Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển

55 506 1
Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, lợi ích của công nghệ xử lý nước thải đem lại cho công ty, cho môi trường và cho dân cư quanh vùng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Để đưa đất nước phát triển sánh kịp cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tếvấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành thách thức và mối quan tâm của toàn nhân loại. Vì vậy, phải vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là một yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững là sự cân đối cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội, môi trường. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam từng bước đổi mới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có những bước biến đổi tích cực, tăng trưởng kinh tế của nước ta liên tục tăng vào khoảng 7%. Với tốc độ tăng trưởng này đã dần thay đổi toàn cảnh kinh tế, xã hội đất nước. Các khu công nghiệp ngày càng một nhiều và mở rộng. Sự nghiệp công nghiệp 1 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD hoá, hiện đại hoá hứa hẹn một sự phát triển đầy triển vọng. Tuy nhiên, đồng thời với sự phảt triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường, mất đa dạng sinh học đang ngày một rõ nét, trạng thái cân bằng của môi trường dần bị phá vỡ. Ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường diễn ra ngày càng mức độ cao mà không ai hết chính con người gánh chịu nhưỡng hậu quả đó. Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống của nhân loại, nếu môi trường không được bảo vệ mà cứ dần bị phá huỷ, bị ô nhiễm thì con người không có khả năng hay cơ hội nào để tồn tại và phát triển. Mặc dù thấy được vai trò, tầm quan trọng của nó nhưng trong hoạt động sản xuất của chung ta bằng cách này hay cách khác gây ra những tác động xấu cho môi trường, đe doạ cuộc sống không chỉ những người lao động trực tiếp sản xuất mà còn đối với những khu dân cư lân cận và chính nước thải, khí thải đó sẽ lan truyền tới đâu, mức độ ảnh hưởng rộng tới đâu là cả vấn đề lớn mà chúng ta cần phải quan tâm. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vấn đề bảo vệ môi trường và yêu cầu có những giải pháp thiết thực để ngăn ngừa, xử lý các chất thải một cách hữu hiệu đang trở nên vô cùng bức bách. Nhận thức được vấn đề này cùng với quá trình nghiên cứu thực tế của Công ty Phân lân Văn Điển, em thấy đây là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh phân lân là chủ yếu thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam, vì vậy nước thải chứa một lượng hoá chất là tương đối lớn nhưng Công ty có một hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn có thể thu hồi đến hơn 90% nước thải để tái sử dụng, hơn nữa công nghệ xử lý này lại do chính những kỹ sư của Công ty tự chế tạo ra nên đã tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng cho nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý bụi và xử lý chất thải rắn cũng được công ty quan tâm, công nghệ xử lý khí thải hiệu suất thu hồi bụi từ 80% đến 85% nhằm giảm tối đa bụi trước khi thải ra môi trường. 2 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểuphân tích thực tế em quyết định lựa chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất, lợi ích của công nghệ xử lý nước thải đem lại cho công ty, cho môi trường và cho dân cư quanh vùng. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tính toán lợi ích thu được từ công nghệ xử lý nước thải đối với công ty, với môi trường, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, môi trường của phương án xử lý nước thải. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chếvề trình độ và thời gian tiếp cận nên em chỉ tập trung phân tích chi phí- lợi ích của phương án xử lý nước thải, phân tích chi phí để xử lý nước thải và phân tích các lợi ích về sức khoẻ của những người lao động trực tiếp sản xuất và khu dân cư lân cận. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: Chương I- Cơ sở khoa học của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích (CBA ) đối với giảm thiểu ô nhiễm Chương II- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát thải gây ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển Chương III- Phân tích hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm Công ty phân lân Văn Điển. 3 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển”, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý môi trường, đặc biệt cảm ơn Th.S Đinh Đức Trường đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn tới chú Sơn- Phó phòng kỹ thuật và các chú trong Công ty phân lân Văn Điển đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 4 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD Chương I - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ- LỢI ÍCH(CBA) ĐỐI VỚI GIẢM THIỂU Ô NHIỄM I-KHÁI NIỆM CBA: 1.1-Khái niệm CBA: Hầu hết các dự án đầu tư đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới môi trường và xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có dự điều tiết của nhà nước, mọi hoạt động đầu tư đều được xem xét theo các góc độ sau: người đầu tư, người tham gia vào hoạch định chính sách và các cá nhân trong lĩnh vực xã hội. Trên góc độ là nhà đầu tư ngoài những mục tiêu như lợi thế cạnh tranh, đổi mới, uy tín… thì mục tiêu lợi nhuận vẫn là mục tiêu chính. Khả năng 5 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD sinh lợi về mặt tài chính là thước đo chủ yếu quyết định đầu tư, sinh lợi càng cao thi càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải dự án nào có khả năng sinh lời về mặt tài chính đều tạo ra những tác động tích cực tới môi trường và xã hội. Nếu đứng trên góc độ nhà hoạch định chính sách thì phải xem xét một cách toàn diện theo cả ba mặt kinh tế,xã hội và môi trường. Mọi phân tích đối với họ phải là nhìn thấy hoặc phải chứng minh được để từ đó họ mới quyết đinh cho phép đầu tư hay không. Nhưng trong thực thế, đối với các CBA mang tính xã hội có những vấn đề có thể tính toán được nhưng có những vấn đề không thể tiên đoán được, vì vậy thuyết phục được họ là rất khó. Dứng trên phương diện là các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội như các nhà triết học, kinh tế chính trị, xãhội học thường ranh luận về cơ sở vị lợi của CBA họ cho rằng mọi hoạt động là không thể tiền tệ hoá như uy tín của doanh nghiệp, lòng chung thành của khách hàng… Trong trường hợp này, đòi hỏi các nhà làm CBA phải có những phân tích đầy đủ, chính xác và có tính thuyết phục. 1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí- lợi ích: 1.2.1-Các bước tiến hành: Bao gồm 9 bước Bước 1: Quyết định lợi ích- chi phí thuộc về ai. Trong quan điểm thực hiện phân tích chi phí- lợi ích có tính xã hội và môi trường, vấn đề phân tích chi phí- lợi ích là bước đầu tiên có một vai trò hết sức quan trọng vì đây là cơ sở để ta có cách nhìn khá toàn diện đối với phân bổ nguồi lực và mỗi một sự phân định đều có sự thay đổi về chi phí và lợi ích. Tuỳ thuộc là đứng trên quan điểm nào sẽ có cách nhìn nhận theo quan điểm đó, nếu là các nhà hoạch định chính sách có quan điểm vĩ mô hơn 6 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD nữa là tầm cỡ quốc tế, nếu là các nhà quản lý địa phương thì chỉ là lợi ích của địa phương họ, từ đó sẽ đưa ra những quyết định phù hợp theo từng quan điểm. Bước 2: Trên cơ sở phân định, lựa chọn các dự án có khả năng thay thế Phải lựa chọn nhiều giải pháp có khả năng thay thế chó nhau tuỳ thuộc vào quan điểm tiếp cận và cách thức tiếp cận. Vì bất cứ một dự án nào trong thực tế cũng có nhiều phương án lựa chọn khác nhau. Khi đã có nhiều phương án lựa chọn khác nhau thì đó là cơ hội để lựa chọn phương án tối ưu nhất.(hình1) hình1: sự biến thiên hai dòng tiền Về mặt lý thuyết: chúng ta xem xét hai dòng tiền B(Q) và C(Q) theo mô hình trên. Giả sử rằng khi phân tích một dự án, hàm biến thiên của lợi ích đối với dự án này là B(Q). Để có được B(Q) phải bỏ ra chi phí tương ứng là C(Q), như vậy hoạt động của dự án này đạt giá trị cực đại về lãi ròng nằm ngoài Q * . Xét về tính tương đồng sẽ có hai nhóm giải pháp còn lại: - Mức hoạt động tương ứng với Q i : 0 < Q i < Q * - Mức hoạt động tương ứng với Q k : Q * < Q k < Π Q Đối với các mức lãi ròng thuộc mức hoạt động tương ứng với Q i 7 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD chúng ta có thể hiểu: Nếu tiếp tục đầu tư lãi ròng sẽ tăng. Ngược lại nếu mức lãi ròng thuộc Q k thì cứ tiếp tục đầu tư lãi ròng sẽ giảm Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn chỉ số đo lường Trong phân tích các dự án, đặc biệt là các dự án có liên quan đến mơi trường, đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng và từ đó xem xét các chỉ số để tính tốn là vấn đề đòi hỏi một kỹ thuật cao. Để xác định các tác động tới mơi trường khi thực hiện một dự án và xác định các tác động đó một cách đầy đủ là rất khó. Khơng chỉ việc xác định khó mà việc lựa chọn những chỉ số để đo lường, định tính là việc vơ cùng khó. Nếu bước này khơng làm chính xác, khơng đảm bảo tính tồn diện thì q trình thực thi dự án dễ gặp phải rủi ro. Mặt khác, nếu tính khơng đầy đủ xét về mặt dài hạn thì những tiềm năng mà chúng ta khơng dự đốn được trước sẽ là ngun nhân trong việc đưa ra những quyết định kinh doanh sai lầm. Bước 4: Dự đốn, tính tốn những ảnh hưởng về lượng trong suốt q trình dự án Tác động của dự án xảy ra trong một khơng gian, thời gian cụ thể trên cơ sở chúng ta đã liệt kê xác định được những ảnh hưởng có tính tiềm năng,vấn đề quan trọng là những ảnh hưởng tiềm năng đó phải được lượng hố như thế nào dựa vào các ngun lý và các chỉ tiêu để chúng ta xác định về mặt lượng. Bước 5: Lượng hố bằng tiền của tất cả các tác động đã xác định. Từ thực tế của những người đã thực hiện CBA cũng như vận dụng lý luận kinh tế để xem xét vấn đề này thì bước 5 đòi hỏi các nhà phân tích phải tiền tệ hố. Trong vấn đề quy đổi thành tiền của các tác động thì vấn đề cơ bản là giá. Có hai dạng giá mà chúng ta cần sử dụng trong q trình lượng hỗ bằng tiền: + Giá thị trường 8 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD + Giá tham khảo Việc chuyển hoá các tác động thành giá trị tiền tệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của người làm đánh giá. Nếu ta gọi chi phí dự án, chi phí môi trường ( thiệt hại) mà dự án đưa lại năm thư nhất là C 1 , EC 1 , năm thứ hai là C 2 , EC 2 , và năm thứ n là C n , EC n thì tổng chi phí của dự án và chi phí môi trường là : ∑ = =+++ n t tn CCCC 1 21 . ∑ = =++ n t tn ECECECEC 1 21 . Tổng quát ta có tổng chi phí cho hoạt động là: 0 11 CECC n t t n t t ++ ∑∑ == Trong đó: C 0 : Chi phí ban đầu như khảo sát, thiết kế hay xây dựng và thiết bị … EC t : Chi phí môi trường cho dự án hoạt động năm thứ t. t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…n năm Cũng như vậy nếu gọi lợi ích mà dự án đem lại cho doanh nghiệp , môi trường tại khu vực dự án năm thư nhất là B 1 ,EB 1 , và năm thư hai là B 2 , EB 2 … ,năm thư n là B n , EB n , thì tương tự tổng lợi ích mà dự án đưa lại là: ∑∑ == + n t t n t t EBB 11 Trong đó: EB t : là lợi ích tính bằng tiền năm thứ t. B t : là lợi ích dự án năm thứ t. t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…,n năm. Bước 6: Quy đổi giá trị tiền tệ. 9 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường ĐHKTQD Đây là việc bất cứ nhà phân tích nào cũng phải làm vì đối với tất cả các dự án được triển khai trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như trong kế hoạch, luôn có sự thay đổi khi dự án tiến hành trong nhiều năm. Để phả ánh đúng bản chất của nó, người ta đưa tất cả các giá trị lợi ích và tất cả các giá trị chi phí về các thời điểm sau để so sánh: + Giá trị trong hiện tại + Giá trị trong tương lai Hệ số được sử dụng để tính giá trị hiện tại và tương lai là hệ số chiết khấu ( tỷ lệ chiết khấu). Cơ sở xác định giá trị chiết khấu căn cứ vào hệ sốdo chính phủ đề ra: có thể lấy ra từ phần quản lý ngân sách, Bộ tài chính hay kho bạc hoặc phòng tổng hợp kế toán quốc gia. Giả sử có khoản tiền P gửi ngân hàng với lãi suất hàng năm là r ( r được tính bằng %). Thì số tiền thu được sau t năm là: P(t) = P(1+ r) t Ngược lại số tiền gửi ban đầu là: t r P P )1( + = Tương tự như vậy, để tính lượng tiền thu được sau t năm (năm đầutại thời điểm ban đầu được coi là thời điểm hiện tại ) ta đưa ra đại lượng tương tự lãi suất, đó là hệ số chiết khấu đồng tiền r, được tính bằng % theo năm. Hệ số chiết khấu được biểu thị qua hai yếu tố của đòng tiền đó là: + Cơ hội đầu tư của đồng tiền. + Cơ hội vay mượn tiền. Như vậy muốn tính được giá trị hiện tại thực phải nhân với hệ số: t r)1( 1 + Trong đó: t: là thời gian hoạt động của dự án, t = 1,2,…,n năm. r: là hệ số chiết khấu 10 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh KT & QLMT 44 [...]... TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN I-TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PHÂN LÂN VĂN ĐIỂN 1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty phân lân Văn Điển là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam Năm 1960 được sự giúp đỡ của Trung Quốc từ khâu thiết kế xây dựng đến các trang thiết bị, Công ty được khởi công xây dựng từ tháng 2/1960... công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vậ chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công cuộc khác trong tương lai không xa 2.2- Phân tích kỹ thuật của dự án: * Vị trí: Phân tích kỹ thuật là bước phân tích sau nghiên cứu thị trường và là tiền đề cho phân tích tài chính Sau khi phân tích kinh tế xã hội- tài chính sẽ có những thông... doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn, đi lên khẳng định mình Từ đầu những năm 90 Công ty bắt đầu quá trình đổi mới Công ty cải tạo lò ôxy hoá than mà không dùng đến thành lò cao để sản xuất phân lân, năm 1991 tiếp tục cải tạo lò thư 2 và đến năm 1993 thì xây dựng thêm lò thứ 3 tất cả có công suất 4vạnT/năm Nhờ những cải tiến công nghệ liên tục tring nhiều năm, đến thời điểm này Công ty ã tạo ra được... được áp dụng rộng rãi không chỉ Việt Nam mà còn nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế các yếu tố môi trường, từ đó nhiều công nghệ thân thiện với môi trường được đưa vào áp dụng trong thực tế Ơ việt Nam, trong đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thực hiện sản xuất sạch hơn các cơ sở công nghiệp bằng phương pháp CBA dã cho những kết quả sau: Lợi ích đạt... trên, Công ty còn phải dùng thêm một số hoá chất trong quá trình sản xuất phân lân nung chảy Hoá chất sử dụng Loại hoá chất HCl (35,5%) H2SO4 (98%) K2MnO4 Số lượng(T/năm) 0,02 0,008 0,0005 Dạng tồn tại Dung dịch Dung dịch Bột mịm Nguồn: Phòng kỹ thuật 1.3- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Từ đầu những năm 90 Công ty bắt đầu quá trình đổi mới và đã thu được những thành công. .. xã hội và môi trường phản ánh lợi íc của dự án đưa lại trên quan điểm nền kinh tế quốc dân + Phân tích kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên phương pháp phân tích lợi ích-chi phí + Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế thu được so với các đóng góp của nền kinh tế cà xã hội bỏ ra khi thực hiện dự án Những lợi ích mà xã hội thu được chính... cũng thu hồi được một khối lượng phân lân khá lớn mà không ai khác chính là tập thể các kỹ sư của công ty đã thiết kế và xây dựng đã tiết kiệm được cho nhà nước hàng chục tỷ đồng nếu phải nhập công nghệ tương tự từ nước ngoài Trước đây công ty sử dụng quặng Apatit loại I nhưng từ khi chuyển sang sử dụng loại II để sản xuất, chất lượng phân bón giảm Để giải quyết Công ty đã sử dụng sa thạch là quặng... đặc thù hiệu quả đóng góp công việc Thông qua phương pháp này để điều chỉnh tính công bằng thu nhập và đầu tư xã hội đối với nhóm dân cư để nhằm tới mục tiêu giảm bớt chênh lệch gữa các nhóm dân cư với nhau Trong thực tế, để làm điều này, thường phải dùng hệ số điều chỉnh để đánh giá phân biệt giữa các nhóm II- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH- PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN 2.1- Phân tích... công nhân lao động từ bậc 5 trở nên cũng chiếm tương đối Về cơ cấu độ tuổi của cán bộ công nhân viên được thể hiện bảng sau: Độ tuổi 18-30 30-45 45 trở lên Số lượng(người) 171 200 67 Tỷ lệ(%) 39,04% 45,66% 15,3% Nguồn: Phòng kinh tế 1.2.3- Đặc điểm nguyên liệu sản xuất Căn cứ vào qui trình công nghệ sản xuất phân lân và thực tế hoạt động năm 2005 của Công ty thì nguyên liệu cần để sản xuất phân lân. .. xuất sạch hơn các cơ sở công nghiệp của Việt Nam Đặc trưng sản xuất Sản lượng hàng năm Các hoạt động nhằm áp dụng sản xuất sạch hơn Lượng nhiên liệu than tiết kiệm được mỗi năm Giảm thiểu tro than phát thải mỗi năm Lợi ích kinh tế mỗi năm 21 Phạm Nguyễn Thuỳ Linh Loại hình công nghiệp Công ty Dệt len mùa đông Công ty Giấy Bình Minh Hơn 500.000 áo len, 300.000 1.500 tấn giấy đôI tất, 85 tấn len nhuộm

Ngày đăng: 23/04/2013, 08:17

Hình ảnh liên quan

Về cơ cấu độ tuổi của cỏn bộ cụng nhõn viờn được thể hiện ở bảng sau: - Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển

c.

ơ cấu độ tuổi của cỏn bộ cụng nhõn viờn được thể hiện ở bảng sau: Xem tại trang 27 của tài liệu.
1.2.2- Đặc điểm về lao động - Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển

1.2.2.

Đặc điểm về lao động Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan