TIỂU LUẬN CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA. CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

24 8.1K 64
TIỂU LUẬN CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA. CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA  GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển, phải nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ để chống tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ chung của thế giới, còn phải thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển khi bản thân họ đã có trình độ phát triển cao hơn. Trong điều kiện đó, nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải tìm giải pháp bứt phá, tức là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển, tuy chưa có công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh tế, tranh thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thể bước đầu phát triển kinh tế tri thức. Ngay từ Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã xác định: KTTT có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và xác định từng bước phát triển KTTT. Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp và là nước đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn. Muốn vậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của kinh tế tri thức và vận dụng ngay vào CNHHĐH trong các lĩnh vực cần thiết. Thực tế cho thấy khi chúng ta phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, internet, mạng viễn thông kỹ thuật số, điện thoại di động,,,. Tức là phát triển một số bộ phận của kinh tế tri thức thì mặc nhiên thúc đẩy hiện đại hóa, ở trình độ cao, nhiều lĩnh vực của công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp,dịch vụ. Do đó việc kết hợp CNHHĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu trong đổi mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “ Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước nhà để rút ngắn quá trình CNHHĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi kinh tế tri thức là yếu tốt quan trọng của nền kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới của nhân loại” CNHHĐH là vấn đề rất khó khăn và đa dạng vì vậy rất dễ mắc bệnh chủ quan duy ý chí. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt, linh hoạt trong sự đổi mới. Và để thực hiện được CNHHĐH phải phát triển được khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là động lực chủ yếu trong phát triển kinh tếxã hội, khắc phục nguy cơ bị tụt hậu về khoa học và công nghệ. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, để đạt được điều đó thì chúng ta phải tiếp cận nhanh với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế theo hướng từng bước hình thành nền kinh tế tri thức có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao. Chúng ta phải kết hợp nhiệm vụ công nghiệp hoá với nhiệm vụ đi vào nền kinh tế tri thức làm một, không thể tuần tự kết thúc giai đoạn này mới đến giai đoạn khác. Dân tộc ta có khả năng nắm bắt và làm chủ nhanh các tri thức mới, đất nước ta phải dựa vào tri thức, dựa vào khoa học công nghệ, dựa vào giáo dục đào tạo để phát triển. Chúng ta cần phát triển kinh tế tri thức để CNHHĐH đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển KTTT ở nước ta là một chuyển biến chiến lược trọng đại: chuyển nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa chủ yếu vào tri thức và năng lực sáng tạo của con người. Với những nguồn lực sẵn có, sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để làm ra được nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn. Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, năng lực sáng tạo con người là vô hạn. Thế nên vấn đề phát triển CNHHĐH đất nước gắn liền với phát triển KTTT lại càng được đặt ra ở đây để giải quyết tình trạng này. Hàm lượng vật chất và thành phần vật chất ngày càng được giảm xuống, thành phần chất xám ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong các sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó là vấn đề môi trường. Càng ngày trái đất càng nóng lên, băng tan, hạn hán, lụt lội, động đất, núi lửa,... thiên nhiên đang trừng phạt lại chúng ta chỉ biết sử dụng càng nhiều tài nguyên mà không biết vận dụng chất xám để giảm thiểu ảnh hưởng của nó tới môi trường. Đây cũng là lí do vì sao phải kết hợp CNHHĐH với phát triển kinh tế tri thức. Một lí lo trực tiếp khác là tất cả các ngành không chỉ là các ngành công nghệ cao, từ nông nghiệp, dịch vụ đến công nghiệp nhẹ nếu biết sử dụng tri thức, sử dụng chất xám vào công việc thì năng suất công việc luôn được tăng cao hơn , giá trị của sản phẩm được tăng cao. Nước ta là nước đi sau, có cơ hội và cần thiết phải đi tắt, phát triển KTTT ngay trong quá trình CNH. Cùng một quá trình thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ CNH và “tri thức hóa”. Nói cách khác đó là CNH rút ngắn dựa trên tri thức, yêu cầu hội nhập và yêu cầu phát triển rút ngắn buộc ta phải có chiến lược hai tốc độ (tuần tự và nhảy vọt). Chính vì thế đối với nước ta, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lênCNXH, nhất thiết phải trải qua CNHHĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, CNHHĐHlà động lực phát triển kinh tế¬ xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh ¬quốcphòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia.

Ngày đăng: 30/06/2016, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan