014 con số này đẫ tăng lên thành 354818536 đồng, tăng so với năm 2013 là 123.000.944 đồng, tương ứng là 53,06% (bảng 2.1). Điều này chứng tỏ công ty ngày càng phát triển và đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Như vậy qua 3 năm Công ty đã có nhiều thành tích khá là ấn tượng, đó cũng là những dấu hiệu tốt đánh dấu cho sự hội nhập và ngày càng phát triển của Công ty trong điều kiện hiện nay. Kết quả đó cho thấy doanh nghiệp đã có những bước đi đúng đắn đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển góp phần cùng cả nước khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2012, 2013 vừa qua và từng bước đi vào ổn định trong năm 2014. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn và hạn chế. Trên đây chỉ là một số nét sơ qua về tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm. Để hiểu rõ hơn, vì sao lại có sự biến động của các chỉ tiêu đó? Nguyên nhân nào làm tăng hay giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm 2012 đến năm 2014? Chúng ta cùng đi xem xét chi tiết những thành tựu và những hạn chế mà Công ty đã đạt được thông qua việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong giai đoạn 20122014 ở phần tiếp theo của đề tài. Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 20122014 STT Chỉ tiêu Năm 2012 (Đồng) Năm 2013 (Đồng) Năm 2014 (Đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 20132012 20142013 BQ 1 Tổng tài sản 21.338.422.329 25.576.286.274 27.630.386.896 19,86 8,03 13,791 2 Tổng nợ phải trả 10.865.477.243 14.921.467.738 16.801.705.166 37,33 12,60 24,351 3 Doanh thu 19.641.517.499 23.561.817.592 31.883.889.698 19,96 35,32 27,408 4 Lợi nhuận trước thuế 472.945.086 654.818.536 828.681.730 38,46 26,55 32,371 5 Lợi nhuận sau thuế 220.452.620 231.817.592 354.818.536 5,16 53,06 26,87 (Nguồn: Phòng tài vụ kế toán) 2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty 2.2.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa xây lắp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng. Đảm bảo được nguồn vốn là đảm bảo được sự liên tục của quy trình sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo được đúng tiến độ thi công công trình. Hơn thế nữa nó còn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, công trình, cũng như uy tín của doanh nghiệp trong việc tạo dựng được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, vì thế nó tạo ra ưu thế trong cạnh tranh cho doanh nghiệp. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Lĩnh vực này có đặc điểm là phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường bất động sản và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài, thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả là bài toán mà doanh nghiệp phải tìm ra lời giải để đảm bảo quá trình sản xuất và thi công được diễn ra liên tục, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp. Cũng như những DN khác, công ty TNHH Tân Thịnh đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2012– 2014 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị(VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị(VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị(VNĐ) Cơ cấu (%) 20132012 20142013 BQ Tổng nguồn vốn 21.338.422.329 100 25.576.286.574 100 27.630.386.896 100 19,86 8,03 13,791 Vốn cố định 5.627.907.208 26,37 6.093.735.151 23,83 7.272.719.059 26,32 8,28 19,35 13,68 Vốn lưu động 15.710.515.121 73,63 19.482.551.423 76,17 20.357.667.837 73,68 24,01 4,49 13,832 (Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán) Qua bảng 03 cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy cơ cấu vốn của Công ty mang đặc trưng của doanh nghiệp thực hiện chủ yếu chức năng xây lắp, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ lĩnh vực hoạt động chính của công ty là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, còn lĩnh vực sản xuất chỉ là phụ. Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn kể trên cho ta thấy được những con số cụ thể sau. Trong năm 2012, tổng nguồn vốn của Công ty là 21.338.422.329 đồng, trong đó vốn cố định là 5.627.907.208 đồng chiếm 26,37%, vốn lưu động là 15.710.515.121 đồng chiếm 73,63% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013, tổng nguồn vốn của Công ty là 25.576.286.574 đồng, trong đó vốn cố định là 6.093.735.151 đồng chiếm 23,83%, vốn lưu động là 19.482.551.423 đồng chiếm 76,17% trong tổng nguồn vốn. Năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty tăng 4.237.864.245 đồng, tương ứng với 19,86% so với năm 2012 do sự gia tăng mạnh mẽ của vốn lưu động, 3.772.036.302 đồng,tương ứng với 24.01%, bên cạnh đó vốn cố định cũng có sự tăng nhẹ với 465.827.943 đồng, tương ứng 8,28%. Năm 2014, tổng nguồn vốn của Công ty là 27.630.386.896 đồng, trong đó vốn cố định là 7.272.719.059 đồng chiếm 26,32%, vốn lưu động là 20.357.667.837 đồng chiếm 73,68% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2014 vốn cố định của công ty tăng mạnh và vốn lưu động có xu hướng tăng nhẹ hơn làm cho tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng nhẹ hơn so với năm 2013, năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty tăng 2.054.100.322 đồng so với năm 2013. Cụ thể lượng vốn cố định tăng 19,35% tương ứng với 1.178.983.908 đồng, vốn lưu động giảm 4,49% tương ứng với 875.116.414 đồng so với năm 2012. Như vậy qua ba năm cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi, cơ cấu nguồn vốn cố định chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2014, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,832%, trong khi đó cơ cấu nguồn vốn lưu động có xu hướng giảm dần sự tăng trưởng qua các năm, và đạt mức tăng trưởng thấp hơn với 13,791%. Sự thay đổi trong cơ cấu vốn ta có thể thấy rõ hơn sự biến động của tỷ trọng của từng loại vốn qua ba năm cũng như sự thay đổi của cơ cấu vốn trong biểu đồ sau: Nguồn: (Phòng Tài vụ Kế toán và tính toán của tác giả) Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn. Nguồn: (Phòng Tài vụ Kế toán và tính toán của tác giả) Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tình hình biến động của nguồn vốn theo tỷ lệ phần trăm. Qua hai biểu đồ và phân tích cho chúng ta thấy đươc sự biến động của vốn cố định và vốn lưu động của công ty trong ba năm từ 2012 đến năm 2014. Vậy hai nguồn vốn này được hình thành từ đâu? Chúng ta cùng đi xem xét cơ cấu nguồn vốn theo cách tiếp cận khác, tiếp cận từ nguồn hình thành vốn. Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo nguồn hình thành TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị(VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị(VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị(VNĐ) Cơ cấu (%) 1312 1413 BQ 1 Tổng NV 21.338.422.329 100 25.576.286.574 100 27.630.386.896 100 19,86 8,03 13,791 2 Nợ phải trả 10.865.477.243 50,92 14.921.467.738 58,34 16.801.705.166 60,81 37,33 12,60 24,351 3 Vốn CSH 10.472.945.086 49,08 10.654.818.536 41,66 10.828.681.730 39,19 1,74 1,63 1,68 4 Tỷ suất tự tài trợ (23) (lần) 0,49 0,42 0,39 5 Hệ số nợ (13) (lần) 0,51 0,58 0,61 6 Tỷ lệ nợ vốn CSH (12) (lần) 1,04 1,40 1,55 (Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán) Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo nguồn hình thành trên, ta có thể thấy, nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động của Công ty được hình thành từ hai nguồn đó là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Qua bảng số 04 cho chúng ta thấy: Năm 2014 tổng nguồn vốn của Công ty là 27.630.386.896 đồng được hình thành từ: Nợ phải trả: 16.801.705.166 (đồng) Vốn chủ sở hữu: 10.828.681.730 (đồng) Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2013 có sự gia tăng so với năm 2012 4.237.864.245 đồng tương ứng với 19,86%. Năm 2014 vẫn có sự gia tăng so với năm 2013 tuy nhiên con số này nhỏ hơn so với sự gia tăng trong năm 2013, cụ thể năm 2014 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2013 là 2.054.100.322 đồng tương ứng với 8,03%,con số này chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng của năm 2013, do trong năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty gia tăng một cách mạnh mẽ. Nhìn chung tổng nguồn vốn bình quân của Công ty qua 3 năm có sự gia tăng, tốc độ phát triển bình quân của ba năm là: 113,791%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,791% >0, con số này khá ấn tượng trong tình hình kinh tế hiện nay. Vậy nguyên nhân nào gây ra sự biến động đó? Chúng ta cùng đi xem xét hai khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty trong ba năm qua. Về nguồn vốn CSH: Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Một DN có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Công ty là một doanh nghiệp nằm trong số những doanh nghiệp vừa và nhỏ với số điều lệ khá khiêm tốn chỉ 10 tỷ đồng. Trong ba năm 2012 đến năm 2014 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tuy có sự gia tăng nhưng con số này cũng khá khiêm tốn, cụ thể năm 2013 chỉ tiêu này tăng 181.873.450 đồng ứng với 1,74% so với năm 2012. Năm 2014 nguồn vốn này tăng nhẹ hơn so với sự gia tăng trong năm 2013 với mức gia tăng là 173.863.194 đồng ứng với 1,63% so với năm 2012, do trong năm 2014 nhà nước ta thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, làm cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có phàn giảm sút. Tốc độ phát triển bình quân của nguồn vốn chủ sở hữu qua ba năm là 101,68%, với tốc độ tăng trưởng bình quân lả 1,68%, con số này tuy không lớn nhưng với một công ty nhỏ như TÂN THỊNH thì đây cũng là một con số đáng mơ ước trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Về nợ phải trả: Năm 2013 tổng số nợ phải trả là 14.921.467.738 đồng tăng 37,33% so với năm 2012,tương ứng với con số tuyệt đối là 4.055.990.495 đồng, năm 2014 tổng số nợ phải trả là 16.801.705.166 đồng tăng 1.880.237.428 đồng tương ứng với tỷ lệ 12,60 %. Đó cũng là một dấu hiệu tốt thể hiện khả năng huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên chú ý đến sự gia tăng của các khoản nợ phải trả để đảm bảo khả năng thanh toán. Sau đây chúng ta cùng đi xem xét một số chỉ tiêu cụ thể thông qua bảng trên. Tỷ suất tự tài trợ của công ty qua ba năm là: Năm 2012 là 0,49 (lần), năm 2013 là 0,42 (lần), năm 2014 là 0,39 (lần). Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty càng có sự tự chủ về mặt tài chính. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tương đối cao, vốn chủ sở hữu chiếm một phần đáng kể trong tổng nguồn vốn của công ty, tuy nhiên chỉ tiêu này qua ba năm có xu hướng giảm dần liên tục điều đó chứng tỏ công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vòa nguồn vốn từ bên ngoài và đánh mất đi khả năng tự chủ về vốn của mình. Hệ số nợ của công ty qua các năm nhìn chung là không có sự biến động nhiều, năm 2012 là 0,51 (lần) và tăng lên liên tục qua các năm năm 2013 là 0,58 (lần) và năm 2014 là 0,61 (lần), Nó phản ánh tình hình gia tăng các khoản nợ phải trả của công ty và cũng tương đồng với sự sụt giảm của tỷ suất tự tài trợ. Tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Trung bình cứ 1.33 đồng nợ vay tham gia cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu vào quá trình sản xuất kinh doanh Tỷ lệ nợ vốn chủ sở hữu của công ty qua ba năm có sự biến đổi. Năm 2012 là 1,04 , năm 2013 là 1,40 , năm 2014 là 1,55. Như vậy tới năm 2014 thì cứ trung bình 1,55 đồng vốn vay tương ứng 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau: Nguồn: (Phòng Tài vụ Kế toán và tính toán của tác giả) Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo nguồn hình thành Như vậy cơ cấu vốn của doanh nghiệp tương đối hợp lý. Theo thông tin tham khảo từ trang web VnExpress.net thì thông thường mức vốn vay: vốn chủ sở hữu đạt tỷ lệ là 60:40 là chấp nhận được. Qua 3 năm 20122014 tỷ lệ này đều đạt sấp sỉ 1,5 điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có bước phát triển tốt đánh dấu cho sự thay đổi của doanh nghiệp để có một cơ cấu nguồn vốn tối ưu nhất. Trên đây là khái quát chung về sự biến động của cơ cấu vốn của Công ty trong ba năm qua. Sau đây chúng ta cùng đi xem xét tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty để thấy được trong 3 năm qua nguồn vốn của Công ty đã được sử dụng như thế nào? 2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty 2.2.2.1. Khái quát về cơ cấu tài sản của Công ty Quy mô nguồn vốn của Công ty quyết định tới quy mô tài sản của Công ty. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn hiện tại mà doanh nghiệp huy động được. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cơ cấu tài sản của doanh nghiệp trong ba năm từ năm 2012 đến năm 2014. Qua bảng cơ cấu tài sản (bảng 2.4) cho chúng ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty qua 3 năm từ 2012 2014: Năm 2014 tổng tài sản của công ty có giá trị là 27.630.386.896 (đồng) Trong đó: Tài sản ngắn hạn là 20.357.595.837 (đồng), chiếm 73,68% Tài sản dài hạn là 7.272.791.059 (đồng), chiếm 26,32% Trong giai đoạn 20122013 cơ cấu này có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là năm 2012 cơ cấu này là: 73,25% TSNH và 26,75% TSDH, năm 2013 cơ cấu này là: 75,2% TSNH và 24,8% TSDH. Như vậy trong giai đoạn 2012 2013 cơ cấu tải sản của công ty có sự gia tăng trong tỷ trọng tái sản ngắn hạn và sụt giảm trong tài sản dài hạn, điều này cho thấy công ty đang đầu tư nhiều vào các loại tài sản ngắn hạn, có thời gian sử dụng và thu hồi vốn nhanh hơn, tuy nhiên đến năm 2014 cơ cấu này lại thay đổi theo chiều hương ngược lại, như chúng ta có thể thấy năm 2014 cơ cấu này là 73,68% TSNH và 26,32% TSDH, điều này chứng tỏ Công ty đang ngày càng chú trọng đầu tư nâng cao, hiện đại máy móc và trang thiết bị của công ty. Sau đây chúng ta cùng đi vào xem xét chi tiết các chỉ tiêu trong tổng tài sản của Công ty. Tổng tài sản của Công ty cũng giống với nguồn vốn năm 2013 tổng tài sản của Công ty tăng so với năm 2012 cụ thể là: số tuyệt đối là 4.237.863.945 (đồng), số tương đối là 19,860%. Năm 2014 chỉ tiêu này vẫn tăng mặc dù tốc độ tăng của nó chỉ bằng nửa so với năm 2013 tuy nhiên tốc độ tăng này cũng không phải thấp, chỉ là do trong năm này công ty chuyển hướng đầu tư vào máy móc trang thiết bị dài hạn phục vụ cho xây dựng cơ bản, ngành nghề chính của công ty. Như vậy trong giai đoạn 2012 2014 tổng tài sản của Công ty tăng lên. Chúng ta cùng đi xem xét nguyên nhân của sự gia tăng của tổng tài sản đó qua hai nhân tố tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Thứ nhất về tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2013 tăng 3.656.456.455 (đồng) về số tương đối ứng với số tương đối là 23,274%. Năm 2014 chỉ tiêu này tăng nhẹ hơn so với năm 2013 chỉ đạt 5,115%với con số tuyệt đối chỉ khiêm tốn 990.624.261 đồng. Tuy vậy tốc độ phát triển của tài sản ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn 20122014 cũng khá cao, đạt 113,833%, tốc độ tăng trưởng 13,833%. Tài sản dài hạn của Công ty qua ba năm đều biến động tăng liên tục theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước cụ thể là: Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 581.407.490 đồng, tương ứng với nó là 10,331%, đến năm 2014 tốc độ tăng đã đạt 17,127 % vói con số tuyệt đối là 1.063.476.361 đồng. Tốc độ phát triển của tài sản dài hạn trong giai đoạn này là 113,678% tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 13,678%. Điều này càng chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng đầu tư vào máy móc trang thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản, ngành chủ chốt của công ty, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của minh trên thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay. Như vậy qua ba năm tổng tài sản của Công ty bình quân tăng là do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn trong năm 2013, măc dù năm 2014 tài sản ngắn hạn chỉ tăng nhẹ nhưng nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng trong tổng tài sản, bên cạnh đó tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm liên tục tăng đã góp phần không nhỏ vòa sự tăng trưởng của tổng tài sản của công ty. Trên đây chỉ là chỉ tiêu tổng hợp tổng tài sản của doanh nghiệp sau đâu chúng ta cùng xem xét chi tiết tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp. Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của Công ty TT Tài sản Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị (VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị (VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị (VNĐ) Cơ cấu (%) 1312 1413 BQ A Tổng tài sản 21.338.422.329 100 25.576.286.274 100 27.630.386.896 100 19,860 8,031 13,791 I Tài sản ngắn hạn 15.710.515.121 73,63 19.366.971.576 75,72 20.357.595.837 73,68 23,274 5,115 13,833 II Tài sản dài hạn 5.627.907.208 26,37 6.209.314.698 24,28 7.272.791.059 26,32 10,331 17,127 13,678 1 Tài sản cố định 5.627.907.208 6.093.734.851 7.272.719.059 8,277 19,347 13,677 3 Nguyên giá 7.162.563.751 8.267.315.889 11.052.922.957 15,424 33,694 24,223 4 Tài sản dài hạn khác 9.341.946 (Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán) Ta có thể thấy rõ sự biến động trong cơ cấu tài sản của công ty TNHH Tân Thịnh qua biểu đồ sau: Nguồn: (Phòng Tài vụ Kế toán và tính toán của tác giả) Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cơ cấu tài sản của công ty TNHH Tân Thịnh Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải thanh toán chi trả bằng tiền hiện nay đồi hỏi doanh nghiệp phải có sự tự chủ về nguồn vốn bằng tiền cao. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình. Vì là vốn đầu tư ứng trước để đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của Vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quy định quy mô TSCĐ, có ảnh hưởng lớn tới trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và lưu chuyển vốn cố định. Tài sản cố định và vốn cố định có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy có tính hai mặt nhưng lại là một thể thống nhất. Đặc điểm của tài sản cố định quyết định đặc điểm của vốn cố định. Quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của tài sản cố định. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới TSCĐ trong các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan và mang ý nghĩa quan trong và nhằm giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, giảm nhẹ biên chế , đảm bảo an toàn cho người lao động, là nhân tố hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, chống hao mòn vô hình trong điều kiện tiến bộ khoa học kĩ thuật, việc đổi mới tài sản cố định còn được coi là lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Hòa chung với xu hướng này công ty TNHH Tân Thịnh cũng đang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, ta có thể tháy rõ điều này qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.5: Đầu tư tài sản cố định của Công ty Đvt: VNĐ TT Tài sản Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng trưởng (%) 1312 1413 BQ I Tài sản cố định 5.672.907.208 6.093.734.851 7.272.791.059 7,42 19,35 13,227 1.1 Nguyên giá 7.162.563.751 8.267.315.889 11.052.922.957 15,42 33,69 24,22 1.2 Giá trị hao mòn lũy kế 1.534.656.543 2.173.581.038 3.780.131.898 41,63 73,91 56,49 (Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty trong giai đoạn 20122014 không ngừng tăng lên qua mỗi năm, cụ thể: năm 2012 tài sản cố định của công ty là 5.672.907.208 đồng, trong khi năm 2013 con số này là 6.093.734.851 đồng tăng 420.827.643 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,42%, đến năm 2014 tỷ lệ tăng so với năm 2013 đã là 19,35% tương ứng với con số tuyệt đối là 1.179.056.208 đồng. Nguyên nhân là do nguyên giá tài sản cố định ngày càng tăng cao qua các năm, trong khi đó giá trị hao mòn lũy kế của tài sản tăng nhẹ hơn không bắt kịp giá trị tăng của nguyên giá, cụ thể năm 2013 nguyên giá TSCĐ tăng 1.104.752.138 đồng tương đương với 15,42% trong khi đó giá trị hao mòn lũy kế chỉ tăng 638.924.495 đồng bằng khoảng ½ tốc độ tăng của nguyên giá, năm 2014 cũng tương tự trong khi nguyên giá tăng 2.785.607.068 đồng thì giá trị hao mòn lũy kế chỉ tăng 1.606.550.860 đồng.Có được điều này là do công ty đã ngày càng chú trọng tới việc đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng công trình, đảm bảo cho chất lượng các công trình ngày càng được nâng cao. Điều này dẫn tới tốc độ phát triển bình quân của tài sản cố định của công ty đạt 113,227%, tương đương với nó là tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,227%>0. Tuy còn gặp nhiều khó khăn do vốn kinh doanh còn thấp, thiết bị của Công ty phần lớn là thiết bị cũ, công suất thấp. Nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay Công ty đang dần đổi mới trang thiết bị hiện đại, có công suất lớn dần dần thay thế cho máy móc cũ nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cùng hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá thương mại điện tử hiện nay thì việc Công ty đổi mới trang thiết bị này là hoàn toàn phù hợp nó không những góp phần tăng năng suất lao động mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2.2.3. Đầu tư vào tài sản lưu động Vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu động(TSLĐ) được sử dụng vào quá trình sản xuất. TSLĐ khác với TSCĐ ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như tài sản cố định, mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, và do đó toàn bộ giá trị của nó chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Tính chất này làm cho việc tính giá thành được thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không cần phải trích khấu từng phần. Hơn nữa, tài sản lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khắc nhau, nên việc bảo đảm đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy sử dụng hiệu quả có ý nghĩa quan trọng, tránh gây chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa trong thanh toán, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chúng ta cùng đi xem xét biểu cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty trong giai đoạn 20122014: Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty giai đoạn 20122014 TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ tăng giảm (%) Giá trị (VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị (VNĐ) Cơ cấu (%) Giá trị (VNĐ) Cơ cấu (%) 1312 1413 BQ 1 Tiền 6.812.751.501 43,36 1.874.741.858 9,62 1.491.015.327 7,33 72,48 20,47 53,21 2 Các KPT ngắn hạn 5.316.979.797 33,84 8.845.578.593 45,40 4.855.558.025 23,85 66,36 45,11 4,44 3 Hàng tồn kho 3.237.888.217 20,61 7.220.943.440 37,06 12.367.946.274 60,75 123,01 71,28 95,44 4 TSLĐ khác 342.895.606 2,18 1.541.287.532 7,91 1.643.148.211 8,07 349,49 6,61 118,906 5 Tổng VLĐ 15.710.515.121 100 19.482.551.423 100 20.357.667.837 100 24,01 4,49 13,83 (Nguồn: bảng cân đối kế toán 3 năm) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Tổng vốn lưu động của Công ty qua ba năm có tốc độ phát triển bình quân là 113,83% tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,83% . Nguyên nhân là do sự gia tăng của tất cả các loại vốn lưu động của công ty trong các năm ngoại trừ tiền, tới năm 2014 có thêm các khoản phải thu ngắn hạn giảm thì tất cả các loại vốn lưu động đều tiếp tục tăng. Xét một cách chung nhất thì sự gia tăng này biểu hiện những bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động được mở rộng sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để đánh giá đúng đắn về sự thay đổi này ta xem xét sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động . Ta nhận thấy, vốn bằng tiền là loại vốn lưu động bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán... Số vốn lưu động này ở công ty tương đối nhiều, chiếm tỷ trọng khá cao. Trong năm 2014, lượng vốn lưu động bằng tiền là 1.491.015.327 đồng, chiếm 7,33% tổng số vốn lưu động, năm 2013 là 9,62%, năm 2012 là 43,36%. Qua ba năm số vốn bằng tiền này của công ty liên tục sụt giảm qua từng năm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2013, cụ thể năm 2013 giảm 72,48% so với năm 2012, năm 2014 so với năm 2013 giảm 20,47%, con số này so với năm 2013 thì cũng đã được cải thiện rất nhiều, và như vậy qua 3 năm chỉ tiêu vốn bằng tiển của công ty đã sụt giảm với một tỷ lệ bình quân là 46,48%. Điều đó chứng tỏ quy mô vốn bằng tiền của công ty trong những năm qua đã sụt giảm mạnh điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của đơn vị, tuy nhiên điều này cũng đang được cải thiện từng ngày. Giảm lượng vốn bằng tiền là một biểu hiện không khả quan về sự tự chủ tài chính của đơn vị cần phải khắc phục và kiềm chế tốc độ giảm cũng như lượng vốn giảm đi trong năm sau, và điều này đã và đang từng bước được công ty khắc phục và cải thiện. Khoản phải thu là một loại vốn lưu động thể hiện số vốn lưu động mà công ty bị khách hàng hoặc các đối tượng khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ công ty càng bị chiếm dụng vốn nhiều, đây là một biểu hiện không tốt. Song cũng không thể đánh giá về loại vốn này một cách phiến diện như thế, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh diễn ra gay gắt, những khách hàng đương nhiên là “thượng đế” đối với các nhà cung cấp trên thị trường. Quả thực, các khoản phải thu tựa hồ như một con dao hai lưỡi, tăng khoản phải thu có nghĩa là công ty đã nới lỏng chính sách thanh toán với khách hàng, đây là một trong các chiến lược cạch tranh của các công ty hiện nay để nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn, tránh hiện tượng “ vốn chết”. Song, mặt trái của vấn đề là khi thu hút được nhiều khách hàng cũng là khi lượng vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng rất lớn, phần doanh thu ngay lúc ấy có thể coi là “ảo”. Như vậy điều quan trọng là ở khâu quản lý các khoản phải thu sao cho ở mức độ hợp lý, độ tin cậy cao ở khách hàng tránh đến mức tối đa rủi ro có thể xẩy ra các khoản phải thu khó đòi. Khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động . Khoản phải thu của Công ty năm 2012 là 5.316.979.797 đồng, chiếm 33,84% tổng vốn lưu động của công ty, năm 2013 là 8.845.578.593 đồng, chiếm 45,40% tổng vốn lưu động, tăng so với năm 2012 về số tương đối là 66,36%. Năm 2014 khoản phải thu của công ty là 4.855.558.025 đồng chỉ chiếm có 23,85% trong tổng vốn lưu động và giảm so với năm 2013 là 45,11%, điều này làm cho chỉ tiêu này của công ty qua 3 năm chỉ tăng trưởng với tốc độ bình quân giảm 4,44%. Như vậy có thể nhận thấy rằng khoản phải thu chiếm một tỷ lệ lớn trong quy mô vốn lưu động của công ty và nó cũng tăng rất cao trong năm 2013, nhưng đến năm 2014 cũng đã được công ty khắc phục khá tôt, biểu hiện là tỷ lệ giảm của khoản này trong năm 2014 so với năm 2013 khá cao 45,11%. Từ đây ta có thể thấy quy mô vốn lưu động tăng cao trong năm 2013 là nhờ một phần do sự gia tăng của các khoản phải thu. Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng các khoản này không đáng lo ngại đối với công ty, song điều quan trọng là công tác quản lý các khoản phải thu của công ty, và công tác nay của công ty cũng đang biểu hiện rất có hiệu quả. Cụ thể trong ba năm qua, chưa có khoản phải thu nào bị đưa vào khoản phải thu khó đòi thành rủi ro đối với công ty. Song cũng không thể vì thế mà tiếp tục nâng cao tỷ trọng của loại vốn này, về cơ bản nó là một biểu hiện không tốt. Công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn đơn vị bị chiếm dụng cũng như việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công tác quản lý vốn lưu động, và công tác này của công ty đang được chú trọng hết mức để giảm tỷ lệ của khoản này trong quy mô vốn lưu động của công ty. Đối với hàng tồn kho bao gồm hàng mua đang đi đường, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán, hàng hóa kho bảo thuế, hàng hóa bất động sản. Đây là loại vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Nhìn chung qua ba năm chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển là 195,44% > 100 %, tốc độ tăng trưởng đạt được là 95,44% > 0, một tốc độ tăng trưởng có thể nói là rất cao. Hàng tồn kho tăng lên liên tục qua từng năm với con số khá lớn và cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn lưu động của Công ty, cụ thể: giá trị hàng tồn kho năm 2012 là 3.237.888.217 đồng chiếm 20,61% trong tổng vốn lưu động, năm 2013 là 7.220.943.440 đồng chiếm 37,06% vốn lưu động và tăng so với năm 2012 là 123,01%, năm 2014 là 12.367.946.274 đồng chiếm 60,75% vốn lưu động tăng lên 74,279%. Công ty không nên để khoản hàng tồn kho ở tỉ lệ cao dẫn đến ứ đọng vốn , làm tăng thêm chi phí cơ hội sử dụng vốn của xí nghiệp. Phần còn lại trong cơ cấu tài sản lưu động là khoản mục tài sản lưu động khác có thể là các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản tạm ứng... Trong bảng số liệu trên, con số về lượng vốn lưu động khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn lưu động của công ty và năm 2013 chỉ tiêu này có sự gia tăng rất nhanh trong tỷ trọng nguồn vốn so với các năm khác cụ thể là năm 2013 chỉ tiêu này là 1.541.287.532 đồng chiếm 7,91% trong tổng vốn lưu động, năm 2012 chỉ tiêu này chỉ đạt 342.895.606 đồng chiếm 2,18% tổng vốn lưu động. Như vậy qua ba năm nguồn vốn này có tốc độ phát triển là 218,906% tương đương với tốc độ tăng trưởng là 118,906%, một sự gia tăng chóng mặt. Sự tăng giảm vốn lưu động này không thể lấy làm căn cứ để đánh giá biểu hiện tốt hay không tốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng nó đã góp phần làm tăng quy mô vốn lưu động trong năm qua của Công ty. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động không giống nhau. Vì vậy các doanh nghiệp luôn phải xác định đúng trọng điểm và biện pháp quản lí vốn lưu động sao cho có hiệu quả hơn. Vậy vốn lưu động của Công ty đã vận động và chuyển hóa như thế nào trong suôt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu một số chỉ tiêu về khả năng th

SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề tài: THỰC TRẠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH Giảng viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN THỊ THU Sinh viên thực : NGÔ VĂN CƯỜNG Lớp : K8 – KTĐT A Thái Nguyên, tháng 04/2015 i SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp hội quý báu để em có điều kiện tiếp xúc với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế doanh nghiệp Đây đợt tập duyệt quan trọng cho em việc hệ thống hóa lại kiến thức lý thuyết học vào thực tế, đồng thời nâng cao kỹ làm việc, làm tiền đề cho công việc em sau Với ý nghĩa đó, nhà trường tạo điều kiện cho chúng em thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH Tân Thịnh Để hoàn thành tốt báo cáo thực tập mình, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế, thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quản trị kinh doanh Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Thu người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, bảo tận tình luôn động viên để em hoàn thành báo cáo cách tốt Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới cô, chú,anh, chị cán công nhân viên công ty TNHH Tân Thịnh giúp đỡ, dẫn đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho em suốt thời gian thực tập đơn vị, giúp em hoàn thành báo cáo thời hạn quy định nhà trường Do thời gian phạm vi nghiên cứu có hạn vốn kiến thức em nhiều hạn chế nên viết tránh khỏi thiếu sót Em mong nhận đóng góp ý kiến quý báu thầy, cô bạn để báo cáo em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 06 tháng 04 năm 2015 Sinh viên thực Ngô Văn Cường ii SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư MỤC LỤC PHỤ BÌA i LỜI CẢM ƠN .ii LỜI CẢM ƠN ii MỞ ĐẦU vii Mục tiêu nghiên cứu đề tài .viii 2.1 Mục tiêu chung .viii 2.2 Mục tiêu cụ thể viii Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài viii 3.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài: Thực trạng sử dụng vốn Công ty viii 3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài: viii Bố cục đề tài viii PHẦN ix KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH ix 1.1.2 Các giai đoạn phát triển ix 1.1.3 Quy mô công ty x 1.2 Cơ cấu tổ chức máy quản lý công ty x 1.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý công ty TNHH Tân Thịnh x 1.2.2 Chức nhiệm vụ công ty xiii 1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xiii 1.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ xiv 1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực Công ty xv PHẦN xvii THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH xvii TÂN THỊNH xvii 2.1 Tình hình tài Công ty xvii (Nguồn: Phòng tài vụ kế toán) 19 2.2 Thực trạng sử dụng nguồn vốn Công ty .20 2.2.1 Khái quát chung nguồn vốn Công ty .20 2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn Công ty .30 2.3 Phân tích hiệu sử dụng vốn Công ty .44 2.3.1 Phân tích tiêu hiệu sử dụng vốn .44 2.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu sử dụng vốn Công ty 54 2.3.2.1 Nhân tố bên 54 2.3.2.2 Những nhân tố bên 54 PHẦN 56 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ .56 3.1 Một số nhận xét, đánh giá hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Tân Thịnh.56 3.1.1 Những kết mà Công ty đạt nguyên nhân 56 3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục nguyên nhân .57 3.2 Đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty 60 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định Công ty 60 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động 61 3.2.3 Nhóm giải pháp thị trường .63 3.2.4 Nhóm giải pháp vể nguồn nhân lực 64 3.2.5 Giải pháp khoản chi phí quản lí chi phí bán hàng doanh nghiệp .64 65 iii SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư KẾT LUẬN 66 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .66 iv SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng viết đầy đủ TNHH Trách nhiệm hữu hạn NVL Nguyên vật liệu BH Bán hàng CCDV Cung cấp dịch vụ CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp LN Lợi nhuận HĐKD Hoạt động kinh doanh SXKD Sản xuất kinh doanh DTBH Doanh thu bán hàng 10 GVHB Giá vốn hàng bán 11 DT Doanh thu 12 XDCB Xây dựng 13 HTK Hàng tồn kho v SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ Bảng 1.1 Tình hình lao động Công ty qua năm 2013- 2014 Trang Bảng 2.1 Tình hình tài Công ty giai đoạn 2012- 2014 Trang 13 Bảng 2.2 CơcấunguồnvốncủaCôngtytronggiaiđoạn 2012-2014 Trang 15 Bảng 2.3 Trang 20 Cơ cấu nguồn vốn Công ty phân theo nguồn hình thành Trang 26 Cơ cấu tài sản Công ty Trang 29 Đầu tư tài sản cố định Công ty Cơ cấu nguồn vốn lưu động Công ty giai đoạn 2012Trang 32 2014 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Tổng hợp tình hình toán giai đoạn 2012-2014 Các tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn Các tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn cố định Sự biến động doanh thu qua giaiđoạn 2012-2014 Trang 36 Trang 39 Trang 42 Trang 43 Bảng 2.11 Các tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn lưu động Bảng tổng hợp kết sản xuất kinh doanh Công ty giai Bảng 3.1 đoạn 2012- 2014 Bảng 3.2 Khấu hao tài sản cố định Công ty năm 2013 đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức máy Công ty Trang 45 đồ 1.2 Trang Quy trình tiến hành xây dựng công trình XDCB Trang 51 Trang 52 Trang Biểuđồ 2.1 Biểu đồ thể tình hình biến động nguồn vốn Trang 17 Biểu đồ thể tình hình biến động nguồn vốn theo tỷ lệ Biểuđồ 2.2 Trang 18 phần trăm Biểu đồ thể cấu nguồn vốn công ty phân theo Biểuđồ 2.3 Trang 23 nguồn hình thành Biểuđồ 2.4 Biểu đồ cấu tài sản công ty giai đoạn 2012-2014 Trang 27 vi SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Vốn yếu tố quan trọng định đến hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Vốn chìa khoá, điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp thực mục tiêu kinh tế lợi nhuận, lợi an toàn Trong kinh tế kế hoạch tập trung chưa đánh giá hết vai trò thiết yếu vốn nên dẫn đến tượng sử dụng nhiều hạn chế, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chế bao tiêu cung ứng, hiệu sử dụng vốn không ý đến, không mang lại hiệu quả, làm lãng phí nguồn nhân lực Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, với việc chuyển dịch chế quản lý kinh doanh việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho doanh nghiệp tự quản lý sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ chịu Bên cạnh nước ta trình hội nhập kinh tế, doanh nghiệp đối mặt với cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thấy rõ điều này, Nhà nước doanh nghiệp bắt tay hội nhập Điều tạo hội thách thức cho doanh nghiệp trình sản xuất kinh doanh Bên cạnh doanh nghiệp động, sớm thích nghi với chế thị trường doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn việc sử dụnghiệu nguồn vốn kinh doanh Vì vậy, việc nâng cao hiệu sử dụng vốn không vấn đề mẻ, đặt suốt trình hoạt động đơn vị Công ty TNHH Tân Thịnh công ty hướng tới mục tiêu phát triển, hội nhập Một vấn đề ban lãnh đạo Công ty quan tâm làm để sử dụng cách hiệu nguồn vốn mình, đưa doanh nghiệp thắng lợi hội nhập toàn kinh tế môi trường cạnh tranh gay gắt với nhiều doanh nghiệp ngành Xuất phát từ thực tế đó, suốt trình thực tập Công ty TNHH Tân Thịnh, với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé kiến thức mà em học trường ĐH Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh – Thái Nguyên, em chọn đề tài : “Thực trạng số giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Tân Thịnh” vii SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu chung Từ sở lý thuyết vốn, hiệu sử dụng vốn phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn Công ty TNHH Tân Thịnh từ đề xuất số giải pháp để nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty doanh nghiệp nghành 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa sở lý luận vốn hiệu sử dụng vốn - Tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá hiệu sử dụng vốn Công ty giai đoạn 2012-2014 - Đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty TNHH Tân Thịnh Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài: Thực trạng sử dụng vốn Công ty 3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài: + Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH Tân Thịnh + Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu thu thập qua năm từ năm 2012 đến năm 2014 Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận, báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp có kết cấu gồm phần sau: Phần I: Khái quát chung địa điểm công ty TNHH Tân Thịnh Phần II: Khực trạng sử dụng vốn công ty TNHH Tân Thịnh Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu sử dungjv ốn công ty TNHH Tân Thịnh viii SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư PHẦN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH 1.1 Quá trình hình thành phát triển Công ty 1.1.1 Sự đời Công ty TNHH Tân Thịnh đơn vị xây dựng tỉnh Thái Nguyên, hạch toán kinh tế độc lập Đăng ký lần đầu: 29/01/2003 Đăng ký thay đổi lần thứ 9:29/07/2011 Giấy phép đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Tên công ty: CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH + Địa trụ sở chính: Tổ 10 – Phường Phan Đình Phùng- Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên -Điện thoại: 0280.385.4954 -Số fax: 0280.385.4954 -Email:congtytanthinhthainguyen@gmail.com + Địa chi nhánh: Thôn Khuổi Khiếu – xã Hữu Thác- Huyện Na Rì- Tỉnh Bắc Kạn - Điện thoại: 0281.3887199 - Fax: 0281.3887199 - Mã chi nhánh: 4600307752-001 - Mã số thuế:4600307752 - Tài khoản: 39010000008399 Tại NH Đầu tư phát triển Thái Nguyên 1.1.2 Các giai đoạn phát triển Công ty TNHH Tân Thịnh - Thái Nguyên tiền thân sở sản xuất nhỏ, lẻ thành lập năm 1993 Đến năm 2001 chuyển đổi từ sở lên Doanh nghiệp Tân ix SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Thịnh, đầu năm 2003 phát triển nhanh ngành xây dựng, cần tập trung vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nữa, Công ty TNHH Tân Thịnh đời ngày 29 tháng 01 năm 2003 để bắt nhịp nhanh với thị trường Công ty đơn vị xây dựng tỉnh Thái Nguyên, hạch toán kinh tế độc lập 1.1.3 Quy mô công ty Công ty TNHH Tân Thịnh doanh nghiệp vừa nhỏ, công ty có tư cách pháp nhân, có dấu riêng, có tài khoản riêng NH Đầu tư phát triển Thái Nguyên hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 1702000113 së kế hoạch đầu tư cấp ngày 29/01/2003 theo số 1702000113 cấp lại lần thứ ngày 29/7/2011 Hiện công ty có phòng, ban, đội thi công sản xuất với tổng số 290 người Về ngành nghề chủ yếu sau: Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi Sản xuất vật liệu xây dựng San lấp mặt Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản Xây dựng công trình dân dụng Bán NVL phục vụ công trình 1.2 Cơ cấu tổ chức máy quản lý công ty 1.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý công ty TNHH Tân Thịnh Công ty TNHH Tân Thịnh - Thái Nguyên Công ty TNHH hoạt động theo mô hình trực tuyến- chức năng, cấu tổ chức công ty sau: - Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc phó giám đốc giúp việc cho giám đốc - Bộ máy quản lý công ty bao gồm phòng ban giúp việc giám đốc, tổ chức thành phòng chức tổ đội sản xuất ban quản lý dự án (chỉ thành lập sau có dự án đầu tư) x SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết sản xuất kinh doanh Công ty giai đoạn 2012-2014 TT Chỉ tiêu Năm 2012 (Đồng) Năm 2013 (Đồng) Năm 2014 (Đồng) Tốc độ phát triền Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) bình quân (%) DTBH CCDV 19.641.517.499 23.561.817.592 31.883.889.698 127,40 27,40 DT BH CCDV 19.641.517.499 23.561.817.592 31.883.889.698 127,40 27,40 GVHB 17.893.927.900 29.703.460.252 30.953.461.365 135,10 35,10 DT hoat động tài 61.577.379 22.522.628 54.367.294 138,98 38,98 Chi phí tài 292.237.336 387.420.079 405.734.680 118,65 18,65 Trong chi phí lãi vay 292.237.336 387.420.079 405.734.680 118,65 18,65 CPQLDN 1.233.310.822 1.583.714.457 2.147.653.169 132,01 32,01 LN từ HĐKD 228.422.339 231.817.592 256.875.389 106,15 6,15 Thu nhập khác 697.142.857 10 CP khác 705.112.576 11 LN khác -7.969.719 12 Tổng LN trước thuế 220.452.620 231.817.592 354.818.536 13 Thuế TNDN 0 14 LN sau thuế 220.452.620 231.817.592 354.818.536 (Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán) 53 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 3.1.1.2 Kết đạt vốn cố định Công ty trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho Công ty có cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh Công ty tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho năm Việc lập kế hoạch cụ thể cho năm giúp Công ty kế hoạch hoá nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý có hiệu nguồn vốn Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất cá nhân, phòng ban việc sử dụng tài sản mình, đảm bảo tài sản sử dụng mục đích có hiệu Bảng 3.2: Bảng khấu hao tài sản cố định Công ty năm 2013 TT Tên thiết bị Khấu hao Xe ôtô Ford (20k-5059) 309.058.866 Máy ủi DT75 49.000.000 Kho tàng nhà xưởng 44.166.676 Máy ủi Komastsu D31 142.857.000 Xe ôtô IFA W50 143.000.000 Máy đầm misaaica nhật 20.188.008 Mấy vi tính 18.704.760 Máy photo coppy kỹ thuật số 19.545.455 Tivi LCD sony Ericson 46.286.364 10 Máy xúc bánh xích Komastsu 11 Xe ôtô tải ben Kamaz 28.571.432 12 Bộ máy vi tính view sonic 10.506.840 13 Máy xúc Hitachi hiệu EX 16N 428.571.331 14 Xe oto Luxus GS350 321.409.152 15 Máy phát điện honda EU 30IS 16 Xe oto chỗ Iandcruiser 252.475.305 17 Máy xúc hiệu Daewoo 206.349.208 19 Máy lu rung hiệu Sakai 255.873.020 20 Xe máy Yamaha 21 Máy xúc đào komastsu 354.112.051 23.936.525 13.802.916 266.666.666 54 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 22 Oto Civic 2.0 111.572.076 23 Máy xúc đào hiệu huyndai 130.964.286 24 máy lu rung (QSD) 14.071.429 25 Máy kinh vĩ 12.041.667 26 Dàn máy phát hàn 11.916.667 27 máy ủi bánh xích komastsu 54.545.455 28 Máy lu rung HYPAC C766 26.666.667 29 Máy xuc Komastsu PC120 63.757.576 30 Xe ôt ô Ford (20L8499) 35.053.897 31 Máy nghiền đập đá 24.482.417 32 Trạm điện cao 27.130.573 33 Máy đập 250x400 hoàn chỉnh 48.181.837 34 Máy xuc bánh xích Komastsu 185.191.323 35 Máy phát điện 36 Xe ôt ô Ford Ranger (20L-9279) 37 Máy điều hòa 1.718.606 38 Máy đầm đất 933.333 39 Bàn làm việc 939.394 40 Máy trộn bê tong 666.667 41 Bàn làm việc 742.409 2.916.667 31.178.000 Tổng 3.739.752.521 (Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán) Hiệu suất sử dụng vốn cố định Công ty ngày tăng qua năm kể từ năm 2012 đến năm 2014 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định chưa cao Công ty bước sử dụng hiệu nguồn vốn cố định 3.1.1.3 Kết đạt vốn lưu động Công ty ngày sử dụng hợp lý, có hiệu vốn lưu động Điều đánh giá qua tiêu phân tích Những kết là: Thứ nhất: Khả toán công ty ngày tăng, có nghĩa Công ty có khả đáp ứng khoản nợ ngắn hạn năm tốt 55 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Thứ hai: Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua năm, mở rộng quy mô sản xuất qua năm Thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Công ty tăng qua năm, đặc biệt sức sinh lời vốn lưu động ngày tăng lên khẳng định tình hình sử dụng vốn lưu động Công ty qua năm ngày hiệu Thứ tư: Từ kết đạt năm 2012-2014, giúp Công ty tạo thêm mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín thương trường Điều giúp Công ty thuận lợi nhiều việc huy động nguồn vốn đểt tài trợ cho sử dụng vốn Thứ năm: Công ty thực chế hạch toán kinh doanh độc lập giúp Công ty ngày độc lập tự chủ mặt tài Thứ sáu: Đời sống kinh tế cán công nhân viên Công ty ngày cải thiện Quy mô sản xuất Công ty qua năm mở rộng góp phần giải việc làm cho anh em Công ty, đảm bảo mức sống cho họ gia đình họ.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thành công trên, cụ thể: ♦ Những nguyên nhân khách quan: Thứ nhất: Mục tiêu kinh doanh Công ty phù hợp với định hướng phát triển kinh tế Đảng Nhà nước tiến trình công nghiệp hoá - đại hoá xu hội nhập quốc tế Nước ta tiến trình công nghiệp hóa, đại hóa đại hóa đất nước nên công xây dựng sở hạ tầng ngày trọng phát triển Thứ hai: Nhà nước ban hành số luật thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt nước ta gia nhập WTO tạo hội thuận lợi cho Công ty hoạt động có sân chơi công thông thoáng ♦ Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất: Do cố gắng nỗ lực cán công nhân viên Công ty Thời gian đầu, Công ty tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm đến cán Công ty trang bị đầy đủ với trình độ cao, thêm vào vấn đề tìm kiếm tiếp cận thị trường công ty quan tâm dúng 56 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư mức, nên chuyện thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ Thứ hai: Công ty tổ chức quản lý tốt trình kinh doanh Các khâu tổ chức phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp chặt chẽ với tránh tình trạng lãng phí vốn quản lý Thứ ba: Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh giúp Công ty nắm bắt tình hình tài Thứ tư: Do Công ty tổ chức quản lý tốt khâu tuyển chọn cán lao động giúp cho Công ty động tình kinh doanh Thứ năm: Uy tín Công ty ngày lớn bên đối tác kinh doanh Trên thành tựu mà Công ty đạt thời gian qua Nhưng người hiểu tính hai mặt nó, bên cạnh thành công tốt đẹp tồn mặt hạn chế cần khắc phục 3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục nguyên nhân 3.1.2.1 Những hạn chế chung Bên cạnh kết đạt Công ty tồn mặt hạn chế cần phải giải nhằm nâng cao hiệu kinh doanh Đó là: - Hệ số nợ Công ty có xu hướng tăng lên qua năm Điều làm giảm khả tự chủ tài Công ty - Các khoản mục vay nợ ngắn hạn, phải trả người bán, chi phí phải trả năm tăng lên qua năm làm cho nợ phải trả tăng Chứng tỏ Công ty chiếm dụng vốn nhiều năm 2014 - Các tiêu hiệu sử dụng toàn vốn hiệu sử dụng vốn chủ sở hữu thấp - Hiện nay, công tác marketing công ty hạn chế Trong thời kỳ hội nhập thông tin cần thiết cho sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 57 SV: Ngô Văn Cường Công ty hoạt động địa bàn hai tỉnh Bắc Cạn Thái Nguyên, chưa có khả mở rộng sản xuất bên Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 3.1.2.2 Một số hạn chế cụ thể 3.1.2.2.1 Về vốn cố định Thứ nhất: Vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ tổng vốn công ty lại có xu hướng tăng, giảm thất thường năm qua Công ty đầu tư mua sắm, thay máy móc thiết bị cũ hiệu suất sử dụng thấp Thứ hai: Công ty áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản năm Đây hạn chế năm đầu hiệu suất làm việc máy móc cao nhiều so với năm cuối, đem lại hiệu cao kinh doanh cao nhiều giai đoạn cuối 3.1.2.2.2 Về vốn lưu động Thứ nhất: Hàng tồn kho công ty tăng nhanh, chứng tỏ Công ty tồn đọng nhiều sản phẩm sản xuất dở dang, tồn đọng nguyên nhiên vật liệu kho Doanh nghiệp cần nghiên cứu giải phóng bớt hàng tồn kho Thứ hai: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp có xu hướng tăng nhanh qua năm Doanh nghiệp cần nghiên cứu cách thức để thu hồi khoản nợ khó đòi, tránh tình trạng nguồn vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng làm giảm hiệu sử dụng vốn Thứ ba: Mặc dù khả toán Công ty có xu hướng giảm khả toán nhanh giảm mạnh giảm sút tỷ lệ vốn tiền Doanh nghiệp cần tìm giải pháp khắc phục tình trạng Thứ tư: Hiệu suất sử dụng tài sản tạm chấp nhận hệ số sinh lời thấp, suất sinh lời tổng tài sản xuất sinh lời vốn CSH có gia tăng thấp Điều chi phí quản lý cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm chi phí cách hợp lý năm tiếp theo, để đạt hiệu việc nâng cao hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu ♦ Những nguyên nhân gây hạn chế trên: Thứ nhất: Do gia tăng giá trị hàng tồn kho khoản phải thu 58 SV: Ngô Văn Cường Vấn đề làm đau đầu nhà quản trị công tác quản lý sử dụng vốn Công ty Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn tổng vốn lưu động Điều làm giảm hiệu sử dụng vốn Công ty, lãng phí vốn Hàng tồn kho qua năm có xu hướng tăng, số lớn nguồn vốn lưu động Công ty Điều làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn công tác quản trị vốn Thời gian tới, Công ty nên tìm biện pháp nhằm giảm thiểu hàng tồn kho cách tốt góp phần nâng cao hiệu qủa kinh doanh Thứ hai: Doanh nghiệp áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng, giá trị TSCĐ khấu hao hết lượng TSCĐ lại chưa đầu tư đầu tư máy móc không sử dụng được, hiệu Thực tế Công ty không trọng đến TSCĐ nên chất lượng, sản phẩm Công ty chưa mong muốn, chưa phát huy hết khả sẵn có mình, gây khó khăn cạnh tranh Do nguồn lực hạn chế nên máy móc công nghệ Công ty chưa đại hóa toàn phần, điều làm giảm khả canh tranh Công ty thị trường Thứ ba: Chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm giá thành sản phẩm Công ty cao lên, khó khăn lĩnh vực cạnh tranh Công ty chưa quản lý chặt chẽ xí nghiệp, đội thi công công trình nên gây thất thoát nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bớt xén giá trị công trình làm suy giảm chất lượng công trình Điều đòi hỏi công ty phải trọng nhằm quản lý tôt chi phí bỏ cho kinh doanh Thứ năm: Do tình trạng thiếu vốn, Công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho kinh doanh Việc vay ngân hàng Công ty phải khoản tiền lãi lớn, làm giảm lợi nhuận Công ty làm cho Công ty có hội đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác Lãi vay tính đến ngày 31/12/2014 405.734.680 đồng Thứ sáu: Các đội công trình chưa trọng việc sử dụng nguyên vật liệu, trang thiết bị cách có hiệu Đây nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Thứ bảy: Về thị trường khả cạnh tranh doanh nghiệp yếu, 59 SV: Ngô Văn Cường có nhiều bất lợi hạn chế Kết tất yếu thị trường doanh nghiệp bị thu hẹp với cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước Thời gian vừa qua, để cạnh tranh giành nhiều việc làm nên Công ty phải giảm giá, nhiều công trình không đảm bảo lấy thu bù chi Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Ngoài ra, nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu sử dụng vốn doanh nghiệp như: Hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước nhiều nhân tố khác 3.2 Đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn Công ty Qua việc xem xét tình hình tổ chức sử dụng vốn sản xuất ta thấy hiệu sản xuất kinh doanh Công ty chưa tốt, công tác sử dụng vốn Công ty nhiều tồn cần khắc phục Nếu Công ty khắc phục nguyên nhân gây tồn công ty làm ăn có hiệu Với thời gian thực tập có hạn kiến thức hạn chế em mạnh dạn nêu số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty thời gian tới 3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định Công ty 3.2.1.1 Tiến hành nâng cấp đổi TSCĐ thời gian tới Đối với doanh nghiệp việc mua sắm tài sản cố định phương hướng, mục đích có ý nghĩa to lớn quan trọng để nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định nói riêng hiệu sử dụng vốn nói chung Điều giúp cho việc tính khấu hao Công ty xác giảm hao mòn vô hình Nếu Công ty không chủ động đầu tư để đổi máy móc, thiết bị chắn bị thua cạnh tranh Đây vấn đề chiến lược lâu dài mà Công ty cần có phương hướng đầu tư đắn Tuy nhiên cần phải xem xét hiệu đầu tư mang lại, Công ty mua sắm tài sản cố định phải dựa khả có lao động, khả tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu kỹ lưỡng tài sản cố định đầu tư mặt tiến khoa học kỹ thuật nâng cao suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh sản phẩm thị trường Việc đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị đại, phù hợp với tiến khoa học kỹ thuật tiên tiến, công suất lớn làm tăng số lượng sản phẩm sản suất tăng 60 SV: Ngô Văn Cường chất lượng mẫu mã sản phẩm, giảm sản phẩm hỏng, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận tăng nhanh, góp phần tích cực công tác nâng cao hiệu sử dụng vốn chung, hiệu sử dụng vốn cố định nói riêng Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 3.2.1.2 Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ Để thực tốt công tác trên, công ty cần phải tiến hành quản lý chặt chẽ tài sản cố định hình thức Thứ nhất: Tiến hành theo dõi xác toàn tài sản cố định có: Nguyên giá, khấu hao, giá trị lại theo chế độ kế toán thống kê hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động tài sản trình kinh doanh Thứ hai: Công ty phải tiến hành kiểm kê lại tài sản cố định theo định kỳ tháng lần kết thúc năm tài Xác định số tài sản thừa, thiếu, ứ đọng nguyên nhân gây tình hình để kịp thời đưa giải pháp cụ thể cho tình hình Thứ ba: Tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho phận nội Công ty, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu sử dụng tài sản cố định năm Đối với tài sản cố định thuộc loại lý hay nhượng bán Công ty phải tiến hành lập hội đồng đánh giá thực trạng mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động 3.2.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn SXKD Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, doanh nghiệp muốn hoạt động thiếu vốn tiền tệ Do vậy, việc chủ động việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sản xuất kinh doanh biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn sản xuất kinh doanh công ty Kế hoạch huy động sử dụng vốn hoạt động hình thành nên dự định tổ chức nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn Công ty tổ chức sử dụng vốn nhằm đạt hiệu cao Kế hoạch huy động sử dụng vốn phận quan trọng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh Cũng kế hoạch khác, kế hoạch huy động sử dụng vốn phải lập sát, đúng, toàn diện đồng để làm sở tin cậy cho việc tổ 61 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư chức sử dụng vốn Công ty hiệu 3.2.2.2 Quản lý chặt chẽ khoản phải thu Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định sử dụnghiệu song làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ Tình trạng thực tế công ty TNHH Tân Thịnh : khoản phải thu mức cao Năm 2012 khoản phải thu 5.316.979.797 đồng, năm 2013 8.845.578.593 đồng, giảm năm 2014 xuống 4.855.558.025 đồng mức cao Như vậy, vốn lưu động Công ty bị chiếm dụng lớn Công ty bị thiếu vốn để đầu tư Chính vậy, quản lý chặt chẽ khoản phải thu để Công ty vừa tăng doanh thu, tận dụng tối đa lực sản xuất có vừa bảo đảm tính hiệu điều quan trọng Biện pháp để giảm thiểu khoản phải thu tốt là: Thứ nhất: Không chấp nhận bán chịu với giá để giải phóng hàng tồn kho mà trước định bán chịu hay không Công ty nên phân tích khả tín dụng khách hàng đánh giá khoản tín dụng đề nghị Đánh giá khả tín dụng khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng khách hàng toán thời hạn hay không Để làm điều Công ty phải xây dựng hệ thống tiêu tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, lực trả nợ, vốn khách hàng, tài sản chấp, điều kiện khách hàng Công ty nên bán chịu cho khách hàng lớn Thứ hai: Công ty phải theo dõi chặt chẽ khoản phải thu cách xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi có biện pháp giải khoản phải thu đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa Công ty bị ứ đọng khâu toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải 3.2.2.3 Quản lý chặt hàng tồn kho Hàng tồn kho Công ty chiếm tỷ trọng lớn tổng vốn lưu động Công ty Hơn nữa, lượng hàng tồn kho ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu sử dụng vốn Công ty, Công ty phải quản lý tốt hàng tồn kho 62 SV: Ngô Văn Cường để nâng cao hiệu kinh doanh Trước mắt, Công ty phải giải phóng bớt hàng tồn kho cách điều chuyển đưa NVL tới công trình, tích cực phát triển sản xuất vật chất, tạm ngưng nhập dự trữ nguyên vật liệu dư thừa, tiến hành bán với giá thấp giá thị trường phải đảm bảo hoà vốn để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh khác Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 3.2.3 Nhóm giải pháp thị trường Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu Đây biện pháp tốt để tăng số lượng, doanh số bán hàng tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư năm Để tiến hành cách tốt thị trường tiêu thụ ta thực biện pháp sau: Thứ nhất: Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, Marketing, nắm bắt yêu cầu khách hàng số lượng, chất lượng, giá sản phẩm Từ có biện pháp khắc phục kịp thời mặt tồn tại, hạn chế sản phẩm, phát huy mạnh có Thứ hai: Công ty cần tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn sử dụng có tính chất thường xuyên, lâu dài để ký kết hợp đồng sản xuất tiêu thụ tạo cho Công ty thị trường lâu dài ổn định Thứ ba: Giải yêu cầu khách hàng như: Đáp ứng phương tiện vận chuyển điều kiện giao thông, phương thức toán nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh Có tìm thị trường lâu dài ổn định cho sản phẩm Công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ luân chuyển lớn làm cho hiệu sử dụng vốn không ngừng tăng lên, từ cải thiện đời sống cán công nhân viên, mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh Công ty 63 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 3.2.4 Nhóm giải pháp vể nguồn nhân lực Thứ nhất: Công ty tổ chức, bố trí lại lao động cho phù hợp, xếp, bố trí công việc cho phù hợp với khả cán người lao động để họ phát huy tiềm sáng tạo góp phần nâng cao hiêụ quản lý, tăng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, từ nâng cao hiệu sử dụng vốn Thứ hai: Tiến hành tiêu chuẩn hoá vị trí chức danh công tác, thực chương trình đào tạo nâng cao bổ sung cán cho công trình mới, tiến hành đào tạo đào tạo lại cho đội ngũ người lao động để nâng cao tay nghề, góp phần làm tăng suất lao động chất lượng sản phẩm, giúp cho họ thích nghi nhanh chóng với công nghệ máy móc tiên tiến vừa huy động vào sản xuất 3.2.5 Giải pháp khoản chi phí quản lí chi phí bán hàng doanh nghiệp Chi phí quản lý Công ty qua năm tăng lên làm giảm đáng kể lợi nhuận Việc giảm chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận Công ty, Công ty muốn hoạt động có hiệu phải đề giải pháp cụ thể cho việc quản lý chi phí này, là: Thứ nhất: Điều chỉnh lại quy trình tiến hành thi công công trình, giảm thiểu số nhân viên quản lý phòng ban cho phù hợp vừa đảm bảo hiệu quản lý vừa không ngừng gia tăng doanh thu Thứ hai: Điều chỉnh hướng tới chi phí quản lý nhỏ được, Công ty nên có giải pháp huy động vốn khác để giảm chi phí vốn vay ngân hàng 64 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 65 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư KẾT LUẬN Trong kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt liệt, muốn tồn chủ động bảo đảm trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp diễn cách liên tục, nhịp nhàng, doanh nghiệp phải có lượng vốn định Bên cạnh nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh đề tài mang tính thời cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng doanh nghiệp Hiện hầu hết doanh nghiệp tình trạng thiếu vốn sản xuất doanh nghiệp tìm cách sử dụng vốn cách có hiệu Công ty TNHH Tân Thịnh nằm danh sách doanh nghiệp loại này, nâng cao hiệu sử dụng vốn cấp lãnh đạo công ty quan tâm tìm tòi hướng cho vấn đề Thấy cấp bách vấn đề em nghiên cứu phân tích hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Thực trạng số giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn công ty TNHH Tân Thịnh” Nâng cao hiệu sử dụng vốn sản xuất kinh doanh vấn đề bao quát, rộng khó lý luận thực tiễn Do phạm vi chuyên đề em đề cập tổng thể thực trạng công tác sử dụng vốn Công ty đồng thời sâu nghiên cứu tiêu hiệu sử dụng vốn, rút nhận xét qua mạnh dạn đưa số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý sử dụng vốn Công ty DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư Tài liệu tiếng Việt [1] Đặng Xuân Cảnh, Trần Hải Châu,(2003) “ Xác định chi phí hợp lý doanh nghiệp”, Bản tin hội kế toán TP.HCM, tháng năm 2003 [2] PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội, Năm 2005 [3] PGS.TS Trần Ngọc Phát, Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Thống kê, Năm 2006 [4] Tập thể tác giả, TS Trần Đình Tuấn (chủ biên), Giáo trình tài doanh nghiêp, NXB Đại học Thái Nguyên, Năm 2008 [5] TS Trần Quốc Luyến, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh 67 [...]... yếu là lao động hợp đồng theo mùa vụ tại các Đội xây lắp va thi công các công trình, nó chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu lao động xvi SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư PHẦN 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH 2.1 Tình hình tài chính của Công ty Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH TÂN THỊNH từ năm 2012 đến năm 2014 thể hiện qua bảng số 02 là: -Tổng tài sản năm 2012 là... nguồn vốn tối ưu nhất Trên đây là khái quát chung về sự biến động của cơ cấu vốn của Công ty trong ba năm qua Sau đây chúng ta cùng đi xem xét tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty để thấy được trong 3 năm qua nguồn vốn của Công ty đã được sử dụng như thế nào? 29 SV: Ngô Văn Cường Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty 2.2.2.1 Khái quát về cơ cấu tài sản của Công ty. .. hồi vốn lâu Vì vậy, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý hiệu quả là bài toán mà doanh nghiệp phải tìm ra lời giải để đảm bảo quá trình sản xuất thi công được diễn ra liên tục, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp Cũng như những DN khác, công ty TNHH Tân Thịnh đã chủ động tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại Nhờ sự năng động, sáng tạo, công. .. công ty, quản lý hướng dẫn thi công cho các đội sản xuất, lập thiết kế dự toán kiểm tra giám sát công trình - Phòng tài vụ kế toán: Quản lý tình hình doanh thu của công ty đưa ra cho công ty những định hướng tốt hơn trong công tác sản xuất kinh doanh - Các đội thi công: Tiếp nhận các công trình của Công ty do Chủ đầu tư giao cho hoặc Công ty trúng thầu 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty - Xây... Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư 2.2 Thực trạng sử dụng nguồn vốn của Công ty 2.2.1 Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa xây lắp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng Đảm bảo được nguồn vốn là đảm bảo được sự liên tục của quy trình sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo được đúng tiến độ thi công công trình Hơn thế nữa nó còn... là 73,68% TSNH 26,32% TSDH, điều này chứng tỏ Công ty đang ngày càng chú trọng đầu tư nâng cao, hiện đại máy móc trang thiết bị của công ty Sau đây chúng ta cùng đi vào xem xét chi tiết các chỉ tiêu trong tổng tài sản của Công ty Tổng tài sản của Công ty cũng giống với nguồn vốn năm 2013 tổng tài sản của Công ty tăng so với năm 2012 cụ thể là: số tuyệt đối là 4.237.863.945 (đồng), số tương đối... doanh còn thấp, thiết bị của Công ty phần lớn là thiết bị cũ, công suất thấp Nhưng trong môi trường cạnh tranh hiện nay Công ty đang dần đổi mới trang thiết bị hiện đại, có công suất lớn dần dần thay thế cho máy móc cũ nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Cùng hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá thương mại điện tử hiện nay thì việc Công ty đổi mới trang thiết bị này là... nguồn vốn bằng tiền cao Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu hình vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụnghiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình Vì là vốn đầu tư ứng trước để đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của Vốn. .. doanh của công ty đại diện cho công ty theo quy định của pháp luật Sau đó là Phó giám đốc là người trợ giúp cho Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao Công ty có 4 phòng ban chức năng, những phòng ban này có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty triển khai giám sát tình hình hoạt động toàn công ty, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định Công ty có... nguồn vốn của Công ty là 21.338.422.329 đồng, trong đó vốn cố định là 5.627.907.208 đồng chiếm 26,37%, vốn lưu động là 15.710.515.121 đồng chiếm 73,63% trong tổng nguồn vốn Năm 2013, tổng nguồn vốn của Công ty là 25.576.286.574 đồng, trong đó vốn cố định là 6.093.735.151 đồng chiếm 23,83%, vốn lưu động là 19.482.551.423 đồng chiếm 76,17% trong tổng nguồn vốn Năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty tăng

Ngày đăng: 02/09/2016, 15:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỞ ĐẦU

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • 2.1 Mục tiêu chung

  • 2.2 Mục tiêu cụ thể

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty.

  • 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

  • 4. Bố cục của đề tài

  • PHẦN 1

  • KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THỊNH

  • 1.1.2. Các giai đoạn phát triển

  • 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty

  • 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

  • 1.2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của công ty TNHH Tân Thịnh

  • 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.

  • 1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

  • 1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ

  • 1.3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty

  • PHẦN 2

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan