SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT và lễ hội HAI bà TRƯNG ở mê LINH và PHÚC THỌ

128 682 7
SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT và lễ hội HAI bà TRƯNG ở mê LINH và PHÚC THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - NGUYỄN THỊ HỒNG THANH SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG Ở MÊ LINH VÀ PHÚC THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - NGUYỄN THỊ HỒNG THANH SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG Ở MÊ LINH VÀ PHÚC THỌ Chuyên ngành : Văn học dân gian Mã ngành : 60 22 01 25 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Cán hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Chí Quế Hà nội – 2014 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống quân Đông Hán xâm lược thắng lợi giành quyền tự chủ cho đất nước Dù ngắn ngủi (40 - 43) có tác dụng lớn nuôi dưỡng đề cao ý chí độc lập dân tộc, làm vẻ vang cho nữ giới Việt Nam, rạng ngời trang sử Xung quanh khởi nghĩa oanh liệt có nhiều truyền thuyết ly kỳ nhiều lễ hội nhiều địa phương tái lại khởi nghĩa Qua lịch sử, truyền thuyết, lễ hội, Hai Bà vào tâm thức người dân Việt nhiều hệ Cùng với dòng chảy thời gian, chuỗi truyền thuyết khởi nghĩa Hai Bà Trưng lưu truyền nhiều địa phương mạch ngầm chảy tâm trí nhân dân 20 kỷ qua Nghiên cứu chuỗi truyền thuyết ý nghĩa mặt lịch sử mà có giá trị to lớn mặt tư tưởng, văn hóa tín ngưỡng, tâm linh Tuy nhiên chuỗi truyền thuyết khởi nghĩa Hai Bà phong phú, sinh động “sống” môi trường diễn xướng lễ hội Qua người đọc hình dung cách tổng thể khởi nghĩa hai vị nữ vương Việt Nam Truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng tồn nhiều địa phương, vùng miền khác nhau, vùng miền lại lưu truyền câu chuyện kể, có nghi lễ thờ cúng khác theo đặc điểm, phong tục, tập quán, quan niệm riêng Hai số địa phương tiêu biểu việc lưu truyền truyền thuyết lễ hội Hai Bà Mê Linh – quê hương Hai Bà, nơi Hai Bà xưng vương, đóng đô Phúc Thọ - nơi Hai Bà lập đàn thề khởi nghĩa, trẫm tự tận để bảo toàn danh tiết Ngày 9/12/2013 vừa qua, đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ) đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh) Thủ tướng phủ ký định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt Đây ghi nhận, tôn vinh Đảng, Nhà nước, nhân dân ta Hai Bà Đặt truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng huyện Mê Linh so sánh với truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng huyện Phúc Thọ để tìm nét tương đồng khác biệt thông qua khảo sát, điền dã thực tế, sưu tầm tư liệu điều tra xã hội học cho nhiều điều độc đáo, hấp dẫn từ góc độ văn học dân gian Từ lý chọn đề tài luận văn thạc sĩ So sánh truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh Phúc Thọ để nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn chuỗi truyền thuyết dân gian xung quanh khởi nghĩa Hai Bà Trưng tướng lĩnh; lễ hội Hai Bà Trưng tướng lĩnh địa bàn huyện Mê Linh Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội) Phạm vi nghiên cứu: luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu nguồn thư tịch sách thống xuất tư liệu sưu tầm thông qua điền dã, khảo sát thực tế hai huyện Mê Linh Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội) Riêng phần lễ hội tập trung chủ yếu lễ hội Hai Bà Trưng hai làng Hạ Lôi – Mê Linh Hát Môn – Phúc Thọ Bởi hai làng tiêu biểu việc thờ tự tổ chức lễ hội Hai Bà Mê Linh Phúc Thọ nói riêng đồng sông Hồng nói chung Bên cạnh luận văn có liên hệ số lễ hội tiêu biểu tướng lĩnh địa bàn hai huyện Mê Linh Phúc Thọ qua nhiều lần thay đổi tên gọi, thay đổi địa giới hành chính, luận văn chủ yếu tập trung khảo sát, nghiên cứu truyền thuyết lễ hội hai huyện với địa giới hành Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp phương pháp nghiên cứu đa ngành điền dã điều tra dân tộc học văn hóa dân gian; tổng hợp phân tích văn tập hợp người trước; phương pháp so sánh, đối chiếu thống kê… Những đóng góp luận văn Luận văn so sánh nhằm nét tương đồng khác biệt hệ thống truyền thuyết khởi nghĩa Hai Bà Trưng lưu hành Mê Linh Phúc Thọ Với việc điền dã, điều tra dân tộc học văn hóa dân gian, luận văn có đóng góp vào việc sưu tầm, bổ sung nguồn tư liệu thực tế liên quan đến truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh Phúc Thọ Luận văn góp phần khẳng định tính hiệu hướng nghiên cứu văn học dân gian là: tổng hợp, liên ngành, vừa kết hợp khảo sát văn có sẵn, vừa điền dã, khai thác kho tàng truyền thuyết dân gian gắn với môi trường thực tiễn Luận văn góp thêm phần vào việc giáo dục cho hệ sau thêm tự hào cha ông chiến đấu hy sinh chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi, giang sơn giành lại độc lập cho dân tộc Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung luận văn trình bày chương: Chương Tổng quan đề tài Chương Những tương đồng khác biệt chuỗi truyền thuyết khởi nghĩa Hai Bà Trưng Mê Linh Phúc Thọ Chương Những tương đồng khác biệt lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh Phúc Thọ Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Truyền thuyết phân loại truyền thuyết Khái niệm truyền thuyết Trước truyền thuyết khái niệm mơ hồ, thiếu xác định Có quan niệm cho truyền thuyết dùng để mẩu chuyện lưu truyền chưa hoàn chỉnh hay cốt truyện Hoặc có quan niệm cho truyền thuyết chuyện truyền miệng lấy nhân vật, kiện lịch sử làm nội dung Nhưng nay, thuật ngữ truyền thuyết chủ yếu dùng với tư cách thể loại văn học dân gian Ở Việt Nam, truyền thuyết từ lâu ghi chép thành văn Nguyễn Đổng Chi Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đề cập đến khái niệm này: “Truyền thuyết dùng để câu chuyện cũ, việc lịch sử truyền lại không đảm bảo mặt xác Có thể truyền rộng mà sai lạc, tưởng tượng quần chúng phụ họa, thêu dệt mà sai lạc hơn.Và truyền thuyết phần nhiều chưa xây dựng thành truyện Nó mẩu chuyện Nếu phát triển đến mức hoàn chỉnh tùy theo nội dung mà trở thành truyện cổ tích thần thoại” [4, tr.19] Trong viết Văn học dân gian kho tàng quý báu cho sử học in Mối quan hệ truyền thuyết người Việt hội lễ anh hùng ông viết thêm: “Cái mà ta gọi truyền thuyết truyện kể quét lớp sơn ảo tưởng Tuy nhiên nhà làm sử khéo tay chọn lấy phần tinh chất, phần cốt lõi thực sau bóc bỏ lớp sơn ảo tưởng kia” [ 21, tr 28] Phan Trần Tinh thần dân tộc qua truyền thuyết lịch sử ý đến phương thức phản ánh truyền thuyết: “Truyền thuyết truyện truyền tụng dân gian việc nhân vật có liên quan đến lịch sử Những nhân vật, việc thường phản ánh qua trí tưởng tượng người, qua hư cấu nhân dân” [54, tr 141] Hồ Quốc Hùng Truyền thuyết Việt Nam vấn đề thể loại có nêu định nghĩa truyền thuyết: “Truyền thuyết ký ức cộng đồng khứ, chủ yếu phản ánh niềm tin, ngưỡng mộ nhân vật nhân vật kiện kịch sử dân tộc nhiều hư cấu, tưởng tượng Lịch sử đọng lại truyền thuyết tia hồi quang phủ lên cảnh vật, phong thổ đất nước làm đắm say hệ” [16, tr 10] Trong Văn hóa dân gian khảo sát nghiên cứu, Giáo sư Lê Chí Quế dựa đặc trưng phản ánh truyền thuyết để định nghĩa: “Truyền thuyết thể loại loại hình tự dân gian phản ánh kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua hư cấu nghệ thuật thần kỳ” [41, tr 114] Như vậy, người ta tìm thấy truyền thuyết kiện lịch sử xác đích thực, lại tìm thấy thứ mà tài liệu lịch sử ghi lại Tính xác lịch sử truyền thuyết, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch khẳng định: hoàn toàn phản ánh thời gian, không gian, nhân danh, biến, trình tự biên niên kiện mà chủ yếu chất, cốt lõi lịch sử Đó thứ lịch sử văn hoá - tinh thần nhân dân Nó không giống sử, lại dân gian thừa nhận lịch sử đáng tin cậy Và truyền thuyết thể tất điều nhờ yếu tố tưởng tượng, hư cấu Yếu tố tưởng tượng, hư cấu truyền thuyết làm cho hành trạng nhân vật anh hùng trở nên kỳ vĩ, nhân vật sánh ngang tầm thần thánh, tạo nên cốt truyện truyền cảm, sinh động, vừa chân thực vừa hấp dẫn, giúp cho truyền thuyết trở thành tác phẩm nghệ thuật thực thụ tài liệu sử học Mà nói cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Những truyền thuyết dân gian thường có lõi thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều hệ lí tưởng hoá, gửi gắm vào tâm tình thiết tha thơ mộng Chắp đôi cánh sức tưởng tượng nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hoá mà đời đời cháu ta ưa thích” [9, tr 9] Phân loại truyền thuyết Việc phân loại thể loại văn học dân gian nói chung phân loại truyền thuyết nói riêng khó mạch lạc Chỉ cần tuyệt đối hóa đặc trưng thể loại dẫn đến phiến diện việc phân loại Tùy mục đích, đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có cách phân loại khác Lê Chí Quế Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, viết chung với Võ Quang Nhơn Nguyễn Hùng Vĩ, Nhà xuất Đại học quốc gia, in lần thứ hai, xuất năm 1996 chia làm ba loại: truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết danh nhân văn hóa Đỗ Bình Trị Văn học [56] chia truyền thuyết làm ba loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết phổ hệ Vũ Ngọc Khánh Truyền thuyết Việt Nam [19] lại chia thành: truyền thuyết địa danh di tích, truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết tổ ngành nghề Còn Kiều Thu Hoạch Văn học dân gian người Việt – góc nhìn thể loại [14] chia truyền thuyết làm ba loại: truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết phong vật, truyền thuyết địa danh….Ở thấy cách phân loại nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch dựa đặc trưng phản ánh truyền thuyết, lấy đối tượng nội dung truyền thuyết làm yếu tố quan trọng Và tiểu loại lại có đặc trưng riêng: Truyền thuyết nhân vật: truyện kể dân gian nhân vật kiện lịch sử Truyền thuyết địa danh truyện kể dân gian để nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi tên gọi địa danh địa phương có gắn kiện nhân vật lịch sử có liên quan như: tên xóm, tên làng, tên sông, tên suối, núi, sườn đồi… Truyền thuyết phong vật truyền thuyết phong tục sản vật địa phương, giải thích nguồn gốc phong tục, kỵ hèm, hội hè, trò diễn, diễn xướng dân gian…hoặc sản vật có gắn với nhân vật kiện lịch sử Vì thống chọn cách phân loại Kiều Thu Hoạch 1.1.2 Lễ hội Lễ hội hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến nước ta Nó đời từ sớm tồn tại, phát triển qua nhiều thời đại Tuy nhiên nay, tên gọi đích thực chưa nhà nghiên cứu định danh cách thống Có người gọi lễ hội, có người gọi hội lễ, có người gọi hội hè hay hội hè đình đám… Dù gọi với tên gọi bao chứa hai yếu tố lễ hội Và coi lễ quan trọng hay hội quan trọng Bởi thiếu hai yếu tố không hội lễ Vì gọi lễ hội hay hội lễ mà không ảnh hưởng đến nội dung, tính chất lễ hội Nhưng phần đông học dân gian gọi lễ hội Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đưa quan điểm, định nghĩa lễ hội Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Lễ hội gọi hội lễ, hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội tập thể, tổ chức thuộc giới, nghề, ngành tôn giáo phạm vi địa phương nước” [18, tr 79] Đinh Gia Khánh cho rằng: “Trước hết phải nói hội lễ môt hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tất yếu nảy sinh xã hội loài người sở nhu cầu không thỏa mãn người sống thành xã hội Hội lễ nảy sinh xã hội thị tộc, lạc, tức chế độ cộng sản 10 Án vương dĩ Giáp Tuất niên sinh, thập cửu tuế phối Thi Sách, tiền hậu, Hán tương cự tinh vị tứ nhiên, đương Hán kiếu vũ Nhâm Dần, hướng số nhị thập cửu tuế dã Hồng phúc nguyên niên nguyệt sơ thập nhật, hàn lâm viện đông đại học sĩ (thần) tác bính phụng soạn Vĩnh hựu tam niên trọng xuân nguyệt, sơ lục nhật, quản lưu bách thần chi điện Hùng Lĩnh thiếu khanh vị thiều phụng thảo cổ * * * Đãi Lý Anh Tông thời, Đại định tam niên, nhân hữu đại hạn đế thân lâm đảo vũ thiết đàn vu Viên tịch sứ (Hà Nội tỉnh, Thanh Trì huyện, Đồng Nhân châu) Hà Tân - Đảo tất, đại vũ Thị tịch đế mộng kiến nhị thần nữ, y lục bào, thủ quan ngọc miện, kỵ thiết mã, đằng vân nhi giáng, hiểu xưng Trưng nữ vương tỉ muội dã Phụng thượng đế mệnh, hành vũ dĩ tá minh triều Hà trung hào quang sứ thiếp châu thân dã Ngữ hất, từ khứ Dực nhật, đế ngự hà tân, mệnh thủy, thủ lao cầu tai sứ thủy để, kiến lưỡng tọa bạch thạch, tượng chân thân Đế triệu sở chư dân, xã luận viết: Năng cử giả bao phong vi y xã phúc thần Nhân giai tận lực, nhi bất động Duy Đồng nhân xã Hạ Cát bốc chư dịch quái, linh bí tương phù Phugdix xích hồng quyên vi nghênh thỉnh chi cụ Quả đắc bạch thạch thần tượng, tự thượng đỉnh chí hạ, liên tòa mạo thái sắc tiêu kiều, ban bác Vân ảnh, lưỡng vị thạch tượng dã Viên mệnh lập tự vu Đồng Nhân xã Viên tịch xứ, chuẩn hứa phụng tự Đương thử tạ biểu, ngự bút hữu vân: Khải ý huyền minh chí diệu, hiệu thành thủy đế chi chân dung Vi hà hồng quyên hữu duyên, thiên ứng hà biên chi tệ ấp Khắc tự Đế đăng nội phủ tượng nha lưỡng đôi, trang mộc tượng lưỡng đầu vi trị nghi, dĩ tượng nai vương hành quân thời sử ngự dã Bảo Đại thập tam niên Hát Môn xã, nhương lý thừa sức, phụng thừa phong, y đệ trình” 114 Tạm dịch: “Ngọc phả hai vị đại vương nước Nam Việt Trưng Trắc, Trưng Nhị” “Những năm tháng cuối triều đại Hùng Vương nước Nam Việt, vận nước suy vi Trieuf đại Hùng Vương truyền đến Dự Vương mười tám đời, trị đất nước 2000 năm Đến đời Dự Vương không người nối dõi Lúc Thục An Dương Vương, trai vương Ai Lao, dòng dõi Hùng Vương, phụng mệnh đến cai trị nước Nam Việt, trị sáu mươi năm, thiên hạ thái bình, nước giàu quân mạnh, đất nước mở mang đến quận Cửu Chân, phía nam đất Sơn Nam hạ Nhà Tây Hán sai Triệu Đà tiến đánh Thục Vương, xâm chiếm nước Nam Từ nước Nam lệ thuộc vào Tây Hán Đến đời Hán Vũ Đế, năm Kiến Xương, sai Tô Định làm thái thú, cai trị nước Nam ta Tô Định vốn tên tham tàn bạo ngược, hiếu sát hăng, dân chúng Trung Nguyên vô oán thán, hào kiệt khắp nơi thảy căm ghét Lúc có Hùng lạc tướng quân dòng dõi Lạc Long Quân, hậu duệ dòng dõi vua Hùng, tuổi chừng sáu mươi, có vợ bà Trần Thị Đoan tuổi năm mươi Một ngày bà Trần nằm mơ thấy có hai đóa mẫu đơn, biết điềm lành, sau bà có mang Đến ngày mồng tháng tám năm Giáp Tuất, hôm ban ngày mà trời đất tối tăm mù mịt, nhìn chẳng rõ người khắp nơi hương thơm sực nức, phòng ngủ bà Trần ánh sáng rực rỡ Chính lúc bà Trần Thị Đoan lúc sinh hạ hai cô gái Hai cô sáng sủa khôi ngô, mặt hoa da phấn, mày ngài, mắt phượng, rực rỡ hai đóa hoa lãng uyển Cha mẹ vô quý báu, chăm sóc tận tình Đến hai cô lên ba tuổi, cha mẹ làm lễ đặt tên, cô chị gọi Trắc Nương công chúa, cô em gọi Nhị Nương công chúa (Thời vua chúa quan lang phụ đạo, trai gọi hoàng lang, gái gọi công chúa) Ngày tháng thoi đưa, chả chốc hai cô tròn mười tám tuổi, nhan sắc khuynh thành, tư dung tuyệt thế, cá lặn chim sa, thẹn hoa hổ 115 nguyệt, văn võ song toàn, thông minh sắc sảo, kiếm, cung, cầm, kỳ thông thạo Người đời thường ca ngợi, hai bậc hào kiệt anh tài giới nữ Năm Trắc Nương 19 tuổi, cha mẹ gả nàng cho Thi Sách, viên huyện lệnh đất Chu Diên, vợ chồng ý hợp tâm đầu, sắt cầm hòa hợp Ở với vài năm Tô Định bắt giam Thi Sách giết hại Trắc Nương vô đau đớn, nàng căm thù giặc Tô, khinh chúng lũ khuyển dương, thề báo thù cho chồng… Anh hùng hào kiệt khắp nơi theo đông, thề diệt trừ Tô Định, khôi phục giang san Cũng ngày hôm đó, Trắc Nương lệnh phong cho Nhị nương Bình Khôi công chúa, sai truyền hịch khắp nơi tuyển chọn anh tài, nữ tướng để phò tá Trắc Nương Vâng lệnh Trắc Nương, mười lăm ngày, Bình Khôi công chúa khắp nơi tuyển chọn hai nghìn anh tài, nữ tướng xin hết lòng tình nguyện phò tá Trắc Nương Cuộc khởi binh Trắc Nương năm, tướng sĩ nam nữ bên có tới ba vạn người Trắc Nương hội quân sông Bạch Hạc, thành Phong Châu Trắc Nương xưng Trưng Nữ Vương, cho mổ bò, mổ lợn khao quân, phong tước mệnh cho tướng lĩnh Đội ngũ nữ binh nữ tướng phò tá Trưng nữ Vương có tới hai nghìn người Ngay ngày hôm cử binh đến cửa Hát Giang, hội quân bãi Trường Sa, cho binh sĩ đóng đồn hạ trại Sau sai người lập đàn để Trưng Nữ Vương cầu nguyện với thiên địa bách thần (Ngày nay, ngày mồng tháng có lệ tế tam sinh), lời khấn cầu có đoạn: Cầu xin trời đất bách thần hết lòng phù hộ Thần thiếp phận đàn bà, rửa thù chồng đứng lên khởi nghĩa, tâm tiễu trừ bọn giặc Tô Định để cứu giúp sinh linh nước Việt Cúi xin trời đất bách thần phù trì giúp đỡ cho thành công Chúng thiếp cầu mong thánh thần chứng giám Lời khấn cầu vừa dứt, mây đen kéo đến đầy trời, mưa to gió lớn ập đến, hàng ngàn 116 cờ đào quay hướng phía đất giặc Trưng Nữ Vương bách quan lễ tạ Cùng ngày, Trưng Nữ Vương cử binh tiến huyện Chu Diên thuộc phủ Tam Đới (nay phần phủ Vĩnh Tường) Thời gian này, Tô Định lấy Chu Diên làm Trúc thành Trưng Nữ Vương tiến đến trang Cổ Lôi, lập đồn binh cự chiến Tô Định Lúc đất Cổ Lôi (tên cũ Cổ Lai, sau đổi Cổ Lôi trang, ngày lại đổi Hạ Lôi), nghe tin Trưng Vương khởi nghĩa, dòng họ đồng loạt vùng lên Có đến chục vị tướng nhà sư đem quan theo giúp Trưng Vương, họ với nữ tướng, nữ binh hết lòng phò tá Trưng Vương, Trưng Vương coi thủ túc Ngay đất Cổ Lôi bà tuyển chọn hai bảy vị nữ tướng anh tài Đến ngày mùng tháng giêng, tiến đánh thành Tô Định, tiếng quân hô vang trời, đạo nghĩa quân dậy Quân Tô Định chưa kịp khỏi thành, tướng sĩ Trưng nữ Vương ào ập đến, chiến giáp cà diễn dội Quân Tô Định thua to tháo chạy lung tung Trưng Vương truy đuổi quân Tô Định đến đất Cổ Lôi Quân mai phục Trưng Vương đợi sẵn đồng thời dậy Quân Tô Định hết đường tháo chạy, binh lính bị chém giết có đến hàng ngàn xác chất núi, máu chảy thành sông Tô Định phải rút Bắc Ngạn Trưng Nữ Vương lấy lại sáu mươi thành, khôi phục cõi bờ nước Nam (dẹp xong giặc Tô, khôi phục nước Nam thống nhất) Trăm quan nghênh giá Trưng Vương vào thành Chu Diên, bà tự xưng Trưng Vương, phong em phó vương Cho phép Nhị nương vào cấm thành, luận bàn Định đô Lự Lãnh (Yên Lãng ngày nay), đổi thành họ Trưng, đặt quốc hiệu Triệu, lấy Cổ Lai làm trang mạt ấp, xây dựng hành cung, tu sửa đền miếu, sáng lập triều đình Những điều trước không dám mơ ước, mắt thấy tai nghe, dân chúng bốn phương hết lòng ngưỡng mộ… Trong bốn năm trị đất nước, Trưng nữ Vương cố gắng dùng hình 117 phạt, giảm nhẹ thuế khóa, đất nước mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tố, dân chúng bốn phương hòa hợp yên vui Người người ca ngợi Trưng Vương: Thật xứng đáng bậc anh hào Thang, Vũ, Thuấn, Nghiêu nữ giới Lúc giờ, vua Quang Vũ nhà Đông Hán nghe nói nước Nam có vua đàn bà sai phục ba tướng quân Mã Viện đưa quân đánh Trưng Vương với ý đồ cướp lại nước ta Mã Viện đem theo mười vạn sĩ tốt, ba nghìn danh tướng ạt tiến vào cửa ải Nam Quan Đội thủy quân tiến theo sông Giang, Hán, đội kỵ binh có đến vạn ngựa chiến khói bụi mù trời, tiếng hò reo vang sấm dậy Thư cấp báo từ biên giới tới tấp với triều đình Ngay tức khắc Trưng Vương chọn tướng tuyển binh Trên ba mươi viên danh tướng cử trấn giữ đường hiểm yếu Cuộc chiến đấu giằng dai suốt năm ròng, quân Đông Hán nhiều phen đại bại Binh lính mệt mỏi, bị tiêu hao tới nửa Mã Viện đành rút quân vùng Giang Hán, có ý lo sợ phải lên lời hối hận với ân đệ y: Phải da ngựa bọc thây chốn sao? Mã Viện xin với triều đình cho thêm viện binh Vua Quang Vũ cấp cho thêm năm vạn tinh binh, lặng lẽ luồn vào vùng đất phía Nam Nam Việt Lúc đại binh Trưng Vương đóng phủ Hạ Hồng tỉnh Hải Dương, đánh với quân Mã Viện nhiều trận mà chưa phân thắng bại Một đêm kia, mưa gió đùng đùng, trại quân náo loạn Trận gió không giống trận gió to hôm lập đàn cầu xin bách thần thiên địa Trưng nữ Vương biết hế giặc mạnh, khó lòng chống nổi, phó tướng rút quân đất Cấm Khê Lúc Mã Viện tiến quân vào Đông Kinh, đóng quân vùng Lãng Bạc (nay đất Tây Hồ) Trưng Vương đóng quân Nam Sơn (nay vùng chợ Ngần) dựa núi cao để chống giặc Trưng nữ Vương định thu gom lực lượng, Mã Viện sống mái phen Đương lúc thấy người mặc lễ phục, tiến lên tâu rằng: Thượng đế sai ta đợi 118 lâu, báo cho nhà vua biết, số mệnh đến hết, thủy quốc nơi nhà vua gửi gắm ngọc thể châu dung, sau tất có ngày hiển linh giúp nước Nói xong biến Trưng Vương biết rằng, thánh thần mach bảo, số trời khó tránh, chẳng đem thánh bàn luận anh hùng Ngày mồng tám tháng ba Trưng Vương phó vương trầm xuống dòng Hát Giang tự tận Nhớ ơn Hai Bà có công khôi phục đất nước che chở cho dân, nhân dân địa phương dựng đền thờ tự Nhà vua sinh năm Giáp Tuất, năm mười chín tuổi lấy chồng, đánh với giặc Hán suốt năm ròng, lại làm vua bốn năm Bà vào năm Nhâm Dần, đời Hán Kiến Vũ Theo cách tính nhà vua hưởng thọ hai chín tuổi Ngày mồng mười tháng giêng năm thứ niên hiệu Hồng Phúc, thần Đông Các đại học sĩ (Nguyễn Bính) viện hàn lâm phụng mệnh soạn thảo… Ngày mồng tháng năm thứ ba niên hiệu Vĩnh Hựu, ông Nguyễn Hiền chức Hùng lĩnh thiếu khanh ại Quân Giám bách thần tri điện phụng mệnh soạn thảo Ngọc phả cổ * * * Đến thời Lý Anh Tông, năm thứ ba niên hiệu Đại định, trời làm đại hạn, nhà vua cho lập đàn đích thân cầu đảo xứ viên tịch (bãi cát Đồng Nhân, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Nội) Đàn lập bến sông Lễ xong trời mưa trút nước Đêm hôm nhà vua mơ thấy hai vị nữ thần, mặc áo bào màu lục, đầu đội ngọc mien, ngồi ngựa sắt, cưỡi mây xuống, tự xưng chị em Trưng nữ Vương, theo lênh thượng đến xuống trần làm mưa trợ giúp triều đình Nơi hào quang rực sáng sông, chị em ta Nói xong liền biến Ngày hôm sau nhà vua ngự giá đến bến sông lệnh cho tay thợ lặn xuống mò quanh khu vực Cuối lòng sông họ mò hai 119 tượng hình người đá trắng Nhà vua lệnh cho dân chúng sở tại: Ai vớt hai tượng đá lên bờ, phong cho làm phúc thần xã Trai tráng làng cố sức tìm đủ cách để lôi lên, hai tượng đá không nhúc nhích Có người làng Hạ Cát xã Đồng Nhânđã bói quẻ dịch linh ứng Theo nghĩa quẻ bói phải lấy hai sấp lụa hồng trải xuống lòng sông để đón tượng Quả nhiên, hai tượng đá vớt lên bờ Từ xuống dưới, tượng đá lẫn bệ hoa sen, màu sắc tươi nguyên mới, đá vân đám mây bay Nhà vua lệnh cho dân sở lập đền thờ xứ Viên tịch xã Đồng Nhân để dân chúng quanh năm hương khói Trong biểu tạ ơn có đoạn viết: “Sự huyền diệu linh thiêng Hai Bà thành hai tượng đá Cũng may nhờ có hai lụa hồng mà làng nhỏ ven sông thơm lây danh tiếng” Nhà vua lệnh cho mở cửa kho lấy hai đôi ngà voi để lắp vào hai tượng voi gỗ đặt điện thờ, để nhớ lại thời Hai Bà Trưng cưỡi voi lúc hành quân Năm thứ mười ba niên hiệu Bảo Đại, Lý trưởng xã Hát Môn thừa lệnh lại (sao chính) Lý trưởng: Nguyễn văn Phùng Chánh hội: Đinh Tiến Xuân 120 Phụ lục 2: Ngọc phả đền Hạ Lôi – Mê Linh NAM VIỆT TRƯNG NỮ VƯƠNG TRẮC NHỊ NHỊ NƯƠNG NGỌC PHẢ CỔ LỤC Nhớ xưa, tới cuối triều Hùng, nước cáo chung truyền đến Duệ Vương, 18 đời: hưởng phúc dư 2000 năm dài lâu Duệ Vương (trai) nối dõi nên cho vời Thục An Dương Vương vốn cháu xa vua Hùng Ai Lao chủ đến truyền cho Thục Vương phụng mệnh nối họ Hùng, kế trị sáu mươi năm Thiên hạ thái bình, binh mạnh nước giàu, thấu suốt đạo Sơn Nam Hạ quận Cửu Châu Khi Triệu úy Đà nhà Tây Hán sang xâm lược Thục Vương bị hại Nước Nam lại thuộc nhà Hán Trải qua Văn Đế, Vũ Đế, tới Kiến Xương (sửa Vũ), Tô Định làm thái thú nước Nam Hắn hiếu sát tham tàn, bạo ngược hại dân, người oán hận, anh hùng bốn bề phẫn nộ Có Hùng lạc tướng quân dòng dõi Lạc Long Quân, ngày sáu mươi tuổi Vợ Trần Thị Đoan bốn mươi tuổi Vậy mà chưa có nối dõi Một hôm bà Trần nằm mơ thấy đóa mẫu đơn cung trăng nở hai Sau bà có mang Đến ngày mồng tháng tám năm Giáp Tuất trời tối sầm, phòng gió thơm ngào ngạt, khí lành phát sáng Bà trở sinh hai gái, mặt gương ngọc, sắc bình vàng, mày ngài, mắt phượng, má phấn, môi son, tiên nữ chốn Bồng Lai, chúa hoa Lãng Uyển, hạng gái tầm thường Ông bà chăm chút hai con, đến hai lên ba tuổi, đặt tên Trắc Nương, Nhị Nương công chúa Chú: Thời vua chúa quan lang phụ đạo, trai gọi hoàng lang, gái gọi công chúa Từ năm tháng thoi đưa, hai chị em 16 tuổi Nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, tư dung tuyệt thế, làm say hoa đắm nguyệt, cá lặn chim sa Cả 121 hai văn võ kiêm toàn, tài chí thần, kiếm cung giỏi, cầm kỳ hay Ai coi thượng thần tiên, nữ trung hào kiệt Năm Trắc Nương 19 tuổi gả Chu Diên huyện lệnh Thi Sách Vợ chồng hòa hợp Được vài năm, Thi Sách bị Tô Định giết hại Trắc Nương cảm nghĩa chồng, căm giận giặc Tô, nuôi chí báo phục, dành chứa binh lương, chiêu mộ anh hùng hào kiệt… Bà thường nguyện: bốn bể anh hùng tới giúp trừ Tô Định, lấy lại non sông Một ngày kia, Trắc Nương phong em Quốc Khôi công chúa, sai truyền hịch chiêu dụ phụ tướng nữ binh thiên hạ tới phù tá Quốc Khôi phụng mệnh Trong mười lăm ngày phụ tướng nữ binh anh tài trí dũng có dư hai nghìn người kéo tới ứng mộ, cho làm nội giá Lại nói, khởi binh năm, tướng sĩ nam nữ tới ba vạn người Hội Phong Châu thành bên sông Bạch Hạc Trắc Nương xưng Trưng Nữ Vương, mổ trâu ngựa khao quân, phong tước mệnh, phân phẩm vật cho chư tướng Các đạo nội giá nữ, đông tới hai nghìn người Ngay ngày hôm cử binh đến cửa Hát Giang, đại hội bãi Trường Sa, Trưng Nữ Vương điểm binh sĩ, lập đàn kỳ đảo thiên địa bách thần, khấn rằng: “Nguyện trời đất bách thần phù trì: thiếp nữ nhi, lòng thù dấy nghĩa, lăm trừ Tô Dịnh kẻ khác nòi khác giống Hắn dân bạo ngược, sói lang, hình dê chó, nhiễu loạn non sông làm sinh dân nghiêng ngửa Thiếp lòng đau nghĩ tới tính mệnh nhà mà khởi binh trừ Tô Định Nguyện trời đất bách thần phù trì giúp đỡ cho thành công Đức dài vậy” Khấn xong, đàn mây đen bao phủ, gió mưa dội, cờ xí phần phật bay, phía đất giặc Trưng Nữ Vương bách quan lễ tạ Cùng ngày, Trưng Nữ Vương cử binh tiến huyện Chu Diên thuộc phủ Tam Đới Thời gian Tô Định xây thành Chu Diên Trưng Nữ Vương tiến đến 122 trang Cổ Lôi, lập đồn binh cự chiến Tô Định Lúc trang Cổ Lôi họ theo Hai Bà Còn chọn thêm 27 cô gái tài ba theo hầu nội giá Đến ngày mùng tháng giêng, khao quân vòng mười ngày Sau dấy binh tướng chia đạo đánh thành Tô Định Bốn mặt la hò, đạo tiến, lửa đốt tứ bề Tô Định không kịp dàn binh, bỏ chạy thành Trưng Nữ Vương chư tướng tiếp đến Tô Định đại bại, chạy thẳng Trưng Nữ Vương đuổi Tô Định đến Cổ Lôi trang, nơi có lập sẵn đồn binh Phục binh đổ Quân Tô Định tướng chịu chết, nghìn tên bị đầu Đất Cổ Lôi máu chảy thành sông, xương cốt cao núi Tô Định chạy bắc ngạn Trưng Nữ Vương lấy lại sáu mươi thành , thu phục cõi bờ Từ Nam bang thống Trăm quan xa giá đón Trưng Nữ Vương vào thành Chu Diên, bà lên vua, xưng Trưng Vương, phong em phó vương Từ bình, Trưng Vương lập đô thành đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên Ở Cổ Lôi trang, Trưng Vương lập hành cung, năm tháng ban yến tiệc xứ Đầu Bàng Thượng dải đất đẹp đài sen hóa thành nơi chim phượng quần hội, gò đống bao bọc lấy minh đường, sông nước nhiễu quanh xinh đẹp Lại nói từ Trưng Vương ngôi, dân Cổ Lôi ban họ tên, vào cung điện, quan tước đầy triều, vua đồng đưac, thiên hạ bình Trăm họ âu ca Không không thỏa lòng sống Không vật không nuôi dưỡng Trưng Vương ba năm, rừng vắng hổ báo, nước chẳng ba đào, vua sáng hiền thiên hạ mộ Đức núi cao biển rộng, khác trời Nghiêu, vua Thuấn… Lại nói Hán Quang Vũ nghe nói nước Nam có vua đàn bà sai Phục Ba tướng quân Mã Viện đưa quân sang đánh nước ta Quân Hán mười vạn, 123 tướng ba nghìn viên, rầm rộ tiến tới biên giới Quân thủy gồm vạn thuyền theo sông Giang, Hán Lại có thêm hàng vạn ngựa chiến kèm theo Nhận thư báo cáo cấp biên quan, Trưng Vương cử tướng tuyển binh (Chú: Cổ Lôi có năm tướng thuộc năm họ phong hầu) Trên ba mươi viên danh tướng phái đến đạo ải quan cự chiến Qua vài năm, quân Hán thường thua, vừa chết bệnh, vừa chết trận đến nửa, lùi Giang, Hán dâng biểu lên vua Hán Trưng Vương nghe tin quân Hán lại vào cõi, Trưng Vương em Quốc khôi công chúa thay đai giáp nam giới, cưỡi ngựa cầm gươm nữ tướng tùy tòng năm trăm người mặc áo quần nam tướng nghìn tướng nam nghênh chiến Qua vài tháng, hai bên đánh dư mười trận, không phân thắng bại Tới ngày quân Hán tiến tới phủ Hạ Đồng, Hải Dương, nơi quân Trưng Vương lập đại đồn Mã Viện phân đạo bao tứ phía Hai Bà không kịp bày trận, liền lên ngựa dẫn cánh quân thủ túc xông phá vây, chém vài chục tên tướng Hán Bỗng trời gió thổi tung cân đai làm lộ hình nữ Quân Hán thấy reo to lên: “Vua đàn bà, tướng đàn bà, ta định bắt sống” Chúng cởi hết quần áo xông vào Nữ quân Trưng Vương hổ thẹn chạy tán loạn Trưng Vương phi ngựa chạy, đến Thạch Thành huyện thuộc phủ Kinh Môn, hai chị em thúc ngựa phi lên đỉnh núi hóa Đó ngày mồng tháng ba, lúc trời u ám tối sầm, gió mưa gầm rít Quân Hán rút chạy thành Từ nước ta lại bị Đông Hán đô hộ Nói bề Trưng Vương, cảm công đức bà đứng tu sửa hành cung (nơi ban yến tiệc) thành đền miếu phụng thờ Năm Hồng Đức thứ (1572) mùng 10 tháng giêng, Hàn Lâm viện Đông Các đại học sĩ, bề Nguyễn Bính phụng soạn 124 Năm Vĩnh Hựu thứ ba (1737) ngày lành tháng hai, Quản giám bách thần tri điện, Hùng Lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền xét riêng cổ mà lại Năm Tự Đức thứ hai mươi sáu (1874) mùng 10 tháng giêng đồng xã lại 125 Phụ lục 3: Danh sách người cung cấp thông tin liên quan đến luận văn Ở Hạ Lôi – Mê Linh: Ông Nguyễn Huy Bái – Trưởng Ban quản lý di tích Ông Nguyễn Huy Canh - Ban quản lý di tích Ông Đặng Anh Ninh - Ban quản lý di tích Bà Đặng Thị Hưng - Ban quản lý di tích Ông Trần Văn Quang – Ông từ giữ đền Ông Tạ Quang Hưng – Nguyên trưởng ban văn hóa xã Ông Quách Quang Chính – Nguyên bí thư chi thôn Hạ Lôi Cụ Trần Văn Nghĩa – Nông dân Chị Nguyễn Thị Mai – Nông dân Ở Hát Môn – Phúc Thọ: Ông Kim Văn Hậu – Trưởng Ban thường trực Ban quản lý di tích Ông Trần Viết Hỗ - Phó Ban thường trực Ban quản lý di tích Cụ Trần Đăng Ngọ - Cụ từ giữ đền Bà Đăng Thị Phú - Ban quản lý di tích Ông Nguyễn Văn Kịch - Ban quản lý di tích Ông Nguyễn Lương Hải - Ban quản lý di tích Ông Nguyễn Đình Đạo – Nguyên thành viên Ban quản lý di tích Cụ Nguyễn Ngọc Khiết – Nông dân Cô Đinh Thị Hải – Cán tuyên giáo xã Hát Môn 126 Phụ lục 4: MẪU PHIẾU XIN Ý KIẾN PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG Kính thưa Ông/bà! Nghiên cứu “So sánh truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng Mê Linh Phúc Thọ” thực nhằm tìm hiểu giá trị truyền thuyết lễ hội dân gian Hai Bà Trưng tướng lĩnh truyền thuyết liên quan đến Hai Bà Đồng thời qua cho thấy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, thể niềm tôn kính, tri ân đến Vua Bà tướng lĩnh Chúng kính mời ông/bà, anh/chị tham gia nghiên cứu cách trả lời số câu hỏi liên quan đến truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng Những ý kiến đóng góp ông/bà quan trọng với nghiên cứu Chúng xin cam đoan thông tin ông/bà, anh/chị cung cấp sử dụng cho mục đích nghiên cứu Trân trọng cám ơn hỗ trợ ông/bà! I THÔNG TIN CHUNG Xin ông/bà, anh/chị vui lòng cho biết số thông tin sau: Giới tính: a Nam b Nữ Tuổi: ………………… Nghề nghiệp: a Nông dân c Cán hưu trí e Cán quyền/đoàn thể h Sinh viên b Công nhân d Kinh doanh/buôn bán g Học sinh i Khác…… II THÔNG TIN CƠ BẢN (Vui lòng trả lời cách khoanh tròn vào đáp án a, b, c, d…… ) Câu 1: Ông/bà, anh/chị nghe tới nhân vật Hai Bà Trưng chưa? a Đã nghe b Chưa nghe Câu 2: Ông/bà, anh/chị biết đến Hai BàTrưng qua nguồn nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Sách lịch sử b Truyền thuyết c Nghe người khác kể Câu 3: Theo Ông/bà, anh/chị, Hai Bà Trưng nhân vật nào? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Tài – sắc vẹn toàn b Có công giúp nhân dân đánh đuổi giặc Hán xâm lược c Câu trả lời khác (ghi rõ câu trả lời)………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 4: Hai Bà hy sinh nào? a Trẫm dòng sông Hát b Lên núi, hóa bay trời 127 c Khác (xin ghi rõ) ……………………………………………………………………………………………… Câu 5: Ông/bà, anh/chị đến tham dự lễ hội Hai Bà Trưng chưa? (Nếu câu trả lời a trả lời tiếp câu 6, 7, câu trả lời b bỏ qua câu 6, 7) a Đã tham dự b Chưa tham dự Câu 6: Ông/bà, anh/chị đến hội Hai Bà Trưng nhằm mục đích gì? (Có thể chọn nhiều đáp án) a Tưởng nhớ Hai Bà b Vui chơi, giải trí c Các mục đích cầu khấn d Khác Câu 7: Đến lễ hội Hai Bà Ông/bà, anh/chị ý đến phần lễ hội? a Nghi thức tế lễ b Trò chơi dân gian c Khác (Ghi rõ câu trả lời) …………………………………………………………………………… Câu 8: Ông/bà, anh/chị có tin vào hiển linh Hai Bà không? a Có b Không Câu 9: Đến dự lễ hội, cầu xin thần ban lộc phúc, ông/bà, anh/chị có thấy linh nghiệm không? a Có b Không Câu 10: Ông/bà, anh/chị biết đến tướng lĩnh Hai Bà thờ địa bàn huyện Mê Linh huyện Phúc Thọ? (Ghi rõ câu trả lời)……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………… Câu 11: Truyền thuyết lễ hội Hai Bà Trưng đưa vào chương trình giảng dạy lịch sử địa phương nhà trường phổ thông chưa? a Đã đưa vào b Chưa đưa vào c Không biết 128 [...]... đồng và khác biệt trong truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở các địa phương tiêu biểu có thờ tự Hai Bà là vấn đề mới, chưa có ai khai thác Đó là ý tưởng để tôi lựa chọn đề tài luận văn Thạc sĩ của mình là So sánh truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ 33 Chương 2: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG CHUỖI TRUYỀN THUYẾT VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG Ở MÊ LINH VÀ PHÚC THỌ 2.1... khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ Bước đầu tìm hiểu, sưu tầm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ - Hà Nội, chúng tôi thấy có một khối lượng truyện kể tương đối dày và phong phú Theo khảo sát của chúng tôi (có lẽ là chưa đầy đủ) thì hiện nay ở Mê Linh có 22 truyền thuyết và ở Phúc Thọ có 13 truyền thuyết xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trước hết,... Thống kê và phân loại chuỗi truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ Sử sách chép về Hai Bà Trưng không nhiều Nhưng bù lại chúng ta lại có nhiều truyền thuyết và dã sử Hai trong số các địa phương còn lưu giữ đậm đặc truyền thuyết xung quanh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là huyện Mê Linh và Phúc Thọ (Thành phố Hà Nội) Lâu nay nhân dân hai địa phương này vẫn truyền tụng và tự... Truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hát Môn – Phúc Thọ - Hà Tây [8] năm 2004 Tác giả cũng đã khảo sát có đánh giá về chuỗi truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hát Môn – Phúc Thọ - Hà Tây Tác giả đã nghiên cứu những truyền thuyết này ở góc độ thi pháp, các môtíp tiêu biểu Tuy nhiên Nguyễn Thế Dũng mới chỉ quan tâm đến truyền thuyết xoay quanh Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn – Phúc Thọ (Hà Tây cũ)... thống di tích lịch sử, văn hoá ở Mê Linh Mê Linh tự hào là vùng đất đế đô thời Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa Vì vậy, phần lớn các di tích lịch sử, văn hoá ở đây đều ghi dấu những chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng như: cố đô Mê Linh ở Hạ Lôi, xã Mê Linh, nay có đền thờ Hai Bà Trưng - cùng thân quyến và các tướng lĩnh của Hai Bà Cuối năm 2013 đền thờ hai Bà Trưng ở Hạ Lôi được Thủ tướng Chính phủ... yếu nói đến di tích thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh trên đất Vĩnh Phúc dựa vào sự tìm hiểu, điền dã của chính tác giả 30 Bùi Đăng Sinh năm 2007 với Văn hóa dân gian Vĩnh Phúc [45] đã đề cập đến truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng trên đất Vĩnh Phúc Tuy nhiên tác giả không đi sâu khảo sát mà đặt truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng trong hệ thống các truyền thuyết và lễ hội dân gian phổ biến khác cùng... hai địa phương có hệ thống truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng khá phong phú, lễ hội tưởng niệm Hai Bà bảo lưu được nhiều nét văn hóa lâu đời Vì thế có thể nói đây là hai địa phương tiêu biểu nhất trong việc thờ tự Hai Bà Trưng ở đồng bằng sông Hồng Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyền thuyết cũng như lễ hội Hai Bà Trưng ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng có thể nói vấn đề so sánh. .. chúa ở xã Lũng Hòa – Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc Tất cả đều thể hiện rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Điểm qua các lễ hội trên đây ta thấy rằng các lễ hội bao giờ cũng gắn với truyền thuyết dân gian Truyền thuyết là nội dung còn lễ hội là hình thức Như vậy có thể nói, truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội, khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết. .. biểu trên đất Vĩnh Phúc Mê Linh một vùng đất cổ [38] là cuốn sách của một nhóm các tác giả đã khái quát những nét tiêu biểu về thân thế, sự nghiệp, lễ hội Hai Bà Trưng trên đất Mê Linh, mà chủ yếu là đền thờ Hai Bà Trưng ở Hạ Lôi – Mê Linh Đặc biệt đã có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ nghiên cứu truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà ở các khía cạnh khác... Văn học dân gian, là người con của Phúc Thọ với mong muốn tìm về nguồn cội quê hương, đóng góp một phần vào việc sưu tầm tư liệu thực tế, tôi đã mạnh dạn triển khai khảo sát và nghiên cứu đề tài luận văn So sánh truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Mê Linh và Phúc Thọ ở góc độ mới có kế thừa và phát triển Tiểu kết: Với tư cách là một thể loại văn học dân gian, truyền thuyết có vai trò quan trọng trong

Ngày đăng: 24/06/2016, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan