Các phương pháp chế tạo phôi

20 12.2K 187
Các phương pháp chế tạo phôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Nhận xét của giáo viên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang - 1 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy MỤC LỤC Mục lục Trang 2 Lời mở đầu .Trang 3 Phôi chế tạo bằng phương pháp đúc Trang 4 Đúc trong khuôn cát .Trang 4 Đúc trong khuôn kim loại Trang 6 Đúc áp lực cao .Trang 7 Đúc ly tâm Trang 8 Đúc liên tục Trang 9 Đúc mẫu chảy Trang 11 Phôi chế tạo bằng phương pháp gia công áp lực Trang 12 Phôi chế tạo bằng phương pháp rèn tự do Trang 13 Phôi dập thể tích .Trang 13 Phôi dập tấm Trang 14 Phôi từ thép cán Trang 14 Phương pháp kéo sợi Trang 14 Ép kim loại .Trang 14 Phôi hàn .Trang 14 Gia công chuẩn bị phôi Trang 15 Trang - 2 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Lời mở đầu  Chi phí phôi chiếm 20% - 50% giá thành sản phẩm. Vì vậy việc lựa chọn vật liệu, lựa chọn phương pháp tạo phôi và gia công chuẩn bị phôi hợp lý sẽ góp phần vào việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết mà còn giảm chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật cho quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của nhà thiết kế công nghệ là phải lựa chọn vật liệu và phương pháp chế tạo phôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các phương pháp chế tạo phôi: phôi đúc, phôi tạo bằng phương pháp gia công áp lực như là phôi rèn, phôi dập, phôi cán, phôi kéo ép và phôi hàn là phôi được lắp ghép từ các loại phôi khác. Việc lựa chọn phương pháp chế tạo phôi sẽ căn cứ vào hình dạng, kích thước chi tiết, điều kiện làm ciệc của chi tiết, dạng sản xuát và hình thức tổ chức sản xuất cũng như là cơ sở vật chất sẵn có của cơ sở. Nếu chi tiết làm việc với chế độ chịu tải phức tạp như tải trọng thay đổi, chịu kéo nén, chịu uốn, chịu xoắn, đồng thời, ta nên lựa chọn phôi đã qua gia công áp lực. Nếu tiết diện ngang ít thay đổi, chi tiết có dạng tròn xoay thì ta nên chọn phôi thép cán theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và có sẵn trên thị trường. Các chi tiết có khối lượng lớn, hình dáng phức tạp chịu tải trọng không phức tạp ta nên lựa chọn phôi đúc. Các chi tiết có dạng khung, hộp ta nên lựa chọn phôi hàn. Tùy thuộc vào dạng sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất mà ta lựa chọn phôi cho phù hợp. Ở dạng sản xuất đơn chiếc nên chọn phôi đúc trong khuôn cát hay phôi rèn tự do vì chi phí chế tạo phôi thấp. dạng sản xuất hàng loạt, hàng khối nên chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại, đúc trong khuôn mẫu chảy hay dùng phương pháp dập nóng (rèn khuôn) cho năng suất rất cao. Trang - 3 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy 1. Phôi chế tạo bằng phương pháp đúc. Phôi đúc được chế tạo bằng cách rót kim loại vào khuôn. Sau khi kim loại kết tinh ta thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. thông thường các chi tiết làm bằng gang ta sử dụng phôi đúc vì gang có tính dẻo thấp. Ưu điểm: có thể đúc được tất cả các kim loại và hợp kim có thành phần khác nhau. Có thể chế tạo các chi tiết có kích thước và hình dạng đơn giản đến phức tạp mà các phương pháp tạo phôi khác không thực hiện được. khối lượng vật đúc từ nhỏ vài chục gam cho đến những chi tiết có kích thước to vài chục tấn. chi phí sản xuất thấp, giá thành sản xuất thấp. Nhược điểm: hệ số sử dụng kim loại thấp do đậu rót, đậu ngót. Chi phí kiểm tra các thành phần các nguyên tố cao do phải dùng máy kiểm tra hiện đại (máy phân tích thành phần kim loại) • Các phương pháp đúc. 1.1 Đúc trong khuôn cát. Là dạng đúc phổ biến. khuôn cát là loại khuôn đúc một lần (chỉ rót mọt lần rồi phá khuôn), được chế tạo bằng một hỗn hợp mà cát là thành phần chính. Là phương pháp tạo phôi được áp dụng cho sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ. Với phương pháp này kim loại nóng chảy được đổ vào khuôn làm bằng cát, dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ nó được làm nguội và trở thành vật đúc gọi là phôi. Vật đúc trong khuôn nguội dàn từ ngoài vào tron, kim loại ở mặt ngoài bị nguội khá nhanh và tạo nên cấu trúc tinh thể các hạt nhỏ, còn kim loại phía trong nguội chậm hơn và cho cấu trúc tinh thể có hạt to, vì vậy vật đúc có mặt ngoài cứng hơn bên trong. Ở giữa khuôn trên và khuôn dưới có lớp cát nguyên chất để tạo vách ngăn tránh hiện tượng dính lại khuôn. Mẫu thường làm bằng gỗ có hình dạng giống nguyên vẹn với vật cần đúc nhưng kích thước phải lớn hơn tùy theo kim loại đúc và hình dáng hình học vật đúc mà có tỷ lệ tương ứng mà tránh hiện tượng co rút phôi. Có thể đúc được những chi tiết có kích thước lớn, phức tạp, tính sản xuất linh hoạt, đầu tư ban đầu thấp, dễ cơ khí hóa và tữ động hóa nhưng độ bóng bề mặt kém, độ chính xác thấp và lượng dư gia công lớn, chất lượng vật đúc thấp, thường có rỗ khí, rỗ xỉ.  Quy trình sản xuất vật đúc trong khuôn cát (hình ): Trang - 4 - BỘ MẪU Hỗn hợp làm lõiHỗn hợp làm khuôn Lắp ráp khuôn & rót hợp kim vào khuôn Làm sạch Làm khuôn Làm lõi Sấy lõiSấy khuôn Dỡ khuôn Kiểm tra Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy  Những bộ phận chính để vật đúc trong khuôn cát: - Lõi là bộ phận bên trong khuôn đúc nhằm tạo ra khoảng không gian rỗng bên trong vật đúc hoặc tạo phần lồi, phần lõm của vật đúc. Thông thường hình dạng bên ngoài của lõi (trừ tai lõi) giống hình dạng bên trong của vật đúc. Lõi bao gồm: + Tai lõi (1): dùng để định vị lõi trong khuôn theo vị trí xác định + xương lõi (2): để tăng độ bền của lõi (thường được làm bằng thép hoặc gang) + Rãnh thông khí(3): để tăng khả năng thông khí của lõi - Hệ thống rót là hệ thống dẫn kim loại lỏng từ thùng rót vào khuôn. Hệ thống rót vào khuôn được bố trí chính xác sẽ giảm được lượng kim loại hao phí (vào hệ thống rót, đảm bảo chất lượng vật đúc). Hệ thống rót gồm: cốc rót, ống rót, rãnh lọc xỉ, rãnh dẫn. - Đậu hơi có công dụng dẫn khí từ lòng khuôn thoát ra, làm giảm áp lực động của kim loại trong khuôn, báo hiệu mức kim loại lỏng vào khuôn. Trang - 5 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy - Đậu ngót dùng để bổ sung kim loại cho vật đúc khi đông đặc, đặc biệt khi đúc gang trắng, gang rèn, gang có độ bền cao, thép và hợp kim màu và khi vật đúc có thành dày. Đậu ngót phải được đặt vào chổ thành vật đúc tập trung nhiều kim loại đông đặc chậm, co ngót nhiều. 1.2 Đúc trong khuôn kim loại. 1.2.1 Vật liệu làm khuôn. Thường dùng là gang, thép hợp kim, thép C và đồng. Vật liệu làm lõi: lõi có thể làm bằng kim loại hoặc bằng hỗn hợp cát đất sét. Vật liệu sơn khuôn: để bảo vệ bề mặt khuôn ta phai sơn khuôn. Vật liệu sơn khuôn tùy thuộc vào hợp kim đúc. Thành phần sơn thường dùng như sau: - Để đúc thép: 50% bột thạch anh + 5,5% đất sét chịu nhiệt + 1,5% xà phòng lỏng + 30% nước. - Để đúc gang: 100g bột thạch anh + 50g thể tinh lỏng + 1lit nước. - Để đúc hợp kim nhôm: 5% bột graphit + 2% dầu nhờn + 10% graphin + 65% dầu hỏa. - Để đúc hợp kim nhôm: 15% bột phấn + 8% bột graphit + 4% thủy lỏng + 73% nước. 1.2.2 Kết cấu khuôn lõi. Cấu tạo của khuôn kim loại tùy thuộc vào vật đúc. Đối với các vật đúc đơn giản, khuôn thường được làm 2 nửa tương ứng với hòm khuôn trên và dưới như khi đúc trong khuôn cát. Hai nửa khuôn có thể ghép với nhau bằng bản lề hay chốt định vị. Khuôn gồm 2 nửa 1 và 2, lòng khuôn 3, hệ thống rót 4 ( hệ thống rót thường bố trí ở mặt phân khuôn để dễ chế tạo khuôn), gờ khuôn 5 để đảm bảo cứng vững cho khuôn, chốt định vị 6 để lắp 2 nửa khuôn với nhau 1 cách chính xác. Để cặp chặt khuôn lên máy ta dùng gờ 7 có lỗ bắt bulông. Đặt lõi cát 8 nhờ gối lõi 9. khí trong khuôn thoát ra theo rãnh thoát khí 10( đặt dọc theo mặt phân khuôn và sâu 0,2-0,5 mm). Để dễ lấy vật đúc ra khỏi khuôn, ta dùng chốt đẩy thường chế tạo thành thỏi hình trụ và lắp vào các lỗ 11 ở thành khuôn. Yêu cầu khuôn khi ghép với nhau phải khít để tránh cho vật đúc khỏi bị bavia. Trang - 6 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Đối với những vật đúc phức tạp, khuôn gồm nhiều phần ghép lại với nhau, mỗi phần khuôn tạo nên 1 phần của vật đúc. Gia công khuôn có thể tiến hành bằng đúc rồi gia công cơ để đạt độ chính xác và độ bóng cao. Khuôn sử dung được nhiều lần. thường dùng với những kim loại có độ nóng chảy thấp như kẽm, nhôm, magiê, hoàng đồng và gang, chi tiết có độ chính xác cao, rong lượng nhỏ dưới 12 kg. Độ chính xác về hình dáng và kích thước cao và tổ chức vật đúc mịn, chất lượng bề mặt cao, dễ dàng cơ khí hóa và tự động hóa, cho năng suất cao. Tuy nhiên khối lượng vật đúc hạn chế, khó thực hiện đối với các chi tiết có hình dạng phức tạp, có thành mỏng. thích hợp cho sản xuất hàng loạt và hàng khối với vật đúc đon giản, nhỏ, trung bình vì chi phí đầu tư ban đầu cao. 2. Đúc áp lực cao. Là phương pháp dùng áp lực ép kim loại lỏng điền đầy vào khuôn sau khi đông đặc, ta thu được vật đúc. Hình giới thiệu sơ đồ nguyên lý máy đúc áp lực kiểu pittong có buồng ép nguội. 2.1 Máy đúc áp thấp. Máy đúc áp lực thấp có áp suất ép khoảng 6-75 at. Loại máy này có thể vận hành bằng tay, bán tự động hoặc tự động. Nó chỉ dùng để đúc kim loại có điểm chảy < 450 0 c (như thiếc, chì, kẽm); khi đúc những kim loại có điểm chảy >450 0 c thì giữa thành xylanh và pittong tạo thành một màng oxyt dễ làm cho máy bị tắc. khuyết điểm của máy này là hệ thống pittong và xy lanh chóng mòn. 2.2 Máy đúc áp lực cao. Trang - 7 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Máy đúc áp lực cao có áp suất ép khoảng 100-200 at. Vì có áp suất lớn nên nó khắc phục được nhược điểm của loại máy đúc áp lực thấp, có thể dùng để đúc những kim loại màu có điểm chảy > 450 0 c, do đó loại máy này được dùng phổ biến hơn. Đúc áp lực có đặc điểm sau: - Đúc được vật đúc phức tạp, thành mỏng (1 – 5mm), đúc được các loại lỗ có kích thước nhỏ. - Độ bóng và độ chính xác cao. - Cơ tính vật đúc cao. - Năng suất cao nhờ mật độ vật đúc lớn. Nhưng khuôn chóng bị mài mòn do dòng áp lực của hợp kim ở nhiệt độ cao và không dùng được lõi cát vì dòng chảy có áp lực. 3. Đúc li tâm. Kim loại nấu chảy được rót vào khuôn quay tròn, dưới tác dụng của lực li tâm kim loại bị ép vào thành khuôn cho đến khi nguội và đông đặc. 3.1 Đúc ly tâm đứng Trang - 8 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Là đúc ly tâm mà khuôn quay theo trục thẳng đứng. Do khuôn quay theo trục thẳng đứng nên mỗi phần tử kim loại lỏng chịu một lực ly tâm và trọng lực, vì vậy bề mặt tự do của kim loại lỏng sẽ là một đường paraboloit. 3.2 Đúc ly tâm nằm. Là đúc ly tâm mà khuôn quay theo phương nằm ngang. Để kim loại rải đều theo chiều dài của khuôn, người ta dùng máng rót, khi rót kim loại vào khuôn máng rót di chuyển dọc theo trục quay của khuôn. Phương pháp này khi đúc ống thì chiều dày của vật đúc ở hai đầu không có sự chênh lệch nhau, đường kính trong và ngoài của vật đúc là những vòng tròn đồng tâm nhau. Nhưng đúc ly tâm nằm do phải dùng máng rót kim loại nên không thể đúc được những ống có đường kính nhỏ. Phương pháp này có đặc điểm: tổ chức kim loại mịn chặc, không tồn tại các khuyết tật rỗ khí, rỗ co, tạo được vật đúc tròn xoay rỗng mà không cần lõi, không dùng hệ thống rót phức tạp nên ít hao phí kim loại, có thể tạo được các vật đúc gòm nhiều lớp kim loại khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với vật có dạng tròn xoay, chất lượng bề mặt trong kém. 4. Đúc liên tục. Đúc liên tục là quá trình rót kim loại lỏng đều và liên tục vào một khuôn bằng kim loại, xung quanh hoặc bên trong khuôn có nước lưu thông làm nguội (còn gọi là bình kết tinh). Nhờ truyền nhiệt nhanh nên kim loại lỏng sau khi rót vào khuôn được kết tinh ngay. Vật đúc được kéo liên tục ra khỏi khuôn bằng những cơ cấu đặc biệt (như con lăn, bàn kéo . . .). Đúc liên tục có đặc điểm sau: - Có khả năng đúc được các loại ống, thỏi và các dạng định hình khác bằng Trang - 9 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy thép, gang, kim loại màu, có tiết diện không đổi và chiều dài không hạn chế; đúc được tấm kim loại thay cho cán, đặc biệt là có thể đúc được các loại tấm bằng gang. - Kim loại đông đặc dần dần từ phía dưới lên trên và được bổ sung liên tục nên không bị rỗ co, rỗ khí, rỗ xỉ, ít bị thiên tích; có độ mịn chặt cao, thành phần hóa học đồng nhất và cơ tính cao. Vì đúc trong khuôn kim loại nên tổ chức nhỏ mịn, cơ tính cao và chất lượng bề mặt tốt. - Năng suất cao, giảm hao phí chế tạo khuôn, không tốn kim loại vào hệ thống rót, phế phẩm ít nên giá thành thấp. Nhưng đúc liên tục có nhược điểm chủ yếu là tốc độ nguội quá nhanh gây nên ứng suất bên trong lớn, làm cho vật đúc dễ bị nứt (nhất là những kim loại có sự chuyển pha ở thể đặc). cũng vì lý do này kim loại vật đúc bị hạn chế. Để khằc phục hiện tượng này, người ta có thể làm nguội khuôn bằng dầu mà không dùng nước. ngoài ra còn nhược điểm là không đúc được phức tạp, vật có tiết diện thay đổi. 4.1 Đúc ống liên tục Quá trình đúc tiến hành như sau: trước tiên kẹp đầu mồi 7 trên tấm đỡ 4. đưa tấm đỡ 4 ép sát đáy khuôn 8. rót kim loại lỏng từ thùng rót 2 qua máng rót 3 vào khuôn đến mức cách mặt trên khuôn 20-25 mm. Khi kim loại đông đặc ta quay vitme 5 bằng động cơ 6 để hạ tấm đỡ 4, đầu mồi 7 đi xuống, do đó kéo vật đúc 7 dần dần ra khỏi khuôn. Khuôn và lõi Khuôn và lõi luôn luôn được nước lưu thông làm nguội. Để dễ kéo vật ra khỏi khuôn, nâng cao độ bóng bề mặt vật đúc và hạn chế nứt trên bề mặt vật đúc, trong quá trình đúc, người ta còn cho khuôn chuyển động khứ hồi dọc theo phương chuyển động của vật đúc. Trước tiên cho khuôn chuyển động từ trên xuống dưới một khoảng 8 - 10mm cùng tốc độ chuyển động của vật đúc. Rồi cho khuôn chuyển động thật nhanh một đoạn đường 2 - 3mm, cuối cùng cho khuôn chuyển động từ dưới lên trên ngược chiều chuyển động của vật đúc với hành trình khoảng 10 – 13 mm và tốc độ lớn hơn tốc độ lúc đầu. Cứ thế trong quá trình đúc, khuôn luôn chuyển động khứ hồi: nhờ ma sát giữa thành khuôn với vật đúc làm cho bề mặt vật đúc nhẵn bóng và vật đúc chỉ ra khỏi khuôn sau khi đã chuyển biến pha nên không bị nứt. Trang - 10 - [...]... đứt phôi Cắt đứt phôi thường dùng với các loại phôi thanh, phôi cán cần cắt đứt thảnh từng đoạn tương ứng theo chiều dài trục hoặc cắt các đậu ngót, đậu rót của các phôi đúc Khi chọn phương pháp cắt đứt phôi phải xét đến một số yếu tố sau đây: - Độ chính xác cắt đứt như độ chính xác chiều dài phôi, độ phẳng và độ thẳng góc của mặt cắt với đường tâm của phôi Trang - 17 - Các phương pháp chế tạo phôi. .. gia công - Vì phôi còn xù xì, cong vênh… Nên quá trình gá đặt(định vị và kẹp chặt) gặp nhiều khó khăn Việc chuẩn bị bao gồm: + Làm sạch phôi + Nắn thẳng phôi + Cắt đứt phôi + Ủ phôi + Gia công phá + Gia công lỗ tâm làm chuẩn phụ 14.1 làm sạch phôi Khâu làm sạch Trang - 15 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Khâu làm sạch phôi loại bỏ các xỉ rổ của Hầu hết các loại phôi cần phải... - Rút ngắn các bước trong quá trình công nghệ - Dễ cơ khí hóa và tự động hóa vì vậy năng suất cao Tuy nhiên chúng có những nhược điểm sau: - Khó chế tạo các chi tiết có hình dáng phức tạp - Không áp dụng được với kim loại và hợp kim có tính dẻo thấp - Tính linh hoạt của phương pháp bị hạn chế Phôi chế tạo bằng phương pháp rèn tự do 7 Rèn là phương pháp gia công kim loại ở trạng thái nóng Phôi rèn có... và quay ngược chiều nhau) tạo ra tấm 5 Phương pháp này có thể chế tạo các tấm Trang - 11 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy bằng gang, thép, kim loại màu thay cho cán Đối với gang có thể đúc được tấm mỏng từ 0,7 - 1,2 mm Nhiệt độ rót nước gang từ 1370 - 14000C Tấm gang ra khỏi khuôn bên ngoài nguội nhưng bên trong vẫn nóng nên có thể đem dập thành các đồ vật hoặc cắt thành... 13 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Nhược điểm: - Độ chính xác về kích thước và hình dạng thấp, do đó lượng dư gia công lớn, hệ số sử dụng vật liệu thấp - Chất lượng của phôi không đồng đều - Năng suất thấp 8 Phôi dập thể tích phôi dập thể tích có độ chính xác vềhình dạng, kích thước và chất lượng bề mặt cũng như cơ tính cao Phôi biến dạng triệt để do đó chế tạo được các. .. sạch, đặc biệt là phôi đúc hoặc rèn dập bởi vì làm như vậy sẽ giúp: - Loại trừ lớp cát bị cháy bám trên bề mặt phôi đúc hoặc các vảy kim loại bị cháy trên bề mặt phôi rèn, phôi đúc - Loại trừ các rìa, mép của phôi rèn, dập hoặc các lớp kim loại hư hỏng trên bề mặt trước khi gia công - Tạo nên các bề mặt sạch sẽ để gia công được dễ dàng, đảm bảo vệ sinh Trong sản xuất nhỏ thường dùng phương pháp thủ công... Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Là quá trình gia công kim loại bằng áp lực, trong đó kim loại được nung nóng và được ép qua lỗ khuôn để có được hình dạng và kích thước theo yêu cầu cần thiết 13 Phôi hàn Phôi hàn được chế tạo từ thép cán dạng tấm hay dạng hình liên kết lại với nhau bằng mối hàn Sử dụng cho các chi tiết dạng hộp như khung sàn, bệ máy… giá thành rẻ so với phôi. .. miệng cắt nhỏ Phương pháp nỡy có thể cắt được phôi tròn nhỏ, định hình nhỏ, đặc biệt lỡ các thép cứng, thép đã tôi 14.3.6 Cắt đứt trên máy tiện Trang - 18 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s Tôn Thất Nguyên Thy Việc cắt đứt trên máy tiện có thuận lợi lỡ có thể thực hiện chung trên một lần gá với các bước công nghệ khác như gia công lỗ tâm, tiện ngoài Cắt đứt trên máy tiện cắt được phôi tròn, đường... vật mẫu bằng cách đốt nóng khuôn, phun luồn hơi nóng hoặc nhúng khuôn trong nước sôi Sau khi vật mẫu nóng chảy ta thu được lòng khuôn Lúc này ta tiến hành rót kim loại vào khuôn, sau khi nguội và đông đặc ta phá khuôn và thu được vật đúc Đúc bằng phương pháp này áp dụng khi đúc các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, đúc các chi tiết có kích thước nhỏ Trang - 12 - Các phương pháp chế tạo phôi GVHD: Th.s... máy chuyên dùng Các loại phôi thanh, phôi tấm có thể được cắt đứt trên máy cắt chuyên dùng như máy cắt tấm, máy cắt đột Phương pháp nỡy có năng suất rất cao, nhưng miệng cắt không chính xác 14.3.8 Cắt đứt bằng ngọn lửa: O2 - C2H2 Phương pháp này có thể cắt được nhiều phôi có hình dáng khác nhau như tròn, thanh, tấm, định hình, tạo được chi tiết định hình từ việc cắt thép tấm Phương pháp này có năng . phương pháp chế tạo phôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các phương pháp chế tạo phôi: phôi đúc, phôi tạo bằng phương pháp gia công áp lực như là phôi. như là phôi rèn, phôi dập, phôi cán, phôi kéo ép và phôi hàn là phôi được lắp ghép từ các loại phôi khác. Việc lựa chọn phương pháp chế tạo phôi sẽ căn cứ

Ngày đăng: 02/06/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan