Giá trị lao động là gì? Giá trị ích lợi là gì? Phân tích quan điểm giá trị ích lợi của J.B.SAY với quan điểm giá trị ích lợi của K.Menger? So sánh sự khác nhau về nội dung lí luận của K.Menger và J.B.SAY?

6 5.1K 36
Giá trị lao động là gì? Giá trị ích lợi là gì? Phân tích quan điểm giá trị ích lợi của J.B.SAY với quan điểm giá trị ích lợi của K.Menger? So sánh sự khác nhau về nội dung lí luận của K.Menger và J.B.SAY?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

đề tài:Giá trị lao động là gì? Giá trị ích lợi là gì? Phân tích quan điểm giá trị ích lợi của J.B.SAY với quan điểm giá trị ích lợi của K.Menger? So sánh sự khác nhau về nội dung lí luận của K.Menger và J.B.SAY?

BÀI TIỂU LUẬN Đề bài: Giá trị lao động gì? Giá trị ích lợi gì? Phân tích quan điểm giá trị ích lợi của J.B.SAY với quan điểm giá trị ích lợi của K.Menger? So sánh sự khác nhau về nội dung luận của K.Menger J.B.SAY? Bài làm: Học thuyết kinh tế cho rằng giá trị hàng hoá do lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định. Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này Pety (W. Petty) Boaghinbe (P. Boisguilbert), rồi đến Xmit (A. Smith) Ricacđô (V. Ricardo),Sismondi những người đóng góp lớn vào học thuyết giá trị lao động. Tuy vậy, phải qua nhiều thế kỉ trao đổi hàng hoá, con người mới dần dần hiểu ra được thực thể của giá trị nhận thức được quy luật giá trị. Phải chờ đến Mac thì học thuyết giá trị lao động mới phát triển đầy đủ. Nhờ phát hiện được tính hai mặt của lao động mới khẳng định được lao động nào tạo ra giá trị hàng hoá. Mac đã phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, khám phá ra giá trị sức lao động được xem hàng hoá, quy luật giá trị thặng dư hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, qua đó làm cho nhận thức về quy luật giá trị được đầy đủ hơn. C. Mác chỉ ra rằng, những giá trị sử dụng của các loại hàng hoá muôn hình vạn trạng, không thể dùng số lượng để đo lường chúng bao nhiêu. Ông nói: "Nếu bóc tách riêng giá trị sử dụng của hàng hoá ra, hàng hoá chỉ còn lại một thuộc tính, đó thuộc tính sản phẩm lao động". Tức là, giá trị của hàng hoá chính lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó. Cho nên, chúng ta thường nói rằng, lao động tạo ra giá trị. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm trên thị trường loại hàng hoá mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt làm nguồn gốc cho giá trị, quá trình sử dụngđồng thời quá trình tạo ra giá trị. Loại hàng hoá đặc thù đó chính sức lao động của con người. Ðiều cần lưu ý "lao động" "sức lao động" hai khái niệm không giống nhau. Sức lao động năng lực tiến hành lao động của con người. Sử dụng sức lao động mới lao động, mà lao động tức tạo ra giá trị. Giá trị của bản thân sức lao động bị quyết định bởi thời gian lao động bắt buộc (tức giá trị chi phí trang trải sinh hoạt mà công nhân người nhà của họ cần đến) trong xã hội có nhu cầu về sức lao động sản xuất. Nhà tư bản mua lại sức lao động theo giá trị sức lao động trên thị trường, nghĩa có quyền sử dụng sức lao động đó trong sản xuất, cưỡng bức người lao động phải làm việc cả ngày. Ví dụ như để họ làm việc 12 tiếng, thì trong vòng 6 tiếng (thời gian lao động "bắt buộc"), người lao động đã có thể tạo ra sản phẩm đủ bù cho chi phí đời sống của họ, 6 tiếng còn lại (thời gian lao động "dư thừa") họ tạo ra sản phẩm "dư thừa" mà nhà tư bản không phải trả thù lao nữa, tức giá trị thặng dư. Trong lịch sử loài người, do có lao động thặng dư mới sinh ra khả năng bất bình đẳng, người bóc lột người. C.Mác chỉ rõ: lao động thặng dư không phải xuất hiện từ khi có tư bản. Trong xã hội được tạo nên bởi kẻ bóc lột người bị bóc lột, giai cấp thống trị đều thu được lao động thặng dư trên thân thể của số đông người lao động bị bóc lột ông nói: "Sự phân biệt các kiểu hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như xã hội nô lệ xã hội thuê mướn lao động, chỉ các hình thức khác nhau của việc tước đoạt lao động thặng dư trên thân thể người sản xuất, người lao động " Cùng với sự tồn tại của quan điểm giá trị - lao động quan điểm Giá trị - ích lợi đan xen giữa các trường phái đã kể trên. Chủ nghĩa trọng nông : ngay từ cuối thế kỷ XVII đã cho rằng giá trị do nhu cầu, nguyện vọng, phương tiện của người đang trao đổi quyết định. Giá trị chỉ sự phối hợp của các nguyện vọng. Giai đoạn hậu cổ điển: Xa rời lý luận giá trị - lao động của các nhà tư sản cổ điển. J.B Say ủng hộ thuyết giá trị - ích lợi của chủ nghĩa trọng nông, đưa ra “thuyết về tính hữu dụng”, theo đó giá trị có tính chủ quan, phụ thuộc vào tính hữu dụng của nó. Trường phái tân cổ điển: Trường phái thành Viên (Áo) cũng theo quan điểm mang tính rất chủ quan trên, phát triển thêm, đó việc chỉ rõ ích lợi ở đây ích lợi giới hạn. (Ích lợi của vật quyết định giá trị ở đây “ích lợi giới hạn”).Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm. Trường phái cổ điển mới đã tìm cách bác bỏ học thuyết Mác về giá trị, giá trị thặng dư, tư bản các kết luận của Mác về mâu thuẫn tư sản công nhân, về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản, xây dựng trên cơ sở duy tâm chủ quan. Sau này các trường phái kinh tế hiện đại (Học thuyết kinh tế của Keynes,trường phái chính hiện đại, trường phái tự do mới, trường phái thể chế) vì vẫn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nên họ chỉ nghiên cứu khoa học kinh tế thuần túy,muốn chống lại những lý luận của chủ nghĩa Mác- Lenin. KẾT LUẬN: Xét về tiến trình lịch sử, quan điểm về nguồn gốc của giá trịsự vận động, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng quan điểm giá trị - lao động quan điểm đúng đắn, khoa học, khách quan.Nó được hoàn thiện nhất bởi C.Mác. Nội dung luận giá trị ích lợi: Của j.b.say: Ông xa rời lý thuyết giá trị lao động và ủng hộ lý thuyết giá trị ích lợi hay giá trị chủ quan. Trong tác phẩm “Giáo trình kinh tế chính trị”, ông đưa ra quan niệm cho rằng các công dụng được tạo ra trong quá trình sản xuất làm cho vật phẩm có giá trị. Như vậy, theo ông thì giá cả thước đo của giá trị, còn giá trị được đo bằng tính hữu ích của vật phẩm. Ích lợi của vật phẩm càng nhiều, thì giá trị của nó càng cao. J.B.Say viết rằng “sản xuất tạo ra tính hữu dụng tính hữu dụng truyền giá trị cho vật phẩm”. Theo ông, tham gia vào việc sản xuất giá trị cả 3 yếu tố: lao động của công nhân – tạo ra tiền lương, tư bản (tư liệu sản xuất) tạo nên lợi nhuận cuối cùng tự nhiên (ruộng đất) – tạo nên địa tô.Mỗi nhân tố chỉ đưa lại một lợi ích (giá trị) nhất định. Ông cho rằng nên đầu tư thêm tư bản vào sản xuất sẽ làm tăng thêm sản phẩm phù hợp với phần tăng thêm về giá trị. Máy móc tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tham gia vào tăng giá trị 3 nhân tố trên sẽ tạo ra cho các chủ sở hữu của nó những nguồn thu nhập riêng biệt, lao động tạo ra tiền lương, đất đai tạo ra địa tô, tư bản tạo ra lợi tức. Theo ông, ở đây không có quan hệ bóc lột. Nhà tư bản kinh doanh cũng như những người lao động, thu nhập của họ cũng là tiền lương nhưng đó là loại tiền lương đặc biệt, là phần thưởng đặc biệt cho năng lực kinh doanh và tinh thần làm việc của anh ta. Công nhân làm việc đơn giản nên nhận được tiền lương thấp, ông thừa nhận tiền lương chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho công nhân nhưng ông cho rằng XH tư bản không chịu trách nhiệm về tình hình này. Ông khẳng định “không phải chỉ có lao động mới tạo ra giá trị, mà cả tư bản tự nhiên cũng tạo ra sự phục vụ cho nên cũng tham gia vào việc tạo ra giá trị”. Từ đó ông đi đến kết luận: “Sản xuất không phải cái gì khác, mà tạo ra sự phục vụ, ngược lại tất cả những gì tạo ra sự phục vụ đều sản xuất”. Như vậy, khác với trường phái tân cổ điểm, J.B.Say đã đồng nhất giá trị với giá trị sử dụng phủ nhận vai trò duy nhất của lao động trong việc tạo ra giá trị của hàng hoá. Ông còn cho rằng, giá trị chỉ được xác định trên thị trường – tức chỉ được xác định trong trao đổi. Thước đo giá trị của một vật phẩm chính số lượng vật phẩm khác mà người khác đưa lại để đổi lấy vật phẩm đó. Nói khác đi theo ông, giá trị được quyết định với quan hệ cung – cầu. Rõ ràng ở đây, Say đã đồng nhất giá trị với giá cả thị trường. Của K.Menger:- Lý luận “Ích lợi giới hạn”. Ích lợi giới hạn ích lợi của vật cuối cùng đưa ra thoả mãn nhu cầu. Vật đó có ích lợi nhỏ nhất, ích lợi đó quyết định ích lợi của các vật phẩm khác. Các nhà kinh tế tân cổ điển giải thích rằng: Số đơn vị sản phẩm càng ít thì “Ích lợi giới hạn” càng lớn. Khi số lượng sản phẩm tăng lên thì tổng ích lợi tăng lên, còn “Ích lợi giới hạn” thì giảm xuống. Nên sản phẩm cứ tăng lên mãi thì “Ích lợi giới hạn” có thể bằng số không. Ví dụ: 1 ngày dùng 4 thùng nước. Thùng thứ nhất để thoả mãn nhu cầu bức thiết nhất để nấu ăn, nên ích lợi lớn nhất, chẳng hạn 9. Thùng thứ 2, để uống, ít cấp thiết hơn, nên có ích lợi 4. Thùng thứ 3 để tắm giặt, có ích lợi 2. Thùng thứ 4, để tưới hoa ích lợi ít nhất 1. Như vậy, “Ích lợi giới hạn” sẽ ích lợi các thùng nước thứ 4, nó 1. như vậy ích lợi chung của các thùng nước. - Lý luận giá trị “Ích lợi giới hạn”. Theo các nhà kinh tế tân cổ điển; giá trị hàng hoá không phải do ích lợi của nó quyết định một cách giản đơn, mà giá trị hàng hoá do sự ích lợi có giới hạn của nó quyết định. Nghĩa là, do sự đánh giá chủ quan về ích lợi của một đơn vị hàng hoá, tức lợi ích đó do quan hệ củavới nhu cầu của người tiêu dùng quyết định (Ích lợi chủ quan). Như vậy, giá trị hàng hoá phụ thuộc vào “Ích lợi chủ quan” sự khan hiếm của sản phẩm. Sự thực lý luận giá trịích lợi giới hạn chẳng được giải đáp gì. Thật rõ ràng sự đánh giá chủ quan về 1 kg lương thực đối với người no đủ khác cơ bản đối với người nghèo đói, nhưng cả 2 đều mua 1 kg lương thực đều phải trả tiền như nhau. Mà cơ sở của giá cả đó giá trị, mà giá trị lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan quyết định. Lý luận “ích lợi giới hạn” làm cho số lượng giá trị hàng hoá phụ thuộc vào sự khan hiếm của hàng hoá. Thật ra sự hiếm có tương đối của hàng hoá phụ thuộc vào giá trị cao của hàng hoá ấy, mà giá trị của hàng hoá do hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định. Thông qua giá cả thị trường, giá trị hàng hoá tác động đến qui mô sức mua sự cung cấp hàng hoá cũng sẽ thích ứng được với qui mô của nhu cầu. So sánh nội dung luận của K.Menger J.B.Say: Giống nhau: * học thuyết mang tính chất chủ quan: Mục đích không phải để kế thừa phát triển những tư tưởng khoa học của nhân loại mà nhằm che đậy các mâu thuẫn khuyết tật của chủ nghĩa tư bản, từ đó ca ngợi bảo vệ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản bằng mọi giá. Khác nhau: * Trong phương pháp luận: Của J.B. say: + Xa rời phương pháp luận của trường phái cổ điển, không đi sâu vào phân tích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, chỉ chú ý xem xét các hiện tượng bên ngoài. Đặc biệt áp dụng phương pháp tâm lý chủ quan trong phân tích kinh tế, coi kinh tế chính trị khoa học nghiên cứu về đạo đức xã hội. + Sử dụng nhiều tài liệu, số liệu thiếu khoa học, phi lịch sử để nghiên cứu. Của K.menger : -dựa vào tâm chủ quan để giải thích các hiện tượng quá trình kinh tế - xã hội , vận dụng đưa ra thuyết quan hệ sx giá cả hàng hóa trên thị trường do cung cầu quyết định -áp dụng pp ptich vi mô: đi vào nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, của các xí nghiệp. Xem xét người tiêu dùng làm sao để với thu nhập như vậy sẽ thu được hàng hóa nhiều nhất, còn các xí nghiệp kinh doanh làm thế nào để thu được lợi nhuận nhiều nhất. - vận dụng pp toán học như công thức , đồ thị, mô hình để đưa ra các phạm trù KT * Về nội dung Của J.B.Say: + Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ giai cấp tư sản, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản một cách có ý thức nên họ không thể tìm kiếm xây dựng những phạm trù, khái niệm quy luật khoa học. j.b.say quan tâm xem xét phạm trù quy luật có lợi hay không có lợi cho giai cấp tư sản. Đúng như C.Mác đã nhận xét: “Sự nghiên cứu vô tư đã nhường chỗ cho những trận chiến đấu của bọ viết văn thuê, những sự tìm tòi khoa học vô tư đã được thay thế bằng sự ca tụng có tính chất thiên kiến đê hèn”. + j.b.say không những không phát triển được lý luận của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển mà dần dần xa rời, sau đó đoạn tuyệt với những nội dung khoa học của nó, đặc biệt lý luận giá trị - lao động. j.b.say chỉ quan tâm tới việc tìm tòi những yếu điểm, những tư tưởng tầm thường trong học thuyết kinh tế tư sản cổ điển để xây dựng thành hệ thống những quan điểm cho rằng: các phạm trù kinh tế quy luật tự nhiên, phi lịch sử, hay chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn vv… + Học thuyết kinh tế của j.b.say học thuyết mang tính chất phản động, trái với đạo lý của con người Của K.menger: + Đưa ra khái niệm “sản phẩm kinh tế” thay cho phạm trù “hàng hóa”. Để được coi sản phẩm kinh tế sản phẩm phải có đủ 4 tính chất, đó là: - Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người.(Nhu cầu không còn thì sản phẩm mất đặc tính kinh tế, hoặc sản phẩm hỏng không thỏa mãn nhu cầu thì cũng không sản phẩm kinh tế). - Công dụng của nó con người phải biết rõ (vì sản phẩm trong tự nhiên rất nhiều). - Phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng được (không ở dạng tiềm năng). - Số lượng của nó có giới hạn (ở tình trạng khan hiếm, nếu vật phẩm quá dư thừa sẽ không phải sản phẩm kinh tế ). +K.menger Đưa ra lý thuyết giá trị - ích lợi (giá trị - chủ quan): (phủ nhận lý thuyết giá trị - lao động của kinh tế tư sản cổ điển cổ điển luận giá trị của Mác) Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị - ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

Ngày đăng: 25/04/2013, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan