Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội Việt Nam

11 508 0
Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội Việt Nam Bài tập học kỳ Luật An sinh xã hội Chuyên mục Bài tập học kỳ, Luật An sinh xã hội Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội Việt Nam là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật bảo hiểm xã hội. bảo hiểm xã hội luôn chứa đựng và đan xen hai yếu tố kinh tế và xã hội. Vai trò của pháp luật là xác lập được một hình thức pháp luật nhất định và bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp nhằm kết hợp hài hòa nội dung kinh tế và nội dung xã hội trong bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an sinh xã hội. Cụ thể là: Thứ nhất là, mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội. Quyền được hưởng an sinh xã hội của người lao động là một trong những biểu hiện cụ thể của quyền con người. Tuy nhiên, để được hưởng một chế độ trợ giúp nào đó thì đối tượng được trợ giúp phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Ví dụ, đối tượng để hưởng bảo hiểm xã hội là người lao động và phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội phải là người đang gặp hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh mà bản thân không thể tự khắc phục được. Tương tự như vậy, được hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội phải là những người đã có cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Nhưng giữa nguyên lí và thực tiễn luôn luôn có một khoảng cách rất xa. Mặc dù việc được hưởng an sinh xã hội là quyền của mọi thành viên trong xã hội nếu họ thỏa mãn các điều kiện về đối tượng được hưởng, tuy nhiên có nhiều trường hợp dù đủ điều kiện, nhưng một số đối tượng vẫn không được hưởng những chế độ an sinh xã hội này. Bởi vậy, cần căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn phát triển về tổ chức và hoàn thiện dần việc đảm bảo nguyên tắc trên được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. Thứ hai là nhà nước thống nhất quản lí vấn đề an sinh xã hội Cơ sở của nguyên tắc này nằm ngay chính ở chức năng xã hội của nhà nước. Nhà nước, người chủ sở hữu cao nhất đồng thời là người chủ sử dụng lao động lớn nhất, người đại diện cho toàn xã hội phải là người thống nhất quản lý toàn bộ lĩnh vực an sinh xã hội. Sự thống nhất quản lí an sinh xã hội thể hiện ở chỗ, trước hết, Nhà nước định ra các “ chính sách xã hội”, cùng với các chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, an ninh quốc phòng. Đồng thời, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật an sinh xã hội nhằm thể chế hóa các chính sách xã hội ấy. Để thực thi có hiệu quả các văn bản pháp luật, Nhà nước thành lập hệ thống các cơ quan chức năng về an sinh xã hội cũng như kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội của các cơ quan này. Là người chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước còn trực tiếp đóng góp hoặc hỗ trợ vào nguồn thực hiện các chế độ an sinh xã hội. Ví dụ, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bên cạnh sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Phần lớn quỹ dùng để ưu đãi cho người có công với cách mạng và quỹ cứu trợ xã hội cũng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an sinh xã hội không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức, đoàn thể xã hội. Tùy theo vị trí, chức năng của từng tổ chức, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ… mà pháp luật trao cho họ một số quyền và cả trách nhiệm tương ứng trong việc tham gia tổ chức quản lí một số mặt hoạt động thuộc an sinh xã hội. Thứ ba là kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội Nguyên tắc kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội xuất phát từ quan niệm “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chính sách xã hội” của nhà nước ta. Mục tiêu của chính sách xã hội là nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Trong khi đó, nguồn lực của con người lại được xác định là “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đến lượt nó, phát triển kinh tế lại đóng vai trò là cơ sở, là tiền đề để thực hiện chính sách xã hội. Do vậy, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội là chủ trương có tính chiến lược của Nhà nước ta. Chúng ta không chờ cho nền kinh tế phát triển cao rồi mới tiến hành giải quyết các vấn đề xã hội mà chú trọng đến các vấn đề xã hội trong từng bước cũng như suốt quá trình phát triển kinh tế. “ Kết hợp hài hòa”, cũng không đồng nghĩa với ảo tưởng là có thể giải quyết tất cả các vấn đề xã hội ngay trong cùng một lúc, nhất là đối với một quốc gia đang ở giai đoạn thấp của sự phát triển như nước ta hiện nay. Có thể nói, không ngành luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và xã hội lại thể hiện một cách rõ ràng và xuyên suốt như trong luật an sinh xã hội. Thứ tư là kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc “ lấy đông bù số ít” Nguyên tắc có “tính chất kép” này rất đặc trưng cho pháp luật an sinh xã hội. Nếu nhìn riêng từng nguyên tắc nhỏ thì thấy chúng chứa đựng những nội dung khác nhau, tuy nhiên chúng không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” trong luật an sinh xã hội chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc “ công bằng xã hội” – nguyên tắc bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống. Điều này là cần thiết, bởi vì đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì hưởng thụ tương ứng với đóng góp, vẫn là một điều không thể tranh khỏi. Tuy nhiên, nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” trong an sinh xã hội không hoàn toàn giống nhau như áp dụng nguyên tắc “phân phối theo lao động” trong luật lao động. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong việc thực hiện trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cũng như ưu đãi người có công. Ở đây, mức trợ cấp cho các đối tượng căn cứ vào mức độ, thời gian đóng góp của họ vào quỹ trợ cấp (đối với bảo hiểm xã hội) hoặc mức độ, thời gian cống hiến, hy sinh của họ (đối với ưu đãi xã hội). Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” thể hiện tính nhân đạo xã hội. Nguyên tắc thường chủ yếu áp dụng trong các chế độ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội. Tinh thần cơ bản của nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” là ở chỗ, bằng sự đóng góp, trợ giúp của nhiều người sẽ hạn chế, giảm thiểu khó khăn, bất hạnh cho một thiểu số người. Ở đây, tính tương trợ, tương ái thể hiện rất rõ. Những đối tượng gặp rủi ro không phải đóng góp gì và được giúp đỡ căn cứ chủ yếu vào hoàn cảnh, mức độ khó khăn, hiểm nghèo của từng trường hợp. Tuy nhiên, cũng không nên hiểu “sự kết hợp hài hòa” trong nguyên tắc này một cách máy móc như nhau ở mọi nơi, mọi lúc. Tùy thuộc vào từng mặt của các mối quan hệ, hoặc từng khâu của mỗi chế độ, thậm chí từng loại đối tượng của an sinh xã hội mà có sự áp dụng linh hoạt và phù hợp. Có như vậy mới phát huy đúng tinh thần của nguyên tắc có “tính chất kép” này. Các trợ cấp an sinh xã hội có nhiều mức khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên tắc, mức trợ cấp không cao hơn mức thu nhập khi làm việc, nhưng mức thấp nhất cũng phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu cho những người thụ hưởng. Thứ năm là đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội Các nguyên nhân gây ra rủi ro rất nhiều nên nhu cầu an sinh của các thành viên trong xã hội cũng rất đa dạng. Vì vậy, để đáp ứng được các nhu cầu ấy, các hoạt động an sinh xã hội cũng phải được đa dạng hóa. Nghĩa là cần đảm bảo sao cho các chế độ an sinh xã hội phải thực sự là “tấm lá chắn”, là “lưới an toàn” của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dù sao các chế độ trợ giúp, các mức trợ cấp cũng phải trên cơ sở nhu cầu thực tế và không thể thoát ly được khả năng và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Việc tổ chức, thực hiện an sinh xã hội, như đã nói, trước hết thuộc chức năng, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, đặc biệt đối với một quốc gia chủ trương thực hiện “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn loại trừ việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội. Bởi vì, suy cho cùng, các công việc xã hội, các vấn đề xã hội phải do toàn xã hội đảm nhiệm, gánh vác, trong đó Nhà nước giữ vai trò ví như người “nhạc trưởng”. Điều này cũng phải phù hợp với định nghi của ILO về an toàn xã hội: “An toàn xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thanh viên của minh thông qua một loạt các biện pháp công cộng…” Ngoài các nguyên tắc nêu trên, bảo hiểm xã hội với những nội dung đặc thù nhất định nên trong quá trình áp dụng, thực hiện còn phải tuân thủ những nguyên tắc riêng sau: 1. Mọi người lao động trong mọi trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm đều có quyền được hưởng BHXH Quyền được hưởng BHXH của người lao động là một trong những biểu hiện cụ thể của quyền con người. Biểu hiện cụ thể quyền được hưởng BHXH của người lao động là việc họ được hưởng chế độ trợ cấp BHXH theo các chế độ xác định. Các chế độ này gắn với các trường hợp người lao động hoặc bị giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do đó bị giảm hoặc mất nguồn sinh sống. Trong nền kinh tế thị trường các trường hợp đố có thể có rất nhiều và xảy ra một cách ngẫu nhiên. Về nguyên lí thì mội trường hợp như thế, người lao động đều phải được BHXH. Nhưng giữa nguyên lí và thực tiễn luôn luôn có một khoảng cách rất xa. Khoảng cách đó do các biểu hiện kịnh tế xã hội qui định. Bởi vậy trên giác độ điều hành vĩ mô, cần căn cứ vào các điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn phát triển về tổ chức và hoàn thiện dần việc BHXH đối với các trường hợp làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động nói trên. 2. Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng BHXH đối với người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm phải tự đóng BHXH cho mình Đây là quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị trường, trong đó Nhà nước phải có vai trò quản lí vĩ mô mọi hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước. Với vai trò này, Nhà nước có trong tay mọi điều kiện vật chất của toàn xã hội, đồng thời cũng có mọi công cụ cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Đối với người sử dụng lao động, mọi khía cạnh cũng tương tự như trên nhưng chỉ trong phạm vi một ssố doanh nghiệp, ở đó, giữa người lao động và người sử dụng lao động có mối quan hệ rất chặt chẽ. Người sưe dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh không chỉ chăm lo đầu tư máy móc thiết bị mà còn phải chăm lo tay nghề và đời sống người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động làm việc bình thường thì phải trả lương cho họ còn khi họ gặp rủi ro, bị ốm đau, tai nạn lao động...mà có gắn với quá trình lao động thì phải có trách nhiệm BHXH cho họ. Chỉ có như vậy, người lao động mới yên râm công tác góp phần tăng năng xuất lao động và tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.Đối với người lao động, khi gặp rủi ro không mong muốn và không phải hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết đó là rủi ro của bản thân. Vì thế nếu muốn được BHXH tức là muốn nhiều người khác hỗ trợ cho mình, là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác thì mình cũng phải đống BHXH. Điều đó cho thâấy bản thân người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho mình. 3. Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để tự hình thành quỹ BHXH độc lập và tập trung Sự đóng góp của ba bên như trên nếu không được đóng góp cho bên thứ ba cơ quan BHXH chuyên nghiệp và được tồn tích dần thành một quĩ tài chính độc lập và tập trung như cách làm đặc trưng của BHXH th nó sẽ biến thành một cách làm khác với BHXH về chất, đó là phương thức tiết kiệm. Như vậy, mục đích, bản chất và yêu cầu của BHXH sẽ không thể thực hiện được. 4. Phải kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH Trong BHXH cả ba bên tham gia, người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước đều nhận được nhiều lợi ích. Nhưng lợi ích nhận được không phải luôn luôn như nhau, thống nhất với nhau, mà trái lại có lợi ích có lúc mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, việc tăng mức trợ cấp hoặc tăng thời gian nghỉ làm việc và hưởng trợ cấp BHXH sẽ rất có lợi cho người lao động nhưng lại gặp khó khăn cho người chủ sử dụng lao động nêú giảm hậu quả cho người chủ sử dụng lao động thì Nhà nước phải gánh chịu. Nguồn cơ bản để hình thành quĩ BHXH là sự đóng góp của ba bên như đã nói ở trên. Muốn phát triển BHXH thì phải tăng quĩ,muốn vậy thì phải tăng nguồn thu, nhưng nguồn thu cơ bản này lại có giới hạn không cho phép vượt(làm giảm thu nhập hiện thời của người lao động và làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh). Vì vậy, phải tích cực đi tìm kiếm các nguồn thu khác để bổ sung như đầu tư vốn nhàn rỗi tương đối của quĩ BHXH vào các hoạt động sinh lời, hợp tác quốc tế... Ngoài ra có thể tìm tòi các phương cách BHXH khác mà nền kinh tế thụ trường đã tạo ra môi trường thuận lợi để áp dụng. 5. Mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng thấp nhất cũng phải bảo đảm mức sống tối thiểu Trợ cấp BHXH nói ở đây là loại trợ cấp thay thế cho tiền lương như: trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí...Như đã biết tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện công việc nhất định. Nghĩa là, người lao động có sức khoẻ bình thường, có việc làm bình thường và thực hiện được công việc nhất định mới có tiền lương. Khi đã bị ốm đau, tai nạn, tuổi già... không thực hiện được công việc nhất định hoặc không có việc làm mà trước đó có tham gia BHXH thì chỉ có trợ cấp BHXH và trợ cấp đó không thể bằng tiền lương do lao động tạo ra được. Còn nếu cố tìm cách trợ cấp BHXH bằng hoặc cao hơn tiền lương thì không một người lao động nào phải cố gắng có việc làm và tích cực làm việc để có lương mà ngược lại họ sẽ cố gắng ốm đau, thai sản... để nhận được trợ cấp. Hơn nỡa, cách lập quĩ theo phương thức dàn trải rủi ro cũng không cho phép trả trợ cấp BHXH băằng tiền lương lúc đang đi làm. Vì trả trợ cấp bằng tiền lương thì chẳng khác gì người lao động bị rủi ro đem rủi ro của mình danf trải hết cho người khác. Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lú đang đi làm, tuynhiên, do mục đích, bản chất và cách làm của BHXH thì mức trợ cấp BHXH thấp nhất cũng không thể thấp hơn mức sống tối thiểu hằng ngày. Chỉ khi đó trợ cấp BHXH mới có ý nghĩa an sinh. 6. Kết hợp giữa bắt buộc với tự nguyện Cho đến nay ở nước ta việc tham gia BHXH vẫn chưa trở thành tập quán, hơn nữa trong BHXH lợi ích của các bên tham gia và lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của ngươì lao động vẫn có những mâu thuẫn. Bởi vậy, cần có sự kết hợp giữa bắt buộc với tự nguyện trong việc tham gia BHXH. Sự bắt buộc nên thực hiện đối với các bên tham gia BHXH ở khu vực có quan hệ lao động và với mức thu nhập cơ bản. Đối với những người có nhu cầu BHXH ở mức cao hoặc với người lao động độc lập thì nên để họ tham gia tự nguyện. 7. Phải đảm bảo tính thống nhất BHXH trên phạm vi cả nước đồng thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành Hệ thống BHXH của một nước thường gồm nhiều bộ phận cấu thành. Trong đó, bộ phận lớn nhất do Nhà nước tổ chức và bảo hộ bao trùm toàn bộ những người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và nhng người lao động thuộc khu vực kinh tế quan trọng của đất nước. Ở nước ta do những điều kiện kinh tế xã hội chưa cho phép các tổ chức và cá nhân thực hiện BHXH mà chỉ có BHXH của NHà nước. Để BHXH hoạt động có hiệu quả, nhất thiết phải đảm bảo tính thống nhất trên những vấn đề lớn hoặc cơ bản nhất để tránh sự tuỳ tiện, tính cục bộ, cát cứ, hoặc những mâu thuẫn nảy sinh. Đồng thời cũng phải có cơ chế để bộ phận cấu thành có thể năng động trong hoạt động để chúng có thể bù đắp, bổ sung những ưu điểm cho nhau. BHXH phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể BHXH của một nước gắn rất chặt với trạng thái kinh tế, với các điều kiện kinh tế xã hội, với cơ chế và trình độ quản lí, đặc biệt là với sự đồng bộ, sự hoàn chỉnh của nền pháp chế của nước đó. Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang hình thành, nhiều mặt kinh tế xã hội đang chuyển động mạnh. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải đảm bảo tính chắc chắn, tính toán thận trọng và phải có bước đi phù hợp mới có thể đạt hiệu quả mong muốn.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội Việt Nam Các nguyên tắc bảo hiểm xã hội Việt Nam tư tưởng đạo xuyên suốt chi phối toàn hệ thống quy phạm pháp luật bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội chứa đựng đan xen hai yếu tố kinh tế xã hội Vai trò pháp luật xác lập hình thức pháp luật định bảo đảm thực chế pháp luật thích hợp nhằm kết hợp hài hòa nội dung kinh tế nội dung xã hội bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước, sở quyền lợi ích hợp pháp, đáng bên quan hệ bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội phải tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp luật an sinh xã hội Cụ thể là: Thứ là, thành viên xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội Quyền hưởng an sinh xã hội người lao động biểu cụ thể quyền người Tuy nhiên, để hưởng chế độ trợ giúp đối tượng trợ giúp phải thỏa mãn điều kiện định Ví dụ, đối tượng để hưởng bảo hiểm xã hội người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội phải người gặp hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh mà thân tự khắc phục Tương tự vậy, hưởng trợ cấp ưu đãi xã hội phải người có cống hiến, hy sinh cho nghiệp cách mạng vẻ vang dân tộc Nhưng nguyên lí thực tiễn luôn có khoảng cách xa Mặc dù việc hưởng an sinh xã hội quyền thành viên xã hội họ thỏa mãn điều kiện đối tượng hưởng, nhiên có nhiều trường hợp dù đủ điều kiện, số đối tượng không hưởng chế độ an sinh xã hội Bởi vậy, cần vào điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể đất nước giai đoạn phát triển tổ chức hoàn thiện dần việc đảm bảo nguyên tắc thực đầy đủ đắn Thứ hai nhà nước thống quản lí vấn đề an sinh xã hội Cơ sở nguyên tắc nằm chức xã hội nhà nước Nhà nước, người chủ sở hữu cao đồng thời người chủ sử dụng lao động lớn nhất, người đại diện cho toàn xã hội phải người thống quản lý toàn lĩnh vực an sinh xã hội Sự thống quản lí an sinh xã hội thể chỗ, trước hết, Nhà nước định “ sách xã hội”, với sách kinh tế, sách văn hóa, an ninh quốc phòng Đồng thời, Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật an sinh xã hội nhằm thể chế hóa sách xã hội Để thực thi có hiệu văn pháp luật, Nhà nước thành lập hệ thống quan chức an sinh xã hội kiểm tra việc tổ chức, thực sách, chế độ an sinh xã hội quan Là người chủ sở hữu lớn nhất, Nhà nước trực tiếp đóng góp hỗ trợ vào nguồn thực chế độ an sinh xã hội Ví dụ, Nhà nước đóng hỗ trợ thêm quỹ bảo hiểm xã hội để thực chế độ bảo hiểm xã hội, bên cạnh đóng góp người sử dụng lao động người lao động Phần lớn quỹ dùng để ưu đãi cho người có công với cách mạng quỹ cứu trợ xã hội chủ yếu ngân sách Nhà nước cấp Tuy nhiên, nguyên tắc Nhà nước thống quản lý an sinh xã hội nghĩa hoàn toàn loại trừ tham gia tổ chức trị - xã hội, tổ chức, đoàn thể xã hội Tùy theo vị trí, chức tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ… mà pháp luật trao cho họ số quyền trách nhiệm tương ứng việc tham gia tổ chức quản lí số mặt hoạt động thuộc an sinh xã hội Thứ ba kết hợp hài hòa sách kinh tế sách xã hội Nguyên tắc kết hợp hài hòa sách kinh tế sách xã hội xuất phát từ quan niệm “con người vừa mục tiêu, vừa động lực sách xã hội” nhà nước ta Mục tiêu sách xã hội nhằm phát huy sức mạnh nhân tố người người Trong đó, nguồn lực người lại xác định “yếu tố để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững” Đến lượt nó, phát triển kinh tế lại đóng vai trò sở, tiền đề để thực sách xã hội Do vậy, kết hợp hài hòa phát triển kinh tế phát triển văn hóa xã hội, tăng trưởng kinh tế với tiến xã hội chủ trương có tính chiến lược Nhà nước ta Chúng ta không chờ cho kinh tế phát triển cao tiến hành giải vấn đề xã hội mà trọng đến vấn đề xã hội bước suốt trình phát triển kinh tế “ Kết hợp hài hòa”, không đồng nghĩa với ảo tưởng giải tất vấn đề xã hội lúc, quốc gia giai đoạn thấp phát triển nước ta Có thể nói, không ngành luật hệ thống pháp luật Việt Nam mà nguyên tắc kết hợp hài hòa sách kinh tế xã hội lại thể cách rõ ràng xuyên suốt luật an sinh xã hội Thứ tư kết hợp hài hòa nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” nguyên tắc “ lấy đông bù số ít” Nguyên tắc có “tính chất kép” đặc trưng cho pháp luật an sinh xã hội Nếu nhìn riêng nguyên tắc nhỏ thấy chúng chứa đựng nội dung khác nhau, nhiên chúng không loại trừ mà bổ sung cho Nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” luật an sinh xã hội cụ thể hóa nguyên tắc “ công xã hội” – nguyên tắc bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống Điều cần thiết, nước phát triển Việt Nam hưởng thụ tương ứng với đóng góp, điều tranh khỏi Tuy nhiên, nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” an sinh xã hội không hoàn toàn giống áp dụng nguyên tắc “phân phối theo lao động” luật lao động Nguyên tắc thường áp dụng việc thực trợ cấp bảo hiểm xã hội người lao động, ưu đãi người có công Ở đây, mức trợ cấp cho đối tượng vào mức độ, thời gian đóng góp họ vào quỹ trợ cấp (đối với bảo hiểm xã hội) mức độ, thời gian cống hiến, hy sinh họ (đối với ưu đãi xã hội) Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” thể tính nhân đạo xã hội Nguyên tắc thường chủ yếu áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội Tinh thần nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” chỗ, đóng góp, trợ giúp nhiều người hạn chế, giảm thiểu khó khăn, bất hạnh cho thiểu số người Ở đây, tính tương trợ, tương thể rõ Những đối tượng gặp rủi ro đóng góp giúp đỡ chủ yếu vào hoàn cảnh, mức độ khó khăn, hiểm nghèo trường hợp Tuy nhiên, không nên hiểu “sự kết hợp hài hòa” nguyên tắc cách máy móc nơi, lúc Tùy thuộc vào mặt mối quan hệ, khâu chế độ, chí loại đối tượng an sinh xã hội mà có áp dụng linh hoạt phù hợp Có phát huy tinh thần nguyên tắc có “tính chất kép” Các trợ cấp an sinh xã hội có nhiều mức khác Tuy nhiên, nguyên tắc, mức trợ cấp không cao mức thu nhập làm việc, mức thấp phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu, thiết yếu cho người thụ hưởng Thứ năm đa dạng hóa, xã hội hóa hoạt động an sinh xã hội Các nguyên nhân gây rủi ro nhiều nên nhu cầu an sinh thành viên xã hội đa dạng Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ấy, hoạt động an sinh xã hội phải đa dạng hóa Nghĩa cần đảm bảo cho chế độ an sinh xã hội phải thực “tấm chắn”, “lưới an toàn” xã hội Tuy nhiên, cần lưu ý dù chế độ trợ giúp, mức trợ cấp phải sở nhu cầu thực tế thoát ly khả điều kiện kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn Việc tổ chức, thực an sinh xã hội, nói, trước hết thuộc chức năng, trách nhiệm xã hội Nhà nước, đặc biệt quốc gia chủ trương thực “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Việt Nam Tuy nhiên, điều không hoàn toàn loại trừ việc thực xã hội hóa hoạt động an sinh xã hội Bởi vì, suy cho cùng, công việc xã hội, vấn đề xã hội phải toàn xã hội đảm nhiệm, gánh vác, Nhà nước giữ vai trò ví người “nhạc trưởng” Điều phải phù hợp với định nghi ILO an toàn xã hội: “An toàn xã hội bảo vệ xã hội viên minh thông qua loạt biện pháp công cộng…” Ngoài nguyên tắc nêu trên, bảo hiểm xã hội với nội dung đặc thù định nên trình áp dụng, thực phải tuân thủ nguyên tắc riêng sau: Mọi người lao động trường hợp bị giảm khả lao động việc làm có quyền hưởng BHXH Quyền hưởng BHXH người lao động biểu cụ thể quyền người Biểu cụ thể quyền hưởng BHXH người lao động việc họ hưởng chế độ trợ cấp BHXH theo chế độ xác định Các chế độ gắn với trường hợp người lao động bị giảm khả lao động việc làm bị giảm nguồn sinh sống Trong kinh tế thị trường trường hợp đố có nhiều xảy cách ngẫu nhiên Về nguyên lí mội trường hợp thế, người lao động phải BHXH Nhưng nguyên lí thực tiễn luôn có khoảng cách xa Khoảng cách biểu kịnh tế xã hội qui định Bởi giác độ điều hành vĩ mô, cần vào điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể đất nước giai đoạn phát triển tổ chức hoàn thiện dần việc BHXH trường hợp làm giảm thu nhập người lao động nói Nhà nước người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng BHXH người lao động, người lao động có trách nhiệm phải tự đóng BHXH cho Đây quan hệ ba bên kinh tế thị trường, Nhà nước phải có vai trò quản lí vĩ mô hoạt động kinh tế- xã hội phạm vi nước Với vai trò này, Nhà nước có tay điều kiện vật chất toàn xã hội, đồng thời có công cụ cần thiết để thực vai trò Đối với người sử dụng lao động, khía cạnh tương tự phạm vi ssố doanh nghiệp, đó, người lao động người sử dụng lao động có mối quan hệ chặt chẽ Người sưe dụng lao động muốn ổn định phát triển sản xuất kinh doanh không chăm lo đầu tư máy móc thiết bị mà phải chăm lo tay nghề đời sống người lao động mà sử dụng Khi người lao động làm việc bình thường phải trả lương cho họ họ gặp rủi ro, bị ốm đau, tai nạn lao động mà có gắn với trình lao động phải có trách nhiệm BHXH cho họ Chỉ có vậy, người lao động yên râm công tác góp phần tăng xuất lao động tăng hiệu kinh tế cho doanh nghiệp.Đối với người lao động, gặp rủi ro không mong muốn hoàn toàn hay trực tiếp lỗi người khác trước hết rủi ro thân Vì muốn BHXH tức muốn nhiều người khác hỗ trợ cho mình, dàn trải rủi ro cho nhiều người khác phải đống BHXH Điều cho thâấy thân người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho Bảo hiểm xã hội phải dựa đóng góp bên tham gia để tự hình thành quỹ BHXH độc lập tập trung Sự đóng góp ba bên không đóng góp cho bên thứ ba- quan BHXH chuyên nghiệp tồn tích dần thành quĩ tài độc lập tập trung cách làm đặc trưng BHXH th biến thành cách làm khác với BHXH chất, phương thức tiết kiệm Như vậy, mục đích, chất yêu cầu BHXH thực Phải kết hợp hài hoà lợi ích, khả phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH Trong BHXH ba bên tham gia, người sử dụng lao động, người lao động Nhà nước nhận nhiều lợi ích Nhưng lợi ích nhận luôn nhau, thống với nhau, mà trái lại có lợi ích có lúc mâu thuẫn với Chẳng hạn, việc tăng mức trợ cấp tăng thời gian nghỉ làm việc hưởng trợ cấp BHXH có lợi cho người lao động lại gặp khó khăn cho người chủ sử dụng lao động nêú giảm hậu cho người chủ sử dụng lao động Nhà nước phải gánh chịu Nguồn để hình thành quĩ BHXH đóng góp ba bên nói Muốn phát triển BHXH phải tăng quĩ,muốn phải tăng nguồn thu, nguồn thu lại có giới hạn không cho phép vượt(làm giảm thu nhập thời người lao động làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh) Vì vậy, phải tích cực tìm kiếm nguồn thu khác để bổ sung đầu tư vốn nhàn rỗi tương đối quĩ BHXH vào hoạt động sinh lời, hợp tác quốc tế Ngoài tìm tòi phương cách BHXH khác mà kinh tế thụ trường tạo môi trường thuận lợi để áp dụng Mức trợ cấp BHXH phải thấp mức tiền lương lúc làm, thấp phải bảo đảm mức sống tối thiểu Trợ cấp BHXH nói loại trợ cấp thay cho tiền lương như: trợ cấp ốm đau, thai sản, hưu trí Như biết tiền lương khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động họ thực công việc định Nghĩa là, người lao động có sức khoẻ bình thường, có việc làm bình thường thực công việc định có tiền lương Khi bị ốm đau, tai nạn, tuổi già không thực công việc định việc làm mà trước có tham gia BHXH có trợ cấp BHXH trợ cấp tiền lương lao động tạo Còn cố tìm cách trợ cấp BHXH cao tiền lương không người lao động phải cố gắng có việc làm tích cực làm việc để có lương mà ngược lại họ cố gắng ốm đau, thai sản để nhận trợ cấp Hơn nỡa, cách lập quĩ theo phương thức dàn trải rủi ro không cho phép trả trợ cấp BHXH băằng tiền lương lúc làm Vì trả trợ cấp tiền lương chẳng khác người lao động bị rủi ro đem rủi ro danf trải hết cho người khác Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp mức tiền lương lú làm, tuynhiên, mục đích, chất cách làm BHXH mức trợ cấp BHXH thấp thấp mức sống tối thiểu ngày Chỉ trợ cấp BHXH có ý nghĩa an sinh Kết hợp bắt buộc với tự nguyện Cho đến nước ta việc tham gia BHXH chưa trở thành tập quán, BHXH lợi ích bên tham gia lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài ngươì lao động có mâu thuẫn Bởi vậy, cần có kết hợp bắt buộc với tự nguyện việc tham gia BHXH Sự bắt buộc nên thực bên tham gia BHXH khu vực có quan hệ lao động với mức thu nhập Đối với người có nhu cầu BHXH mức cao với người lao động độc lập nên để họ tham gia tự nguyện Phải đảm bảo tính thống BHXH phạm vi nước đồng thời phải phát huy tính đa dạng, động phận cấu thành Hệ thống BHXH nước thường gồm nhiều phận cấu thành Trong đó, phận lớn Nhà nước tổ chức bảo hộ bao trùm toàn người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nhng người lao động thuộc khu vực kinh tế quan trọng đất nước Ở nước ta điều kiện kinh tế- xã hội chưa cho phép tổ chức cá nhân thực BHXH mà có BHXH NHà nước Để BHXH hoạt động có hiệu quả, thiết phải đảm bảo tính thống vấn đề lớn để tránh tuỳ tiện, tính cục bộ, cát cứ, mâu thuẫn nảy sinh Đồng thời phải có chế để phận cấu thành động hoạt động để chúng bù đắp, bổ sung ưu điểm cho BHXH phải phát triển dần bước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đất nước giai đoạn cụ thể BHXH nước gắn chặt với trạng thái kinh tế, với điều kiện kinh tế- xã hội, với chế trình độ quản lí, đặc biệt với đồng bộ, hoàn chỉnh pháp chế nước Ở nước ta, kinh tế thị trường định hướng XHCN hình thành, nhiều mặt kinh tế- xã hội chuyển động mạnh Vì vậy, việc xây dựng phát triển BHXH phải đảm bảo tính chắn, tính toán thận trọng phải có bước phù hợp đạt hiệu mong muốn [...]...Đồng thời cũng phải có cơ chế để bộ phận cấu thành có thể năng động trong hoạt động để chúng có thể bù đắp, bổ sung những ưu điểm cho nhau BHXH phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể BHXH của một nước gắn rất chặt với trạng thái kinh tế, với các điều kiện kinh tế- xã hội, với cơ chế và trình độ quản lí, đặc biệt... các điều kiện kinh tế- xã hội, với cơ chế và trình độ quản lí, đặc biệt là với sự đồng bộ, sự hoàn chỉnh của nền pháp chế của nước đó Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang hình thành, nhiều mặt kinh tế- xã hội đang chuyển động mạnh Vì vậy, việc xây dựng và phát triển BHXH phải đảm bảo tính chắc chắn, tính toán thận trọng và phải có bước đi phù hợp mới có thể đạt hiệu quả mong muốn

Ngày đăng: 17/06/2016, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan