Khảo sát thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

41 9.3K 24
Khảo sát thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 LỜI MỞ ĐẦU 5 I. Tính cấp thiết của đề tài: 5 II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 6 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7 IV. Phương pháp nghiên cứu: 7 V. Nội dung và kết cấu của đề tài: 7 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Khái niệm làm thêm (Part time job) 9 1.2. Các nghiên cứu trong nước. 9 1.3.1 Thống kê học: 10 1.3.2 Tiêu thức thống kê: 10 1.3.3 Chỉ tiêu thống kê. 10 1.3.4 Quá trình nghiên cứu thống kê 11 1.3.5 Các tham số đo xu hướng độ hội tụ. 12 1.3.6 Điều tra chọn mẫu. 13 PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 2.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu. 14 2.1.1 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo giới tính. 14 2.1.2 Cơ cấu sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo khoá học. 15 2.2 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên các khoá 8, 9, 10 khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 15 2.2.1 Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm 15 2.2.2 Việc làm thêm sinh viên muốn hướng đến. 17 2.2.3 Thời gian làm thêm của sinh viên. 18 2.3.4 Mức lương. 18 2.3.5 Chi tiêu tiền lương 20 2.3.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên. 21 2.3.7 Mức độ thay đổi bản thân sau quá trình làm thêm 23 2.3.8 Đánh giá cá nhân về quá trình làm thêm 24 2.3.9 Khó khăn 25 PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 26 GIẢI PHÁP 1: 26 Xây dựng Câu lạc bộ việc làm sinh viên Trường đại học công nghiệp Hà Nội. 26 GIẢI PHÁP 2: 33 Phát triển hoạt động của Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề và quan hệ doanh nghiệp – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. 33 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 CÁC PHỤ LỤC 40 Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi điều tra. 40 Phụ lục 2: Trung tâm Đánh giá kỹ năng nghề và Quan hệ doanh nghiệp. 40

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Có thể thấy trong những năm gần đây, khoa Quản lý kinh doanh luôn đi đầu trong việc đẩy mạnh hoạt động Nghiên cứu khoa học của sinh viên Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Quản lý kinh doanh được mở ra hằng năm là minh chứng rõ nhất cho điều đó Chúng em cảm thấy mình thật may mắn khi được tiếp cận với phong trào Nghiên cứu khoa học của khoa ngay từ năm nhất; may mắn hơn nữa khi đề tài của chúng em được chọn vào vòng sơ khảo Đề tài “Khảo sát thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” là đề tài đầu tiên của chúng em, đưa chúng em đến gần hơn với hoạt động Nghiên cứu khoa học khi còn học tập trên ghế nhà trường Thay mặt nhóm tác giả, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Nguyễn Viết Hãnh, người đã cho chúng em những lời khuyên, giúp chúng em lựa chọn Đề tài phù hợp với khả năng của mình Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới thầy Lê Đức Thuỷ, người dẫn dắt, cho chúng em những gợi ý, giúp chúng em nhận ra được những thiếu sót về mặt ý tưởng trong quá trình thực hiện nghiên cứu Cảm ơn khoa Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo ra một cơ hội bổ ích cho sinh viên Cảm ơn tất cả sinh viên khoa Quản lý kinh doanh khoá 8, 9, 10 đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thành Đề tài này Vì là lần đầu tham gia Nghiên cứu khoa học, mặc dù cố gắng tham khảo tài liệu cũng như các nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhưng với thời gian và trình độ còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô để rút kinh nghiệm quá trình nghiên cứu sau này NHÓM TÁC GIẢ LỜI MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của đề tài: Trong xã hội hiện nay vấn đề việc làm luôn luôn là vấn đề nóng bỏng, được không chỉ báo giới, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang không ngừng tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để đạt được mục đích cao đẹp của họ trong tương lai Xét về năng lực hành vi, sinh viên là một phần quan trọng trong độ tuổi lao động Họ có thể lực, trí lực rất dồi dào Xét về mục đích, sinh viên đi học là mong có kiến thức để có thể lao động và làm việc sau khi ra trường Hiện nay, đông đảo sinh viên nói chung đã nhận thức được rằng có rất nhiều cách thức học khác nhau và ngày càng có nhiều sinh viên chọn cách thức học ở thực tế Đó là đi làm thêm Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn… Và sở dĩ việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khi sống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp Tuy vậy, thực tế vẫn đang tồn tại rất nhiều vấn đề nan giải xung quanh quyết định đi làm thêm của sinh viên Từ những lý do trên, hưởng ứng phong trào đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng và nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh” làm đề tài nghiên cứu của mình II Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:  Đối với nhóm tác giả: nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, tích luỹ kinh nghiệm để có thể vận dụng vào quá trình học tập của bản thân cũng như các tiểu luận, nghiên cứu sau này của nhóm  Đối với Xã hội, Doanh nghiệp: có sự quan tâm hơn nữa đối với thế hệ trẻ; có sự quản lý, phối kết hợp với Nhà trường nhằm tạo cho sinh viên có nhiều điều kiện học hỏi, thực hành, cọ xát; phát huy tối đa nguồn lực dồi dào trong sinh viên; tiến tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung ứng sau đào tạo…  Đối với Nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội: kết hợp giảng dạy lý thuyết với thực tế, giúp cho sinh viên có môi trường học tập mang tính chất mở, tạo nhiều sân chơi bổ ích cả về bề nổi và bề sâu, cải thiện chất lượng đầu ra của sinh viên khoa Quản lý kinh doanh nói riêng và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung …  Đối với sinh viên: chỉ ra những tích cực cũng như hạn chế của việc làm thêm đối với sinh viên, giúp sinh viên có sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; hướng tới việc tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, nâng cao kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế của sinh viên ngay trong quá trình học tập trên ghế nhà trường, hướng tới đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực chất lượng cao… III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: sinh viên các khoá 8, 9, 10 khoa Quản lý kinh doanh IV Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài có sự kết hợp giữa phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dữ liệu thu thập được thông qua việc điều tra nghiên cứu về vấn đề việc làm thêm của sinh viên Đại học khoá 8, 9, 10 khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội dựa trên công cụ chính là Excel Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 15/10/2015 đến 15/2/2016 V Nội dung và kết cấu của đề tài: Đề tài nghiên cứu có các nội dung chính sau: Lời mở đầu Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Việc làm thêm đối với sinh viên qua kết quả điều tra và phân tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu Phần 3: Giải pháp của nhóm tác giả PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm làm thêm (Part- time job) Theo Công ước số 175, năm 1994 về việc làm bán thời gian của ILO (International Labour Office – Tổ chức Lao động quốc tế), người làm bán thời gian (employed person) được định nghĩa là người có số giờ làm việc bình thường ít hơn so với những người làm việc toàn thời gian (worker) 1 Công ước cũng chỉ ra rằng, ngưỡng thông thường để chia công nhân thành lao động toàn thời gian hay bán thời giant hay đổi tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, nhưng thường trong khoảng từ 30-35 giờ mỗi tuần 1.2 Các nghiên cứu trong nước Theo tác giả Nguyễn Thị Như Ý (2012) trong nghiên cứu về khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ Sử dụng phân tích phân biệt, kết quả điều tra cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Bên cạnh đó, Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hoài Thi (2009) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước Kết quả cho thấy 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại các doanh nghiệp _ The ILO Part-Time Work Convention, 1994 (No 175), defines a parttime worker as an “employed person whose normal hours of work are less than those of comparable full-time workers” This is a common legal definition of part-time work and is reflected, for example, in the European Union’s PartTime Work Directive For statistical purposes, however, part time is commonly defined as a specified number of hours The threshold which divides workers into full-time and part-time workers varies from country to country (see the table below for some examples), but is usually either 30 or 35 hours per week 1 nhà nước như: cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy tín tổ chức, sự phù hợp giữa cá nhân-tổ chức, mức trả công, hình thức trả công, chính sách và môi trường tổ chức, chính sách và thông tin tuyển dụng, gia đình và bạn bè Nhóm tác giả đã dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên để xây dựng và hoàn thiện phiếu điều tra khảo sát của mình 1.3 Lý thuyết thống kê 1.3.1 Thống kê học: Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập số liệu, xử lý sơ bộ số liệu và phân tích các con số về mặt lượng của hiện tượng cần nghiên cứu để tìm hiểu bản chất, tính quy luật vốn có của các hiện tượng này trong những điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể 1.3.2 Tiêu thức thống kê: Gồm 2 loại: − − Tiêu thức thống kê thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất của một hoặc nhiều hiện tượng và không biểu hiện trực tiếp bằng con số Tiêu thức số lượng: Biểu hiện trực tiếp bằng con số 1.3.3 Chỉ tiêu thống kê Là sự kết hợp giữa các chỉ tiêu về mặt số lượng với các chỉ tiêu về mặt chất lượng 1.3.4 Quá trình nghiên cứu thống kê 1.3.4.1 Điều tra chọn mẫu − Điều tra không thường xuyên: việc điều tra tiến hành vào những thời điểm không xác định, hoặc với khoảng thời gian giữa các lần điều tra không bằng nhau − Điều tra không toàn bộ: việc điều tra được tiến hành với một số mẫu được chọn ra để nghiên cứu 1.3.4.2 Bảng thống kê Gồm 2 loại: bảng tần số phân phối; bảng nhóm tần số phân phối − − Bảng tần số phân phối: đưa ra một danh sách các quan sát khác nhau, mỗi quan sát ứng với một tần số Bảng nhóm tần số phân phối: gộp những quan sát vào trong từng khoảng phân tổ không trùng nhau; mỗi khoảng phân tổ là một phạm vi giá trị trong đó tồn tại các quan sát 1.3.4.3 Đồ thị thống kê Gồm 3 loại: đồ thị hình đường, đồ thị hình cột, đồ thị hình tròn 1.3.4.4 Phân tích dữ liệu Sử dụng các phương pháp và công cụ của thống kê − − − Hồi quy – Tương quan: sử dụng phương trình toán học để biểu diễn các mối liên hệ tương quan (mối liên hệ có tính chất tương đối) Chỉ số: là số tương đối dùng để so sánh mức độ của một hoặc nhiều hiện tượng giữa 2 thời gian khác nhau Các phương pháp trong điều tra chọn mẫu 1.3.4.5 Tổng hợp kết quả Nhằm xác định bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu 1.3.5 Các tham số đo xu hướng độ hội tụ 1.3.5.1 Trung bình cộng () Được xác định bằng cách chia tổng giá trị của các quan sát cho tổng số quan sát Công thức chung cư, siêu thị, khách sạn, các quán ăn nhỏ,quán café cách trường khoảng 7km - Xây dựng trang facebook giới thiệu về hoạt động, nhân lực của câu lạc bộ Cập nhật, xác minh thông tin tuyển dụng phù hợp với sinh viêc, đưa thông tin tuyển dụng tới sinh viên Sinh viên sau khi đăng kí nhận việc sẽ đến văn phòng phỏng vấn nhỏ 2 xem xét có phù hợp với công việc hay phù hợp với thời gian của sinh viên hay không thì mới cho sinh viên nhận việc (Việc này đảm bảo uy tín với bên tuyển dụng và giúp sinh viên dễ dàng làm công việc theo đúng nguyện vọng và sở thích, nâng cao hiệu quả công việc và sinh viên cũng có thể gắn bó lâu hơn với công việc) - Phối hợp với câu lạc bộ sinh viên, tổ chức của nhà trường,… để lựa chọn, tìm kiếm thêm các nguồn việc phù hợp với sinh viên …., Từ một câu lạc bộ tìm việc làm thêm nhỏ như vậy sau khi ổn định nhóm tác giả muốn phát triển câu lạc bộ hơn nữa là mở rộng công việc vào các doanh nghiệp đề sinh viên được tiếp xúc gần hơn với công việc của mình trong tương lai như đã trình bày ở trên 2 Nhu cầu tìm việc của sinh viên là rất lớn nhưng không phải sinh viên nào cũng phù hợp với mọi công việc Nên trước khi giao công việc cho sinh viên sẽ có thời gian phỏng vấn và kiểm tra thông tin sinh viên, nếu đủ điều kiện mới cho sinh viên nhận việc.(vì toàn bộ là sinh viên trong trường nên việc kiểm tra thông tin sinh viên là không khó) GIẢI PHÁP 2: Phát triển hoạt động của Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề và quan hệ doanh nghiệp – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 3.1 Giới thiệu về Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề và quan hệ doanh nghiệp – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án HaUI-JICA về Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật giai đoạn 2010 – 2013, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) đã thành lập Ban phát triển quan hệ doanh nghiệp nhằm tiếp tục duy trì và phát huy các kết quả của Dự án Để đẩy mạnh tính thiết thực và hiệu quả đó, ngày 14 tháng 2 năm 2014, Hiệu trưởng Trường ĐHCNHN đã ban hành quyết định số 164/QĐ-ĐHCN về việc thành lập Trung tâm Đánh giá kỹ năng nghề và Quan hệ doanh nghiệp trên cơ sở Ban phát triển quan hệ doanh nghiệp Trung tâm là đơn vị đầu mối của Nhà trường trong việc tiếp nhận các yêu cầu, tổ chức triển khai, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Trung tâm đóng vai trò cầu nối giữa Nhà trường, Doanh nghiệp và học sinh sinh viên (HSSV) nhằm khép kín chu trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Nhà trường hy vọng có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các doanh nghiệp, qua đó giúp ĐHCNHN cung cấp thêm nguồn nhân lực tay nghề cao và doanh nghiệp có thể bảo đảm về đội ngũ lao động chất lượng tốt 3.1.1 Chức năng Tổ chức, triển khai, quản lý các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, sát hạch, đánh giá kỹ năng nghề và đào tạo ngắn hạn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, địa phương (gọi chung là doanh nghiệp), là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và giới thiệu việc làm, thực tập sản xuất cho học sinh, sinh viên và các hoạt động hợp tác khác 3.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 3.1.2.1 Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề: - Xây dựng hồ sơ mở rộng các nghề đánh giá Kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG); - Tổ chức xây dựng phân tích nghề, phân tích công việc và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề; - Tổ chức biên soạn, chỉnh sửa ngân hàng đề thi đánh giá KNNQG; tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng đánh giá viên và tổ chức đánh giá KNNQG theo Hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề; - Tổ chức biên soạn, chỉnh sửa ngân hàng đề thi, bồi dưỡng và đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên dạy nghề; - Tổ chức bồi dưỡng, thi nâng bậc thợ, thi thợ giỏi và sát hạch tay nghề cho các tổ chức, cá nhân, địa phương và doanh nghiệp; - Tổ chức triển khai ôn luyện, bồi dưỡng và thi cho các kỳ thi kỹ năng nghề các cấp cho học sinh, sinh viên; - Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng quy định quản lý, chiến lược phát triển các hoạt động đánh giá Kỹ năng nghề theo đúng quy định 3.1.2.2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: - Phối hợp với các đơn vị xây dựng, quản lý và tổ chức các chương trình đào tạo sơ cấp nghề, ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; - Tổ chức tư vấn, tuyển sinh, triển khai và theo dõi quá trình đào tạo, đánh giá kết quả; - Nhận phôi, tổ chức in, cấp phát chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực của Trung tâm theo quy định của nhà trường và pháp luật; - Xây dựng quy trình, thực hiện và làm thủ tục thanh quyết toán với phòng Tài chính kế toán nhà trường, các đơn vị và các cá nhân liên quan; - Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng quy trình quản lý, chiến lược phát triển các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thuộc chức năng nhiệm vụ của Trung tâm 3.1.2.3 Phát triển quan hệ với doanh nghiệp: - Xây dựng kế hoạch hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trình Hiệu trưởng phê duyệt, triển khai, theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động hợp tác, liên kết với doanh nghiệp; - Làm đầu mối tiếp nhận, triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, sát hạch, đánh giá kỹ năng nghề, sản xuất,… theo đặt hàng của doanh nghiệp; - Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học về đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, các chương trình hội thảo, tư vấn và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên (HSSV) - Phối hợp tổ chức cho giảng viên và HSSV tham quan thực tế, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, các hoạt động giao lưu giữa HSSV và doanh nghiệp; - Thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; làm đầu mối tiếp nhận thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, giới thiệu nơi thực tập và việc làm cho HSSV; - Tổ chức khảo sát về nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, thu thập thông tin phản hồi từ doanh nghiệp về các chương trình đào tạo của nhà trường; - Tạo mối quan hệ gắn kết với doanh nghiệp để hỗ trợ nhà trường như: tham gia xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, hướng dẫn HSSV thực tập tốt nghiệp, tuyển dụng HSSV tốt nghiệp; - Tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương trong lĩnh vực đào tạo nghề; - Tham mưu cho lãnh đạo ban hành các quy định về hoạt động hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp 3.2 Ý kiến đóng góp của nhóm tác giả Hiện nay, theo số liệu của Trung tâm, nhà trường đã và đang liên kết với hơn 130 doanh nghiệp lớn nhỏ, nhưng sự tương tác giữa doanh nghiệp với nhà trường, đặc biệt là tương tác giữa doanh nghiệp và sinh viên thông qua cầu nối là Trung tâm vẫn chưa cao Lý do cũng bởi nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thông báo các hoạt động của Trung tâm tới sinh viên, hỗ trợ địa điểm tổ chức hội thảo, buổi nói chuyện,… mà chưa có hướng phát huy tối đa tiềm năng cũng như chức năng của Trung tâm Nhóm tác giả nhận thấy con số hơn 130 doanh nghiệp lớn nhỏ liên kết với ĐHCNHN không phải là một con số nhỏ, nhưng nếu muốn phát triển hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa không chỉ quá trình đào tạo, điều kiện đào tạo, mà còn cả chất lượng đào tạo,… thì nhà trường nên có một lộ trình, với các phương án thích hợp thu hút các doanh nghiệp Tuy đó có thể là thách thức, nhưng cũng là một cơ hội để đưa danh tiếng của trường đi lên, tăng uy tín đào tạo của nhà trường đối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng Bên cạnh đó, cũng nên mở rộng về số lượng, chuyên ngành và chuyên môn hoá cao hơn các khoá đào tạo kỹ năng ngắn hạn dành cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế Tiếp đó, đưa Trung tâm Đánh giá kỹ năng nghề và Quan hệ doanh nghiệp đến gần sinh viên hơn; như thế mới có thể đưa các hoạt động thiết thực từ phía doanh nghiệp tiếp cận được sinh viên, tăng hiệu quả của Trung tâm; vì thực tế, gần như chỉ có sinh viên năm cuối mới biết đến Trung tâm, thông qua học phần Thực tập chuyên ngành Để Trung tâm trở nên phổ biến đối với sinh viên, cũng giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với nhu cầu về nhân lực từ phía doanh nghiệp, đặc biệt còn giải quyết được nhu cầu làm thêm của sinh viên, khắc phục sự thiếu tin tưởng của sinh viên vào các trung tâm giới thiệu việc làm bên ngoài Về phía nhà trường, thiết nghĩ nên mở rộng thu hút các dự án nhằm mục đích thúc đẩy sự sáng tạo của sinh viên (Ví dụ: Trung tâm Sáng tạo – dự án của công ty TNHH Minami Fuji,…), rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp, ứng xử,… của sinh viên Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, nhóm tác giả mong nhà trường sẽ tiếp tục hướng sinh viên tới môi trường làm việc chuyên nghiệp giới thiệu được cho sinh viên những kỹ năng cần thiết cũng như yêu cầu của chuyên ngành đào tạo, yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đối với chuyên ngành sinh viên theo học,… có nhiều học phần tham quan, thực tế doanh nghiệp hơn nữa, để giúp sinh viên có được hành trang đầy đủ nhất, nâng cao chất lượng nhân lực đầu ra Nhóm tác giả cũng nhận thấy nên có những thay đổi hợp lý về quá trình đào tạo của sinh viên hệ Đại học Chất lượng cao, ví dụ như việc để sinh viên chủ động lựa chọn học phần tự chọn, những thay đổi về bằng cấp cũng như đảm bảo vấn đề tạo điều kiện việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên hệ Đại học Chất lượng cao,… Cuối cùng, nhóm tác giả nhận thấy tiềm năng của Trung tâm Đánh giá kỹ năng nghề và Quan hệ doanh nghiệp với vai trò là một trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh viên (bao gồm cả việc làm thêm và việc làm sau tốt nghiệp) với độ tin cậy cao, việc làm chất lượng, phù hợp với chuyên ngành đào tạo cũng như điều kiện thời gian của sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, từ đó, nâng cao chất lượng nhân lực ĐHCNHN cung ứng ra thị trường KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu của Đề tài cho thấy nhu cầu về tìm kiếm việc làm thêm của phần đông sinh viên Khoa Quản lý kinh doanh nói riêng và sinh viên Đại học công nghiệp nói chung là rất lớn Bên cạnh đó đã phát hiện được những tồn đọng, khó khăn phổ biến mà sinh viên thường gặp phải khi đi làm thêm (Bổ sung thêm phần này dài thêm em nhé- cắt ở phần mục đích của Đề tài xuống) Nhóm tác giả mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô về ý tưởng Thành lập Câu lạc bộ việc làm sinh viên trường Đại học công nghiệp (giải pháp 1) và hướng dẫn, ủng hộ nhóm hoàn thiện các bước tiếp theo hoàn thành việc thành lập Câu lạc bộ, nhằm tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tay nghề của sinh viên, uy tín của nhà trường,… Mong nhận được sự giúp đỡ của Khoa và Nhà trường đối với đề xuất của nhóm tác giả./ Xin chân thành cảm ơn! CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi điều tra Phụ lục 2: Trung tâm Đánh giá kỹ năng nghề và Quan hệ doanh nghiệp

Ngày đăng: 16/05/2016, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • I. Tính cấp thiết của đề tài:

    • II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

    • III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    • IV. Phương pháp nghiên cứu:

    • V. Nội dung và kết cấu của đề tài:

    • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

      • 1.1. Khái niệm làm thêm (Part- time job)

      • 1.2. Các nghiên cứu trong nước.

        • 1.3.1 Thống kê học:

        • 1.3.2 Tiêu thức thống kê:

        • 1.3.3 Chỉ tiêu thống kê.

        • 1.3.4 Quá trình nghiên cứu thống kê

          • 1.3.4.1 Điều tra chọn mẫu

          • 1.3.4.2 Bảng thống kê.

          • 1.3.4.3 Đồ thị thống kê.

          • 1.3.4.4 Phân tích dữ liệu.

          • 1.3.4.5 Tổng hợp kết quả

          • 1.3.5 Các tham số đo xu hướng độ hội tụ.

            • 1.3.5.1 Trung bình cộng ()

            • 1.3.5.2 Trung vị (Me)

            • 1.3.5.3 Mode (Mo)

            • 1.3.6 Điều tra chọn mẫu.

              • 1.3.6.1 Khái niệm.

              • 1.3.6.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan