LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TOÁN NHẬN THỨC CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

153 1.6K 6
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TOÁN NHẬN THỨC CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 6. Phạm vi nghiên cứu 4 7. Giả thuyết khoa học 4 8. Phương pháp nghiên cứu 5 9. Những đóng góp mới của luận văn 5 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ BÀI TOÁN NHẬN THỨC TRONGDẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6 1.1 Xu thế thế giới và đổi mới giáo dục Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực 6 1.1.1 Xu thế chung của thế giới về đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực 6 1.1.2 Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực 7 1.2 Cơ sở lý luận về năng lực 8 1.2.1 Khái niệm về năng lực 8 1.2.2 Năng lực chung và năng lực đặc thù môn học 8 1.2.3 Năng lực giải quyết vấn đề 10 1.3 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 13 1.4 Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh 15 1.4.1 Dạy học giải quyết vấn đề. 15 1.4.2 Dạy học có sử dụng bài tập Hóa học 21 1.5 Bài toán nhận thức (cognitive problem) 25 1.5.1 Bài tập, bài toán và bài toán nhận thức 25 1.5.2 Mối quan hệ giữa bài tập, bài toán và bài toán nhận thức 19 27 1.5.3 Bài toán nhận thức và vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông 28 1.5.4 Sử dụng bài toán nhận thức để phát triển năng lực cho học sinh 30 1.6 Điều tra thực trạng sử dụng bài toán nhận thức ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội 31 1.6.1Lập kế hoạch điều tra 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TOÁN NHẬN THỨC CHƯƠNG NITƠ –PHOTPHO HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 36 2.1 Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương nitơ – photpho Hóa học 11 36 2.1.1 Mục tiêu chương nitơ – photpho Hóa học 11 36 2.1.2 Phân phối chương trình chương nitơ – photpho Hóa học 11 37 2.1.3 Phân tích đặc điểm chung về phương pháp dạy học chương nitơ – photpho 39 2.2 Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua bài toán nhận thức trong dạy học Hóa học 39 2.3 Xây dựng hệ thống bài toán nhận thức chương nitơ – photpho Hóa học 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông 42 2.3.1 Nguyên tắc, quy trình xây dựng và tiêu chí đánh giá bài toán nhận thức 42 2.3.2 Xây dựng các dạng bài toán nhận thức chương nitơ – photpho Hóa học 11 51 2.4 Sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề 74 2.4.1 Sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học giải quyết vấn đề 74 2.4.2 Sử dụng bài toán nhận thức để rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập Hóa học, kĩ năng tư duy Hóa học 77 2.5 Thiết kế một số bài dạy minh họa 78 2.5.1 Giáo án bài amoniac và muối amoni (Tiết 1) 79 2.5.2 Giáo án bài axit nitric và muối nitrat (Tiết 1). (phần phụ lục 5) 85 2.5.3 Giáo án bài luyện tập 85 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 92 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 93 3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm. 93 3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. 93 3.2.1 Chuẩn bị các công cụ để đánh giá kết quả thực nghiệm 93 3.2.2 Tiến hành thực nghiệm theo các biện pháp đã đề xuất 93 3.2.3 Kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả thực thực nghiệm 93 3.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm 93 3.4 Tiến trình thực nghiệm 94 3.4.1 Tổ chức thực nghiệm 94 3.4.2 Nội dung thực nghiệm 94 3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm – xử lí và đánh giá số liệu 95 3.5.1 Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 95 3.5.2 Thu thập kết quả thực nghiệm sư phạm 97 3.5.3 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 107 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHẦN PHỤ LỤC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI  -HỒ VĂN QUÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI TOÁN NHẬN THỨC CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận & PPDH bộ môn Hóa học Mã số :60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THỊ OANH HÀ NỘI - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì một công trình nào khác Tác giả luận văn 2 Hồ Văn Quân LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Đặng Thị Oanh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn trong lớp cao học K23 chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa đã tham gia góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh các trường THPT Trần Đăng Ninh (Huyện Ứng Hòa - Hà Nội), trường THPT Mỹ Đức B (Huyện Mỹ Đức – Hà Nội) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này Với kinh nghiệm dạy học của bản thân chưa nhiều, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề nêu trong luận văn này để luận văn có giá trị thực tiễn hơn Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Người thực hiện Hồ Văn Quân 3 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT 4 Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ 1 BT Bài tập 2 BTHH Bài tập Hóa học 3 BTNT Bài toán nhận thức 4 DH Dạy học 5 dd Dung dịch 6 ĐC Đối chứng 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 NXB Nhà xuất bản 10 PP Phương pháp 11 PPDH Phương pháp dạy học 12 PTHH Phương trình Hóa học 13 SGK Sách giáo khoa 14 THPT Trung học phổ thông 15 TN Thực nghiệm 16 TNSP Thực nghiệm sư phạm MỤC LỤC 5 DANH MỤC HÌNH 6 DANH MỤC BẢNG 7 MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21- thế kỉ của tri thức, công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa Giáo dục - với ba chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài - đứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi cần phải có sự chuyển biến kịp thời, phù hợp với xu hướng chung đó Để đạt được điều đó, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội" Nghị quyết này được cụ thể hóa bằng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, “nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”[5] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[11] Vậy muốn hình thành cho người học năng lực phổ thông (literacy) chúng ta phải xuất phát từ các vấn đề mà nhu cầu thực tiễn cần phải giải quyết và lợi ích của nó phục vụ chính cho người học, phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học (PPDH) theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để 8 có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học (DH) và giáo dục Trong nhà trường phổ thông môn học Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm Vì vậy, Hóa học là môn khoa học cơ bản, góp phần cùng các môn khoa học khác hình thành năng lực phổ thông cho người học Tuy nhiên việc DH hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết chưa chú trọng đến thực hành và vận dụng kiến thức HS khi học môn Hóa học chỉ tập trung nhiều về lý thuyết, nặng về tính toán Phần lớn các em chưa biết những kiến thức đã học về Hóa học có thể vận dụng như thế nào, có thể giải quyết được những vấn đề gì trong thực tiễn xung quanh các em Mặt khác chúng ta cũng nhận thấy trong DH Hóa học, bài tập Hóa học (BTHH) vừa là công cụ DH vừa là PPDH, nó có nhiều ưu thế thuận lợi để giáo viên (GV) có thể xây dựng và sử dụng các BTHH gắn với các hiện tượng thực tế và gắn với đặc trưng của môn Hóa học, vì vậy BTHH cũng được lựa chọn là một PPDH hiệu quả góp phần phát triển một số năng lực chung đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) cho HS Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài toán nhận thức chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 THPT” với mong muốn góp phần hình thành và phát triển năng lực cho HS THPT 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu Các nghiên cứu về đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cũng đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học… quan tâm nghiên cứu Điều đó được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam như nhóm nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS trong mục tiêu giáo dục phổ thông Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện khoa học giáo dục Việt Nam… Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ đã nghiên cứu cách phát triển một số năng lực của HS THPT thông qua phương pháp (PP) và thiết bị trong DH Hoá học vô cơ Đi sâu về vấn đề năng lực GQVĐ có một số luận án của các tác giả như luận án tiến sỹ giáo dục học của tác giả Lê Văn Năm (2001) đã đề cập đến cách DH nêu 9 vấn đề “Sử dụng DH nêu vấn đề – ơrixtic để nâng cao hiệu quả chương trình hoá học đại cương và vô cơ ở trường THPT” Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức (BTNT) nhằm phát huy tính tích cực trong DH những nội dung liên quan đến phản ứng oxi hoá khử ở trường phổ thông, luận án tiến sỹ giáo dục học của tác giả Đỗ Thị Thuý Hằng (2006) với đề tài: “Xây dựng và sử dụng BTNT nhằm phát huy tính tích cực dạy học những nội dung liên quan đến phản ứng oxi hoá khử ở trường phổ thông” Tác giả đã có những tìm tòi, phát hiện ban đầu về BTNT và bước đầu đưa ra cách xây dựng và sử dụng BTNT trong DH phần oxi hoá khử Và gần đây là nghiên cứu của nghiên cứu sinh Trần Ngọc Huy (2014) về đề tài: "Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức nhằm phát triển năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nâng cao"[19] Tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở của việc phát triển năng lực GQVĐ và năng lực sáng tạo cho HS đó là “Bài toán nhận thức” Tuy nhiên các nghiên cứu đó chưa đi sâu vào việc phân tích, mô tả cấu trúc năng lực, khung năng lực và tiêu chí của các năng lực đó Vấn đề phát triển năng lực cho sinh viên các trường đại học đã được quan tâm nhiều năm qua ở nước ta đặc biệt là sinh viên các trường đại học sư phạm Một số công trình tập trung vào việc nghiên cứu phát triển năng lực cho sinh viên Sư phạm như luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh “Rèn luyện kỹ năng DH theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học” với việc thiết kế giáo trình điện tử để làm tài liệu tự học, tự nghiên cứu đồng thời áp dụng PPDH vi mô để rèn luyện các kĩ năng DH, đặc biệt là các kỹ năng thí nghiệm Ngoài ra còn một số luận án tiến sĩ về Hóa học, sinh học, địa lí, một số luận văn thạc sỹ những năm gần đây đã quan tâm đến việc phát triển năng lực HS Như vậy đề tài: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài toán nhận thức chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 THPT” được tác giả nghiên cứu có sự kế thừa và phát triển của các nghiên cứu trước đây về năng lực tự học, năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức,… phù hợp với việc đổi mới PPDH nhưng không có sự trùng lặp và hoàn toàn phù hợp với xu 10 nN 2 O = 1 1, 9 nHNO3 = = 0,19( mol ) 10 10 VN2O = 0,19 × 22, 4 = 4, 256(lít) Đáp án đề 2: Đáp án Điểm Câu 1: (3 điểm) a Các chất thải hữu cơ khi phân hủy sinh ra nhiều urê Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê ((NH 2)2CO ) bị 1 phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 - NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước (do trời nắng) mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu b Nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm sông, hồ hiện nay: - Do chất thải rắn hoặc loảng của các nhà máy, xí nghiệm sản 1 xuất - Ở các khu đô thị, khu đông dân cư: Rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) - Do sự ra tăng dân số và ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao a Một số giải pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm sông hồ hiện nay: - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta - Tuyên truyền cho gia đình, bạn bè và hàng xóm cùng chung tay bảo vệ môi trường - Có quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc các nhà máy sản xuất phải tuân thủ các quy định này - Sử dụng máy lọc nước gia đình, đun sôi nước trước khi uống… PL 139 1 để được uống nước sạch Câu 2: (2 điểm) Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 0,5 Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O 0,5 Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + H2O 0,5 0,5 Fe2O3+ 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O (Nếu viết đúng phương trình không cân bằng bị trừ ½ số điểm) Câu 3: (5 điểm) Gọi công thức của khí X là NxOy Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mMg + mddHNO3 = mddY + mX 1 mX = 3,6 + 100 - 100,6 = 3 (gam) nMg = Mg 3, 6 = 0,15(mol ) 24  → Mg2+ + 2 e 0,15 0,5 xN5+ + (5x-2y)e 0,3 (mol) a(5x-2y)  → xN+2y/x a (mol) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: a(5x-2y) = 0,3 nNxOy = a = 1 0,3 3 = 5 x − 2 y 14 x + 16 y 1 0,5 x = y Vậy công thức của X là NO 1 PTHH: 3Mg + 8HNO3  → 3Mg ( NO3 )3 + 2 NO + 4 H 2O Nếu HS giải theo cách khác mà kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa PL 140 Phụ lục 6: Bài kiểm tra số 2 Kiểm tra 45 phút (Kiểm tra sau khi học xong chương nitơ - photpho) Đề 1: Phần trắc nghiệm khách quan: (2,5 điểm) Câu 1: Tính % của nitơ có trong phân đạm amoni clorua (NH4Cl) là A 26,17% B 21,21% C 30,41% D 45,16% Câu2: Nhiệt phân dãy muối nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, NO2 và O2? A Cu(NO3)2, AgNO3, KNO3 B Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 C Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 D Cu(NO3)2, NaNO3, KNO3 Câu 3: Thành phần Hóa học chính của supe photphat kép là A Ca(H2PO4)2 và Ca3(PO4)2 B Ca(H2PO4)2 C Ca3(PO4)2 D Ca(H2PO4)2 và CaSO4 Câu 4: Cho sơ đồ tổng hợp HNO3 với hiệu suất của từng giai đoạn như sau: NH3 O2 , 8 0% O 2 , 100 % +  → NO + → NO 2 O2 , H 2 O , 70% +   → HNO 3 Từ 11,2 lít NH3 (đktc) người ta thu được 200 ml dung dịch HNO 3 Nồng độ mol của dung dịch HNO3 thu được là A 1,2M B 1,1M C 1,4M D 0,8M Câu 5: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2 Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: (a) Bông khô (b) Bông có tẩm nước (c) Bông có tẩm nước vôi (d) Bông có tẩm giấm ăn Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là A (d) B (c) C (a) PL 141 D (b) Câu 6: Cho a gam oxit sắt từ vào dung dịch HNO 3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,02 mol NO và 0,01 mol N2O a là A 27,45 gam B 32,48 gam Câu 7: Cho từng chất: Fe, FeO, C 35,7 gam D 36,3 gam Fe(OH )2 , Fe(OH )3 , Fe3O4 , Fe2O3 , Fe( NO3 ) 2 , Fe( NO3 )3 , FeSO4 , Fe2 ( SO4 )3 , FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là A 7 B 6 C 8 D 5 Câu 8: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4 Giá trị của m là A 18,035 B 16,085 C 14,485 D 18,300 Câu 9: Dung dịch H3PO4 có chứa các ion nào? A H+, PO43- B H+, PO43-, HPO42- C H+, PO43-, H2PO4- D H+, PO43-, H2PO4-, HPO42- Câu 10: Trong công nghiệp HNO3 được sản xuất theo sơ đồ nào: A NaNO3 + H2SO4 → HNO3 + Na2SO4 B N2 → NO → NO2 → HNO3 C N2 → NH3 → NH4NO3 → HNO3 D NH3 → NO → NO2 → HNO3 Phần tự luận: (7,5 điểm) Câu 1: Thuốc chuột có thành phần chính là Zn 3P2, Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống, chuột chết mau hơn hay lâu hơn? Câu 2: Cho 3 ống nghiệm đựng các dung dịch sau: Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2 Thêm từ từ NH3 đến dư vào các dung dịch trên, Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra? Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, thu được 7,84 lít NO (đktc) và 800 ml dung dịch X Cho từ từ dung dịch HCl vào X đến khi không còn khí thoát ra, thì thu được thêm 1,12 lít NO (đktc) PL 142 1 Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong A 2 Tính số mol HNO3 đã tham gia phản ứng 3 Tính CM của các chất trong X PL 143 Đề 2: Phần trắc nghiệm khách quan: (2,5 điểm) Câu 1: Cho 28,8g Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng thu được NO là sản phẩm khử duy nhất (đktc) Thể tích khí NO thu được là A 6,72 lít B 4,48 lít C 2,24 lít D 2 lít Câu 2: Phản ứng nhiệt phân không đúng là: t0 → NH3 + HCl A NH4Cl  0 t → N2 + H2O B NH4NO3  0 t → 2KNO2 + O2 C 2KNO3  t0 → Na2CO3 + CO2 + H2O D 2NaHCO3  Câu 3: Các phản ứng nào sau đây chứng tỏ NH3 có tính bazơ 1) 2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4 2) 4NH3 + 3O2  2 N2 + 6H2O 3) 2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl 4) dd NH3 + phenolphtalein  màu hồng A 1,4 B 1,2,4 C 1,2,3,4 D 1 Câu 4: Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH 3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại 0,25a mol khí O 2 Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn Giá trị của a là A 0,3 B 0,2 C 0,1 D 0,4 Câu 5: Cho các phương trình phản ứng sau: (1) NO2 + NaOH → (2) Al2O3 + HNO3 đặc, nóng → (3) Fe(NO3)2 + H2SO4 (loãng) → (4) Fe2O3 + HNO3(đ,n) → (5) HNO3 đặc, nóng + S → Số phản ứng oxi hóa – khử là: A 4 B 5 C 3 Câu 6: Chọn phát biểu đúng: A Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối B Photpho trắng tan trong nước không độc C photpho trắng hoạt động hoá học kém hơn photpho đỏ D Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước PL 144 D 2 Câu 7: Chất lượng phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào? A H3PO4 B Muối photphat C P2O5 D Photpho C Au, Pt D Ag, Cu Câu 8: Kim loại nào không tác dụng với HNO3 loãng: A Ag, Au B Al, Fe Câu 99: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO 3 thấy tạo ra 44,8 lit hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2 Giá trị m là? A 82,6 g B 75,6 g C 155,8 g D 140,4 g Câu 10: Muối được sử dụng làm bột nở là muối nào? A Ca(HCO3)2 B Na2CO3 C NH4HCO3 D NH4Cl Phần tự luận: Câu 1: Trong thành phần của vỏ bao diêm thường có photpho, ở đầu que diêm thường có lưu huỳnh và kali clorat a Trong thuốc diêm, người ta dùng photpho trắng hay đỏ? Vì sao? b Viết PTHH của phản ứng photpho với kali clorat khi quẹt diêm? Vì sao khi quẹt que diêm trong bóng tối ta lại nhìn thấy một vệt sáng ở vỏ bao diêm? Câu 2: Cho 3 ống nghiệm đựng các dung dịch sau: KNO 3, Zn(NO3)2, Al(NO3)3 Thêm từ từ NH3 đến dư vào các dung dịch trên, Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra? Câu 3: Cho 20.80 gam hỗn hợp X gồm có Fe, FeS, FeS 2, S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư được V lít khí NO 2 (là sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch A Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 91,30 gam kết tủa B a Tính giá trị của V? b Tính khối lượng các kết tủa có trong B? PL 145 Đáp án và thang điểm bài kiểm tra số 2 Đề 1: Phần trắc nghiệm (2,5) điểm) 0,25 đ x 10 câu = 2,5 điểm Câu Đáp án 1 A 2 B 3 B 4 C 5 B 6 B 7 A 8 A 9 D Phần tự luận Đáp án Điểm - Thuốc chuột là những chất Hóa học có tính cao dung để tiêu diệt 0,5 Câu 1: (2 điểm) chuột Thành phần chính của thuốc chuột thường là Zn3P2 - Sau khi chuột ăn phải thuốc chuột, Zn 3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước: 0,5 Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑ Photphin (PH3) sinh ra là chất rất độc đã giết chết chuột 0,5 - Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột thì Zn 3P2 thủy phân càng mạnh, lượng PH3 thoát ra càng nhiều vì vậy làm cho chuột càng nhanh 0,5 chết hơn Nếu không có nước chuột sẽ lâu chết hơn Câu 2: (2,5 điểm) - Khi cho NH3 vào dung dịch Ba(NO3)2 thì không có hiện tượng gì do 0,5 không có phản ứng xảy ra - Khi cho NH3 vào dung dịch Cu(NO3)2 + Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa xanh, sau kết tủa tan trong NH3 dư 0,5 tạo phức màu xanh lam + PTHH: 0,5 Cu ( NO3 ) 2 + 2 NH 3 + 2 H 2O  → Cu (OH ) 2 + 2 NH 4 NO3 Kết tủa xanh Cu (OH ) 2 + 4 NH 3  →[Cu( NH 3 ) 4 ]2+ + 2OH − Dung dịch xanh lam - Khi cho NH3 vào dung dịch Fe(NO3)3 + Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, kết tủa không tan trong PL 146 0,5 10 D NH3 dư + PTHH: Fe( NO3 )3 + 3NH 3 + 3H 2O  → Fe(OH )3 + 3NH 4 NO3 0,5 Kết tủa nâu đỏ Câu 3: (3 điểm) a Vì khi cho dung dịch HCl và dung dịch X thu thêm được khí NO, chứng tỏ trong dung dịch X có chứa Fe2+, dung dịch sau đó chỉ chứa 0,25 muối Fe3+ - Để GQVĐ của bài toán, ta gộp 2 quá trình làm 1 để bài toán đơn giản hơn Gọi số mol của Fe và Cu ban đầu lần lượt là x và y: ∑n NO 0,25 = 0,35 + 0, 05 = 0, 4( mol ) Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có hệ phương trình: 56x+64y=26,4  x = 0,3 =>   3x+2y= 3(0,35+0,05)  y = 0,15 %mFe = 0,3.56 26,4 100% = 63,64% 0,5 0,5 %mFe = 0,15.64 26,4 100% = 36,36% b Tính số mol HNO3 phản ứng nHNO3 phản ứng 0,5 = 4nNO (giai đoạn 1) = 4 0,35 = 1,4 (mol) c Xét giai đoạn 1 của thí nghiệm Gọi số mol Fe2+ và Fe3+ lần lượt là a và b: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,25 2nFe2+ + 3nFe3+ + 2nCu 2+ = nNO− 0,25 3 2a + 3b = 0,35.3 – 0,15.2 = 0, 75  => a + b = 0,3 0,5  a = 0,15 và b = 0,15  [Fe(NO3)2] = [Fe(NO3)3] = [Cu(NO3)2] = 0,1875 M Đề 2: Phần trắc nghiệm (2,5 điểm) PL 147 0,25 đ x 10 câu = 2,5 điểm Câu 1 Đáp án A Phần tự luận 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A D C D C C D C Đáp án Điểm Câu 1: (2 điểm) - Người ta dùng P đỏ để chế tạo diêm 0,5 - Vì photpho trắng kém bền, dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí ngay ở điều kiện thường, nếu dùng dễ gây cháy và gây hỏa hoạn còn photpho đỏ bền ở nhiệt độ thường, có thể bốc cháy khi va chạm với chất oxi 0,5 hóa mạnh như KClO3 Mặt khác photpho trắng độc còn photpho đỏ thì không độc 0,5 - Khi quẹt que diêm trong bóng tối ta lại nhìn thấy một vệt sáng ở vỏ 0,5 - PTHH khi quẹt diêm: 5KClO3 + 6P → 5 KCl + 3P2O5 bao diêm là do năng lượng phát ra trong quá trình oxi hóa photpho ở dưới dạng ánh sáng chứ không phải ở dưới dạng nhiệt như trong đa số phản ứng Hóa học Hiện tượng này gọi là sự phát quang Hóa học Câu 2: (2,5 điểm) - Khi cho NH3 vào dung dịch KNO3 thì không có hiện tượng gì do 0,5 không có phản ứng xảy ra - Khi cho NH3 vào dung dịch Zn(NO3)2 + Hiện tượng: Ban đầu có kết tủa trắng, sau kết tủa tan trong NH3 dư 0,5 tạo dung dịch trong suốt + PTHH: 0,5 Zn( NO3 ) 2 + 2 NH 3 + 2 H 2O  → Zn(OH )2 + 2 NH 4 NO3 Kết tủa trắng Zn(OH ) 2 + 4 NH 3  →[ Zn( NH 3 )4 ]2+ + 2OH − Dung dịch không màu - Khi cho NH3 vào dung dịch Al(NO3)3 0,5 + Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa không tan trong NH3 dư + PTHH: Al ( NO3 )3 + 3NH 3 + 3H 2O  → Al (OH )3 + 3 NH 4 NO3 PL 148 0,5 Kết tủa keo trắng Câu 3: (3 điểm) a Giả sử hỗn hợp đầu chỉ có 2 chất là Fe và S Gọi số mol của Fe vad S lần lượt là x và y 0,25 Ta có: 56x + 32y = 20,8 (1) Trong dung dịch A có chứa ion Fe3+ và SO423+   Fe (x mol) HNO3 Fe (x mol) → dd A  2 −  S (y mol)  SO 4 (y mol) 0,25 Dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 Fe3+ + 3OH −  → Fe(OH)3 x x (mol) SO24− + Ba 2+  → BaSO4 y y (mol) 0, 5 m B = m Fe(OH)3 + m BaSO4 = 107x + 233y = 91,3 (2) Từ (1) và (2) ta có hệ 0,5 56x + 32y = 20,8 x = 0,2  →  107x + 233y = 91,3  y = 0,3 Áp dụng đinh luật bảo toàn electron ta có: Fe  → Fe +3 + 3e 0, 2 0,6(mol) S  → S+6 0,3 + N +5 6e + e  → N +4 z 1,8(mol) z (mol) 0,5 Ta có z = 1,8 + 0,6 = 2,4 (mol) VNO2 = 2,4 × 22,4 = 53,76 0,5 (lít) b n Fe(OH)3 = n Fe = 0,2(mol)  → m Fe(OH)3 = 21,4(gam) 0,25 n BaSO4 = n SO2− = 0,3(mol)  → m BaSO4 = 69,9(gam) 0,25 4 PL 149

Ngày đăng: 26/08/2016, 07:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • 6. Phạm vi nghiên cứu

  • 7. Giả thuyết khoa học

  • 8. Phương pháp nghiên cứu

  • 9. Những đóng góp mới của luận văn

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ BÀI TOÁN NHẬN THỨC TRONG

  • DẠY HỌC HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 1.1 Xu thế thế giới và đổi mới giáo dục Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực

  • 1.1.1 Xu thế chung của thế giới về đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực

  • 1.1.2 Đổi mới giáo dục Việt Nam sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực

  • 1.2 Cơ sở lý luận về năng lực

  • 1.2.1 Khái niệm về năng lực

  • 1.2.2 Năng lực chung và năng lực đặc thù môn học

  • 1.2.3 Năng lực giải quyết vấn đề

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan