Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị lấy ví dụ tại thành phố hà nội

148 804 2
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị   lấy ví dụ tại thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  L£ tHïY H¦¥NG NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH H¦ëng ®Õn ý ®Þnh mua thùc phÈm an toµn cña c− d©n ®« thÞ – lÊy vÝ dô t¹i thµnh phè Hµ néi Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh doanh (marketing) M· sè: 62340102 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS. TS tr−¬ng ®×nh chiÕn Hµ Néi – 2014i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lao động Xã hội, đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trương Đình Chiến, người hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người Tác giả Lê Thùy Hươngii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sơ cấp, thứ cấp và trích dẫn tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố. Tác giả Lê Thùy Hươngiii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .......... 5 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 5 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 6 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án ................................................. 6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 7 1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu ............................................................. 7 1.5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 10 1.5.1. Những đóng góp về mặt lý luận ...................................................................... 10 1.5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................... 11 1.6. Bố cục của luận án ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN ...... 12 2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 12 2.1.1. Thực phẩm an toàn .......................................................................................... 12 2.1.2. Ý định mua ...................................................................................................... 13 2.1.3. Ý định mua thực phẩm an toàn ....................................................................... 14 2.2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ..................................................................................... 15 2.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn ....................................................................... 21iv 2.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn trong nước ................................................................. 21 2.3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn ngoài nước ................................................................ 24 2.4. Mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và thang đo ....................................... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 52 3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 52 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 52 3.1.2. Quy trình xây dựng bảng hỏi .......................................................................... 53 3.1.3. Mẫu nghiên cứu............................................................................................... 54 3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 55 3.1.1. Mục tiêu của phỏng vấn sâu ............................................................................ 55 3.1.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ........................................................... 56 3.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 58 3.1.4. Diễn đạt và mã hóa thang đo ........................................................................... 60 3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 64 3.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ.......................................................................... 64 3.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................. 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................... 77 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 79 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát ............................... 79 4.2. Đánh giá thang đo ......................................................................................... 81 4.2.1. Thống kê mô tả biến độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang đo biến độc lập ................................................................................................ 81 4.2.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc ....................................................................... 84 4.2.3. Kiểm định giá trị của thang đo ........................................................................ 84 4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo ............................................................. 89 4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu................................................................. 95 4.3.1. Kiểm định hệ số tương quan ........................................................................... 95 4.3.2. Kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy ..................................................... 97 4.4. So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong mỗi biến kiểm soát tới ý định mua thực phẩm an toàn ..................................................................... 103v 4.4.1. Kiểm định Independent sample Ttest giữa biến kiểm soát Giới tính và biến phụ thuộc Ý định mua ........................................................................... 104 4.4.2. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Tuổi và biến phụ thuộc Ý định mua ................................................................................................................ 105 4.4.3. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Trình độ học vấn và biến phụ thuộc Ý định mua .......................................................................................... 105 4.4.4. Kiểm định Anova giữa biến kiểm soát Thu nhập và biến phụ thuộc Ý định mua ........................................................................................................ 107 TÓM TẮT CHƯƠNG 4......................................................................................... 108 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 109 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ....................................................................... 109 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 112 5.2.1. Tác động của sự quan tâm đến sức khỏe ...................................................... 112 5.2.2. Tác động của nhận thức về chất lượng ......................................................... 113 5.2.3. Tác động của sự quan tâm đến môi trường ................................................... 114 5.2.4. Tác động của chuẩn mực chủ quan ............................................................... 114 5.2.5. Tác động của nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm ..................................... 115 5.2.6. Tác động của nhận thức về giá bán sản phẩm............................................... 115 5.2.7. Tác động của tham khảogiá trị bản thân ...................................................... 116 5.2.8. Tác động của tham khảotuân thủ................................................................. 116 5.2.9. Tác động của tham khảo thông tin ............................................................... 116 5.2.10. Tác động của truyền thông đại chúng .......................................................... 117 5.3. Một số đề xuất và kiến nghị........................................................................ 118 5.3.1. Một số đề xuất cho các nhà quản trị ............................................................. 118 5.3.2. Một số kiến nghị vĩ mô ................................................................................. 120 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo .................... 122 5.4.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 122 5.4.2. Gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 122 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ................................................................................ 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 125 PHỤ LUCvi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. TPAT : Thực phẩm an toàn 2. TPB : Theory of Planned Behaviour 3. TRA : Theory of Reasoned Actionvii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thang đo Ý định mua thực phẩm an toàn.............................................. 37 Bảng 2.2. Thang đo sự quan tâm đến sức khỏe...................................................... 38 Bảng 2.3. Thang đo nhận thức về chất lượng ........................................................ 39 Bảng 2.4. Thang đo sự quan tâm đến môi trường .................................................. 40 Bảng 2.5. Thang đo chuẩn mực chủ quan .............................................................. 41 Bảng 2.6. Thang đo sự sẵn có của sản phẩm ......................................................... 41 Bảng 2.7. Thang đo giá bán sản phẩm ................................................................... 42 Bảng 2.8. Thang đo nhóm tham khảo .................................................................... 43 Bảng 3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 53 Bảng 3.2. Đặc điểm mẫu người tiêu dùng trong nghiên cứu định tính .................. 57 Bảng 3.3. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo ......................................................... 59 Bảng 3.4. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa thang đo .............................................. 61 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha ....................... 66 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá lại độ tin cậy của ba thang đo chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản phẩm và nhóm tham khảo ................... 68 Bảng 3.8. Kết quả thu thập phiếu điều tra .............................................................. 76 Bảng 3.9. Thống kê phiếu điều tra ......................................................................... 77 Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính ........................................................ 79 Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi ............................................................... 80 Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu theo Trình độ học vấn .......................................... 80 Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập ....................................................... 81 Bảng 4.5. Mô tả thống kê các thang đo biến độc lập ............................................. 82 Bảng 4.6. Mô tả thống kê các thang đo biến phụ thuộc ......................................... 84 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố EFA.............................................................. 87 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................. 92 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định hệ số tương quan ..................................................... 96 Bảng 4.10. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 102viii Bảng 4.11. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm giới tính .......... 104 Bảng 4.12. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm tuổi ............. 105 Bảng 4.13. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm trình độ học vấn ........................................................................................... 105 Bảng 4.14. Kiểm định Anova giữa ......................................................................... 106 Bảng 4.15. Bảng mô tả giá trị trung bình Ý định mua thực phẩm an toàn giữa các nhóm Trình độ học vấn ................................................................. 106 Bảng 4.16. Kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm thu nhập ...... 107ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................ 8 Hình 2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) ..................................................................................................... 17 Hình 2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) ........ 20 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Trương T. Thiên và cộng sự (2010) .............. 22 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phong Tuấn (2011) .......................... 24 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Anssi Tarkiainen và cộng sự (2005) ............. 25 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Sudiyanti Sudiyanti (2009) ........................... 27 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Jay Dickieson và cộng sự (2009) .................. 28 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Victoria Kulikovski và cộng sự (2010) ........ 29 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012) ....................... 30 Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012) ........................ 31 Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu của luận án ............................................................ 36 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................. 941 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể và tạo ra năng lượng cho hoạt động của con người. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thực phẩm nhiều khi lại là nguồn gây ra bệnh tật và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là những loại thực phẩm không an toàn từ quy trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất tới quy trình chế biến, bảo quản và sử dụng không hợp lý. Đây là vấn đề gây nhiều lo lắng trong người tiêu dùng và toàn xã hội. Ở Việt Nam những năm gần đây, chúng ta ngày càng hội nhập với thế giới và mở cửa cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Cùng lúc sản xuất trong nước ngày càng phát triển, trong khi đó quản lý về chất lượng thực phẩm lại chưa chặt chẽ. Trong thời gian qua, nhà nước đã đề ra một số chính sách về sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn và một số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm. Song các chính sách và biện pháp đó chưa được thực hiện rộng rãi và vấn đề an toàn thực phẩm vẫn chưa được giải quyết hiệu quả. Tình hình sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng, có hại cho sức khỏe người tiêu dùng ngày càng phổ biến. Việc sử dụng chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất tăng trưởng và thuốc bảo quản không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường cũng như tồn dư các hóa chất trong thực phẩm gây hoang mang trong tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày nay đang cảnh giác hơn với những thực phẩm họ tiêu dùng. Bên cạnh đó, đời sống xã hội ngày một nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn và yêu cầu thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Thực phẩm hôm nay không chỉ thỏa mãn vị giác và còn phải an toàn và có lợi cho sức khỏe. Bối cảnh này là cơ hội cho những doanh nghiệp kinh doanh2 thực phẩm thay đổi từ phương thức sản xuất, thành phần cấu tạo sản phẩm, cách thức phân phối tiêu thụ sản phẩm sao cho thân thiện với môi trường nhất và có lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn xã hội nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người tiêu dùng chưa nhận thức đúng về thực phẩm an toàn và họ chưa có đầy đủ thông tin về loại sản phẩm này. Do đó, cần phải có những nghiên cứu về lĩnh vực này để giúp đỡ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút được khách hàng hơn và người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với sản phẩm. Trên thế giới, ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn từ lâu đã được dự đoán là sẽ tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Theo Makatouni (2002), có thể thấy rõ rằng ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn là một trong những khu vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất trong thị trường thực phẩm ở Châu Âu, Nam Mỹ, Châu Úc và Nhật Bản. Doanh thu từ kinh doanh thực phẩm an toàn trên thế giới tăng tới gần năm tỉ đô la Mỹ mỗi năm và con số này đang có nhiều hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn vào những năm tới (Willer và Klicher, 2009). Transparency Market Research đã đưa ra báo cáo về thị trường thực phẩm an toàn rằng cầu cho thực phẩm an toàn có giá trị là 70,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 và được dự đoán có khả năng sẽ tăng lên tới 187,85 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng là 15,5% mỗi năm từ 2013 đến 2019 (Organic food and beverage market, 2013). Theo báo cáo của Canada organic trade assosisation năm 2013, doanh số bán lẻ thực phẩm an toàn tại Canada từ năm 2006 đến năm 2008 tăng xấp xỉ 30% mỗi năm và từ năm 2008 đến 2012 tăng trung bình 9% mỗi năm và luôn là ngành dẫn đầu về tỉ lệ tăng trưởng (The BC Organic Market, 2013). Tại Mỹ, doanh số bán lẻ thực phẩm an toàn năm 2010 là 26,7 tỷ đô la Mỹ và năm 2011 là 29,2 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 là 7,7% và năm 2011 là 9,4%. (GAIN Report, 2013). Vào những năm cuối thập niên 90, khái niệm thực phẩm an toàn đã được quan tâm tại Việt Nam. Nông dân Việt Nam bắt đầu sản xuất thực phẩm an toàn. Ban đầu chỉ là những sản phẩm đặc thù như trà xanh, các sản phẩm gia vị và dầu thực vật để xuất khẩu sang Châu Âu. Sau này, nông dân Việt Nam đã phát triển sản xuất nhiều mặt hàng hơn như rau, gạo, hoa quả, mật ong, thịt, thủy sản..3 Hiện nay các nông trại và nông dân được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn đang được phát triển và hứa hẹn sẽ đóng góp lớn cho sản lượng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Ở Việt Nam không có nhiều tổ chức địa phương trợ giúp cho sự phát triển của việc sản xuất thực phẩm an toàn. Về các tổ chức quốc tế, có một số tổ chức trong đó lớn nhất là ADDA (Agricultural Development Denmark Asia Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á) hoạt động tại Việt Nam với dự án ADDAVNFU từ năm 1999. Mục tiêu của dự án này là tổ chức các nhà sản xuất thực phẩm an toàn và người tiêu dùng thực phẩm an toàn thành các hiệp hội để có thể quản lý việc sản xuất các sản phẩm được chứng nhận và cung cấp các sản phẩm này trên thị trường nội địa. Thêm vào đó dự án có mục tiêu là sẽ làm marketing cho sản phẩm thực phẩm an toàn. Về sản phẩm thực phẩm an toàn, Việt Nam nằm trong những quốc gia đứng đầu về sản xuất cà phê và gạo trên thế giới, tuy nhiên những sản phẩm này khi xuất khẩu trên thế giới lại ít khi có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn (Willer và Yussefi, 2006). Năm 2012 nước ta có sản lượng cà phê đứng thứ hai trên thế giới và riêng về loại cà phê Robusta là đứng thứ nhất trên thế giới (wasi.org.vn). Trong thủy sản an toàn, tôm và cá là các sản phẩm chủ lực chiếm vị trí quan trọng trong thực phẩm an toàn Việt nam (Willer và Yussefi, 2006). Việc nuôi trồng thực phẩm an toàn ngày càng thu hút sự quan tâm của nông dân Việt Nam và các sản phẩm mới như ca cao, trà đắng bắt đầu được đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Khoảng 90% sản lượng của thực phẩm an toàn được sản xuất ra phục vụ cho xuất khẩu, chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu. Thị trường nội địa cho thực phẩm an toàn mới bắt đầu được phát triển và hầu như chỉ có một số sản phẩm là rau an toàn và trà xanh an toàn. (Ngo Doan Dam, 2010). Thị trường thực phẩm an toàn Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và sự tăng trưởng này rất cần sự góp sức của nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này.4 Từ thực tiễn này tác giả đã lựa chọn vấn đề về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn để nghiên cứu. Về lý thuyết, theo như thống kê của tác giả, trên thế giới có khá nhiều các công trình nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm an toàn. Trong đó có các nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn tại Malaysia, Italia, Hàn Quốc, Ailen, Trung Quốc, Hi Lạp, Phần Lan...Các nghiên cứu này phần nào giúp các nhà quản lý các nước hiểu được hành vi mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng của họ để đưa ra những quyết định marketing đúng đắn đóng góp cho sự phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn. Ở Việt Nam, tác giả tìm thấy có một số nghiên cứu về hành vi tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên những nghiên cứu mang tính khoa học có giá trị thì chưa có nhiều. Để đóng góp thêm những tri thức khoa học phục vụ cho sự phát triển của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn, tác giả có mong muốn đi sâu vào nghiên cứu về hành vi mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Theo Ajzen và Fishbein (1975), để hiểu được hành vi mua thì cần phải nghiên cứu ý định mua. Ý định là công cụ tốt nhất để dự đoán hành vi bởi vì hành vi của một người được xác định bằng ý định của họ trong việc thực hiện hành vi đó. Ý định mua là vấn đề các nhà sản xuất và kinh doanh ngành thực phẩm an toàn quan tâm nhất vì nó giúp họ hiểu được hành vi của người tiêu dùng và nhận thức của họ về sản phẩm (Magistris và Gracia, 2008). Và chính lý thuyết về ý định mua này đã gợi ý cho tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn với một số nhân tố tác giả cho là phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam. Các đô thị là nơi tập trung thương mại trong nước và quốc tế về thực phẩm. Nghiên cứu của Radman (2005) cho rằng những người trưởng thành và sống ở những đô thị tiêu dùng thực phẩm an toàn nhiều hơn những người ở nông thôn. Nghiên cứu của Zanoli và cộng sự (2004) tại Đan Mạch cũng đồng ý với nhận định trên khi tìm thấy rằng hầu hết những người tiêu dùng thực phẩm an toàn sống ở những thành phố lớn và các khu đô thị với tình trạng kinh tế và xã hội phát triển5 hơn. Do đó, nghiên cứu cho các đô thị sẽ có ý nghĩa cao hơn. Hà Nội là thủ đô, một thành phố tiêu biểu của Việt Nam với mật độ dân cư cao, thu nhập cao và nhu cầu và hành vi mua thực phẩm an toàn thể hiện rõ nét. Vì vậy tác giả chọn Hà Nội làm địa điểm để tiến hành nghiên cứu. Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Lấy ví dụ tại Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. Luận án có các mục tiêu sau: Xây dựng mô hình một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn với những nhân tố mang đặc thù của Việt Nam. Sử dụng mô hình này xác định tính chất tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam. Dựa trên những kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy ý định mua thực phẩm an toàn tại đô thị Việt Nam nói riêng và toàn quốc gia nói chung. Từ đó cải thiện tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn tại Việt Nam. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ những nghiên cứu đã có trước tại Việt Nam và trên thế giới về ý định mua thực phẩm an toàn và từ mục tiêu đề ra của luận án là giúp các nhà quản lý trong ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn có các giải pháp hợp lý để thúc đẩy ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, luận án sẽ phải trả lời những câu hỏi nghiên cứu cụ thể sau:6 1) Ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam như thế nào? 2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam? 3) Chiều hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu tới ý định mua thực phẩm an toàn như thế nào? 4) Mức độ tác động của những nhân tố đến ý định mua thực phẩm an toàn như thế nào? 5) Những giải pháp nào có thể đưa ra để nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn của dân cư đô thị Việt Nam? 1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở trên, luận án phải giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản sau: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn. Những nghiên cứu đi trước này cùng với nghiên cứu định tính thực hiện tại Hà Nội sẽ là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức. 2) Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định và đánh giá của người tiêu dùng Hà Nội về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị. 3) Kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu bao gồm hai đối tượng chính: (1) Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua và (2) thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại đô thị Việt Nam. Cụ thể gồm những đối tượng sau: 1) Cơ sở lý thuyết về ý định hành động7 2) Các nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn tại Việt Nam và trên thế giới 3) Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại đô thị Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: An toàn thực phẩm là vấn đề cấp bách trên toàn quốc gia chứ không phải chỉ riêng khu vực cụ thể. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy khu vực đô thị là thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn. Vì vậy, đề tài này tác giả mong muốn nghiên cứu tại các đô thị của Việt Nam. Đô thị là nơi dân cư có thu nhập cao và nhu cầu mua thực phẩm an toàn cao. Việc nghiên cứu sẽ dễ thực hiện hơn và kết quả sẽ có ý nghĩa hơn. Nhưng do điều kiện có hạn nên tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Hà Nội nơi có quy mô dân số cao, thu nhập cao và nhiều đặc điểm điển hình của đô thị Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Luận án sẽ thực hiện khảo sát về ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân Hà Nội trong thời gian từ 2013 đến 2014. Đây là nghiên cứu cắt lát và có hạn chế chung của các nghiên cứu khảo sát là kết quả điều tra chỉ ở một khoảng thời gian nhất định. Sau này để tiếp tục đưa ra các kết luận về ý định mua thực phẩm an toàn trong tương lai tác giả hoặc các nhà nghiên cứu khác có thể tiếp tục khảo sát ở những thời điểm tiếp theo trong tương lai. 1.4. Khái quát phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu (1) nghiên cứu định tính, (2) nghiên cứu định lượng. (1) Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến độc lập có tác động tới biến phụ thuộc ý định mua thực phẩm an toàn đồng thời kiểm tra và hoàn thiện bảng hỏi. Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn sâu 10 người tiêu dùng khu vực nội thành Hà Nội. Nghiên cứu này được tiến hành vào tháng 01, 02 năm 2013.8 (2) Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ để kiểm định độ tin cậy của thang đo và giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức trên diện rộng. Giai đoạn 1 được thực hiện vào tháng 03 năm 2013 và giai đoạn 2 được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 11 năm 2013. Quy trình nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình và thang đo, thu thập dữ liệu sơ bộ để kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo, thu thập dữ liệu chính thức, phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ hình 1.1 như sau: Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án Cơ sở lý thuyết, Các nghiên cứu trước đây Nghiên cứu định tính, phỏng vấn sâu trên quy mô hẹp Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua bảng hỏi trên quy mô hẹp Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach alpha Nghiên cứu định lượng, phỏng vấn qua bảng hỏi trên quy mô rộng Phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin cậy Cronbach alpha Mô hình và thang đo Kiểm tra mô hình và thang đo Thu thập dữ liệu sơ bộ Kiểm định giá trị các biến và đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ Thu thập dữ liệu chính thức Kiểm định giá trị các biến, đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu9 Nghiên cứu sẽ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích được thu thập từ những nguồn sau: Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; Các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan. Kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích, so sánh và đánh giá các nghiên cứu về thực phẩm an toàn, ý định mua và ý định mua thực phẩm an toàn để xây dựng nên mô hình nghiên cứu ban đầu và các khái niệm được sử dụng trong luận án. Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập đầu tiên bằng phỏng vấn sâu. Kết quả phỏng vấn sâu sẽ được sử dụng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức. Tiếp đến, thông tin sơ cấp được thu thập bằng khảo sát: tác giả sẽ sử dụng bảng hỏi để điều tra nhằm tìm ra các nhân tố tác động và đặc điểm của sự tác động của các nhân tố này tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam. Bảng hỏi và dàn bài phỏng vấn sau khi được thiết kế sẽ xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi sẽ được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Mẫu điều tra: Đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng nên quy mô phải đủ lớn để đảm bảo tính đại diện. Tác giả xây dựng mẫu điều tra có quy mô là 762 cá nhân. Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên là chọn mẫu tiện lợi. Phương pháp phân tích dữ liệu: Bảng hỏi sau khi thu về sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 18, kết hợp một số phương pháp như thống kê, phân tích nhân tố, phân tích độ tin cậy, phân tích hồi quy. Quá trình triển khai nghiên cứu có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như chọn mẫu không đạt được mục tiêu lý tưởng, câu hỏi chưa hợp lý. Vì vậy, tác giả chuẩn bị một phương án nghiên cứu để giảm thiểu những vấn đề này nhằm đảm bảo tính tin cậy, đại diện của mẫu đồng thời hoàn thiện thang đo cho bảng hỏi.10 Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong Chương 3 của luận án. 1.5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã thực hiện được những mục tiêu đề ra ban đầu trước khi nghiên cứu: Tổng quan các công trình nghiên cứu về ý định mua thực phẩm an toàn và hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về ý định hành động nói chung và ý định mua nói riêng. Từ đó xây dựng được mô hình nghiên cứu. Kiểm định mô hình nghiên cứu, khẳng định được các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động với ý định mua thực phẩm an toàn. Đưa ra một số đề xuất cho doanh nghiệp nhằm nâng cao ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng và một số kiến nghị vĩ mô nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn tại Việt Nam. Cụ thể, luận án đã đạt được những đóng góp như trong các mục sau. 1.5.1. Những đóng góp về mặt lý luận Luận án xác định thêm được một nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới ý định mua thực phẩm an toàn mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới. Đó là truyền thông đại chúng. Xây dựng được mô hình bao gồm mười nhân tố tác động tới ý định mua thực phẩm an toàn là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm tới môi trường, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về sự sẵn có của sản phẩm, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo giá trị bản thân, tham khảo tuân thủ, tham khảo thông tin và truyền thông đại chúng. Kiểm định được mô hình nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa của sáu nhân tố là sự quan tâm tới sức khỏe, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán sản phẩm, tham khảo thông tin và truyền thông đại chúng. Trong các thang đo được thừa kế từ các nghiên cứu trước, có ba thang đo chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện nghiên cứu Việt Nam đó là thang đo chuẩn11 mực chủ quan, thang đo nhận thức về giá bán sản phẩm, thang đo tham khảo giá trị bản thân. Luận án đã giúp làm cho các thang đo đó phù hợp hơn. 1.5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị Việt Nam, đồng thời chỉ ra chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng nhân tố. Từ đó giúp các doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh làm tăng ý định mua từ đó tăng hoạt động mua của người tiêu dùng. Luận án đã đưa ra các đề xuất để các doanh nghiệp tham khảo vận dụng trong quá trình kinh doanh và kiểm soát các nhân tố tác động đến ý định mua của người tiêu dùng. Đồng thời luận án cũng hàm ý đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy việc tiêu dùng thực phẩm an toàn. 1.6. Bố cục của luận án Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của mình, bố cục của luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM LẤY VÍ DỤ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5: BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Thực phẩm an toàn Luật an toàn thực phẩm của Việt Nam (Luật số: 552010QH12) quy định rằng thực phẩm an toàn là thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Tại Mỹ, Châu Âu và trên thế giới, thực phẩm an toàn được coi là những thực phẩm không chứa các hóa chất độc hại, được sản xuất bằng những phương pháp tổng thể tại những nông trại an toàn. Thực phẩm an toàn được nuôi trồng và sản xuất trong điều kiện không sử dụng các chất làm màu mỡ nhân tạo, thuốc trừ sâu, thuốc làm tăng trưởng, thuốc tăng trọng cho vật nuôi và các chất biến đổi gen nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm đầu ra ( Perry và Schultz, 2005; Essoussi và Zahaf, 2008). Winter và Davis (2006) định nghĩa rằng thực phẩm an toàn là những sản phẩm qua hệ thống thiên nhiên để đẩy mạnh vòng quay sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời cung cấp cho vật nuôi, cây trồng và nông dân một môi trường an toàn và lành mạnh. Thực phẩm an toàn là thực phẩm được sản xuất không dùng thuốc diệt côn trùng thông thường. Thực phẩm từ động vật sống như thịt, trứng, sữa.. thì động vật sống không được nuôi bằng kháng sinh và hooc môn tăng trưởng (Organic Foods Production Act, 1990). Theo như Gracia và Magistris (2007), mục đích của thực phẩm an toàn là để loại bỏ những hóa chất độc hại trong thực phẩm để tăng cường độ bổ dưỡng và an toàn cho thực phẩm. Thêm vào đó thực phẩm an toàn cũng được xác định là thực phẩm được sản xuất không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại, chất làm màu mỡ, thuốc diệt cỏ. Quá trình sản xuất và nuôi trồng thực phẩm an toàn sử dụng13 những phương pháp toàn diện như bón phân, luân canh, vi sinh vật theo quá trình phát triển tự nhiên của vật nuôi hay cây trồng. Hiệp hội tiêu chuẩn thực phẩm an toàn thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) năm 2000 đã thiết lập tiêu chuẩn quốc gia cho thuật ngữ “ thực phẩm an toàn”. Họ đã khẳng định thực phẩm an toàn được xác định bởi những yếu tố mà nó không được có trong quá trình sản xuất chứ không phải là những yếu tố phải có. Ví dụ thực phẩm an toàn phải được nuôi trồng trong điều kiện môi trường trong sạch, rau quả không được trồng trong điều kiện nước thải độc hại, không được dùng các chất làm màu mỡ tổng hợp, thuốc trừ sâu, công nghệ biến đổi gen, hóc môn tăng trưởng, phóng xạ và kháng sinh. Theo Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm thế giới (FAO), thực phẩm an toàn là những thực phẩm được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên không có hóa chất, kháng sinh, công nghệ biến đổi gen hay bất kỳ hóa chất tổng hợp nào. Trong luận án này tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Perry và Schultz (2005). Nhóm hàng thực phẩm được xem xét ở đây bao gồm thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua sơ chế, chế biến và thực phẩm công nghệ. 2.1.2. Ý định mua Ý định hành động được định nghĩa bởi Ajzen (2002) là hành động của con người được hướng dẫn bởi việc cân nhắc ba yếu tố niềm tin vào hành vi, niềm tin vào chuẩn mực và niềm tin vào sự kiểm soát. Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động của con người càng lớn. Về ý định mua, Philips Kotler và cộng sự (2001) đã biện luận rằng, trong giai đoạn đánh giá phương án mua, người tiêu dùng cho điểm các thương hiệu khác nhau và hình thành nên ý định mua. Nhìn chung, quyết định của người tiêu dùng là sẽ mua sản phẩm của thương hiệu họ ưa chuộng nhất. Tuy nhiên có hai yếu tố có thể cản trở ý định mua trở thành hành vi mua là thái độ của những người xung quanh và các tình huống không mong đợi. Người tiêu dùng có thể hình thành ý định mua dựa trên các yếu tố như thu nhập mong đợi, giá bán mong đợi, tính năng sản phẩm mong đợi.14 Ý định mua được mô tả là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phẩm ( Elbeck, 2008) và đây là khái niệm tác giả sẽ sử dụng trong luận án. Việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi mua thực tế của khách hàng ( Howard và Sheth, 1967). Thêm vào đó dựa vào một số học thuyết, ý định mua được xem là cơ sở để dự đoán cầu trong tương lai (Warshaw, 1980; Bagozzi, 1983; Fishbein và Ajzen, 1975). Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra những điểm khác biệt giữa ý định mua và hành động mua thực ( Warshaw, 1980; Mullett và Karson, 1985; Kalwani và Silk, 1982; Pickering và Isherwood, 1974). Sự khác biệt đó nằm trong nhận thức của khách hàng. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc những nghiên cứu về ý định mua không có ý nghĩa. Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định mua và hành động mua lại đưa ra những chỉ bảo rõ rệt về mối quan hệ này ( Newberry, Kleinz và Boshoff, 2003; Morowitz và Schmittlein,1992; Bennaor,1995; Taylor Houlalan và Gabriel, 1975; Granbois và Summers, 1975; Sheppard, Hartwick và Warshaw, 1988; Morowitz, 1996) 2.1.3.Ý định mua thực phẩm an toàn Nik Abdul Rashid (2009) định nghĩa rằng ý định mua thực phẩm an toàn là khả năng và ý chí của cá nhân trong việc dành sự ưa thích của mình cho thực phẩm an toàn hơn là thực phẩm thường trong việc cân nhắc mua sắm. Ramayah, Lee và Mohamad (2010) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn là một trong những biểu hiện cụ thể của hành động mua. Han, Hsu và Lee (2009) cho rằng ý định mua thực phẩm an toàn thường gắn với những lời truyền miệng tốt về sản phẩm và ý định trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm an toàn. Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm của Nik Abdul Rashid (2009).15 2.2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi của con người nói chung và hành vi mua của người tiêu dùng nói riêng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Ajzen, 1991). Hai lý thuyết này được sử dụng rất rộng rãi trong việc giải thích ý định thực hiện hành vi của con người. Trong lĩnh vực thực phẩm an toàn, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng hai lý thuyết này để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau tới ý định mua thực phẩm an toàn. Thêm vào đó, tác giả cho rằng, thực phẩm an toàn là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, người mua có cân nhắc, tính toán và lên kế hoạch về việc tiêu dùng chứ không phải là sản phẩm mua ngẫu hứng. Qua tổng quan các nghiên cứu trước đây về ý định mua thực phẩm an toàn và cân nhắc của bản thân, tác giả cho rằng sử dụng Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch làm cơ sở lý thuyết cho luận án này là phù hợp. So sánh hai lý thuyết này với các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng kinh điển trước đây ta thấy có nhiều sự thống nhất. Mô hình hành vi mua của Philip Kotler và cộng sự (2001) cũng khẳng định ý định mua là tiền đề của hành vi mua. Mô hình hành vi người tiêu dùng của Jame F. Engel và cộng sự (1993) nhấn mạnh nhân tố giá trị chuẩn mực tương tự như nhân tố chuẩn mực chủ quan của Fishbein và Ajzen, mô hình hành vi người tiêu dùng của Hawkins Mothersbaugh (1980) cũng khẳng định ảnh hưởng của thái độ tới hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên có một điểm đặc biệt của Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch là hai lý thuyết này nhấn mạnh việc giải thích hành vi của con người thông qua ý định hành động của họ. Nội dung cụ thể của Lý thuyết hành vi hợp lý và Lý thuyết hành vi có kế hoạch như sau: Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) được ra đời bởi Fishbein và Ajzen (1975). Lý thuyết khẳng định rằng con người thường cân nhắc kết quả của các hành động khác nhau trước khi thực hiện chúng và họ chọn thực hiện các hành động sẽ dẫn đến16 những kết quả họ mong muốn. Công cụ tốt nhất để phán đoán hành vi là ý định. Hành vi được xác định bởi ý định thực hiện hành động (BI) của một người. Ý định là kế hoạch hay khả năng một người nào đó sẽ thực hiện một hành động cụ thể trong một bối cảnh nhất định. Ý định là đại diện về mặt nhận thức của sự sẵn sàng thực hiện một hành động nào đó. Ý định hành động là động lực chính dẫn đến hành vi. Fishbein và Ajzen đề xuất rằng ý định hành động chịu ảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định. Thái độ miêu tả mức độ một cá nhân đánh giá kết quả của một hành động là tích cực hay tiêu cực. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân về việc người khác sẽ nghĩ thế nào về hành động của mình. Chuẩn mực chủ quan đại diện cho việc cá nhân tự nhận thức rằng những người quan trọng đối với việc ra quyết định của họ mong muốn họ thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. Nếu một người mong đợi và cho rằng hành vi sẽ mang lại kết quả tích cực và cảm thấy những người quan trọng (có ảnh hưởng đối với cá nhân) khuyến khích, ủng hộ việc thực hiện hành vi này thì ý định thực hiện hành vi sẽ được hình thành. Nói cách khác, cá nhân thực hiện hành động xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể đó là kỳ vọng về kết quả tích cực của hành động và niềm tin vào việc những người xung quanh ủng hộ hành động của mình. Theo lý thuyết hành vi hợp lý, thái độ được hình thành bởi hai nhân tố: (1) những niềm tin của cá nhân về những kết quả của hành vi (là niềm tin về việc hành vi sẽ mang lại những kết quả có những tính chất nhất định) và (2) đánh giá của người đó về kết quả này (giá trị liên quan đến đặc điểm của kết quả hành động). Chuẩn mực chủ quan được hình thành bởi hai nhân tố: (1) niềm tin về việc những người có ảnh hưởng cho rằng cá nhân này nên thực hiện hành vi (cảm giác hay niềm tin về việc những người xung quanh ta có đồng tình hay không đồng tình17 với hành vi của chúng ta) và (2) động lực để tuân thủ theo những người có ảnh hưởng này (ý định hay hành vi của cá nhân có bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của những người xung quanh hay không). Hình 2.1. Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) Nguồn: Ajzen I. and Fishbein M. (1975) “Belief, attitude, intention and behavior. An introduction to theory and research” Theo Lutz (1991), có hai mệnh đề quan trọng gắn với lý thuyết hành vi hợp lý: (1) để dự đoán hành vi của một người thì cần phải đo lường thái độ của người đó đối với việc thực hiện hành vi này và (2) ngoài thái độ đối với hành vi, lý thuyết hành vi hợp lý còn nói tới nhân tố chuẩn mực chủ quan với vai trò là một tác nhân ảnh hưởng tới hành vi. Chuẩn chủ quan đo lường những ảnh hưởng xã hội đối với hành vi của một người nào đó. Lý thuyết hành vi hợp lý được sử dụng trong việc giải thích hành vi ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như hành vi mua thực phẩm an toàn, hành vi đánh Niềm tin về kết quả hành động Đánh giá kết quả hành động Niềm tin vào quy chuẩn của người xung quanh Động lực để tuân thủ những người xung quanh Thái độ Ý định hành vi Hành vi Chuẩn mực chủ quan18 bạc, hành vi ra quyết định đạo đức trong ngành kế toán công, hành vi tiêm phòng vacxin, hành vi sử dụng dây an toàn và mũ bảo hiểm trong lái xe, ý định sử dụng năng lượng có thể tái tạo, ý định tường trình việc nhìn thấy vật thể bay lạ, ý định mua hàng trực tuyến, ... Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cũng tìm ra một số hạn chế của lý thuyết này. Nghiên cứu của Sheppard và cộng sự (1988) chỉ ra rằng lý thuyết hành vi hợp lý có một số hạn chế sau (1) lý thuyết này cho rằng hành vi mục tiêu của cá nhân hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát về ý chí của họ, (2) vấn đề lựa chọn bối cảnh phân tích không được Fishbein và Ajzen chỉ ra rõ ràng và (3) ý định của cá nhân được đo lường trong điều kiện không đầy đủ thông tin cần thiết để hình thành nên ý định chắc chắn hoàn toàn (Sheppard và cộng sự, 1988). Nghiên cứu này cũng cho rằng lý thuyết hành vi hợp lý chỉ tập trung vào việc xác định hành vi đơn lẻ, trong khi đó trong điều kiện thực tế, con người thường phải đối mặt với nhiều hành vi như lựa chọn cửa hàng, lựa chọn sản phẩm, kiểu loại, kích cỡ, màu sắc... Sự tồn tại nhiều sự lựa chọn như vậy có thể làm hoán đổi bản chất của quy trình hình thành ý định và vai trò của ý định trong việc dự áo hành vi thực tế. Những hạn chế này làm giới hạn việc áp dụng lý thuyết này đối với những hành vi nhất định (Buchan, 2005). Để khắc phục điểm này, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đã ra đời (Ajzen, 1991). Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết mở rộng của lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý chí. Cũng giống như lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi, nó là chỉ báo cho việc con người sẽ cố gắng đến mức nào, hay dự định sẽ dành bao nhiêu nỗ lực vào việc thực hiện một hành vi cụ thể. Như quy luật chung, ý định càng mạnh mẽ thì khả năng hành vi được thực hiện càng lớn. Điều này là rõ ràng, tuy nhiên, việc ý định thực hiện hành vi trở thành hành vi thực chỉ được nhìn thấy trong những hành vi19 nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lý chí (ví dụ cá nhân quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi đó bằng lý chí). Trong thực tế có những hành vi thỏa mãn điều kiện này, tuy nhiên việc thực hiện hầu hết các hành vi dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào những nhân tố cản trở như sự sẵn có của những nguồn lực hay những cơ hội cần thiết (ví dụ thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với những người khác..xem Ajzen, 1985). Những nhân tố này đại diện cho sự kiểm soát hành vi trong thực tế của cá nhân. Nếu các nguồn lực hay cơ hội cần thiết được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh ý định hành động và cùng với ý định hành động thì hành vi sẽ được thực hiện. Như vậy, trong học thuyết mới này, các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn mức chủ quan và (3) nhận thức về kiểm soát hành vi. Nhận thức về kiểm soát hành vi: tầm quan trọng của kiểm soát hành vi trong thực tế là hiển nhiên. Các nguồn lực và các cơ hội sẵn có sẽ phần nào quyết định khả năng thực hiện hành động. Nhận thức về kiểm soát hành vi đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết hành vi có kế hoạch. Thực tế, lý thuyết hành vi có kế hoạch khác với lý thuyết hành động từ nguyên nhân ở nhân tố này. Nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn. Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, nhận thức về kiểm soát hành vi cùng với ý định hành động có thể được sử dụng trực tiếp để mô tả hành vi. Vẫn với việc lấy ý định hành động làm trung tâm, việc giải thích hành vi sẽ đạt kết quả cao hơn khi đưa thêm nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi vào. Như vậy, lý thuyết hành vi có kế hoạch chỉ ra ba nhân tố độc lập về mặt khái niệm quyết định nên ý định. Đầu tiên là thái độ đối với hành vi, đó là mức độ mà mỗi cá nhân đánh giá cao hay thấp một hành vi nào đó. Thứ hai là chuẩn mực chủ quan, đó là nhận thức về áp lực mà xã hội đặt lên cá nhân trong việc thực hiện hay không thực hiện hành vi. Thứ ba là nhận thức về kiểm soát hành vi, đó là nhận thức về việc dễ hay khó để thực hiện một hành vi cụ thể. Nhìn chung, thái độ đối với hành vi càng tích cực, chuẩn mực chủ quan càng ủng hộ việc thực hiện hành vi và20 nhận thức kiểm soát hành vi càng ít cản trở thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ. Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi nhân tố trong ba nhân tố nêu trên không hoàn toàn tương đồng trong những mối cảnh nghiên cứu hành vi khác nhau. Hình 2.2. Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) Nguồn: Ajzen (1991) The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes Trong thập kỷ vừa qua, lý thuyết hành vi có kế hoạch đã được sử dụng để dự báo nhiều loại hành vi và đã mang lại nhiều thành công. Những hành vi được dự báo rất đa dạng như ý định tái sử dụng giấy loại, ý định mua hay copy ph

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân LÊ tHùY HƯƠNG NGHIÊN CứU CáC NHÂN Tố ảNH HƯởng đến ý định mua thực phẩm an toàn c dân đô thị lấy ví dụ thành phố Hà nội Chuyên ngành: quản trị kinh doanh (marketing) 62340102 Mã số: 62340102 Ngời hớng dẫn khoa học: PGS TS trơng đình chiến Hà Nội 2014 i LI CM N Trc tiờn, tụi xin chõn thnh gi li cm n n Ban Giỏm hiu Trng i hc Lao ng Xó hi, n Quý thy cụ trng i hc Kinh t Quc dõn ó to iu kin thun li tụi hon thnh lun ỏn ny Tụi xin chõn thnh gi li cm n n PGS TS Trng ỡnh Chin, ngi hng dn khoa hc ca lun ỏn, ó giỳp tụi nhng quy chun v ni dung, kin thc v phng phỏp nghiờn cu hon thnh lun ỏn ny Cui cựng, tụi xin chõn thnh cm n n gia ỡnh, bn bố, nhng ng nghip ó tn tỡnh h tr, giỳp tụi sut thi gian hc v nghiờn cu Xin gi li cm n chõn thnh n tt c mi ngi! Tỏc gi Lờ Thựy Hng ii LI CAM OAN Tụi xin cam oan lun ỏn Nghiờn cu cỏc nhõn t nh hng n ý nh mua thc phm an ton ca c dõn ụ th - Ly vớ d ti Thnh ph H Ni l cụng trỡnh nghiờn cu ca riờng tụi Cỏc s liu s cp, th cp v trớch dn ti liu tham kho c trỡnh by lun ỏn l trung thc Kt qu nghiờn cu lun ỏn cha tng c cụng b Tỏc gi Lờ Thựy Hng iii MC LC LI CM N i LI CAM OAN ii DANH MC T VIT TT vi DANH MC BNG BIU vii DANH MC HèNH V ix CHNG 1: GII THIU CHUNG V NGHIấN CU CC NHN T NH HNG N í NH MUA THC PHM AN TON CA C DN ễ TH - LY V D TI THNH PH H NI 1.1 Tớnh cp thit ca ti nghiờn cu 1.2 Mc tiờu, cõu hi nghiờn cu v nhim v nghiờn cu ca lun ỏn 1.2.1 Mc tiờu nghiờn cu 1.2.2 Cõu hi nghiờn cu 1.2.3 Nhim v nghiờn cu 1.3 i tng, phm vi nghiờn cu ca lun ỏn 1.3.1 i tng nghiờn cu 1.3.2 Phm vi nghiờn cu 1.4 1.5 1.5.1 1.5.2 Khỏi quỏt phng phỏp nghiờn cu Nhng úng gúp mi ca lun ỏn 10 Nhng úng gúp v mt lý lun 10 Nhng úng gúp v mt thc tin 11 1.6 B cc ca lun ỏn 11 CHNG 2: C S Lí THUYT V Mễ HèNH NGHIấN CU CC NHN T NH HNG N í NH MUA THC PHM AN TON 12 2.1 Cỏc khỏi nim c bn 12 2.1.1 Thc phm an ton 12 2.1.2 í nh mua 13 2.1.3 í nh mua thc phm an ton 14 2.2 2.3 C s lý thuyt - Lý thuyt hnh vi hp lý (TRA) v lý thuyt hnh vi cú k hoch (TPB) 15 Tng quan cỏc mụ hỡnh nghiờn cu cỏc nhõn t nh hng n ý nh mua thc phm an ton 21 iv 2.3.1 Tng quan cỏc mụ hỡnh nghiờn cu cỏc nhõn t nh hng n ý nh mua thc phm an ton nc 21 2.3.2 Tng quan cỏc mụ hỡnh nghiờn cu cỏc nhõn t nh hng n ý nh mua thc phm an ton ngoi nc 24 2.4 Mụ hỡnh nghiờn cu, cỏc gi thuyt v thang o 32 TểM TT CHNG 50 CHNG 3: PHNG PHP NGHIấN CU 52 3.1 Thit k nghiờn cu 52 3.1.1 Phng phỏp nghiờn cu 52 3.1.2 Quy trỡnh xõy dng bng hi 53 3.1.3 Mu nghiờn cu 54 3.2 Nghiờn cu nh tớnh 55 3.1.1 Mc tiờu ca phng sõu 55 3.1.2 Phng phỏp thc hin phng sõu 56 3.1.3 Kt qu nghiờn cu nh tớnh 58 3.1.4 Din t v mó húa thang o 60 3.3 Nghiờn cu nh lng 64 3.2.1 Nghiờn cu nh lng s b 64 3.2.2 Nghiờn cu nh lng chớnh thc 72 TểM TT CHNG 77 CHNG 4: KT QU NGHIấN CU 79 4.1 Thng kờ mụ t mu nghiờn cu theo bin kim soỏt 79 4.2 ỏnh giỏ thang o 81 4.2.1 Thng kờ mụ t bin c lp v kim nh dng phõn phi ca cỏc thang o bin c lp 81 4.2.2 Thng kờ mụ t bin ph thuc 84 4.2.3 Kim nh giỏ tr ca thang o 84 4.2.4 ỏnh giỏ tin cy ca cỏc thang o 89 4.3 Kim nh gi thuyt nghiờn cu 95 4.3.1 Kim nh h s tng quan 95 4.3.2 Kim nh gi thuyt v phõn tớch hi quy 97 4.4 So sỏnh nh hng ca cỏc nhúm mi bin kim soỏt ti ý nh mua thc phm an ton .103 v 4.4.1 Kim nh Independent- sample T-test gia bin kim soỏt Gii tớnh v bin ph thuc í nh mua 104 4.4.2 Kim nh Anova gia bin kim soỏt Tui v bin ph thuc í nh mua 105 4.4.3 Kim nh Anova gia bin kim soỏt Trỡnh hc v bin ph thuc í nh mua 105 4.4.4 Kim nh Anova gia bin kim soỏt Thu nhp v bin ph thuc í nh mua 107 TểM TT CHNG 108 CHNG 5: KT LUN V KIN NGH 109 5.1 Túm tt kt qu nghiờn cu .109 5.2 Tho lun kt qu nghiờn cu 112 5.2.1 Tỏc ng ca s quan tõm n sc khe 112 5.2.2 Tỏc ng ca nhn thc v cht lng 113 5.2.3 Tỏc ng ca s quan tõm n mụi trng 114 5.2.4 Tỏc ng ca chun mc ch quan .114 5.2.5 Tỏc ng ca nhn thc v s sn cú ca sn phm .115 5.2.6 Tỏc ng ca nhn thc v giỏ bỏn sn phm .115 5.2.7 Tỏc ng ca tham kho-giỏ tr bn thõn 116 5.2.8 Tỏc ng ca tham kho-tuõn th 116 5.2.9 Tỏc ng ca tham kho- thụng tin .116 5.2.10 Tỏc ng ca truyn thụng i chỳng 117 5.3 Mt s xut v kin ngh 118 5.3.1 Mt s xut cho cỏc nh qun tr .118 5.3.2 Mt s kin ngh v mụ 120 5.4 Hn ch ca nghiờn cu v gi ý cho nghiờn cu tip theo 122 5.4.1 Hn ch ca nghiờn cu 122 5.4.2 Gi ý cho nghiờn cu tip theo .122 TểM TT CHNG 123 DANH MC CC CễNG TRèNH KHOA HC C CễNG B Cể LIấN QUAN CA TC GI 124 TI LIU THAM KHO .125 PH LUC vi DANH MC T VIT TT TPAT : Thc phm an ton TPB : Theory of Planned Behaviour TRA : Theory of Reasoned Action vii DANH MC BNG BIU Bng 2.1 Thang o í nh mua thc phm an ton 37 Bng 2.2 Thang o s quan tõm n sc khe 38 Bng 2.3 Thang o nhn thc v cht lng 39 Bng 2.4 Thang o s quan tõm n mụi trng 40 Bng 2.5 Thang o chun mc ch quan 41 Bng 2.6 Thang o s sn cú ca sn phm 41 Bng 2.7 Thang o giỏ bỏn sn phm 42 Bng 2.8 Thang o nhúm tham kho 43 Bng 3.1 Phng phỏp nghiờn cu 53 Bng 3.2 c im mu ngi tiờu dựng nghiờn cu nh tớnh 57 Bng 3.3 iu chnh cỏch din t thang o 59 Bng 3.4 Thang o hiu chnh v mó húa thang o 61 Bng 3.5 Kt qu ỏnh giỏ s b thang o bng Cronbach Alpha 66 Bng 3.6 Kt qu ỏnh giỏ li tin cy ca ba thang o chun mc ch quan, nhn thc v giỏ bỏn sn phm v nhúm tham kho 68 Bng 3.8 Kt qu thu thp phiu iu tra 76 Bng 3.9 Thng kờ phiu iu tra 77 Bng 4.1 Thng kờ mụ t mu theo gii tớnh 79 Bng 4.2 Thng kờ mụ t mu theo tui 80 Bng 4.3 Thng kờ mụ t mu theo Trỡnh hc 80 Bng 4.4 Thng kờ mụ t mu theo thu nhp 81 Bng 4.5 Mụ t thng kờ cỏc thang o bin c lp 82 Bng 4.6 Mụ t thng kờ cỏc thang o bin ph thuc 84 Bng 4.7 Kt qu phõn tớch nhõn t EFA 87 Bng 4.8 Kt qu ỏnh giỏ tin cy ca thang o 92 Bng 4.9 Kt qu kim nh h s tng quan 96 Bng 4.10 Kt qu phõn tớch hi quy 102 viii Bng 4.11 Kim nh Levene phng sai ng nht cho cỏc nhúm gii tớnh 104 Bng 4.12 Kim nh Levene phng sai ng nht cho cỏc nhúm tui 105 Bng 4.13 Kim nh Levene phng sai ng nht cho cỏc nhúm trỡnh hc 105 Bng 4.14 Kim nh Anova gia 106 Bng 4.15 Bng mụ t giỏ tr trung bỡnh í nh mua thc phm an ton gia cỏc nhúm Trỡnh hc 106 Bng 4.16 Kim nh Levene phng sai ng nht cho cỏc nhúm thu nhp 107 ix DANH MC HèNH V Hỡnh 1.1 Quy trỡnh nghiờn cu ca lun ỏn Hỡnh 2.1 Mụ hỡnh Lý thuyt hnh vi hp lý (TRA) ca Fishbein v Ajzen (1975) 17 Hỡnh 2.2 Mụ hỡnh Lý thuyt hnh vi cú k hoch (TPB) ca Ajzen (1991) 20 Hỡnh 2.3 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Trng T Thiờn v cng s (2010) 22 Hỡnh 2.4 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Nguyn Phong Tun (2011) 24 Hỡnh 2.5 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Anssi Tarkiainen v cng s (2005) 25 Hỡnh 2.6 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Sudiyanti Sudiyanti (2009) 27 Hỡnh 2.7 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Jay Dickieson v cng s (2009) 28 Hỡnh 2.8 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Victoria Kulikovski v cng s (2010) 29 Hỡnh 2.9 Mụ hỡnh nghiờn cu ca A.H Aman v cng s (2012) 30 Hỡnh 2.10 Mụ hỡnh nghiờn cu ca Justin Paul v cng s (2012) 31 Hỡnh 2.11 Mụ hỡnh nghiờn cu ca lun ỏn 36 Hỡnh 4.1 Mụ hỡnh nghiờn cu iu chnh 94 124 DANH MC CC CễNG TRèNH KHOA HC C CễNG B Cể LIấN QUAN CA TC GI Phõn tớch cỏc nhõn t nh hng ti ý nh mua thc phm an ton., Tp Kinh t v d bỏo, S thỏng nm 2014 nh hng ca s quan tõm n sc khe, nhn thc v cht lng v quy tc ng x ch quan ti ý nh mua thc phm an ton ca c dõn ụ th Vit Nam - Ly vớ d ti Thnh ph H Ni, Tp Khoa hc Thng mi, S 66 thỏng nm 2014 The impact of health consciousness, environmental concern and price on organic food purchase intention in Hanoi, Vietnam, K yu hi tho khoa hc quc t "9th International conference on hunanities and social sciences 2013", Trng i hc Khon Kaen, Thailand, thỏng 11 nm 2013 125 TI LIU THAM KHO Ting Vit: PGS.TS Trng ỡnh Chin (2010), Giỏo trỡnh Qun tr Marketing, NXB i hc Kinh t quc dõn, H Ni GS.TS Trn Minh o (2006), Giỏo trỡnh Marketing Cn bn NXB i hc Kinh t quc dõn, H Ni PSG.TS Nguyn Vit Lõm (2007), Giỏo trỡnh Nghiờn cu marketing NXB i hc Kinh t quc dõn, H Ni Lut an ton thc phm ( Lut s 55/2010/QH12) nm 2010 Hu Ngc (2006), Lóng du húa Vit Nam NXB Thanh niờn Nguyn ỡnh Th, Nguyn Th Mai Trang (2007), Nguyờn cu khoa hc Marketing ng dng mụ hỡnh cu trỳc tuyn tớnh SEM NXB i hc quc gia TP H Chớ Minh Nguyn ỡnh Th (2011), Phng phỏp nghiờn cu khoa hc kinh doanh NXB Lao ng- Xó hi TS V Huy Thụng (2010), Giỏo trỡnh Hnh vi ngi tiờu dựng NXB i hc Kinh t quc dõn, H Ni Hong Trng v Chu Nguyn Mng Ngc (2008), Phõn tớch d liu nghiờn cu vi SPSS NXB Hng c Ting Anh: 10 A.H Aman, Amran Harun v Zuhal Hussein (2012), The influence of environmental knowledge and concern on green purchase intention the role of attitude as a mediating variable, British Journal of Arts and Social Sciences, Vol 7, No 2, pp 145-167 11 Ajen I and Fishbein M (1975), Belief, attitude, intention and behavior An introductiion to theory and research Reading, Mass: Addison-Wesley 12 Ajzen I (1991), The theory of planned behavior Organizational Behavior and Human Decision Processes, Vol 50, pp 179-211 126 13 Ajzen I ( 2002a), Constructing a TpB questionnaire: Conceptual and methodological considerations URL: http://www.people.umass.edu/ajzen/pdf/tpb.measurement.pdf 14 Ajzen I (2002b), Perceived Behavioral Control, Self-Efficacy, Locus of Control, and the Theory of Planned Behavior Journal of Applied Social Psychology, Vol 32, pp 665-683 15 Anssi Tarkiainen v Sanna Sundqvist (2005), Subjective norms, attitudes and intention of Finish consumers in buying organic food British food journal, Vol 107, No 11, pp 808-822 16 Bagozzi R P (1983), A Holistic methodology for modelling consumer response to innovation Operations research ,Vol.31, pp 128-176 17 Bass, Frank M (1969), A New Product Growth Model for Consumer Durables, Management Science, Vol 15, No 5, pp 215-227 18 Bennaor A C (1995), Predicting behaviour from intention to buy measure: The parametric case Journal of marketing research, Vol 32, pp 176-191 19 Bo Won Suh, Anita Eves v Margaret Lumbers (2008), Consumers perception and purchasing intention of organic food in South Korea, pc.parnu.ee/~htooman/ /consumers%20perception.pdf 20 Bocaletti S and Nardella M (2000), Consumer willingness to pay for pesticide- free fresh fruit and vegetables in Italy, The intenational food and agribusiness management review, Vol 3, No 3, pp 297-310 21 Brown, C (2003), Consumers preferences for locally produced food: A study in Southeast Missour American Journal of Alternative Agriculture, Vol.18, pp 213-224 22 Buchan, H.F (2005), Ethical Decision Making in the Public Accounting Profession: An extension of Ajzens Theory of Planned Behavior, Journal of Business Ethics, Vol 61, pp 165-181 23 Campbell, Donald T v Duncan W Fiske (1959), Convergent and Discriminant validation by the Multitrait Multimethod Matrix Psychological Bulletin, Vol 56, No 2, pp 81-105 127 24 Chan, R.Y.K., and Lau, L B.Y (2000), Antecedents of Green Purchases: A survey in China, Journal of Consumer Marketing, Vol 17, No 4, pp 338357 25 Chang, M K (1998), Predicting unethical behavior: a comparison of the theory of reasoned action and the theory of planned behavior, Journal of Business Ethics, Vol 17, No 16, pp 1825-33 26 Chen, M.F (2007), Consumer attitudes and purchase intentions in relation to organic foods in Taiwan: Moderating effects of food-related personality traits, Food Quality and Preference, Vol 18, pp 1008-1021 27 Chen, M.F (2009), Attitude toward organic foods among Taiwanese as related to health consciousness, environmental attitudes, and the mediating effects of a healthy lifestyle, Journal of British food, Vol 111, No 2, pp.165178 28 Chika Motomura (2013), Gain Report, gain.fas.usda.gov 29 Davies, A., Titterington, A.J and Cochrane, C (1995), Who buys organic food? A profile of the purchasers of organic food in Northern Ireland, British Food Journal, Vol 97 No 10, pp 17-23 30 DeFleur, M v Everette Dennis (1998), Understand the mass media, 6th Ed Boston 31 Dettmann, R and Dimitri, C (2007), Whos buying organic vegetables? Demographic characteristics of US consumers, Journal of Food Distribution Research, pp 49-62 32 Diamantopoulos, A., Schlegelmilch, B B., Sinkovics, R R., and Bohlen, G M (2003), Can Socio-demographics Still Play a Role in Profiling Green Consumers? A Review of The Evidence and An Empirical Investigation, Journal of Business Research, Vol 56, pp 465-480 33 Elbeck Matt v Tirtiroglu Ercan (2008) Qualifying Purchase Intentions Using Queueing Theory, Journal of Applied Quantitative Method, Vol No 2, pp 167-178 128 34 Essoussi, L.H v Zahaf, M (2008), Decision making process of community organic food consumers: an exploratory study, Journal of Consumer Marketing, Vol 25 No 2, pp 95-104 35 Feick, L F v L.L., Price (1987), The market maven: A diffuser of marketplace information, Journal of Marketing, Vol.51, pp 83-97 36 Figuie, M (2003), Vegetable consumption behaviour in Vietnam, http://xttmnew.agroviet.gov.vn/en/stories/TinTiengAnh/BC_TA/Vegetable_con sumption.pdf (accessed 20 July 2010) 37 Fotopoulos, Krystallis (2002), Purchasing motives and profile of Greek organic consumers: a countrywide survey, Brishtish Food Journal, Vol 104, No 9, pp 730-764 38 Fotopoulos, Christos and George Chryssochoidis (2000), Factors affecting the decision to purchase Orgainic food, Journal of Euromarketing, Vol 9, No.3, pp 44 39 Gerbing, D.W., Anderson,J.C., (1988) An updated paradigm forscale development incorporating unidimensionality and its assessment, Journal of MarketingResearch, Vol 25 No 2, pp 186-192 40 Gil, J.M., Gracia, A and Sanchez, M (2000), Market segmentation and willingness to pay for organic products in Spain, International Food and Agribusiness Management Review, Vol No 2, pp 207-26 41 Gracia, A and de Magistris, T (2007), Organic food product purchase behaviour: a pilot study for urban consumers in the South of Italy, Spanish Journal of Agricultural Research, Vol 5(4), pp 439-451 42 Granbois D and Summers J O (1975), Primary and secondary validity of consumer purchase probabilities, Journal of consumer research, Vol 1, 1975, pp 31-38 43 Han, H., Hsu, LT., and Lee, JS (2009), Empirical Investigation Of The Roles Of Attitudes Towards Green Behaviors, Overall Image, Gender, And Age In Hotel Customers' Eco-friendly Decision-making Process, 129 International Journal of Hospitality Management, Vol 28, pp 519-528 44 Hardin, G (1993) Living within limits, Ecology Economics and Population Taboos, Oxford University Press, New York 45 Hines, J M., Hungerford, H R., and Tomera, A N (1986), Analysis synthesis of research on responsible environmental behavior: A metaanalysis, The Journal of Environmental Education, Vol 18, No 2, pp 1-8 46 Hofmann, S (2006), The market for organic food from the perspective of consumers and market actors Analysis of supply chain and demand, Berlin, Humboldt-University, Diss., 2006 47 Howard, J A and Sheth, J N (1967), A Theory of Buyer Behavior in Moyer, R (ed.) Changing Marketing System, Proceedings of the 1967 Winter Conference of the American Marketing Association AMA, pp 253-262 48 Howlett B, McCarthy M, OReilly S (2002), An examination of consumers perceptions on organic yogurt, Agribusiness Discussion, Paper No 38 Department of Business and Development, National University of Ireland, pp 27 49 Hughner, Renee Shaw, McDonagh, Pierre Prothero, Andrea, Shultz, Clifford J., Santon, Julie (2007), Who are organic food consumers? Acompilation and review of why people purchase organic food, Journal of Consumer Behavior, Vol 6, Issue 2/3, pp94-110 50 Iman Khalid A Qader, Yuserrie Bin Zainuddin (2011), The Impact of Media Exposure on Intention to Purchase Green Electronic Products amongst Lecturers, International Journal of Business and Management, Vol 6, No 3, pp 240-248 51 Jay Dickieson v Victoria Arkus (2009), Factors that influence the purchase of organic food: A study of consumer behavior in the UK, www.ein-herzfuer-bio.org/ /DickiesonJ ArkusV.pdf 52 Joseph F Hair et al (1998) Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc 130 53 Justin Paul v Jyoti Rana (2012), Consumer behavior and purchase intention for organic food, Journal of Consumer Marketing, Vol 29, No 6, pp 412422 54 Kaiser, H.F (1974), An index of factorial simplicity, Psychometrika, Vol 39, pp 31-36 55 Kalafatis, S P., Pollard, M., East, R., and Tsogas, M H (1999), Green Marketing And Ajzen's Theory of Planned Behaviour: A Cross-market Examination, Journal of Consumer Marketing, Vol 16, No 5, pp 441-460 56 Kalwani, M U and Silk, A J (1982), On the Reliability and Predictive Validity of Purchase Intention Measures, Marketing Science, Vol 1, pp 243-287 57 Kassarjian, H (1971), Incorporating ecology into marketing strategy: the case of air pollution, Journal of Marketing, Vol 35 58 Koen Den Braber (2007), Organic agriculture, why, where, what, how, www.ngocentre.org.vn/webfm_send/455/1 59 Koen Den Braber v Hoang, T T H (2007), Feasibility Study for Organic Bitter Tea Production and Marketing in Cao Bang Province Hanoi: Helvetas Vietnam, Swiss Association for International Cooperation 60 Kraft F.B and Goddell, P.W (1993), Identifying the health conscious consumer, Journal of Health Care Marketing, Vol 13, pp 18-25 61 Kyriakopoulos and Van Dijk (1997), Post- purchase intention for organic foodstuff: A conceptual framework based on the perception of product value, Journal of International Food and Agribusiness Marketing, Vol 9, No 3, pp 1-19 62 Lamkin N (1999), Organic farming, Farming Press, Ipswich 63 Lapinski, M and Rimal R N (2005), An explication of social norms Communication Theory, Vol 15, No 2, pp 127-147 64 Laroche M., Bergeron J And Barbaro- Forleo G (2001), Targeting consumers who are willing to pay more for environmentally friendly 131 products, Journal of Consumer Marketing, Vol 18, No 6, pp 503-520 65 Linda Kalof, Ami Dan, Thomas Dietz (2008), Essentials of Social Research, Open University Press 66 Lutz, R.J (1991), The role of attitude theory in marketing, Perspectives in Consumer Behavior, Prentice-Hall, Englewood Cliffs, NJ, pp.317-39 67 Magistris, T., and Gracia, A (2008), The decision to buy organic food products in Southern Italy, Journal of British food, Vol 110, No 9, pp 929947 68 Magnusson, K M., Arvola A., Hursti K K U., Aberg, L and Sjoden O P (2001), Attitudes towards organic foods among Swedish consumers, British Food Journal, Vol 103, No 3, pp 209-226 69 Mainieri, T and Barnett, E.G (1997), Green buying: the influence of environmental concern on consumer Behaviour, Journal of Social Psychology, Vol 137, No 2, pp.189205 70 Makatouni A (2002), What motives consumers to buy organic products in the UK? Result from a qualitative study, British Food Journal, Vol 104, No 3/4/5, pp 345-352 71 Maloney, M.P, Ward, M.P., Braucht, G.N (1975), "Psychology in action: a revised scale for the measurement of ecological attitudes and knowledge", American Psychologist, pp.787-90 72 Mat Said, A., Ahmadun, FR., Hj Paim, L., and Masud, J (2003), Environmental Concerns, Knowledge and Practices Gap Among Malaysian Teachers, International Journal of Sustainability in Higher Education, Vol 4, No 4, pp 305-313 73 McClelland, D (1987), Human Motivation, New York: Cambridge University Press 74 Meisner, C (2003), Poverty-Environment Report: Pesticide Use in the Mekong Delta, http://siteresources.worldbank.org/NIPRINT/Resources/PEN 75 Meyers, L S., Gamst, G., & Guarino, A J (2006), Applied multivariate 132 research: Design and interpretation, Thousand Oaks, CA: Sage Publications, Inc 76 Michaelidou, Nina and Louise M Hassan (2008), The role of health consciousness, food safety concern and ethical identity on attitudes and intentions towards organic food, International Journal of Consumer Studies, Vol 32, pp163-170 77 Morowitz, V G and Schmittlein, D (1992), Using Segmentation to Improve Sales Forecasts Based on Purchase Intent: Which Intenders Actually Buy?, Journal of Marketing Research, Vol 29, pp 391-405 78 Morowitz, V G., Steckel, J and Gupta, A (1996), When Purchase Intentions Predict Sales?, Working Paper, Stern School of Business, New York University, New York 79 Moustier, P., Figuie, M., Loc, N.T.T and Son, H.T (2005), The role of coordination in the safe and organic vegetable chains supplying Ha Noi, Proceedings of the International Symposium of the International Society for Horticultural Science, Chiang Mai, Thailand 80 Mullett, G M and Karson, M J (1985), Analysis of Purchase Intent Scales Weighted by Probability of Actual Purchase, Journal of Marketing Research, pp 93-96 81 Newberry, C R., Kleinz, B R and Boshoff, C (2003), Managerial Implications of Predicting Purchase Behaviour from Purchase Intentions: A Retail Patronage Case Study, Journal of Services Marketing, Vol 17,pp 609-618 82 Newhouse, N (1990), Implication of attitude and behavior research for environmental conservation, The Journal of Environmental Education, Vol 22, No 1, pp 26-32 83 Ngo Doan Dam (2010), An overview on organic agriculture in Vientnam: current status and future prospective ANSOFT Planning Workshop - Sowon Korea 29&30 Nov 2010 133 84 Nguyen, H D., & Tran, T T D (1997) Economic and Health Consequences of Pesticide Use in Paddy Production in the Mekong Delta, Vietnam Ottawa: International Development Research Centre., http://www.idrc.ca/uploads/user- S/10536137480ACF124.pdf 85 Nik Abdul Rashid, NR (2009), Awareness Of Eco-label In Malaysia's Green Marketing Initiative, International Journal of Business and Management, Vol 4, No 8, pp 132-141 86 Nihan Mutlu (2007), Consumer attitude and behavior towards organic food: Cross-cutural study of Turkey and Germany, orgprints.org/ /MasterThesisConsumerStudy-TR-DE.pdf 87 Nunnally, J.C., Bernstein, I.H (1994), Psychometric theory, New York: McGraw-Hill 88 Oliver R L and Bearden W O (1985), Crossover effect in the theory of reasoned action: A moderating influence attempt, Journal of consumer research, pp 324-340 89 Olson Jerry C (1977), Price as an Informational Cue: Effects in Product Evaluation, Consumer and Industrial Buying Bahavior, Arch G Woodside, Jagdish N Sheth, and Peter D Bennet, eds NewYork: North Holland Publishing Company, pp 267-286 90 ONeal, P.W ed ( 2007), Motivation of Health Behavior, New York: Nova Science Publishers Inc 91 Organic Foods Production Act of 1990, http://www.ams.usda.gov/AMSv1.0/getfile?dDocName=STELPRDC5060370 92 Oude Ophuis, P.A.M (1989), Measuring health orientation and health consciousness as determinants of food choice behavior: development and implementation of various attitudinal scales, in Avlonitis, G.J., Papavasiliou, N.K and Kouremenos, A.G (Eds), Marketing Thought and Practice in the 1990s, EMAC XVIII, Athens School of Economics and Business, Athens, pp 1723-1725 134 93 Oyewole, P (2001), Social Costs of Environmental Justice Associated with the Practice of Green Marketing, Journal of Business Ethics, Vol 29, No 3, pp 239-252 94 P ODonovan v M McCarthy (2002), Irish consumer preference for organic meat, British Food Journal, Vol 104, No 3-5, pp 354-370 95 Padel, Susanne and Carolyn Foster (2005), Exploring the gap between attitudes and behavior, British Food Journal, Vol 107, No 8, pp 606 96 Philip Kotler (2003), Marketing Management 11th edition by Pearson Education, Inc., Prentice Hall 97 Philip Kotler, Gary Amstrong, John Saunders, Veronica Wong (2001), Principles of marketing, 9nd edition by Prentice Hall Inc., 98 Phong Tuan Nguyen (2011), A comparative study of the intention to buy organic food between consumers in Northern and Southern Vietnam, Gsbejournal.au.edu, AU-GSB e-Journal, Vol 4, No 2, pp 102-113 99 Perry, L and Schultz, D (2005), Buying Organic, Random House, New York, NY 100 Pickering, J F and Isherwood, B C (1974), Purchase Probabilities and Consumer Durable Buying Behaviour, Journal of the Market Research Society, Vol 16, pp 203-226 101 Radman, M (2005), Consumer consumption and perception of organic product in Croatia, British Food Journal, Vol 107, No 4, pp 263-273 102 Ramayah, T., Lee, J WC., and Mohamad, O (2010), Green Product Purchase Intention: Some Insights From A Developing Country, Conservation and Recycling, Vol 54, pp 1419-1427 103 Robin Roberts (2007), Organic food: Observations of Chinese purchasing behaviors, usq.edu.au 104 Roger D Blackwell, Paul W Miniard, James F Engel (2006), Consumer Behavior 10th edition by Thomson South-Western 105 Rosenthal, D (1986), Two concepts of consciousness, Philosophical studies, 135 Vol 49, pp 329-359 106 Schultz, P.W., v Lauterborul, Z S (1993), Value and pro environmental behavior: A five country survey, Journal of Cross Culture Psychology, Vol 29, No 4, pp 540-558 107 Scott, S (2005), Emerging agro-food markets, supply chains and regional rural development prospects in Nghe An Province, Vietnam, paper presented at the Canadian Council for Southeast Asian Studies (CCSEAS) Biennial Conference, Toronto, 10/2006 108 Shauna MacKinnon (2013), The BC Organic market Growth, Trend and Opportunities, 2013, www.certifiedorganic.bc.ca 109 Shaw Hughner, Rene and Pierre McDonagh, Andrea Prothero, Clifford J Shultz and Julie Sstanton (2007), Who are the organic food consumers? Journal of Comsumer Behavior, Vol 6, pp 94-110 110 Sheeran, P., and Taylor, S (1999), Predicting intentions to use condoms: A meta-analysis and comparison of the theories of reasoned action and planned behavior, Journal of Applied Psychology, Vol 29, pp 1624-1675 111 Shepherd, G J and O'Keefe, D J (1984), Separability of attitudinal and normative influences on behavioral intentions in the Fishbein-Ajzen model, The Journal of Social Psychology, Vol 122, pp 287-288 112 Sheppard, B H., Hatwick, J and Warshaw, P R (1988), The Theory of Reasoned Action: A Meta Analysis of Past Research with Recommendations for Modifications and Future Research, Journal of Consumer Research, Vol 15, pp 325-343 113 Shimp, T A., Kavas, A (1984), The theory of reasoned action applied to coupon usage, Journal of Consumer Research, Vol 11, No 3, pp 795-799 114 Simon v Scott (2008), Organic agriculture and safe vegetable in Vietnam: Implecations for agrofood system sustainability, www.oacc.info 115 Siti Nor Bayaah Ahmad, Nurita Juhdi (2010), Organic food: A study on demographic characteristics and factors influencing purchase intentions anong 136 consumers in Klang valley Malaysia, International journal of business and management, Vol 5, No 2, pp 105-118 116 Sparks, P v Shepherd, R (1992), Self-identity and the theory of planned behavior: Assessing the role of identication with green consumerism, Social Psychology Quarterly, Vol 55, pp 388399 117 Sudiyanti Sudiyanti (2009) Predicting women purchase intention for green food products in Indonesia, brage.bibsys.no/hia/ no /Sudiyanti%20Sudiyanti.pdf 118 Susan L Holak and Donald R Lehmann (1990), Purchase Intentions and the Dimensions of Innovation: An Exploratory Model, Journal of Product Innovation Management, Vol 7, No 1, pp 5973 119 Tabachnick, B G., & Fidell, L S (1996), Using multivariate statistics, 3rd edition, New York: Harper Collins 120 Taylor, J W., Houlahan, J J and Gabriel, A C (1975), The Purchase Intention Question in New Product Development, Journal of Marketing, Vol 39, pp 90-92 121 Thien T Truong and Matthew H.T Yap, Elizabeth M Ineson (2012), Potential Vietnamese cosumers perceptions of organic foods, British Food Journal, Vol 114, No 4, pp 529-543 122 Transparency (2013), Organic food and beverages market- global industry analysis, size, share, growth, trend and forecast, 2013-2019, twileshare.com/ /Organic_Food_and_Beverage_Market 123 Vallerand, R J., Deshaies, P., Cuerrier, J P., Pelletier, L G., and Mongeau, C (1992), Ajzen and Fishbein's theory of reasoned action as applied to moral behavior: a confirmatory analysis, Journal of Personality and Social Psychology, Vol 62, No 1, pp 98-109 124 Victoria Kulikovski v Manjola Agolli (2010), Drivers for organic food consumption in Greece, International Hellenic University, www.ihu.edu.gr 125 Vu Le Y Voan (2007), Organic Production in Vietnam, 137 http://info.organic.org.tw/supergood/ezcatfiles/organic/img/img/1085/372463 538.pdf 126 Warshaw, P R (1980), Predicting Purchase and Other Be-haviors from General and Contextually Specific Intentions, Journal of Marketing Research, Vol 17, pp 26-33 127 Wier, Mette and Carmen Calverley (2002), Market potential for organic food in Europe, British Food Journal, Vol 104, No 1, pp 45 128 Willer H v Klicher l (2009), The world of organic Agriculture: Statistics and emerging trends, IFOAM, FiBL, ITC, Bonn, Geneva 129 Willer, H., v Yussefi, M (2006), The World of Organic Agriculture: Statistics and Emerging Trends 2006, International Federation of Organic Agriculture Movements (IFOAM) and the Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick Switzerland 130 William P and Hammitt J (2001), Perceived risks of conventional and organic produce: pesticides, pathogens and natural toxins, Risk Analysis, Vol 21, pp 319-330 131 Winter, C.K and Davis, S.F (2006), Organic foods, Journal of Food Science, Vol 71 No 9, pp R117-24 132 Woese K, Lange D, Boess C, Bogl KW (1997), A comparison of organically and conventionally grown foods: results of a review of the relevant literature. Journal of Science, Food and Agriculture 133 Wray, R.J., Jupka, K., v Ludiwg-Bell, C (2005), A community-wide media campaign to promote walking in a Missouri town, Public Health research, Practice n Policy, Vol 2, No 4, pp 1-17 134 Zanoli Raffaele and Simona Naspetti (2002), Consumer motivation in the purchase of organic food, British Food Journal, Vol 104, No 8/9, pp 643 135 Zanoli Raffaele, Baehr M., Botschen M., Laberenz H., Naspetti S., Thelen E (2004), The European consumer and organic food, Oganic Marketing Initiatives and rural development, Vol 138 136 Zeinab Seyed Saleki v Seyedeh Maryam Seyed Sleki (2012), The main fators influencing purchase behaviour of organic products in Malaysia Interdisciplinary journal of contemporary research in business, Vol No 1, pp 98-116 Websites: http://www.proquest.com http://www.sciencedirect.com http://www.igpublic.com/JRoss-ebooks http://www.emeraldinsight.com http://www.lantabrand.com http://www.marketingteacher.com http://www.consumerbehavior.org http://www.marketingvietnam.net

Ngày đăng: 07/07/2016, 16:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan