Sưu tầm và thiết kế một số bài dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học theo phương pháp dạy học bàn tay nặn bộ

125 820 0
Sưu tầm và thiết kế một số bài dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học theo phương pháp dạy học bàn tay nặn bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Hiện nay ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề quan trọng, cấp bách diễn ra sôi nổi về lí luận cũng như thực tiễn Định hướng đổi mới PPDH được nghị quyết TW lần 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII khẳng định “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nết tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, các PPDH hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh (HS)” Từ định hướng này và đáp ứng yêu cầu của xã hội, Đảng ta đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông Chương trình mới, SGK mới lấy HS làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của HS; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo đòi hỏi phải có PPDH tích cực để thực hiện được mục tiêu đó Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột (PPDH BTNB) là PPDH tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học khi HS đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành khái niệm cơ bản về khoa học tập trung phát triển khả năng nhận thức của HS, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ, từ đó khám phá ra bản chất của vấn đề Phương pháp này giúp các em hiểu rõ câu trả lời mình tìm được và quan trọng hơn các em biết cách tự tìm ra tri thức, HS trở thành chủ thể của việc tìm kiếm tri thức phát huy hết khả năng của mình Qua đó HS sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành Tạo lập cho HS thói quen làm việc như các nhà khoa học và niềm say mê sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học là môn có chương trình nội dung phù hợp để vận dụng PPDH BTNB Kiến thức được đánh giá là nhẹ nhàng, thực tế, gần gũi với HS Nhiều nội dung áp dụng dễ kiếm mẫu vật có thể làm thí nghiệm hoặc quan sát thực tế Bước đầu hình thành cho HS phương pháp học tập mang tính chất tìm tòi nghiên cứu rèn luyện nếp tư duy sáng tạo Thực tiễn trong dạy học môn Tự nhiên và 2 Xã hội ở trường Tiểu học cho thấy, giáo viên (GV) còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng PPDH Các PPDH truyền thống vẫn chiếm ưu thế, HS học tập còn thụ động, không phát huy tính tích cực, tự giác, pháp triển tư duy cho các em Việc vận dụng PPDH BTNB, PPDH tích cực vẫn chưa thực sự được áp dụng nhiều và hiệu quả Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sưu tầm và thiết kế một số bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học theo phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột” 2 Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát được thực trạng sử dụng PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ở một số trường Tiểu học - Sưu tầm được các bài dạy học theo PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đã triển khai ở tiểu học - Thiết kế được một số bài dạy học theo PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, 2, 3 - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tác dụng của việc sử dụng PPDH BTNB và sự hợp lí của các bài thiết kế theo PPDH này trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của PPDH BTNB - Khảo sát thực trạng sử dụng PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội của GV ở một số trường Tiểu học - Sưu tầm các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 đã được thiết kế theo PPDH BTNB - Thiết kế một số bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 theo PPDH BTNB - Thực nghiệm sư phạm dạy học theo PPDH BTNB 4 Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lí luận của PPDH BTNB - Thực tiễn của việc sử dụng PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học - Sưu tầm các bài dạy học theo PPDH BTNB đã được sử dụng ở tiểu học - Vận dụng PPDH BTNB trong thiết kế một số bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 3 - Đánh giá tác dụng của PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học 5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu PPDH BTNB trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 5.2 Khách thể nghiên cứu - Quá trình giáo dục và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1, 2, 3 - GV và HS khối lớp 1, 2, 3 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích các tài liệu có liên quan đến phạm vi, nội dung nghiên cứu để thu thập thông tin, tổng hợp các vấn đề mà xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài 6.2.2 Phương pháp điều tra: Điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu hỏi để thu được những thông tin làm rõ việc vận dụng dạy học Bàn tay nặn bột trong tổ chức cho HS khám phá nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 6.2.3 Phương pháp thực nhiệm sư phạm: Từ kết quả tìm hiểu tài liệu và các bài viết có liên quan về PPDH BTNB, tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm một số tiết dạy vào thực tế sư phạm với mục đích khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của vấn đề nghiên cứu 6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng thống kê toán học để tổng hợp kết quả điều tra nhằm chứng minh độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu 7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Sưu tầm và thiết kế một số bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 theo PPDH BTNB và tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Thanh Lãng A (TT Thanh Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc) 8 Giả thuyết khoa học Nếu trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội GV biết sưu tầm, thiết kế và vận dụng PPDH BTNB theo một quy trình hợp lí và phù hợp với điều kiện cụ thể ở trường Tiểu học trong dạy học một số nội dung trong chương trình môn Tự nhiên và 4 Xã hội thì sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, phát triển tư duy hệ thống và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học 9 Cấu trúc của đề tài - Phần mở đầu - Phần nội dung + Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn + Chương 2: Sưu tầm và thiết kế một số bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học vận dụng PPDH BTNB + Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học 1.1.1.1 Đặc điểm hoạt động nhận thức của HS tiểu học HS tiểu học thuộc lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi (từ lớp 1 đến lớp 5) Điều kiện sống và hoạt động của HS tiểu học có những thay đổi lớn, do đó đặc điểm tâm lý nói chung và đặc điểm nhận thức của các em cũng có những thay đổi cơ bản Tri giác của các em HS đầu tiểu học còn thiên về cảm xúc, việc tri giác thiếu mục đích, kế hoạch rõ ràng, tri giác vẫn thường gắn với hoạt động HS cuối cấp tiểu học đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng, chi tiết để đi đến so sánh, tổng hợp, xác định mối liên hệ giữa các sự vật Tri giác của các em mang tính mục đích, phương hướng rõ ràng, khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén, tìm ra được những nét đặc thù của đối tượng Tuy nhiên tri giác về thời gian, không gian cũng như ước lượng về thời gian, không gian của các em còn hạn chế HS tiểu học mang lối tư duy trực quan cụ thể, lấy các đối tượng cụ thể thay cho định nghĩa về đối tượng Hoạt động phân tích, tổng hợp của các em còn sơ đẳng Các em thường gặp một số khó khăn nhất định khi cần phải xác định mối quan hệ nhân quả; dễ bị nhầm lẫn mối quan hệ nguyên nhân – kết quả Ngôn ngữ của HS tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng Chỉ khi bước vào tiểu học các em mới được làm quen với hình thức mới của hoạt động ngôn ngữ đó là ngôn ngữ viết Nhờ tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường, tiếp xúc rộng rãi với những người xung quanh và tiếp thu tri thức các môn học mà vốn từ ngữ của các em trở nên phong phú, chính xác Trong quá trình học tập ở trường Tiểu học, các em sẽ được học các quy tắc ngữ pháp cơ bản và rèn luyện cách phát âm, dùng từ, trên cơ sở đó khả năng ngôn ngữ và năng lực nhận thức của trẻ được phát triển Ở lứa tuổi này tưởng tượng của HS tiểu học đã phát triển và phong phú hơn trẻ mẫu giáo Song quá trình tưởng tượng của trẻ còn tản mạn và ít có tổ chức Hình ảnh tưởng tượng chưa được gọt giũa, còn hay thay đổi, chưa bền vững Càng về những năm cuối bậc tiểu học, vốn tri thức và kinh nghiệm phong phú hơn nên tưởng tượng của trẻ càng hiện thực hơn 6 Cùng với đó, HS tiểu học có trí nhớ trực quan phát triển, chiếm ưu thế hơn từ ngữ lô-gic Dần dần cùng với quá trình học tập lên các lớp cao hơn việc ghi nhớ có ý thức hình thành và phát triển, các em dần hiểu được mối liên hệ có ý nghĩa bên trong các tài liệu các em cần ghi nhớ Trí nhớ của HS phát triển phụ thuộc vào nội dung và PPDH Cần chú ý đặc biệt tới việc hình thành kiểu hoạt động học tập mới, phù hợp với những nguyên tắc của cách dạy học dựa trên cơ sở khái quát nội dung để phát triển toàn bộ trí tuệ, nhân cách trong đó có trí nhớ của HS Khả năng chú ý có chủ định của HS tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa mạnh HS cấp đầu tiểu học thường chú ý khi có động cơ gần, cấp cuối tiểu học các em đã có thể duy trì chú ý có chủ định ngay cả khi có động cơ xa Chính vì vậy, HS các lớp 1, 2, 3 thường quên những điều GV dặn dò vào cuối buổi học, thường bỏ sót chữ cái trong từ… HS tiểu học có khả năng phát triển chú ý có chủ định trong quá trình học tập Chính quá trình học tập đòi hỏi HS phải rèn luyện thường xuyên chú ý có chủ định, rèn luyện ý chí [12] 1.1.1.2 Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học Nhân cách của HS tiểu học là nhân cách đang được hình thành Trong giai đoạn này, các em lớn dần, hoàn thiện về cơ thể, đồng thời phát triển về tâm lý Nhu cầu nhận thức của các em là nhu cầu tinh thần Nhu cầu tham quan, đọc sách cũng tăng lên với sự phát triển của kỹ năng quan sát, kỹ năng đọc Lúc đầu là nhu cầu có tính chất chung, sau đó là nhu cầu có tính chọn lọc theo nhu cầu, sở thích của các em Ở lứa tuổi này dễ nhận ra tính xung động trong hành vi của các em Do vậy mà hành vi của HS tiểu học dễ có tính tự phát, dễ có những phản ứng nhanh chóng, dễ vi phạm nội dung và bị xem là “vô kỷ luật” Các em rất hồn nhiên trong quan hệ với mọi người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè HS tiểu học rất hồn nhiên nên các em rất cả tin, trẻ thường tin tuyệt đối vào thầy cô, tin vào sách, tin vào người lớn Đặc biệt tính bắt chước của các em vẫn còn đậm nét Các em bắt chước hành vi, cử chỉ của GV, của những người được các em coi như thần tượng, kể cả những nhân vật trong truyện, trong phim ảnh Tính cách của HS tiểu học có nhược điểm thường bất thường, bướng bỉnh, thích hoạt động và thích làm việc gì đó phù hợp với mình, nên có thể sớm hình thành ở các em thói quen đối với lao động HS tiểu học thường thể hiện cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kiềm chế, khó 7 làm chủ tình cảm của mình Tình cảm của HS tiểu học thường chưa bền vững Tình cảm đạo đức phát triển mạnh mẽ Tóm lại, HS tiểu học là độ tuổi nhiều xúc cảm nhiều tình cảm mới đang được hình thành nhưng chưa bền vững Vì thế, trong dạy học và giáo dục GV cần chú ý đầy đủ những đặc điểm này để hình thành những tình cảm tích cực phong phú, đa dạng cho các em [12] 1.1.2 Khái quát về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 1.1.2.1 Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 Môn Tự nhiên và Xã hội là một bộ phận của hệ thống các môn học chính khóa trong chương trình tiểu học Cũng như các môn học khác ở tiểu học, mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội được thể hiện ở các mục tiêu thành phần sau: * Kiến thức Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: - Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn) - Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội * Kĩ năng Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: - Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên và Xã hội * Thái độ Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: - Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng - Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương [2] 1.1.2.2 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 3 theo ba chủ đề lớn: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên Các chủ đề này được mở rộng và nâng cao theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức 8 tạp, giúp HS có cách nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dưới dạng tổng thể đơn giản Lớp 1: * Gồm 3 chủ đề lớn: - Chủ đề Con người và sức khỏe: gồm 9 bài mới, 1 bài ôn tập và kiểm tra - Chủ đề Xã hội: gồm 10 bài mới, 1 bài ôn tập và kiểm tra - Chủ đề Tự nhiên: gồm 13 bài mới, 1 bài ôn tập và kiểm tra Môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 dạy 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết * Nội dung của các chủ đề: - Con người và sức khoẻ: + Cơ quan vận động: cơ, xương, khớp xương; một số cử động vận động, vai trò của cơ và xương trong cử động vận động; phòng cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển + Cơ quan tiêu hoá: nhận biết trên sơ đồ; vai trò của từng bộ phận trong hoạt động tiêu hoá; ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun - Xã hội: + Gia đình: công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc) + Trường học: các thành viên và công việc của họ; cơ sở vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi ở trường + Huyện hoặc quận nơi đang sống: Cảnh quan tự nhiên; Nghề chính của nhân dân; Các đường giao thông và phương tiện giao thông; Một số biển báo trên đường bộ, đường sắt; An toàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng) - Tự nhiên: + Thực vật và động vật: một số cây cối và một số con vật sống ở trên mặt đất, dưới nước và trên không + Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt Trời, cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời; Mặt Trăng và các vì sao Lớp 2: * Gồm 3 chủ đề lớn: - Chủ đề Con người và sức khỏe: gồm 9 bài mới, 1 bài ôn tập và kiểm tra 9 - Chủ đề Xã hội: gồm 12 bài mới, 1 bài ôn tập và kiểm tra - Chủ đề Tự nhiên: gồm 10 bài mới, 2 bài ôn tập và kiểm tra Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 dạy 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết * Nội dung của các chủ đề: - Con người và sức khoẻ: + Cơ quan vận động: cơ, xương, khớp xương; một số cử động vận động, vai trò của cơ và xương trong cử động vận động; phòng cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển + Cơ quan tiêu hoá: nhận biết trên sơ đồ; vai trò của từng bộ phận trong hoạt động tiêu hoá; ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun - Xã hội: + Gia đình: công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc) + Trường học: các thành viên và công việc của họ; cơ sở vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi ở trường + Huyện hoặc quận nơi đang sống: cảnh quan tự nhiên; nghề chính của nhân dân; các đường giao thông và phương tiện giao thông; một số biển báo trên đường bộ, đường sắt; an toàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng) - Tự nhiên: + Thực vật và động vật: một số cây cối và một số con vật sống ở trên mặt đất, dưới nước và trên không - Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt Trời, cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời; Mặt Trăng và các vì sao Lớp 3 * Gồm 3 chủ đề lớn: - Chủ đề Con người và sức khỏe: gồm 16 bài mới, 2 bài ôn tập và kiểm tra - Chủ đề Xã hội: gồm 18 bài mới, 3 bài ôn tập và kiểm tra - Chủ đề Tự nhiên: gồm 29 bài mới, 2 bài ôn tập và kiểm tra Môn tự nhiên và xã hội lớp 3 dạy 2 tiết/tuần x 35 tuần = 70 tiết * Nội dung các chủ đề: - Con người và sức khoẻ: 10 + Cơ quan hô hấp: nhận biết trên sơ đồ; tập thở sâu; thở không khí trong sạch; phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp) + Cơ quan tuần hoàn: nhận biết trên sơ đồ; hoạt động lao động và tập thể dục thể thao vừa sức + Cơ quan bài tiết nước tiểu: nhận biết trên sơ đồ; giữ vệ sinh + Cơ quan thần kinh: nhận biết trên sơ đồ; ngủ, nghỉ ngơi và học tập, làm việc điều độ - Xã hội: + Gia đình: mối quan hệ họ hàng nội, ngoại (cô dì, chú bác, cậu và các anh chị em họ), quan hệ giữa sự tăng số người trong gia đình và số người trong cộng đồng, an toàn khi ở nhà (phòng cháy khi đun, nấu) + Trường học: một số hoạt động chính ở nhà trường Tiểu học, vai trò của GV và HS trong các hoạt động đó; an toàn khi ở trường (không chơi các trò chơi nguy hiểm) + Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống: một số cơ sở hành chính, giáo dục, y tế, kinh tế…; làng quê và đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; an toàn giao thông (quy tắc đi xe đạp) - Tự nhiên: + Thực vật và động vật: đặc điểm cấu tạo cơ thể thực vật và động vật; thực vật và động vật là những cơ thể sống - Mặt Trời và Trái Đất: + Mặt Trời: nguồn sáng và nguồn nhiệt; vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất; Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Mặt Trăng và Trái Đất + Trái Đất: hình dạng, đặc điểm bề mặt và sự chuyển động của Trái Đất; Ngày đêm, năm tháng, các mùa [5] 1.1.3 Một số vấn đề về PPDH BTNB 1.1.3.1 Khái niệm về PPDH BTNB Theo Gioerges Charpak: PPDH BTNB là PPDH mà trong đó trẻ em hành động, thí nghiệm, nghiên cứu, tìm kiếm và có những câu hỏi đi kèm, hướng tới xây dựng nên những kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới tự nhiên và kỹ thuật [1] Tác giả Chu Hồng Vân (Phương pháp Bàn tay nặn bột dành cho HS tiểu học, GD – ĐT) thì mô tả PPDH BTNB là cách thức GV tổ chức cho HS tự nghiên cứu để tìm ra 111 Thường xuyên ăn đồ ngọt vào buổi tối Nhìn thẳng vào mặt trời Câu 3 Hãy nêu những ích lợi của cây hoa mà em biết Theo em cần làm gì để bảo vệ và chăm sóc tốt cho cây hoa? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… BÀI KIỂM TRA ĐẦU RA Họ và tên: …………………………………… Lớp: 1………………… Câu 1 Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 1 Cây gỗ có những bộ phận chính là: A Rễ, lá.f B Lá, rễ, thân C Lá, rễ, thân, hoa D Hoa, thân, lá 2 Bộn phận bên ngoài của muỗi là: A Đầu, mình, chân, cánh B Đầu, lưng, bụng, chân, cánh C Đầu, thân, chân D Thân, đầu, cánh 3 Bị muỗi đốt sẽ: A Ngứa B Có thể bị bệnh sốt rét 112 C Bị mất một ít máu D Cả 3 ý trên 4 Ích lợi của cây gỗ? A Lấy gỗ làm đồ dùng B Làm cho không khí trong lành C giữ đất, chắn gió, ngăn lũ D Cả 3 ý trên 5 Nhóm cây gỗ là: A Cây xà cừ, cây bàng, cây bằng lăng, cây đa B Cây mít, cây trầu không, cây khế, cây thanh long C Cây bàng, cây đa, cây ổi, cây lá lốt D Cây xoài, cây tre, cây su hào, cây xoan Câu 2 Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng Không được chặt phá rừng bừa bãi Cây gỗ có 3 bộ phận chính Giờ ra chơi, em cùng bạn ngắt lá, hái hoa phượng Muỗi bay bằng cánh và đậu bằng chân Muỗi dùng vòi để hút máu người và động vật sống Cấu tạo bên ngoài con muỗi gồm có 5 bộ phận chính Câu 3 Nêu tác hại do bị muỗi đốt Theo em cần làm gì để tiêu diệt muỗi? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 113 BÀI KIỂM TRA ĐẦU VÀO Họ và tên: …………………………………… Lớp: 2…………………… Câu 1 Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 1 Để có cơ thể khỏe mạnh A Không tập thể dục B Ăn uống đủ chất, tập thể dục đều đặn C Ăn nhiều thức ăn 2 Lớp học gồm có: A Cô giáo, học sinh B Cô giáo, bác nông dân C Học sinh, chú công nhân 3 Em nên làm gì để giữ trường lớp sạch, đẹp? A Quét dọn lớp học B Lau bàn, bảng C Bỏ rác nơi đúng quy định D Cả 3 ý trên 4 Người dân ở địa phương em thường làm nghề gì? A Trồng lúa B Buôn bán C Thợ xây D Cả 3 ý trên Câu 2 Đánh dấu X vào trước những câu trả lời đúng: Những phương tiện giao thông nào chạy trên đường bộ? Ô tô chở khách Xe lửa (tàu hỏa) Ô tô chở hàng Xe đạp, xe máy Máy bay Tàu thủy Câu 3 Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Chất bã, chất bổ dưỡng, máu, thành ruột, hậu môn, chất bã, phân 114 Vào đến ruột non, phần lớn thức ăn được biến thành…………… .chúng thấm qua… vào……………đi nuôi cơ thể Các…………… được đưa xuống ruột già Ở ruột già, các…………biến thành………rồi được đưa ra ngoài qua………………… BÀI KIỂM TRA ĐẦU RA Họ và tên: …………………………………… Lớp: 2…………… Câu 1 Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 1 Cây có thể sống ở đâu? A Trên cạn B Dưới nước C Cây sống được cả ở trên cạn và dưới nước 2 Cây nào sau đây vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước? A Cây rau muống B Cây phượng C Cây hoa súng D Cây bàng 3 Cây nào sau đây sống dưới nước? A Cây bàng, cây phượng B Cây hoa sen, cây lúa nước C Cây rau diếp cá D Cây cau Câu 2 Viết chữ C vào trước cây sống trên cạn và chữ N vào trước cây sống ở dưới nước Cây hồ tiêu Cây mít Cây bạc hà Cây bèo lục bình Cây hoa súng Cây rong biển Câu 3: Viết tên một số cây sống trên cạn, dưới nước mà em biết và nêu lợi ích của chúng? 115 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………… BÀI KIỂM TRA ĐẦU VÀO Họ và tên: …………………………………… Lớp: 3 ………………… Câu 1 Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 1 Nhóm các cây mọc đứng, thân gỗ là: A Cây si, cây vải, cây trầu không, cây hành B Cây si, cây nhãn, cây cao su, cây vải C Cây hoa hồng, cây su hào, cây lúa D Cây lúa, cây hành, cây dưa chuột 2 Nhóm cây thân mềm A Cây lúa, cây bí ngô, cây rau muống C Cây hành, cây si, cây bắp cải B Cây nhãn, cây lúa, cây su hào D Cả A và C đều đúng 3 Nhóm cây thân củ A Cây hành, cây xoài, cây cà rốt C Cây dưa chuột, cây tỏi, cây ớt B Cây cà rốt, cây củ cải, cây su hào D Cây ớt, cây cà rốt, cây xoài 4 Lá cây gồm các bộ phận: A.Cuống lá, phiến lá C Cuống lá, phiến lá và gân lá B Gân lá, thịt lá D Cả A và B đều đúng 5 Cấu tạo của hoa A Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa C Cuống hoa, đài hoa 116 B Đài hoa, cánh hoa D Cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa Câu 2 Điền các nôi dung còn thiếu vào cột A và cột B sao cho đúng A B Rễ ……… chùm ……… Các rễ được mọc ra từ thân và cành Rễ cọc ……… ………… Rễ phình to tạo thành củ ……… …… ………… ………………………………… ………………………………… Câu 3 Nối cột A với cột B A Thân cây có chức B Là cơ quan sinh sản của hoa năng Chức năng của rễ cây Chức năng của lá cây Vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây Tham gia vào quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước Hút nước và muối khoáng hòa Hoa có chức năng tan trong đất để nuôi cây 117 BÀI KIỂM TRA ĐẦU RA Họ và tên: Lớp: 3 Câu 1 Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 1 Côn trùng thường có những bộ phận chính nào? A Đầu, mình, chân cánh B Đầu, mình, chân C Đầu, chân, cánh, mắt D Đầu, chân 2 Nhóm côn trùng có đặc điểm gì chung? A Không có xương sống B Chân phân thành các đốt C Có 6 chân D Cả 3 ý kiến trên 3 Nhóm con côn trùng là: A Ruồi, muỗi, cà cuống, gián B Bướm, châu chấu, ong mật, cua C Đom đóm, tôm, ếch, cánh cam D Bọ dừa, bọ ngựa, cào cào, cóc 4 Quả thường có những bộ phận nào? A Vỏ, thịt, hạt B Vỏ, hạt C Vỏ, thịt D Thịt, hạt 5 Những con côn trùng có lợi là: A Ong mật, tằm, bọ rùa B Ong mật, bọ rùa, con muỗi C Bọ rùa, châu chấu, cào cào D Cánh cam, con tằm, con ruồi Câu 2 Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Khác, vỏ, thịt, hạt, mọc 118 Có nhiều loại quả, chúng nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị Mỗi quả thường gồm có: Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ thành cây mới Câu 3: Em hãy kể tên 5 con côn trùng có lợi, 5 con côn trùng có hại và cho biết lợi ích hoặc tác hại của nó 119 LỜI CẢM ƠN Được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS Đặng Thị Thanh Mai để em hoàn thành bài khóa luận với đề tài “Sưu tầm và thiết kế một số bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học theo phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột” Có được kết quả này em không thể không nói đến sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh của trường Tiểu học Thanh Lãng A, TT Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Qua lời mở đầu của bài khóa luận này em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Thanh Lãng A Đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn TS Đặng Thị Thanh Mai Với những bước đi đầu tiên trong nghiên cứu em không tránh khỏi những thiết sót Do vậy em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, những đóng góp của các thầy cô giáo và tất cả các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày….tháng… năm 2016 SINH VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Linh 120 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các căn cứ và kết quả có trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực Đề tài của em chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác Bắc Ninh, ngày… tháng….năm 2016 SINH VIÊN Nguyến Thị Ngọc Linh DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 121 PPDH : Phương pháp dạy học PPDH BTNB : Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột GV : GV HS : HS SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tên bảng Bảng 1.1 Tổng hợp nội dung điều tra thực tiễn Bảng 1.2 Danh sách phát phiếu điều tra gửi cho GV ở các trường Tiểu học Bảng 1.3 Danh sách quan sát, dự giờ các bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học Bảng 1.4 Danh sách GV tham gia phỏng vấn Bảng 1.5 Đánh giá của GV về vai trò của PPDH BTNB Bảng 1.6 Nhận thức của GV về đặc trưng của PPDH BTNB Bảng 1.7 Đánh giá của GV về sự cần thiết của PPDH BTNB Bảng 1.8 Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 2.1.1 Danh mục các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 vận dụng PPDH BTNB 2.2.1 Danh mục các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 vận dụng PPDH BTNB 2.3.1 Danh mục các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 vận dụng PPDH BTNB Trang 18 19 19 20 22 23 24 25 27 51 78 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Nội dung nghiên cứu 2 5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 6 Phương pháp nghiên cứu 3 7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu .3 8 Giả thuyết khoa học 3 9 Cấu trúc của đề tài 4 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .5 1.1.1 Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học .5 1.1.1.1 Đặc điểm hoạt động nhận thức của HS tiểu học 5 1.1.1.2 Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học .6 1.1.2 Khái quát về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 7 1.1.2.1 Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 7 1.1.2.2 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 7 1.1.3 Một số vấn đề về PPDH BTNB .10 1.1.3.1 Khái niệm về PPDH BTNB 10 1.1.3.2 Đặc trưng của PPDH BTNB 11 1.1.3.3 Các nguyên tắc cơ bản của PPDH BTNB 12 1.1.3.6 Tiến trình dạy học theo PPDH BTNB 13 1.1.3.7 Ưu điểm của PPDH BTNB 17 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 18 1.2.1 Khảo sát, điều tra thực tiễn .18 1.2.1.1 Mục đích khảo sát thực tiễn 18 1.2.1.2 Phạm vi khảo sát thực tiễn 18 1.2.1.3 Nội dung khảo sát thực tiễn 18 1.2.1.4 Phương pháp khảo sát thực tiễn 18 1.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng 20 1.2.2.1 Những thuận lợi khi sử dụng PPDH BTNB ở tiểu học 20 1.2.2.2 Những khó khăn khi sử dụng PPDH BTNB ở tiểu học 20 1.2.2.3 Nhận thức của GV về vai trò, đặc trưng, ý nghĩa khi sử dụng PPDH BTNB ở tiểu học 22 1.2.2.4 Nhận thức của GV về sự cần thiết khi sử dụng PPDH BTNB ở tiểu học 24 1.2.2.5 Mức độ sử dụng PPDH BTNB ở tiểu học 24 25 SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ CÁC BÀI DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ 27 XÃ HỘI LỚP 1, 2, 3 Ở TIỂU HỌC VẬN DỤNG PPDH BTNB .27 2.1 SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ CÁC BÀI DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 VẬN DỤNG PPDH BTNB 27 2.1.1 Danh mục các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 vận dụng PPDH BTNB .27 2.1.2 Các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 vận dụng PPDH BTNB 27 38 2.2 SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ CÁC BÀI DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 VẬN DỤNG PPDH BTNB .50 2.2.1 Danh mục các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 vận dụng PPDH BTNB .50 2.2.2 Các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 vận dụng PPDH BTNB 51 2.3.1 Danh mục các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 vận dụng PPDH BTNB .78 2.3.2 Các bài dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 vận dụng PPDH BTNB 78 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99 3.1 Giới thiệu khái quát về quá trình thực nghiệm 99 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 99 3.1.2 Thời gian và cơ sở thực nghiệm 99 3.1.3 Đối tượng thực nghiệm 99 3.1.4 Nội dung thực nghiệm 99 3.1.5 Nhiệm vụ thực nghiệm 99 3.1.6 Phương pháp thực nghiệm .99 3.2 Tổ chức thực nghiệm 100 3.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 100 3.2.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm .100 2 KIẾN NGHỊ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC 107 PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN GV 108 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 120 STT i Tên bảng i Trang i 1 i 18 i 2 i 19 i 3 i 19 i 4 i 20 i 5 i

Ngày đăng: 04/05/2016, 12:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Nội dung nghiên cứu

  • 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

  • 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

  • 8. Giả thuyết khoa học

  • 9. Cấu trúc của đề tài

    • 1.1.1. Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học

      • 1.1.1.1. Đặc điểm hoạt động nhận thức của HS tiểu học

      • 1.1.1.2. Đặc điểm nhân cách của HS tiểu học

      • 1.1.2. Khái quát về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3

        • 1.1.2.1. Mục tiêu môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3

        • 1.1.2.2. Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3

        • 1.1.3. Một số vấn đề về PPDH BTNB

          • 1.1.3.1. Khái niệm về PPDH BTNB

          • 1.1.3.2. Đặc trưng của PPDH BTNB

          • 1.1.3.3. Các nguyên tắc cơ bản của PPDH BTNB

          • 1.1.3.6. Tiến trình dạy học theo PPDH BTNB

          • 1.1.3.7. Ưu điểm của PPDH BTNB

          • 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

            • 1.2.1. Khảo sát, điều tra thực tiễn

              • 1.2.1.1. Mục đích khảo sát thực tiễn

              • 1.2.1.2. Phạm vi khảo sát thực tiễn

              • 1.2.1.3. Nội dung khảo sát thực tiễn

              • 1.2.1.4. Phương pháp khảo sát thực tiễn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan