Giáo trình hướng dẫn sử dụng hệ thống MOODLE

21 1.4K 11
Giáo trình hướng dẫn sử dụng hệ thống MOODLE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án

Giáo trình hướng dẫn sử dụng hệ thống MOODLE Phần 1: Giới thiệu chung Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodlesự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. Moodle là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở. Moodle có một số lượng rất lớn người sử dụng với 9.237 website đã đăng ký tại 147 quốc gia với 2.587.905 người sử dụng tại 242.342 khóa học (vào năm 2006). Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle thực chất là gói phần mềm thiết kế để giúp đỡ các nhà giáo dục tạo các khóa học trực tuyến có chất lượng. Hệ thống học trực tuyến đôi khi còn được gọi là hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống quản lý khóa học (CMS), môi trường học tập ảo (VLE), giáo dục bằng phương pháp giao tiếp qua máy tính (CMC), hoặc chỉ đơn giản là giáo dục trực tuyến Phần 2: Đăng nhập vào hệ thống 1. Yêu cầu hệ thống - Máy vi tính có kết nối mạng - Trình duyệt Internet (Internet Explorer, Mozila FireFox…) 2. Đăng nhập vào hệ thống Để đăng nhập vào hệ thống elearning, cần thực hiện theo các bước như sau a. Mở trình duyệt Internet và truy cập vào địa chỉ sau: http://www.hsph.edu.vn/elearning b. Đăng nhập vào hệ thống sử dụng hệ thống tài khoản trùng với tài khoản của hệ thống email (các tài khoản này của học viên đã được khởi tạo và cấp cho mỗi học viên khi bắt đầu vào trường). Ví dụ như học viên có tài khoản email là bph6ntq@hsph.edu.vn và mật khẩu truy cập là xxxxxx, thì học viên đó sẽ sử dụng tên truy cập là bph6ntq và mật khẩu là xxxxxx để đăng nhập vào hệ thống elearning c. Sau khi đăng nhập vào hệ thống thì tên của học viên sẽ xuất hiện ở những vị trí như hình sau d. Khi không đăng nhập được thì sẽ xuất hiện hình như sau. Nếu đã thử đúng với tài khoản email cá nhân mà vẫn không thể đăng nhập vào hệ thống được thì hãy liên lạc với bộ phận phụ trách hệ thống để giải quyết 3. Thay đổi thông tin cá nhân Để thay đổi thông tin cá nhân, ví dụ như họ tên (trong quá trình khởi tạo hệ thống, do mặc định tất cả tên của học viên đang để dạng không dấu, các học viên có thể sửa lại thành có dấu) thì làm theo những bước như sau: - Kích vào tên học viên ở góc trên bên phải màn hình - Sau khi kích vào tên học viên, website sẽ chuyển tới trang mới, tiếp đến kích vào nút “Cập nhật thông tin cá nhân - Màn hình sẽ chuyển tới trang Cập nhật thông tin cá nhân. Bạn cần điền đầy đủ thông tin vào các mục màu đỏ (có dấu * ở cuối) và cuối cùng kích vào nút “Cập nhật hồ sơ” để hoàn tất 4. Thay đổi mật khẩu Để thay đổi mật khẩu cần làm tuần tự như sau: - Kích vào tên của cá nhân ở góc trên bên phải trang web - Khi đó màn hình sẽ chuyển đến trang mới, kích vào nút “Thay đổi mật khẩu” - Màn hình sẽ chuyển tới trang “Thay đổi mật khẩu”. Nhập đầy đủ mật khẩu hiện tại và mật khẩu mới, cuối cùng kích vào nút “Lưu những thay đổi” để hoàn tất. Phần 3: Sử dụng khóa học 1. Giới thiệu chung Sau khi đăng nhập vào hệ thống, học viên sẽ thấy giao diện màn hình như sau Ở chính giữa màn hình là Khối thông tin hiển thị các khóa học mà học viên được quyền truy cập (lưu ý là hệ thống còn có các khóa học khác tuy nhiên tại thời điểm hiện tại học viên chưa được quyền truy cập các khóa học này). Bên phía trái là khối Menu chính giúp học viên di chuyển giữa các mục. Bên phía phải là các khối tiện ích liên quan giúp học viên theo dõi lịch học cũng như các thông báo mới nhất từ bộ phận quản trị hệ thống 2. Giới thiệu khóa học Để sử dụng khóa học, học viên cần kích vào khóa học tương ứng, khi đó màn hình sẽ chuyển tới giao diện chính của khóa học đó. Sau đây sẽ là phần giới thiệu các chức năng chính nằm trong khóa học a. Danh sách lớp ( ô số 1) Kích vào phần này sẽ hiển thị danh sách các thành viên tham gia khóa học b. Các hoạt động ( ô số 2) Phần này chứa các liên kết giúp ta di chuyển nhanh tới các hoạt động chính thường dung trong khóa học. o Diễn đàn Diễn đàn là nơi học viên có thể đăng lên những câu hỏi, những thắc mắc trong quá trình học tập và giáo viên sẽ giải đáp những câu hỏi đó. Trong 1 khóa học, sau mỗi bài học, giáo viên sẽ đặt những diễn đàn cho từng bài, học viên có thể truy cập vào diễn đàn cho bài đó và đăng lên câu hỏi của mình. Để sử dụng chức năng diễn đàn học viên có thể sử dụng menu “Diễn đàn” ở trong ô số 2 rồi chọn diễn đàn tương ứng với bài học hoặc đi theo cấu trúc từng bài để vào diễn đàn. Các diễn đàn thường có biểu tượng như sau: Sau khi chọn diễn đàn muốn tham gia, để đưa được các câu hỏi của mình lên, học viên cần làm tuần tự theo các bước như sau  Chọn đúng diễn đàn theo bài mà mình đang học  Sau khi kích vào diễn đàn mình muốn, màn hình sẽ chuyển tới trang của diễn đàn tương ứng [...]... theo dõi nhưng thông báo mới nhất trong khóa học của giáo viên hay của bộ phận quản trị hệ thống Những việc dự kiến (ô số 6) Chức năng này cho phép học viên theo dõi được những hoạt động dự kiến sắp xảy ra của khóa học Ngoài ra học viên có thể sử dụng chức năng này để tổ chức sắp xếp lịch của cá nhân (phần này sẽ không được hướng dẫn cụ thể trong giáo trình này) Lịch (ô số 7) Đây là một trong những chức... máy tính dẫn đến mất bài… Nút “Lưu nhưng không nộp bài”: tương tự như nút “Gửi kết quả”, nút này giúp cho học viên sau khi đã làm xong 1 số phần của bài có thể lưu lại trên hệ thống trước khi Nộp bài Nút “Nộp bài và kết thúc”: sử dụng nút này khi đã làm xong bài và chắc chắn muốn nộp bài cho giáo viên Khi học viên kích vào nút này, toàn bộ kết quả bài làm của học viên sẽ được chuyển lên hệ thống và... tải file lên hệ thống   Sau khi Tải file lên hệ thống, màn hình sẽ chuyển tới trang như sau Khi đó file tải lên sẽ xuất hiện ở vị trí như hình trên Và file này đang ở chế độ dạng bản nháp Khi ở chế độ này, học viên có thể thay đổi file này bằng các file khác Để hoàn tất việc nộp bài cho giáo viên, kích vào nút “Gửi cho giáo viên” Khi đó màn hình sẽ xuất hiện thông báo: “Khi nộp bài cho giáo viên ban... “Nộp bài và kết thúc” thì hệ thống sẽ tự động lấy toàn bộ kết quả hiện tại trong bài làm của học viên Nút “Gửi kết quả” bên dưới mỗi câu hỏi: Sau khi bạn trả lời xong từng câu hỏi, bạn có thể ấn luôn vào nút “Gửi kết quả” bên dưới mỗi câu hỏi để gửi kết quả đó lên máy chú (kết quả này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu của hệ thống tuy nhiên sẽ chưa được dùng để tính điểm Việc sử dụng nút “Gửi kết quả này... cùng kích vào nút “Gửi bài viết lên diễn đàn” để hoàn tất Bài tập lớn Bài tập lớn là chức năng rất hay dùng của hệ thống học tập trực tuyến Chức năng này cho phép giáo viên ra và thu bài tập của học viên Học viên sẽ nộp các bài tập, bài kiểm tra cho giáo viên thông qua chức năng này của hệ thống Để vào chức năng Bài tập lớn có 2 cách, học viên có thể truy cập vào menu “Bài tập lớn” trong ô số 2, sau... các thông tin như yêu cầu của giáo viên hay thời hạn nộp, bạn phải chú ý các thông tin về thời hạn nộp Nếu quá thời hạn thì bạn có thể không thể nộp được bài hoặc nộp bài nhưng sẽ bị hệ thống đánh dấu là nộp muộn (các tùy chọn này do giáo viên thiết lập) Kích vào nút “Browse”, trên màn hình sẽ xuất hiện một của sổ mới cho phép bạn lựa chọn file bài tập mà bạn muốn gửi cho giáo viên Bạn lựa chọn file... như các diễn đàn và bài tập giống theo hướng dẫn ở các phần trên Lưu ý là trong 1 số trường hợp khi kích vào dấu “ – “ ở góc trên bên phải mỗi bài học/chủ đề thì màn hình sẽ rút gọn trở về như sau Để quay lại trạng thái hiển thị đầy đủ học viên cần phải kích chuột lại vào hình dấu “ + “ 3 Giới thiệu Chức năng kiểm tra/đánh giá Chức năng này cho phép giáo viên sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc... nhất của học viên i j Phần giới thiệu về khóa học (ô số 9) Phần này cung cấp cho học viên các thông tin tổng quan về khóa học, ngoài ra tùy thuộc vào từng giáo viên, trong phần này giáo viên có thể đưa lên những tài liệu chung nhất, ví dụ như giáo trình, tài liệu tham khảo cho cả khóa học… Các bài/chủ đề của khóa học (ô số 10) Phần này được bố trí theo từng bài/chủ đề Mỗi chủ đề sẽ được thể hiện trong... nếu không thì chọn “Không”  Để tải lên các file khác, bạn làm tương tự như các phần trên Các tài nguyên Các tài nguyên trong khóa học chính là những giáo trình, tài liệu tham khảo dạng điện tử, những website, hình ảnh tham khảo… Trong mỗi khóa học, các giáo viên cung cấp các tài nguyên theo từng bài, học viên đi tuần tự theo từng bài học để lấy những tài nguyên đó  o Để lấy tài nguyên nào, học viên... không có quyền thay đổi kết quả bài làm nữa Các loại câu hỏi khác nhau (câu hỏi nhiều câu trả lời, câu hỏi 1 câu trả lời, câu hỏi đúng sai…) có những hướng dẫn và các loại ký hiệu khác nhau, học viên cần xem ký để làm đúng yêu cầu Sau khi kết thúc quá trình làm bài, màn hình sẽ chuyển tới trang hiện thị kết quả làm bài của học viên Đáp án đúng sẽ được hiển thị bằng màu xanh . có các chiến lược riêng để cạnh tranh với Moodle. Moodle là một nền tảng cho học trực tuyến có mã nguồn mở. Moodle có một số lượng rất lớn người sử dụng. Giáo trình hướng dẫn sử dụng hệ thống MOODLE Phần 1: Giới thiệu chung Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning

Ngày đăng: 25/04/2013, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan