Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.docx

97 2K 19
Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI

Tổng giám đốcPhó tổng giám đốcPhó tổng giám đốcPhòngTổng hợpPhòngTài chính kế toánPhòng Tổ chức lao độngPhòngHành chính quản trị- Chi nhánh Hải Phòng- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh- Xí nghiệp TOCANCác phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 1,2,3,4,5,6,7(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa KT&KDQTMỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, quan hệ mậu dịch tự do được thực sự mở rộng, thương mại, trao đổi buôn bán giữa các nước ngày càng đa dạng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề. Việt Nam cũng đã đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc mở rộng các quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng khâm phục: năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng đạt 8,17% , đứng thứ hai tại châu Á; 3 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 10,48 tỉ USD, cả nước nhập khẩu gần 12 tỉ USD, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, trong 10 năm qua Việt Nam đã giảm tỷ lệ người nghèo từ 60% dân số xuống còn 19%. Bên cạnh đó, Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đạt kết quả phát triển con người đầy ấn tượng, có mức GDP không ngừng tăng đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010. Một bộ phận người dân Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu có thu nhập cao tăng lên.Ở các nước đang phát triển, thu nhập tăng đô thị hoá nhanh là những nguyên nhân chính làm thay đổi nhu cầu ăn uống của người dân. Đó là yêu cầu cao hơn cho bữa ăn, đặc biệt là nhu cầu về nhập khẩu thịt, các loại đồ uống có cồn như rượu vang các loại thực phẩm chế biến. Thực ra, văn hóa rượu ở Việt Nam đã có từ lâu đời trong tổng thể văn hóa ẩm thực của dân tộc nhưng về rượu vang vẫn còn ít người biết cảm thụ, thưởng thức. Trong quá trình hội nhập quốc tế bùng nổ du lịch, dòng khách nước ngoài vào đầu tư, làm ăn đi du lịch ở Việt Nam ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu về rượu vang trong tương lai gần sẽ ngày càng tăng, đây sẽ là cơ hội kinh doanh cho các nhà nhập khẩu rượu vang trong nước 1 đặc biệt là TOCONTAP- một trong số những doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhập khẩu rượu vang sớm ở Việt Nam. Do đó với cơ hội thực tập tại công ty TOCONTAP em đã chọn đề tài: “ Nhập khẩu phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.2. Mục đích của đề tài:Nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về nhập khẩu phân phối sản phẩm nhập khẩu. Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động nhập khẩu phân phối rượu của công ty XNK TP TOCONTAP và cơ hội kinh doanh nhập khẩu rượu vang trên thị trường Việt Nam.3. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh nhập khẩu phân phối rượu vang của công ty.Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, em đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như: tham khảo những tài liệu có liên quan đến quá trình kinh doanh nhập khẩu, phân phối sản phẩm rượu vang, thu thập thông tin trên báo chí, số liệu của công ty những năm gần đây. Trên cơ sở đó tiến hành các phân tích đánh giá ban đầu sơ bộ về hoạt động nhập khẩu rượu vang của công ty XNK TP TOCONTAP.4. Kết cấu cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp:Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia thành 3 phần chính:Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu phân phối sản phẩm nhập khẩu.Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang.2 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa KT&KDQTCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NHẬP KHẨU1. Khái niệm vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu:1.1. Khái niệm:Hoạt động Nhập khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế, xuất hiện từ rất lâu ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng cũng như chiều sâu. Trước đây hoạt động Nhập khẩu chủ yếu là quá trình trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các quốc gia, hoặc các công ty các thể nhân của các quốc gia trong đó hàng hóa được di chuyển từ lãnh thổ quốc gia này tới lãnh thổ quốc gia khác. Đến nay nhập khẩu đã phát triển với rất nhiều hình thức, diễn ra với phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, cả trong hàng hóa hữu hình vô hình.Như vậy có thể hiểu Nhập khẩu là quá trình đưa hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài vào trong nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận, nối liền sản xuất với tiêu dùng giữa các quốc gia. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra giữa các nước, các chủ thể kinh tế khác nhau trên phạm vi toàn cầu vì vậy, hoạt động nhập khẩu thường xuyên bị chi phối bởi các chính sách luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi quốc gia quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ như: công cụ thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, công cụ hàng rào kỹ thuật, cấm nhập khẩu . Các quốc gia tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhằm mục đích là có được hiệu quả cao từ việc nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ cho tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống nhân dân trong nước, người dân 3 mỗi nước có cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các hàng hóa dịch vụ, đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ ngành sản xuất trong nước, giải quyết vấn đề thiếu hụt trên thị trường trong nước. Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước phát triển ổn định khi mà khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, kết hợp hài hòa có hiệu quả giữa nhập khẩu với cải thiện cán cân thanh toán.1.2. Lợi ích thu được từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu:Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra sôi nổi, các quốc gia không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán, trao đổi với nhau, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Nhập khẩu với vai trò là một bộ phận của thương mại quốc tế cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự lớn mạnh này. Nó tác động tích cực đến sự phát triển cân đối khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia về sức lao động, vốn, tài nguyên, khoa học kỹ thuật . Nhập khẩu thể hiện mối quan hệ kinh tế mức độ phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới do đó nhập khẩu có một vai trò rất quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thứ nhất, Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng hoá như chủng loại, chất lượng, giá cả ., tăng khả năng lựa chọn hàng hóa dịch vụ. Sự đa dạng hóa sản phẩm một mặt cho phép người tiêu dùng được tiêu dùng những mặt hàng sản xuất ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu sản xuất ở trong nước. Đây là cơ sở để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặt khác sự cạnh tranh giữa nhiều nhà sản xuất như vậy dẫn đến những nỗ lực giảm giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất có thể của nhà sản xuất. Vì vậy người tiêu dùng được hưởng lợi từ mức giá cạnh tranh quốc tế đó.4 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa KT&KDQTThứ hai, Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh thương mại vì qua hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế một lượng lớn hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu cần thiết bổ sung kịp thời những thiếu hụt, mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định.Thứ ba, Nhập khẩu tạo ra sự liên kết giữa các nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động hợp tác quốc tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giúp khai thác được lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Một sản phẩm có thể được hợp tác bởi nhiều quốc gia, một quốc gia có thể xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ với các quốc gia khác. Họ có thể tập trung nguồn lực vào việc sản xuất xuất khẩu các mặt hàng mà họ có lợi thế, nhập khẩu những mặt hàng mà họ không có lợi thế. Như vậy, nhập khẩu tạo ra sự phát triển vượt bậc trong sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí thời gian, tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độ xã hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh trong nước, phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư, Nhập khẩu là kênh chuyển giao công nghệ kỹ năng quản lý. Nhà đầu tư quốc tế mang theo vốn công nghệ kỹ năng quản lý đến một nước với mong đợi thu được tỷ lệ lợi nhuận cao nhất thông qua khả năng nhập khẩu bán thành phẩm xuất khẩu bán thành phẩm đó ra thị trường thế giới một cách tự do. Như vậy nhập khẩu còn có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu bởi vì nó cung cấp đầu vào cho sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Thứ năm, Nhập khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Nhập khẩu tạo ra năng lực sản xuất mới, 5 đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, sản xuất ổn định đảm bảo đời sống người lao động, nhiều ngành nghề mới phát triển tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đời sống được cải thiện, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo thu nhập ổn định phát triển kinh tế xã hội.1.3. Sự cần thiết khách quan tiến hành hoạt động kinh doanh Nhập khẩu:1.3.1. Nguồn lực sản xuất khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước: Theo quy luật khan hiếm, nguồn lực xã hội là một phạm trù hữu hạn, ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con người ngày càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của họ. Trong khi các nguồn lực sản xuất ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng tăng không có giới hạn. Do đó bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Thị trường chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào quyết định đúng loại sản phẩm với số lượng chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất lãng phí, không hiệu quả nguồn lực sản xuất xã hội không có khả năng tồn tại. 1.3.2. Khoa học công nghệ phát triển là tiền đề đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu.Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, nhiều phương pháp chế tạo sản phẩm được tìm ra. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng một nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra nhiều những chủng loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế, lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất , thu được nhiều lợi ích nhất. Sự tăng trưởng kết quả kinh doanh của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới hoàn thiện công tác quản trị 6 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa KT&KDQTcơ cấu kinh tế . nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế. Tóm lại, nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh.1.3.3 Thị trường nhập khẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt:Trong điều kiện còn có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế năng suất lao động, tự do thương mại đã làm cho nhập khẩu của các nước chậm phát triển tăng lên nhiều hàng hóa nước ngoài trở nên cạnh tranh với hàng hóa trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Do đó những doanh nghiệp trong nước để tồn tại phát triển phải luôn đổi mới để theo kịp sự thay đổi của môi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín .Trong điều kiện nguồn lực sản xuất khan hiếm, để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài một trong những biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước là nhập khẩu. 1.4 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu:Trên thị trường thế giới, những giao dịch ngoại thương đều được tiến hành theo những cách thức nhất định, hoạt động nhập khẩu cũng được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có đặc điểm riêng, tùy từng trường hợp, chủng loại hàng hóa, các nhân tố tác động khác mà doanh nghiệp có thể chon lựa hình thức nhập khẩu phù hợp.1.4.1 Nhập khẩu trực tiếp:1.4.1.1 Khái niệm:Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu trực tiếp các hàng hóa dịch vụ mà không qua một tổ chức trung gian nào.1.4.1.2 Đặc điểm:7 Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu nhiều hơn so với các hình thức khác. Tuy nhiên đây là hình thức nhập khẩu mà tự doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu nên doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất cũng như lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu của mình. Doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu như thuế nhập khẩu, thuế mặt hàng Do đó cần phải xem xét kỹ lưỡng từng bước, từ nghiên cứu thị trường, đầu vào, đầu ra, cho đến việc ký kết thực hiện hợp đồng, bán hàng, thu tiền về để tránh gây tổn thất. Trong hợp đồng này doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để thanh toán phải cân nhắc các khoản thu chi để đảm bảo kinh doanh có lãi.1.4.2 Nhập khẩu liên doanh:1.4.2.1 Khái niệm:Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp ( trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu.1.4.2.2 Đặc điểm:Ở hình thức này, các doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp bởi mỗi doanh nghiệp tham gia nhập khẩu liên doanh chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn trách nhiệm của mỗi bên cũng phân bổ theo số vốn góp. Việc phân chia chi phí, các loại thuế theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ tùy theo hai bên thỏa thuận phân chia.Trong hình thức nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu hàng sẽ được tính kim ngạch nhập khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ 8 Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Khoa KT&KDQTchỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp chịu thuế doanh thu trên doanh số đó. Doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng mua hàng với nước ngoài một hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.1.4.3 Nhập khẩu ủy thác:1.4.3.1 Khái niệm:Nhập khẩu ủy thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn ngoại tệ riêng có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nhưng lại không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp đã ủy thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên ủy thác sẽ tiến hành đàm phán với nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. Hay nói cách khác, nhập khẩu ủy thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhập khẩu những thủ tục cần thiết để nhập hàng hưởng phần trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu.1.4.3.2 Đặc điểm:Ở hình thức nhập khẩu này, doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu (bên nhận ủy thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường hàng nhập khẩu mà chỉ đóng vai trò là đại diện cho bên ủy thác giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt cho bên ủy thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.Bên nhận ủy thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch chịu mọi chi phí có liên quan.Khi nhập khẩu ủy thác thì các doanh nghiệp nhận ủy thác phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng ngoại giữa doanh nghiệp nhập khẩu với đối tác nước 9 ngoài một hợp đồng nội giữa doanh nghiệp nhận ủy thác với doanh nghiệp ủy thác. Khi tiến hành nhập khẩu ủy thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí ủy thác chứ không được tính doanh thu không phải tính thuế doanh thu.Hình thức nhập khẩu ủy thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra nhập khẩu không phải là người chịu mọi trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần vốn để mua hàng, phí ủy thác tuy ít nhưng nhận tiền nhanh, ít thủ tục rủi ro.1.4.4 Hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng:1.4.4.1 Khái niệm:Hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng là một trong những loại hình của buôn bán đối lưu. Đây là phương thức trao đổi hàng hóa, trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đi có giá trị tương ứng bằng lượng hàng nhập về, thanh toán trong trường hợp này không phải bằng tiền mà sử dụng bằng hàng hóa. Mục đích nhập khẩu ở đây không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm xuất khẩu được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất khẩu.1.4.4.2 Đặc điểm:Hàng hóa nhập khẩu xuất khẩu có sự cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao nhau cân bằng về điều kiện giao hàng. Bạn hàng trong hoạt động xuất khẩu cũng là bạn hàng trong hoạt động nhập khẩu.Doanh nghiệp nhập khẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhập khẩu kim ngạch xuất khẩu, doanh số trên cả hàng nhập xuất khẩu.Hình thức của hợp đồng nhập khẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng một danh mục hàng hóa hay một văn bản nguyên tắc ( có thể là một hợp đồng 10 [...]... ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI: 1.1- Quá trình hình thành phát triển của cơng ty CPXNK TP TOCONTAP: 1.1.1 Q trình hình thành của công ty CPXNK TP Tocontap: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm (VIET NAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY ) được cấp giấy phép con dấu hoạt động chính thức ngày 27 tháng 6 năm 2006. Tiền thân là Tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, một công. .. công ty xuất nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 333/TM/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương mại. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm, cùng có tên gọi tắt là TOCONTAP HANOI. Trụ sở chính của cơng ty đặt tại 36 phố Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam. Tổng công ty XNK TP TOCONTAP HANOI chính thức đi vào hoạt... với nước ngồi để nhập khẩu hàng hóa theo u cầu của bên ủy thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. Hay nói cách khác, nhập khẩu ủy thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhập khẩu những thủ tục cần thiết để nhập hàng hưởng phần trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu. 1.4.3.2 Đặc điểm: Ở hình thức nhập khẩu này, doanh... nhiều kênh phân phối. Có nhiều loại trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối thực hiện các chức năng khác nhau. Chủ yếu bao gồm: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý môi giới, nhà phân phối. 2.1.1.2 Vai trò của kênh phân phối: Vai trò quan trọng của kênh phân phối là làm cho cung cầu phù hợp một cách trật tự hiệu quả. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chun mơn hóa quy mô... Mục đích nhập khẩu ở đây không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm xuất khẩu được hàng, thu cả lãi từ hoạt động xuất khẩu. 1.4.4.2 Đặc điểm: Hàng hóa nhập khẩu xuất khẩu có sự cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao nhau cân bằng về điều kiện giao hàng. Bạn hàng trong hoạt động xuất khẩu cũng là bạn hàng trong hoạt động nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu đổi... quản lý của Bộ thương mại Việt Nam, với số vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 200 triệu. Trong nửa thế kỷ xây dựng hoạt động của mình, từ những đòi hỏi thực tế khách quan mà cơ cấu tổ chức của công ty đã nhiều lần thay đổi. Cụ thể: Năm 1964, tồn bộ các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ của công ty được tách ra để thành lập công ty ARTEXPORT. Năm 1972, tách các cơ sở sản xuất của công ty giao cho bộ Công nghiệp... một cách gián tiếp giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1 Phân phối sản phẩm: 2.1.1 Bản chất tầm quan trọng của kênh phân phối: 2.1.1.1 Khái niệm kênh phân phối: Theo quan điểm tổng quát của Marketing, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp cá nhân độc lập phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng.... chính của Cơng ty. Lập báo cáo tài chính hàng năm hàng quý theo quy định của Nhà nước các báo cáo nhanh khi cần thiết. + Phịng hành chính quản trị: Phịng quản trị có chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung. Quản lý sử dụng các con dấu của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Điều động xe theo yêu cầu của. .. nước ta có lợi thế so sánh rất được nhà nước khuyến khích. Vì vậy tính cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng này rất cao, công ty phải cạnh tranh với những công ty chuyên môn hoá xuất khẩu các mặt hàng này. Đây là thách thức rất lớn nhưng công ty vẫn đứng vững không ngừng nâng cao kim ngạch, mở rộng thị trường. Bảng 1: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty 1 Mặt hàng 2 Thị trường 1.... ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số trên cả hàng nhập xuất khẩu. Hình thức của hợp đồng nhập khẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng một danh mục hàng hóa hay một văn bản nguyên tắc ( có thể là một hợp đồng 10 kiểm tra các điều khoản hợp đồng xem có phù hợp với quy định của công ty, luật pháp Việt Nam thơng . động kinh doanh nhập khẩu và phân phối sản phẩm nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI. Chương 3:. với cơ hội thực tập tại công ty TOCONTAP em đã chọn đề tài: “ Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI ” làm chuyên đề thực

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:55

Hình ảnh liên quan

Bảng 5: Doanh thu của công ty từ 2001-2005. - Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.docx

Bảng 5.

Doanh thu của công ty từ 2001-2005 Xem tại trang 51 của tài liệu.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu rượu vang của công ty:ty: - Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.docx

3..

Tình hình hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu rượu vang của công ty:ty: Xem tại trang 54 của tài liệu.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu rượu vang của công ty:ty: - Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI.docx

3..

Tình hình hoạt động kinh doanh nhậpkhẩu rượu vang của công ty:ty: Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan