Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Quân Y

41 1.1K 4
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Quân Y

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay môi trường ở Việt Nam nhiều nơi đang bị ô nhiễm cục bộ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc xử lí nước thải nói chung cũng như việc xử lí nước thải bệnh viện nói riêng có ý nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ môi trường nhằm làm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống con người.

BÀI NGHIÊN CỨU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài : Thiết kế hệ thống xử nước thải bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An . Chuyên ngành : Công nghệ sinh hoc và Môi trường Sinh viên thực hiện : Hoàng Văn Đạt Lớp:08MT2 Giáo viên hướng dẫn: Phạm Tài Minh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay môi trường ở Việt Nam nhiều nơi đang bị ô nhiễm cục bộ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc xửnước thải nói chung cũng như việc xửnước thải bệnh viện nói riêng có ý nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ môi trường nhằm làm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống con người. Tuy nhiên hiện nay các cơ sở sản xuất, dịch vụ, bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử chung, nhiều khu vực đã xả thẳng ra môi trường, nước thải bị ô nhiễm làm cho môi trường ngày càng kém đi. Nước thải bệnh viện là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lí một cách triệt để, do thành phần và tính chất của nó. Trong khi đó các cơ sở y tế ngày càng gia tăng kéo theo lượng nước thải tăng lên. Vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường địa phương và là nguồn gây bệnh tiềm tàng đối với đời sống con người. Bệnh viện Quân y 4 được xây đi vào hoạt động từ ngày 07/10/1956 đến nay. Hiện bệnh viện có 200 giường bệnh. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân với tổng lượng nước thải phát sinh trong một ngày đêm khoảng 200 m 3 , mặc dù đã được xây dựng hệ thống xử lí nhưng trong quá trình vận hành chưa đạt được hiệu quả vì vậy nước thải thải ra môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Là sinh viên học ngành công nghệ môi trường tôi rất quan tâm đến chất lượng môi trường ở địa phương đặc biệt là nước thải của bệnh viện Quân Y 4 vì vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thiết kế hệ thống xửnước thải bệnh viện Quân Y 4,Thành phố Vinh,Nghệ An” nhằm tính toán và thiết kế mới các công trình xửnước thải của bệnh viện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tính toán và thiết kế các công trình xửnước thải tại bệnh viện .Nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. Đối tượng ,phạm vi , thời gian nghiên cứu - Nước thải bệnh viện - Phạm vi nghiên cứu: bệnh viện Quân Y 4 Thành phố Vinh, Nghệ An. 1 - Thời gian nghiên cứu: 2 tháng (tháng 3 đến tháng 5 năm 2011). 4.Nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về bệnh viện Quân Y 4,Thành phố Vinh, Nghệ An. 1.1 Khái quát về bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An. 1.1.1 Vị trí địa lí : Bệnh viện Quân Y 4 có vị trí thuộc địa phận xã Hưng Lộc thành phố Vinh Nghệ An. Diện tích của Bệnh viện Quân Y 4 là 58000m 2 - Phía Bắc giáp với Bưu điện Hưng Lộc - Phía Nam giáp với trường THCS Hưng Lộc - Phía Đông giáp với UBNN Hưng Lộc - Phía Tây giáp với khu dân cư 13- Hưng Lộc 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An. Ban giám đốc: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc. Tổng số cán bộ công nhân viên của bệnh viện là 355 người, với 6 phòng chức năng và 20 khoa. + Các phòng chức năng: - Phòng Kế hoạch tổng hợp - Phòng Hậu cần - Phòng Tài chính - Phòng Chính trị - Phòng Hành chính - Phòng Điều dưỡng 1.1.3 Quy mô hoạt động của bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An. Bệnh viện Quân Y 4 là Bệnh viện đa khoa hạng II, với quy mô 200 giường bệnh. Chức năng của bệnh viện là khám chữa cho các thương bệnh binh và dân cư lân cận . + Các phòng, khoa chức năng: gồm 6 phòng, 20 khoa chức năng : - Các phòng: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Hậu cần, Phòng Tài chính, Phòng Chính trị, Phòng Hành chính, Phòng Điều dưỡng. - Các khoa: 7 khoa nội, 7 khoa ngoại, 6 khoa cận lâm sàn. + Số lượng cán bộ nhân viên: 355 người, trong đó có 232 nữ và 123 nam. + Hoạt động vào năm: Bệnh viện Quân Y 4 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 07/10/1956. 2 1.1.4 Nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An. 1.1.4.1 Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước sử dụng của bệnh viện được lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố. Nước cấp được dẫn về bể chứa và được bơm lên đài nước đặt trong khuôn viên của bệnh viện, sau đó nước được phân phối về toàn bộ các khu vực dùng nước ở các phòng khoa. 1.1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước Nước sử dụng trong bệnh viện với các mục đích như: nước sinh hoạt( dùng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, cán bộ công nhân viên của bệnh viện, cang tin trong bệnh viện) và nước sử dụng cho mục đích chữa cháy. Trong đó : + Nước sinh hoạt: theo số liệu thống kê, lượng nước sử dụng tối đa của bệnh viện là 169,76m 3 /ngày đêm. Khu A sử dụng hết 167,76m 3 /ngày đêm, xưởng dược 2m 3 /ngày đêm. Còn lại là nước sử dụng cho mục đích súc rửa dụng cụ y tế, nước phục vụ cho nhà ăn và các nhu cầu khác (Nguồn : Hóa đơn tiền nước tháng gần nhất của bệnh viện ). 1.2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Nước thải bệnh viện là loại nước thải vốn được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt nguy hại, thành phần của nước thải bao gồm: các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho(P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nước thải này tác động rất lớn đến môi trường và đời sống con người. Nguồn: (http://vietbao.vn/Suc-khoe,2011). 1.2.1 Nguồn phát sinh: Nước thải bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên bệnh viên và lượng nước mưa chảy tràn. 1.2.1.1 Nước thải sinh hoạt và nước thải điều trị : Lượng nước thải này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hàng ngày bệnh viện thải ra một lượng nước thải tương đối lớn, mức ô nhiễm cao và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường của bệnh viện được phát sinh ra từ các nguồn sau : - Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân và thân nhân . - Nước thải sinh hoạt của khu hành chính, nghiệp vụ . - Nước giặt chăn màn, khử trùng, rửa chai, súc rửa các dụng cụ y tế . 1.2.1.2 Nước mưa chảy tràn : Lượng nước này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng của khuôn viên bệnh viện và chảy qua khu vực ô nhiễm. Nước mưa có khả năng nhiễm bẩn khi chảy qua một số nơi như thùng rác đặt ngoài đường, bãi rác và hố rác của bệnh viện…Thành 3 phần nước mưa trong trường hợp này có khả năng nhiễm các chất gây bệnh và máng dầu. Tuy nhiên nếu bệnh viện quan tâm đến vấn đề này và quy hoạch các vị trí đặt trang thiết bị thu gom một cách hợp lí, không để nước mưa tạt vào thì khi đó nước mưa vẫn được xem là nước thải quy ước sạch, cho phép xả thẳng vào nguồn nhận mà không cần xử lí . 1.2.2 Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện. Trong nước thải bệnh viện có hàm lượng chất hữu cơ và các các chất ô nhiễm khác rất cao. Đặc biệt lượng vi khuẩn có khả năng gây bệnh truyền nhiễm rất lớn, đáng quan tâm là nước thải từ các phòng mổ, phòng xét nghiệm và các khoa truyền nhiễm. Nếu nước thải được thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bệnh viện, khu dân cư lân cận gây nên các bệnh tật, dịch bệnh cho con người, làm mất cân bằng sinh thái. Thành phần chính của nước thải gồm: - Các chất hữu cơ: các chất hữu cơ trong nước thải bệnh viện đa phần là những chất dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học. Sự có mặt của chất hữu cơ là nguyên nhân chính làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống động thực vật thủy sinh. - Các chất dinh dưỡng của N, P: là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh hưởng đến sinh vật sống trong môi trường thủy sinh. - Các chất lơ lửng: gây ra độ đục của nước, đồng thời trong quá trình vận chuyển sự lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn làm tắc nghẽn đường ống, cống rãnh. - Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: nước thải bệnh viện là nguồn điển hình chứa lượng lớn các vi sinh vật có khả năng gây ra những căn bệnh rất nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân chính của các dịch bệnh truyền nhiễm như: thương hàn, tả, lỵ… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nguồn: (http://www.moitruongauviet.com, 2011) Bảng1.2 Đặc trưng nước thải tại các bệnh viện STT Chất ô nhiễm đặc trưng Hàm lượng (mg/l) 1 pH 6 – 8 2 SS (mg/l) 100 – 200 3 BOD (mg/l) 150 – 250 4 COD (mg/l) 250 – 350 5 Tổng Coliform (MPN/100ml) 10 5 – 10 7 Nguồn : Trung tâm khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị về khoa học môi trường lần I tại Hà Nội 2004 . Nhận xét: Do đặc trưng nước thải bệnh viện như trên ta thấy nước thải bệnh viện thông thường có độ nhiễm bẩn tương tự như nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên hàm lượng 4 vi sinh gây bệnh khá cao. Do vậy, giai đoạn khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là rất quan trọng. Tỷ số BOD/COD > 0.5; nên nước thải bệnh viện dễ bị phân hủy bằng vi sinh vật. Do đó, trong công nghệ xử nước thải bệnh viện, người ta thường sử dụng phương pháp sinh học, vì đây là phương pháp xử mang lại hiệu quả cao, vận hành hệ thống xử đơn giản, chi phí đầu tư xây dựng và vận hành thấp. 1.2.3 Tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường và sức khỏe con người. Nước thải của các bệnh viện trực tiếp thải ra môi trường gây ô nhiễm cho nước bề mặt, nước ngầm. Thậm chí có nơi nước thải không có tuyến cống thoát hoặc cống thoát quá cũ nát. Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm lo ngại sâu sắc với các nhà quản môi trường và xã hội vì nó có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng và nguy hiểm đến sức khỏe con người dân ngày một bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm môi trường. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh tật mới đã phát sinh và đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm như SARS và H5N1 vì đây là các loại virus nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nổi bật trong số các bệnh tật do ô nhiễm môi trường là nhóm bệnh truyền nhiễm, bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, viêm phổi, phổi bị tắc nghẽn mãn tính, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, cúm, tiêu chảy, hen suyễn, viêm tai giữa, điếc, các bệnh về mắt, tiêu chảy, hội chứng lỵ, bại não, sốt xuất huyết. Kế đó là các bệnh quai bị, viêm gan do virus, viêm da và các bệnh ngoài da, uốn ván, lưu thai sản…Người dân sống ở gần các bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp tập trung dễ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi ô nhiễm công nghiệp, mắc các bệnh như nhiễm độc các loại hóa chất, các triệu chứng xấu về tim mạch và ung thư da, ung thư nội tạng. Ngoài ra, bệnh giun sán do dùng thực phẩm không sạch hoặc bị ô nhiễm cũng phổ biến: khoảng 80% dân số nước ta mắc phải bệnh này. Nguồn: Nguyễn Thị Hoàng, Hồ sơ thiết kế, hệ thống xửnước thải bệnh viện Đa khoa Tân Hiệp 140 m 3 / ngày.đêm, 2007. Hiện nay tình hình ô nhiễm nước thải bệnh việnnước ta đã đến mức báo động. Nhiều bệnh viện tại Tp.HCM và các khu vực khác trong cả nước vẫn chưa có hệ thống xử nước thải bệnh viện hoặc có nhưng không xử tốt. Đây chính là một nguy cơ lớn cho sức khỏe cộng đồng. Tại Tp.HCM, số bệnh viện lớn tập trung hầu hết tại các quận 1, 3, 5, 10 và Tân Bình, chiếm hơn 60% tổng số bệnh viện và trung tâm y tế (TTYT) và khoảng 73% tổng số giường bệnh trên địa bàn TP. Từ tháng 8/2005 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM đã tiến hành một đợt tổng kiểm tra về HTXLNT tại các bệnh viện và các TTYT trên toàn TP. Kết quả cho thấy mỗi ngày có 17276 m 3 nước thải được thải ra từ 109 bệnh viện và TTYT. Nguồn nước thải chủ yếu từ các khâu giải phẫu, xét nghiệm, khám chữa bệnh, giặt giũ, vệ sinh của nhân viên y tế, bệnh nhân, thân nhân. Kết quả phân tích nước thải cho thấy loại nước thải này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh, với hàm lượng BOD 5 khoảng 350 ÷ 400 mg/l, chất rắn lơ lửng 250÷ 300 mg/l, đặc biệt 5 hàm lượng vi sinh cao gấp 100 ÷ 1000 tiêu chuẩn cho phép. Đáng chú ý nhất là trong số 17267 m 3 nước thải hằng ngày thì chỉ có 12925 m 3 (chiếm 75%) đã được xử lý, tuy nhiên chỉ có 3120 m 3 (chiếm 18%) nước thải được xử đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong số 51 bệnh viện công trên địa bàn TP chỉ có 30 bệnh viện có HTXLNT, trong đó chỉ có 10/30 HTXLNT đạt tiêu chuẩn. Trong số 21 bệnh viện còn lại, có những bệnh viện mỗi ngày tiếp nhận cả ngàn bệnh nhân nhưng vẫn không có HTXLNT như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Răng Hàm Mặt, Viện Pasteur. Còn nhiều bệnh viện lớn thuộc các bộ ngành khác. Theo Phó Cục trưởng Cục bảo vệ môi trường, ông Phùng Văn Vui, Kế hoạch hành động xử triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/04/2004 (gọi tắt là QĐ 64) chỉ rõ đến năm 2007 cần xử triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có 84 bệnh viện. Nước thải của các bệnh viện này trực tiếp thải ra môi trường gây ô nhiễm cho nước bề mặt, nước ngầm. Thậm chí có nơi nước thải không có tuyến cống thoát hoặc cống thoát quá cũ nát. Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm lo ngại sâu sắc với các nhà quản môi trường và xã hội vì nó có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng và nguy hiểm đến sức khỏe con người. Các thành phần chính gây ô nhiễm do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, các vi trùng, virus gây bệnh. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu trong bệnh viện: giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn, drap cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản, nhi, vệ sinh lau chùi làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc. Theo khảo sát tất cả các loại nước thải này nếu không được xử thì mỗi ml nước thải sẽ truyền 11 tỷ vi khuẩn gây bệnh ra ngoài. Nguồn:Nguyễn Thị Hoàng, Luận văn tốt nghiệp, Thiết kế hệ thống xửnước thải bệnh viện Đa khoa Tân Hiệp 140 m 3 / ngày.đêm, 2007. - Đối với sức khỏe: Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV .). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống . Những cá nhân phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế nguy hại đó là: bác sĩ, y tá, hộ lý; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; khách tới thăm hoặc 6 người nhà bệnh nhân; những người trực tiếp làm công việc xử rác thải tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác. Những người thu gom, bới rác là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi các tác động có hại của chất thải y tế nếu như chất thải y tế không được quản đúng cách. Như vậy, nếu việc thu gom, phân loại và xử các chất thải y tế không đảm bảo đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải. Nguồn: (http://www.moitruongauviet.com, 2011). - Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. Như vậy, để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường, và bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử chất thải y tế. Người đứng đầu các cơ sở y tế cần lập kế hoạch quản chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản chất thải y tế của đơn vị, mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử chất thải địa phương để xử tiêu hủy chất thải y tế đúng qui định. Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định. Người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi . Nước thải Bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây truyền, gồm nhiều thành phần sống, các chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ… Các thành phần, các chất đó liên tục tương tác với nhau nảy sinh thêm các thành phần mới, chất mới với những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người. Vì vậy, cần phải có các giải pháp công nghệ để xử an toàn và triệt để, có hiệu quả nước thải bệnh viện, bảo đảm các tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Nguồn: (http://www.moitruongauviet.com, 2011). 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬNƯỚC THẢI BỆNH VIỆN : Nước thải bệnh viện là loại nước thải có hàm lượng chất nguy hại rất lớn. Hiện nay người ta thường áp dụng một số phương pháp xử lí như: phương pháp cơ học, phương pháp hóa lí, phương pháp sinh học. 1.3.1 Theo phương pháp cơ học ( Nguồn: PGS.PTS. Hoàng Huệ, Xử nước thải, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 1996.) Xử lí theo phương pháp cơ học nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan ra khỏi nước thải ( vô cơ và hữu cơ). Đây được coi như bước đệm nhằm đảm bảo tính an toàn cho các thiết bị và các quá trình xử lí tiếp theo. 1.3.1.1 Song chắn rác: Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xửnước thải hoặc tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm xử lí sơ bộ để chuẩn bị điều kiện cho việc xửnước thải sau đó. Song chắn rác được làm bằng sắt tròn hoặc vuông (sắt tròn có ø = 8÷10 mm), thanh nọ cách thanh kia một khoảng bằng 60 ÷ 100 mm để chắn vật thô và 10 ÷ 25 mm để chắn vật nhỏ hơn, đặt nghiêng theo dòng chảy một góc 60 ÷ 75 0 . 1.3.1.2 Lưới lọc: Loại bỏ các tạp chất rắn có kích cỡ nhỏ hơn, mịn hơn. 7 1.3.1.3 Bể tách dầu: Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng xử nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải công nghiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ. Nước sau khi xử lí hết dầu mỡ mới được phép cho chảy vào thủy vực. Hơn nữa, nước thải có lẫn dầu mỡ khi vào xử lí sinh học sẽ làm bít lỗ hổng ở vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và còn làm hỏng cấu trúc bùn hoạt tính trong bể aeroten. 1.3.1.4 Bể điều hòa : Bể điều hòa dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lí ổn định, khắc phục những sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lí sinh học. Bể điều hòa có thể phân loại như sau: - Bể điều hòa lưu lượng - Bể điều hòa nồng độ - Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ 1.3.1.5 Bể lắng : Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải dựa vào sự chênh lệch giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Để tăng cường quá trình lắng ta có thể thêm vào các chất đông tụ sinh học Trong bể lắng người ta thường phân ra làm 4 vùng : - Vùng phân phối nước - Vùng lắng các hạt cặn - Vùng chứa cặn - Vùng thu nước ra Tùy theo từng công nghệ xử lí mà người ta phân biệt bể lắng đợt I và lằng đợt II. Bể lắng đợt I được đặt trước công trình xử lí sinh học. Bể lắng II được đặt sau công trình xử lí sinh học. Bể lăng được chia làm 3 loại : bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lăng li tâm . Ngoài ra còn có bể lắng trong đó quá trình lắng được lọc qua tầng cặn lơ lửng gọi là bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng. 1.3.1.6 Bể lọc : Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng phân tán có trong nước thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ .bể lọc thường làm việc với hai chế độ là lọc và rửa lọc. Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xửthải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quý hiếm có trong nước thải. Bể lọc được phân loại như sau : - Lọc qua vách lọc - Bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt - Thiết bị lọc chậm 8 - Thiết bị lọc nhanh Ưu điểm của phương pháp xử cơ học: + Ít tốn năng lượng vận hành thiết bị, quy trình xử đơn giản. + Loại bỏ được nhiều các chất nặng, các chất có kích thước lớn, làm cho quá trình xử tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Nhược điểm: + Chưa loại bỏ được các chất lơ lửng, hợp chất hoà tan một cách triệt để. + Không giải quyết được việc khử màu, khử mùi, chất độc trong nguồn nước thải. + Hiệu suất xử không cao. 1.3.2 Theo phương pháp hóa lí (Nguồn: PGS.PTS. Hoàng Huệ, Xử nước thải, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 1996.) Cơ sở của phương pháp này là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tạp chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dưới dạng hòa tan không độc . Các phương pháp hoá lí: Các phương pháp hoá để xử nước thải công nghiệp đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ, trao đổi ion, các quá trình tách bằng màng điện hoá . 1.3.2.1 Keo tụ, tạo bông : Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể tách được các chất gây ô nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn co kích thước nhỏ từ 10 -7 ÷ 10 -8 cm . Các chất keo tụ thường là các phèn nhôm như : Al 2 (SO4 ) 3 .18 H 2 O, NaAlO 2 , Al 2 (OH) 5 Cl, Kal(SO 4 ) 2 .12H 2 O, NH 4 Al(SO 4 ) 2 , phèn sắt như :Fe 2 (SO 4 ) 3 .2H 2 O, Fe 2 (SO 4 ) 3 .3H 2 O, FeSO 4 .7H 2 O, FeCl 3 hoặc các chất keo tụ không phân li, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hoặc tổng hợp. 1.3.2.2 Tuyển nổi : Ứng dụng để xử lí các chất lơ lửng trong nước (bùn hoạt tính, màng vi sinh vật). Nước thải được nén đến áp suất 40-60 psi với khối lượng không khí bão hòa. Khi áp suất của hỗn hợp khi- nước này giảm đến áp suất khí quyển trong bể tuyển nổi thì những hạt nhỏ bé được giải phóng. Bọt khí có khả năng được hấp phụ các bông bùn và các chất lơ lửng hoặc nhũ tương làm chúng kết dính lại với nhau và nổi trên bề mặt. Hỗn hợp khi-chất rắn nổi lên tạo thành váng trên bề mặt. Nước đã loại bỏ các chất lơ lửng được xả ra từ đáy bể tuyển nổi. 1.3.3 Theo phương pháp sinh học (Nguồn: PGS.TS. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002). 9 Cơ sở của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các chất làm vật liệu xây dựng tế bào, sinh trưởng va sinh sản nên khối lượng sinh khối tăng lên. Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương pháp này thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải. Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử chất sulfite, muối amon, nitrat – tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí CO 2 , nitơ, nước, ion sulfate, sinh khối… Cho đến nay, người ta đã biết được nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều các chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo. Xử nước thải bằng phương pháp sinh học có thể xem là tốt nhất trong các phương pháp khác vì: chi phí thấp; có thể xử được độc tố; xử được N-NH 3 ; tính ổn định cao. Sau đây là một số phương pháp xử sinh học thường thấy: 1.3.3.1 Xử sinh học trong điều kiện tự nhiên (Nguồn: PGS.TS. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002). 1.3.3.1.1 Phương pháp xử lí qua đất Thực chất của quá trình xử là: khi lọc nước thải qua đất các chất rắn lơ lửng và keo sẽ bị giữ lại ở lớp trên cùng những chất này tạo ra một màng gồm rất nhiều vi sinh vật bao bọc trên bề mặt các hạt đất, màng này sẽ hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Những vi sinh vật sẽ sử dụng oxy của không khí qua các khe đất và chuyển hóa các chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng. 1.3.3.1.2 Hồ sinh vật : Hồ sinh vật là hồ xử sinh học, có nhiều tên gọi khác như: hồ oxy hoá, hồ ổn định nước thải… Các quá trình diễn ra trong hồ sinh vật cũng tương tự như quá trình tự làm sạch diễn ra ở các sông hồ chứa nước tự nhiên: đầu tiên các chất hữu cơ bị phân huỷ bởi vi sinh vật. Các sản phẩm tạo thành sau khi phân huỷ lại được rong, tảo sử dụng. Do kết quả hoạt động sống của vi sinh vật oxy tự do lại được tạo thành và hòa tan trong nước rồi lại được vi sinh vật sử dụng để trao đổi chất. Sự hoạt động của rong tảo không phải là quá trình chính mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp cho quá trình mà thôi. Vai trò xử chủ yếu ở đây vẫn là vi sinh vật. Hồ sinh vật có thể chia ra làm hai loại chính như sau: 10 [...]... sinh nước thải tại bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An 3.1.1.1 Nước thải sinh hoạt: Nước thải bệnh viện: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện; nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng mổ; nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị - Nước thải từ nhà giặt t y - Nước thải từ nhà ăn 3.1.2 Chế độ thải và lưu lượng thải của bệnh viện. .. nước thải: 3.4.1.1 Hiện trạng xửnước thải của bệnh viện: Nước mưa ch y tràn Hố ga Nước thải từ WC, các phòng khoa Nước thải từ nhà ăn Hố ga Hố ga Nước thải khác Hố ga Bể tự hoại Mương thoát nước thành phố Môi trường 23 Sơ đồ 3.4: Hiện trạng xửnước thải của bệnh viện 3.4.1.2 Đề xuất biện pháp thu gom và lựa chọn công nghệ xửnước thải: 3.4.1.2.1 Đề xuất biện pháp thu gom: - Thu gom toàn bộ nước. .. Công nghệ xử nước thải bằng biện pháp sinh học, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002) Nước thải thường chứa rất nhiều vi trùng g y bệnh Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh rất lớn Do v y cần phải có biện pháp khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận Các biện pháp khử trùng xử nước thải phổ biến hiện nay: Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo Dùng Hypoclorit... bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An 3.1.2.1 Chế độ thải Nước thải bệnh viện không đều chủ y u tập trung vào các giờ chính trong ng y: từ 6 – 23h, nồng độ chất bẩn thay đổi từng giờ trong ng y Hàm lượng chất bẩn thay đổi theo từng giờ và từng ng y 3.1.2.2 Lưu lượng thải - Lưu lượng nước thải ng y đêm của bệnh viện: 19 Qngđ = 200 (m3/ngđ) - Lưu lượng nước thải trung bình trong 1h (hệ thống làm... cần thiết xửnước thải: Nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn việt nam 7382-2004 -mức 2 Mức độ cần thiết xử nước thải thường được xác định theo: - Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) - Hàm lượng BOD 3.3.1 Mức độ cần thiết để xửnước thải thêo chất lơ lửng : Mức độ xửnước thải theo chất lơ lửng được xác định theo công thức sau: D= Trong đó: Cy: hàm lượng chất lơ lửng của nước thải sau xử lý. .. nghệ xửnước thải bệnh viện Quân Y 4, Thành phố Vinh, Nghệ An Các phương pháp xửnước thải và các công trình xử nước thải được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau: - Công suất và đặc điểm đối tượng thoát nước (khu vực phân tán của đô thị, khu dân cư, bệnh viện, …) Công suất trạm : Q = 200 m3/ngđ - Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó - Mức độ cần thiết phải xử lí nước. .. cứu tại Bệnh viện quân y 4 thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 2.3 Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu luận văn được thực hiện từ ng y 14/02/2011 đến ng y 14/05/2011 2.4 Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn được thực hiện hai phương pháp nghiên cứu: 18 - Hồi cứu số liệu - Xử lí số liệu - Tìm hiểu thực tế hệ thống xử nước thải ở một số bệnh viện - Tính toán, thiết kế hệ thống xử nước thải đạt... nước thải phát sinh từ các hoạt động trong bệnh viện về hệ thống xử lí tập trung trước khi đưa nước thải ra môi trường - Tách riêng từng đường ống dẫn nước thảinước mưa Nước mưa ch y tràn Hố ga Nước thải từ WC, các phòng khoa Nước thải từ nhà ăn Hố ga Hố ga Nước thải khác Hố ga Đường ống dẫn nước chung Cống thoát nước của thành phố HTXL tập trung Môi trường 24 3.4.1.2.2 Lựa chọn công nghệ xử lí nước. .. thiết phải xửnước thải và các giai đoạn xửnước thải cần thiết - Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất th y văn,… - Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xửnước thải của địa phương - Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích khác của địa phương - Diện tích và vị trí sử dụng để x y dựng trạm xửnước thải - Hệ thống xửnước thải phải vận hành một... kiện nước ta Các công trình xửnước thải được hợp khối sẽ hạn chế việc g y ô nhiễm môi trường không khí, diện tích x y dựng nhỏ đảm bảo mỹ quan đô thị… Nước thải sinh hoạt có thể xử lí tại chỗ trong công trình xử lí tập trung tại trạm xử lí khu vực Việc xửnước thải tại chỗ trong các công trình xử lí sẽ làm giảm chi phí đầu tư x y dựng các tuyến cống thoát nước 22 3.4.1 Lựa chọn công nghệ xửnước

Ngày đăng: 28/04/2013, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan